Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Việt Nam trong những bức ảnh đoạt giải ảnh Báo chí Thế giới

Trong lịch sử 56 lần trao giải World Press Photo of the Year (Ảnh Báo chí Thế giới của năm), đất nước, con người Việt Nam đã trở thành chủ đề sáng tác cho 6 bức ảnh được trao giải thưởng danh giá này.

Giải Ảnh Báo chí Thế giới - World Press Photo được coi là giải ảnh báo chí danh giá nhất hiện nay. Đây cũng là sân chơi lớn nhất, giải quốc tế duy nhất trên thế giới thu hút được sự tham gia của các nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới đến từ các hãng thông tấn nổi tiếng.
Mỗi năm có hàng chục ngàn tấm ảnh gửi về dự thi, chúng đến từ khắp nơi trên thế giới và hội đồng trao giải World Press Photo sẽ chọn ra một tấm duy nhất để vinh danh "Ảnh Báo chí của Năm" (Press Photos of the Year). Tiêu chí được đặt lên hàng đầu ở hạng mục này là tính thông tin thời sự của tấm ảnh và sự dấn thân của các nhiếp ảnh gia. Họ đã không nề hà gian khổ, nguy hiểm, thậm chí hy sinh xương máu, tính mạng để có thể ghi lại những tấm ảnh quý giá đó.
Ngoài giải "Ảnh Báo chí của Năm" - giải cao quý nhất, World Press Photo còn trao giải ở nhiều hạng mục khác như: ảnh tiêu điểm, ảnh tổng quan, ảnh nhân vật sự kiện, ảnh thể thao, ảnh vấn đề thời sự, ảnh đời thường, ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật - giải trí, ảnh thiên nhiên.
Việt Nam trong những tấm ảnh đoạt giải World Press Photo of the Year:
Việt Nam trong những bức ảnh đạt giải ảnh Báo chí Thế giới
1963: Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Nguỵ ở Sài Gòn khủng bố những Phật tử tại miền Nam Việt Nam.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1966: Thi thể của người lính bị kéo lê sau chiếc xe bọc thép của lính Mỹ - Nguỵ trên đường tới một hố chôn tập thể.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1967: Một lính Mỹ đang điều khiển họng súng của chiếc xe tăng M48 thuộc trung đoàn 7 trong chiến dịch Iron Triangle (Tam giác thép) tại Việt Nam.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1968: Cảnh sát trưởng miền Nam Việt Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một lính Việt Cộng ngay trên đường phố.
1965: Một người mẹ đang cùng các con bơi qua sông để thoát khỏi cuộc ném bom của những máy bay Mỹ.
1972: Bức ảnh “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc chạy trên đường cùng những em bé khác sau khi bị bỏng nặng bởi quả bom napalm do máy bay Mỹ ném xuống khu dân cư.
Điểm lại những ảnh đoạt giải World Press Photo of the Year từ năm 1990-2011:
2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.
2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.
2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.
2010: Bibi Aisha, cô gái 18 tuổi ở tỉnh Oruzgan, Afghanistan bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ sau khi bị nhà chồng hành hạ tàn nhẫn.
2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.
2009: Người phụ nữ ở Tehran, Iran đứng trên mái nhà, la hét phản đối kết quả bầu cử tại đất nước này.
2011: Người phụ nữ ôm đứa cháu trai bị thương trong một cuộc biểu tình tại thủ đô Sanaa, Yemen.
2008: Một nhân viên cảnh sát có vũ trang tiến vào khám xét một ngôi nhà đã bị bỏ hoang ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ để tiến hành tịch thu tài sản, nhà đất theo giấy tờ thế chấp. Bức ảnh được chụp trong thời kỳ kinh tế Mỹ suy thoái nặng nề.
2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.
2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.
2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.
2006: 15/8/2008 - ngày diễn ra thoả thuận ngừng bắn giữa quân đội Israel và Hezbollah. Những thanh niên trẻ tuổi người Lebanon vui vẻ lái xe qua khu vực vừa bị huỷ hoại bởi xung đột quân sự. Bức ảnh thể hiện những thái cực trái ngược trong cuộc sống của người dân trong vùng chiến sự.
2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.
2005: Những ngón tay của em bé 1 tuổi suy dinh dưỡng Alassa Galisou trên môi bà mẹ Fatou Ousseini tại một trung tâm cứu trợ lương thực khẩn cấp ở Nigeria.
2007: Một lính Mỹ nghỉ trên boongke tại thung lũng Korengal, Afghanistan.
2004: Người phụ nữ ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ khóc than trước xác người thân bị chết trong trận sóng thần.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
2002: Quân đội và người dân ở tỉnh Quazvin, Iran đang đào huyệt chôn thi thể của những người xấu số thiệt mạng trong trận động đất ngày 23/6/2002. Một cậu bé ngồi ôm chiếc quần của người cha đã chết bên hố đất nơi người ta sắp an táng cha cậu.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
2001: Người ta đang liệm cho một em bé Afghanistan tị nạn trên đất Pakistan. Em đã chết vì mất nước và kiệt sức.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
2000: Một gia đình người Mexico di cư tới bang Texas, Mỹ. Người mẹ đang làm những món đồ chơi truyền thống của người Mexico để đem ra chợ bán – đó là nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1999: Một người đàn ông Kosovo trên đường phố thị trấn Kukes, Albania. Đây là một trong những nơi tập trung khá đông người tị nạn gốc Albani sơ tán khỏi khu vực bạo lực ở Kosovo.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1998: Trong lễ tang của người chồng, người vợ này đang được họ hàng, người thân an ủi. Chồng của người góa phụ trẻ này vốn là một tay súng trong lực lượng quân giải phóng Kosovo đã bị bắn chết khi đang đi làm nhiệm vụ tuần tra.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1997: Một người phụ nữ kêu gào vật vã bên ngoài bệnh viện Zmirli, nơi những người bị thương và thiệt mạng trong cuộc thảm sát tại làng Bentalha, Angeria được chuyển đến.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1996: Trong bức ảnh là những nạn nhân của các vụ nổ mìn xảy ra tại thành phố Kuito, Angola. Những trẻ em này bị tàn tật do những quả mìn còn sót lại từ cuộc nội chiến.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1995: Một cậu bé nhìn qua tấm kính hậu của chiếc xe bus chật kín người tị nạn sơ tán khỏi ngôi làng Shali, Checknya – nơi đang diễn ra cuộc xung đột giữa những tay súng Chechnya và binh lính Nga.
2003: Một người đàn ông Iraq vỗ về đứa con trai trong một trại giam tù nhân chiến tranh ở An Najaf.
1994: Một thanh niên của bộ tộc Hutu bị rạch mặt như một hình thức trừng phạt của lực lượng quân sự Hutu “Interahamwe”. Anh ta bị nghi ngờ đang ủng hộ cho những cuộc nổi dậy của người Tutsi.
1993: Những đứa trẻ Palestine giương cao khẩu súng đồ chơi một cách đầy thách thức.
1993: Những đứa trẻ Palestine giương cao khẩu súng đồ chơi một cách đầy thách thức.
1992: Một bà mẹ người Somali bọc xác con trong vải liệm để mang đi chôn.
1992: Một bà mẹ người Somali bọc xác con trong vải liệm để mang đi chôn.
1992: Một bà mẹ người Somali bọc xác con trong vải liệm để mang đi chôn.
1991: Trung sĩ Mỹ 23 tuổi Ken Kozakiewicz khóc trước cái chết của đồng đội Andy Alaniz. Chiếc túi bên cạnh đang đựng thi hài của Andy, anh thiệt mạng trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Vùng Vịnh.
1992: Một bà mẹ người Somali bọc xác con trong vải liệm để mang đi chôn.
1990: Gia đình của người thanh niên 27 tuổi Elshani Nashim đang khóc bên linh cữu của anh. Nashim chết trong một cuộc biểu tình phản đối quyết định của chính quyền Nam Tư tuyên bố hủy bỏ quyền tự trị của Kosovo.

Sẽ có danh mục thiết bị dạy học Ngoại ngữ trong trường phổ thông

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học Ngoại ngữ trong các trường phổ thông làm cơ sở để các địa phương căn cứ lựa chọn đầu tư cho phù hợp, phục vụ dạy học có hiệu quả.

Để triển khai có hiệu quả Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, từ năm học 2011-2012, các địa phương đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị dạy học ngoại ngữ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông.
Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra và phản ánh từ các địa phương, việc xây dựng Kế hoạch và tổ chức mua sắm, khai thác sử dụng thiết bị dạy học ngoại ngữ ở một số địa phương chưa hiệu quả. Để giải quyết tồn tại này, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông làm cơ sở để các địa phương căn cứ lựa chọn đầu tư cho phù hợp, phục vụ dạy học có hiệu quả.
Trước khi có danh mục thiết bị chính thức, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương căn cứ vào số lớp học tham gia dạy ngoại ngữ theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020; điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt là trình độ của giáo viên dạy ngoại ngữ và nguồn kinh phí; rà soát các thiết bị dạy học hiện có để xây dựng Kế hoạch đầu tư mua sắm mới, bao gồm: Chủng loại thiết bị, số lượng thiết bị, đảm bảo hiệu quả nhất khi sử dụng, tiết kiệm kinh phí, tránh lãng phí và tiêu cực trong đầu tư.
Khi tổ chức mua sắm cần căn cứ vào: Các đặc điểm về kỹ thuật của từng thiết bị; đối chiếu với yêu cầu kỹ thuật thiết bị dạy học tối thiểu cần thiết nhất cho giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập để tổ chức mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ đảm bảo số lượng, chất lượng phục vụ giảng dạy.
Đối với hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng: Trên cơ sở điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất; các thiết bị hiện có (như: Máy vi tính, máy chiếu...); trình độ giáo viên; khả năng sử dụng của nhà trường; đặc biệt là việc lắp đặt, tập huấn sử dụng, bảo hành, bảo trì cần thận trọng cân nhắc kĩ đến tính hiệu quả mới được đầu tư; nhưng không quá 1 phòng/trường. Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp như hiện nay, Bộ GD-ĐT chưa khuyến khích xây dựng các phòng dạy học ngoại ngữ chuyên dụng, ngoài các trường chuyên đào tạo về ngoại ngữ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra các địa phương trong việc lập kế hoạch, tổ chức mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học trong việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông.

TPHCM tăng cường kiểm soát dịch tay chân miệng ở trường học

Thực hiện ký kết liên tịch với Sở Y tế, ngày 28/9 Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo các quận huyện, phòng giáo dục, trường học… khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm thực hiện công tác kiểm soát dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết trong trường học.

Các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông cho phụ huynh học sinh (HS) bằng nhiều hình thức về các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành (chủ yếu là tay chân miệng và sốt xuất huyết).
Trong đó, nhấn mạnh nguy cơ lây lan bệnh trong trường học và hậu quả phải đóng của trường lớp nếu bệnh lan rộng, để phụ huynh HS đồng thuận không đưa trẻ đến trường khi trẻ bị sốt hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm đồng thời thông báo ngay cho giáo viên (GV) chủ nhiệm.
Vật dụng, đồ chơi của trẻ phải được khử khuẩn, làm vệ sinh theo định kỳ.
Vật dụng, đồ chơi của trẻ phải được khử khuẩn, làm vệ sinh theo định kỳ.
Ngành thông báo cho phụ huynh biết trường sẽ không tiếp nhận trẻ vào học khi trẻ bị sốt hoặc đang có dấu hiệu bị mắc các bệnh truyền nhiễm (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân…).
Với các trường mầm non: phải tổ chức tầm soát, phát phát hiện trẻ bệnh tại trường vào các thời điểm buổi sáng - lúc đón trẻ, sau giờ ngủ trưa và trong suốt buổi học. Nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện như sốt hay nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân…, lập tức tách trẻ ra phòng riêng và thông báo cho phụ huynh đến đón để đưa trẻ đi khám bệnh.
Nhà trường thông báo ngay các trường hợp trẻ bệnh hoặc nghi ngờ bị các bệnh truyền nhiễm cho trạm y tế phường xã để triển khai các biện pháp giám sát tại trường và tại cộng đồng.
Trường học bố trí các bồn rửa có vòi nước và xà bông ở các vị trí thuận lợi để việc rửa tay của HS, GV, khách… được thực hiện thường xuyên. Hướng dẫn trẻ mầm non rửa tay đúng cách và xây dựng thói quen rửa tay cho HS mọi cấp lớp.
Trường học đảm bảo thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn định kỳ vật dụng, đồ chơi, lớp học theo hướng dẫn của ngành y tế. Hàng tuần, tổ chức kiểm tra và xử lý những nơi có khả năng đọng nước tạo điều kiện phát sinh loăng quăng.
Các trạm y tế phường, xã phân các trách nhiệm theo dõi tình hình bệnh hoặc nghỉ học của HS, hỗ trợ trường thực hiện các họat động phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học.
Đầu năm học này, do dịch tay chân miệng, tại TPHCM đã có trường học phải tạm thời cho HS nghỉ học để trách lây lan và tiến hành khử khuẩn.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ tháng 8, tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng lên, đặc biệt là thời điểm bắt đầu năm học mới. Số trường học có từ 2 ca bệnh trở lên tăng bình quân từ 40 trường (tháng 3 - 4) đến hơn 80 trường vào tháng 8.

Thư của Chủ tịch nước gửi thiếu nhi dịp Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước.

Báo Dân trí xin giới thiệu toàn văn bức thư của Chủ tịch nước:

Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý,

Nhân dịp Tết Trung thu, Bác thân ái chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam đón Tết Trung thu thật vui tươi, thắm tình đoàn kết.

Bác rất vui vì trong năm học vừa qua, các cháu đã chăm chỉ học tập, rèn luyện, vui chơi lành mạnh; nhiều cháu đạt thành tích xuất sắc; nhiều cháu ở vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn đã có ý chí và nghị lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và học tập. Các cháu tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã làm được nhiều việc tốt, làm cho các bậc ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo vui lòng và tự hào. Kết quả đó thật đáng quý, đáng được biểu dương.

Đảng, Nhà nước ta, gia đình và xã hội luôn dành cho các cháu sự quan tâm, chăm lo đặc biệt để các cháu có điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất. Bác mong các cháu tích cực tu dưỡng theo năm điều Bác Hồ đã căn dặn thiếu niên, nhi đồng; đoàn kết, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, chăm ngoan, học giỏi, rèn luyện tốt để sau này trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Bác Hồ hằng mong đợi.

Bác chúc các cháu thực hiện thành công những ước mơ của mình.

Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn.

Thân ái,

Trương Tấn Sang
TTXVN/Vietnam+

“Em biết lấy tiền đâu để nhập học bây giờ?”

Bền mồ côi cha mẹ, ông nội nghèo khó chắt chiu lo cho em ăn học. Năm Bền học lớp 11 thì ông nội qua đời do bệnh nặng. Gắng gượng vượt qua nỗi đau mất mát, Bền cặm cụi học tập và đã đỗ ĐH năm nay. Nhưng với cảnh côi cút, nghèo khó hiện nay, cậu học trò quê Tiền Giang khó mà chạm tới giảng đường.

“Ông nội của em nghèo lắm nhưng vẫn ráng nuôi hai anh em ăn học. Em thương nội nên chỉ biết cố gắng học quyết tâm thi đậu đại học như nguyện ước của ông khi còn sống… Từ khi có giấy báo gọi nhập học Trường ĐH Dân lập Cửu Long, em lại không ngủ được vì lo không biết tiền đâu để đóng học phí, ...”, giọng nghẹn lại, mắt đọng nước, cậu học trò mồ côi Nguyễn Thanh Bền (SN 1994, nhà ở ấp Quí Phước, xã Nhị Quí, Cai Lậy, Tiền Giang) chia sẻ.
Không may mắn như các bạn đồng trang lứa, tuổi thơ của hai anh em Nguyễn Thanh Bền (cựu học sinh lớp 12A8) và em gái là Nguyễn Thị Hồng Thơ (hiện là học sinh lớp 11A3 trường THPT Tứ Kiệt) là chuỗi ngày dài cô đơn thiếu cha mẹ, sống trong vòng tay cưu mang của ông nội.
Cha của Bền đã mất vì căn bệnh ung thư khi Bền mới lên 6 tuổi. Sớm mồ côi cha, những tưởng Bền sẽ được bù đắp tình thương từ mẹ. Thế nhưng hai năm sau, mẹ Bền đã bỏ hai anh em Bền đi lấy chồng. Ngôi nhà nhỏ đã vắng càng thêm vắng.
Trước cảnh khó của gia đình, Bền định bảo lưu kết quả đi làm kiếm tiền lo cho em gái học hết cấp 3
Trước cảnh khó của gia đình, Bền định bảo lưu kết quả đi làm kiếm tiền lo cho em gái học hết cấp 3.
Thương hai cháu mồ côi sớm mất cha thiếu mẹ, ông nội của em là Nguyễn Văn Kiệm (sinh năm 1932) dù tuổi cao, sức yếu vẫn ráng gánh gồng nuôi hai cháu. Lúc Bền và em gái của mình còn nhỏ thì ông nội của Bền còn khỏe, ông không nề hà bất cứ việc gì, miễn đó là công việc lương thiện để kiếm tiền nuôi hai cháu ăn học. Thế nhưng, tuổi của ông một ngày một cao, sức ông càng ngày càng yếu, lại  mắc bệnh tim nên hơn 2 năm nay cả 3 ông cháu sống nhờ vào sự đùm bọc của bà con trong xóm.
Do bệnh tình nặng nên ông nội - chỗ dựa tinh thần duy nhất của hai anh em Bền đã bỏ hai anh em về cõi vĩnh hằng năm Bền học lớp 11. Từ đó hai anh em Bền đùm bọc, tự bươn chải bằng nghề lột vỏ nhãn thuê (5 kg nhãn vỏ được 1 kg nhãn thịt) để sinh sống và học tập. Dù gia cảnh khó khăn nhưng tổng kết mỗi năm học, hai anh em luôn đạt học sinh tiên tiến.
Bởi thế, bà con ở ven những lò sấy nhãn ở chợ Nhị Quí quen thuộc với hình ảnh của cậu bé nhỏ bé, đi chiếc xe đạp cũ kĩ đến lò nhãn để nhận nhãn khô về nhà lột. Nhìn cái bao nhãn to đùng, được Bền đặt lên xe và ì ạch đẩy như muốn che hết cái dáng nhỏ bé của em nên bà con thương lắm… Hôm nào có nhãn, hai anh em của Bền cũng thức đến 10 giờ đêm để lột nhãn. Ngồi cặm cụi, tần mần, tỉ mỉ cả ngày trời, hai anh em kiếm được khoảng 15.000 đồng vừa đủ để mua vài con cá biển, lọn rau cho hai anh em qua bữa.
Những nỗ lực và phấn đấu của Bền đã được đền bù xứng đáng khi mà năm em đã vượt qua nỗi đau mất ông để hoàn thành chương trình phổ thông và đậu vào Trường ĐH Cửu Long ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với số điểm 15,5 điểm.
 
Độc giả có thể chia sẻ với em Nguyễn Thanh Bền qua số điện thoại 0167 4011 106.
“Ngày 15/10 này là em chính thức nhập học, nhưng đến bây giờ số tiền mà hai anh em dành dụm được từ sự giúp đỡ của thầy cô nhà trường và Hội Khuyến học gần đủ để đóng học phí (học kì I là 4.264.000 đồng), rồi còn tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền đồng phục, tiền giáo trình..., em chẳng biết làm sao? Nếu em lấy tiền hết đi đóng học phí nhập học thì em gái ở nhà sẽ ăn học thế nào, tiền đâu chi tiêu? Có lẽ em phải bảo lưu kết quả rồi đi làm để kiếm tiền lo cho em gái học xong lớp 12!” - Bền ngậm ngùi chia sẻ.
Nghị lực vượt khó của hai anh em Bền làm chúng tôi hết lòng khâm phục. Tin rằng một ngày không xa, Bền và em gái của mình sẽ có được một tương lai tươi sáng như lời ông nội của hai em hằng mong ước.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Nâng điểm học viên cao học: Lộ thêm sai phạm

Người vi phạm quy chế lại được lập hội đồng thi riêng để thi lại, người không thi đủ môn vẫn được xác định trúng tuyển... Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục lộ ra nhiều sai phạm trong đợt tuyển sinh cao học vừa qua.

Ngày 17-8, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh cao học đợt 2 năm 2012 cho 1.415 thí sinh. Tại môn thi nguyên lý kinh tế, sau khi hoàn tất việc thu bài của phòng thi NĐ 106B, hai giám thị tá hỏa khi thấy thiếu một bài thi dù tất cả thí sinh đã ký đủ xác nhận nộp bài. Kiểm tra thì phát hiện bài thi bị thiếu là của thí sinh Cao Thị Nhã - người đã nộp bài rất sớm nhưng chỉ nộp đề thi mà không có bài thi đi kèm.

Thí sinh mang bài thi... về nhà

Trong buổi tối hôm đó, ban chỉ đạo thi đã từ Gia Lâm (Hà Nội) tìm về nhà thí sinh này tại Văn Giang (Hưng Yên) xác minh. Tại đây, thí sinh đã nộp lại bài thi cho ban chỉ đạo với lý do... quên trong túi giấy tờ đi thi.
Xử lý nghiêm
Trao đổi với PV, thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay trong ngày 25-9, bộ đã nhận được báo cáo cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật với từng cá nhân liên quan đến vụ nâng điểm hàng loạt của Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. “Đây là sai phạm nghiêm trọng, chưa từng có, lại xảy ra ở một trường ĐH lớn. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là sẽ xử lý nghiêm. Hiện tại đào tạo sau ĐH được giao quyền tự chủ cho các trường, số lượng học viên cao học không nhiều mà trường đã để xảy ra sai sót quá lớn” - ông Ga nhấn mạnh.
Trong biên bản thu hồi bài thi tuyển sinh cao học được lập tại nhà thí sinh ghi: “Thí sinh Cao Thị Nhã giải thích: Sau khi làm bài xong, sau 2/3 thời gian làm bài thi, thí sinh mang bài thi lên nộp, đúng lúc trời mưa dông to, lại mất điện. Sau khi ký vào tờ danh sách nộp bài, em “đinh linh” đã nộp đầy đủ bài thi có hai tờ giấy thi”. Theo thí sinh, lý do xảy ra sự cố là vì “điều kiện khách quan và có nhiều việc cần phải về nhà ngay”.

Bất ngờ khi thay vì lập biên bản lỗi của thí sinh và cán bộ coi thi, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội lại lặng lẽ lập hội đồng thi, sử dụng đề dự bị để tổ chức thi lại cho riêng thí sinh này vào chiều hôm sau. PGS.TS Trần Đức Viên - hiệu trưởng nhà trường - giải thích: do thấy thí sinh vô tình mang bài về nhà, chứ không phải cố tình, cố ý nhằm mục đích đánh tráo bài thi nên hội đồng thi đã quyết định cho phép thi lại.

Tuy nhiên, cách xử lý này của trường đã phớt lờ quy định, quy chế hiện hành về tuyển sinh, đào tạo thạc sĩ. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, việc sử dụng đề dự bị trong kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ cũng giống như trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo đó, “đề dự bị chỉ sử dụng trong trường hợp đề thi chính thức bị lộ, khi có đủ bằng chứng xác thực và có kết luận chính thức của hội đồng tuyển sinh trường và cơ quan công an địa phương về xử lý các sự cố bất thường của đề thi”.

Nâng điểm học viên cao học: Lộ thêm sai phạm, Giáo dục - du học, nang diem hoc vien, hoc vien cao hoc, dai hoc nong nghiep, bao ve luan van tot nghiep, tin giao duc

Viện đào tạo sau đại học của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trong văn bản mới đây của Bộ GD-ĐT gửi về trường do vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bùi Anh Tuấn ký cũng khẳng định “việc thất lạc bài thi là lỗi của thí sinh và hai cán bộ coi thi không tuân thủ quy định của quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành”. Tiếp theo, việc trường cho thí sinh thi lại tiếp tục vi phạm quy chế Bộ GD-ĐT ban hành. Do đó, bộ yêu cầu nhà trường “kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân” từng người liên quan.

Không thi cũng... đỗ

Sáng 25-9, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã gửi báo cáo tổng hợp kết luận xử lý cán bộ viên chức nhà trường có liên quan đến vụ nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học. Trong kết luận này, thấy thiếu hình thức xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Tuấn Sơn - phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH, phó trưởng ban thư ký kỳ thi tuyển sinh đầu ra môn tiếng Anh cao học K18.

Theo giải thích của nhà trường, việc tạm thời chưa có hình thức xử lý với ông Sơn do có xuất hiện tình tiết mới. “Trong kỳ thi tuyển sinh cao học vừa qua, một thí sinh không có điểm môn thi tiếng Anh, nghĩa là không tham gia buổi thi này, nhưng trong thông báo của nhà trường có phần chữ ký của PGS Sơn lại ghi rõ ràng thí sinh trúng tuyển(?). Do lỗi vi phạm này vừa được phát hiện, nên hiện tại hội đồng kỷ luật nhà trường chưa thể đưa ra ngay hình thức xử lý đối với phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH và một chuyên viên của viện này”- một thành viên của hội đồng kỷ luật nhà trường cho hay.

Được biết, khi chưa xuất hiện “tình tiết mới”, ông Sơn đã bị hội đồng kỷ luật đề nghị xử lý mức cảnh cáo và miễn nhiệm chức vụ phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH.
Hơn 20 cán bộ bị kỷ luật

Theo PGS.TS Vũ Văn Liết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, chủ tịch hội đồng kỷ luật được giao xem xét xử lý vụ nâng điểm hàng loạt cho học viên cao học, sau hơn 20 cuộc họp của hội đồng, nhà trường đã chính thức đưa ra phương án xử lý kỷ luật đối với các cá nhân liên quan.

Theo đó, có 13 người chịu hình thức xử lý từ khiển trách đến cách chức (gồm một trường hợp bị cách chức là tổ trưởng tổ chấm thi môn tiếng Anh, ba trường hợp bị cảnh cáo và chín trường hợp bị khiển trách). Ngoài ra, còn có hơn 10 cán bộ viên chức nhà trường chịu hình thức phê bình, nhắc nhở. Riêng việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo nhà trường sẽ do Bộ GD-ĐT - cơ quan bổ nhiệm - thực hiện.

Thêm sai phạm tại trường Khai Trí

"Cơ sở vật chất thiếu dẫn đến trường không tổ chức thực hành thí nghiệm cho học sinh. Nhà trường không có giáo viên cơ hữu. Thậm chí, trong 33 giáo viên thỉnh giảng có hai giáo viên không đủ chuyên môn cho việc giảng dạy...." Hàng loạt sai phạm của Trường THCS- THPT Khai Trí được Sở GD-ĐT TP.HCM phanh phui. Đoàn thanh tra Sở cũng đưa giải pháp đình chỉ hoạt động.

Đụng đâu thiếu đó
Kết luận của thanh tra của Sở GD-ĐT TP.HCM do ông Nguyễn Quang Sơn phó Chánh thanh tra làm trưởng đoàn kết luận: Trường THCS - THPT Khai Trí không đủ điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo hoạt động giảng dạy. Cụ thể, các môn học như Thể dục, Nhạc họa, Nghề phổ thông, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không tổ chức thực hành thí nghiệm cho học sinh.
Hiện, trường có 6 lớp (2 lớp THCS, 4 THPT) nhưng không có phòng thí nghiệm. Do đó, ngoài giờ học lý thuyết học sinh không được làm thực hành thí nghiệm, không có phòng nhạc họa, phòng dạy nghề cũng thiếu....


Thêm sai phạm tại trường Khai Trí, Giáo dục - du học, truong hoc sai pham, nha truong, giao vien, phu huynh, hoc sinh, khong du chuyen mon, sai pham, tuyen sinh, thanh tra, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Trường THCS - THPT Khai Trí

Do diện tích nhỏ hẹp nên trường không có sân bãi cho học sinh học môn thể dục, học sinh của trường chỉ được học thể dục 1tiết/tuần trong hành lang. Ngoài ra, thư viện của nhà trường rất nghèo nàn không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Giáo viên không đủ chuyên môn
Vẫn theo kết luận của thanh tra, Trường THCS- THPT Khai Trí chưa thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức nhân sự, chế độ chính sách. Cụ thể, chưa báo cáo về việc ngưng hoạt động của trường tiểu học và trung tâm ngoại ngữ, lập hồ sơ chuyển Sở GD-ĐT công nhận lại hiệu trưởng. Hội đồng quản trị (HĐQT) không ban hành quy chế tổ chức hoạt động, quy chế dân chủ trong trường học.
Đáng lưu ý, tại thời điểm thanh tra nhà trường không có giáo viên cơ hữu. Trong 33 giáo viên thỉnh giảng có hai giáo viên không đủ chuyên môn cho việc giảng dạy. Trường THCS-THPT Khai Trí cũng không đăng kí thang bảng lương tại Phòng Lao động & Thương binh Xã hội và ban hành quyết định phân công người quản lý con dấu (con dấu nhà trường hiện do Chủ tịch HĐQT quản lý)…
Về công tác tổ chức quản lý dạy học, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học từng bộ môn năm học 2011- 2012 nhà trường cũng không hướng dẫn cụ thể...
Việc ông Trần Gia Khánh - Chủ tịch HĐQT nhà trường đã tự động ra quyết định cho bà Nguyễn Thị Bạch Mai (Hiệu trưởng) là đối tượng được kiểm tra nghỉ việc, đồng thời bổ nhiệm ông Lê Xuân Toản làm Hiệu trưởng niên 2012- 2017 được đoàn thanh tra kết luận "vi phạm nghiêm trọng quy định của Sở".
Học sinh hoang mang
Trước những sai phạm nêu trên, đoàn thanh tra kiến nghị: đình chỉ hoạt động của Trường THCS-THPT Khai Trí.
Trao đổi với VietNamNet trước đó, ông Nguyễn Hoài Chương, phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, Trường THPT Khai Trí không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, lượng giáo viên cơ hữu đảm bảo cho việc dạy và học nên sẽ bị đình chỉ hoạt động trong thời gian tới.
Thông tin này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên lo lắng, hoang mang...dù đến 26/9 chưa có quyết định chính thức của Sở.
Cô T. - giám thị Trường THCS – THPT Khai Trí cho biết, nếu Sở đã có kết luận sẽ đình chỉ thì nên sớm có quyết định cụ thể. Lãnh đạo trường cũng đã trực tiếp làm việc với Sở vì vậy cần đứng ra thông tin chính xác cho giáo viên cũng như học sinh được biết. Phụ huynh cũng rất cần tiếng nói của Ban giám hiệu, vì hiện tại giờ họ như ngồi trên đống lửa....
"Nhiều học sinh khi chào cờ đã bàn tán, trước sau cũng dẹp rồi mà sao Hiệu trưởng cứ dùng từ “sẽ” hoài, giống như đang che dấu vậy. Khi học sinh hỏi, thầy Hiệu trưởng cũng không trả lời công khai mà hứa hẹn gặp riêng sẽ giải thích sau” - lời cô T.
Không chỉ giáo viên, nhiều học sinh Trường THCS - THPT Khai Trí cũng tỏ ra lo lắng khi nghe tin trường bị đình chỉ. Trần Trúc Anh (học sinh lớp 12A2) nói, đã nghe tin trường bị đình đã khoảng 1 tháng nay, hiện giờ gia đình đã đi dò hỏi các trường khác để xin chuyển trường. Tuy nhiên, thông tin chính thức vẫn chưa được lãnh đạo nhà trường khẳng định...

Cửa liên thông sẽ hẹp hơn

Nhiều trường cho rằng những quy định trong dự thảo thông tư quy định đào tạo liên thông lên CĐ, ĐH vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra khiến cánh cửa liên thông hẹp hơn bao giờ hết.


Theo đó, khi liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển hai môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và một môn cơ sở ngành.

Liên thông từ trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ nghề, CĐ lên trình độ ĐH, thí sinh dự thi tuyển một môn văn hóa theo khối thi của ngành thí sinh dự định học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy hằng năm do Bộ GD-ĐT tổ chức và hai môn cơ sở ngành. Tổng điểm ba môn tối thiểu phải đạt từ 15 điểm trở lên.

Cửa liên thông sẽ hẹp hơn, Giáo dục - du học, hoc lien thong, sinh vien, lien thong cao dang len dai hoc, quy dinh cua bo giao duc, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một buổi học của sinh viên lớp 2011 hệ liên thông cao đẳng lên đại học ngành CNTT tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
Bất hợp lý

Trần Quang Minh (sinh viên Trường CĐ Xây dựng công trình đô thị) cho rằng nếu quy định này thành hiện thực thì coi như Minh chấm dứt giấc mơ liên thông lên ĐH. “Ba năm CĐ không được học quy củ các môn toán, lý, hóa như thời phổ thông nữa, làm sao tôi thi chung được?” - Minh than thở.

Hiệu trưởng một trường ĐH ví von: “Dễ thấy vô lý vì ngay cả yêu cầu người có trình độ tiến sĩ thi ĐH chưa chắc đã đỗ do bị ngắt quãng quá lâu việc thu nạp kiến thức các môn văn hóa thường xuyên. Hiển nhiên điều đó không có nghĩa là ông tiến sĩ ấy trình độ thấp. Cho nên yêu cầu thí sinh liên thông vừa học 2-3 năm trung cấp hay CĐ quay lại thi tuyển sinh chính quy không khác gì ngắt đầu vào của hệ đào tạo này”.
Được bảo lưu môn văn hóa
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và dự kiến khi ban hành chính thức, Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thí sinh đã tham dự kỳ thi ĐH, CĐ theo hình thức “ba chung” được bảo lưu kết quả môn văn hóa cho kỳ thi liên thông. Tuy nhiên, thời gian bảo lưu bao lâu sẽ còn phải tính thêm.

Những học sinh, sinh viên chưa tham dự kỳ thi ba chung sẽ phải thi các môn văn hóa như dự thảo. “Sinh viên CĐ, ĐH phải có mức kiến thức văn hóa tối thiểu. Trường sẽ khó biết kiến thức văn hóa tổng quát của học sinh, sinh viên chưa tham gia kỳ thi ba chung như thế nào. Nếu hổng kiến thức nhiều quá sẽ khó đảm bảo chất lượng. Việc chỉ thi chuyên môn như hiện nay khiến chất lượng đào tạo thấp, xã hội kêu ca.
TS Nguyễn Tiến Dũng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho rằng đứng trên quan điểm đảm bảo chất lượng, quy định như thế là phù hợp. Tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp là nghiêng về đào tạo nghề nghiệp, không nặng về văn hóa. Do đó nếu yêu cầu đối tượng này thi đề chung của kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ khó có ai đạt được. Hơn nữa, quy định điểm sàn 15 là bất khả thi bởi ngay cả điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ cũng chưa với tới được mức điểm này.

Cùng quan điểm, TS Vũ Thị Phương Anh - Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - cho rằng việc phải thi đầu vào hai môn văn hóa như thế là bất hợp lý, tạo ra rào cản quá lớn, khó có sinh viên đạt được. Đồng ý sinh viên phải có trình độ nhất định mới học tốt nhưng không nhất thiết là các môn văn hóa. Thực tế các môn văn hóa đó không liên quan đến chương trình đào tạo liên thông. Nếu ngành học thiên về tính toán trường có thể kiểm tra đầu vào bằng môn toán cơ sở chứ không phải toán phổ thông. Học sinh, sinh viên đã chọn cho mình đường vòng để vào ĐH, không nên đặt ra rào cản ngặt nghèo như thế.

Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường CĐ lại lo lắng: cả xã hội đang đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh. Nếu thực hiện việc này thì kế hoạch đó coi như phá sản. Thí sinh dù đủ điểm học CĐ cũng sẽ không theo học mà tiếp tục ôn để năm sau thi ĐH tiếp bởi dù có học, tốt nghiệp CĐ sau đó vẫn phải thi lại từ đầu. Chúng ta không cổ xúy vào ĐH bằng mọi cách nhưng mong muốn được học lên, nâng cao trình độ là nguyện vọng chính đáng của người học.

Không nên đồng nhất yêu cầu

TS Vũ Thị Phương Anh đưa ra ví dụ: ở Mỹ, sinh viên theo học tại hệ thống trường CĐ cộng đồng, sau khi tốt nghiệp sẽ được học tiếp tại các trường ĐH. Điều này đòi hỏi các trường CĐ cộng đồng phải liên hệ với trường ĐH trong vùng địa lý hay có cùng ngành đào tạo để tham khảo và điều chỉnh chương trình của mình cho phù hợp với chương trình của trường ĐH. Khi đã thống nhất, sinh viên tốt nghiệp CĐ nếu đạt các điều kiện của trường ĐH sẽ được nhận vào học. Hai trường chia sẻ và chịu trách nhiệm về kết quả đào tạo. Ở VN có quá nhiều quy định, mà càng quy định càng dễ làm sai, tìm cách lách.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng: thực tế liên thông ở VN chỉ thêm về mặt thời gian chứ kiến thức thêm không bao nhiêu bởi các môn học ở bậc thấp hơn không được chấp nhận, sinh viên phải học lại. Việc thi văn hóa không giải quyết được vấn đề chất lượng. Để đảm bảo mục đích của đào tạo liên thông, các trường có thể đặt ra các điều kiện tuyển sinh của riêng mình, có thể thi tuyển hoặc chỉ xét tuyển, phỏng vấn. Đây là cách mà nhiều trường ĐH ở các nước thực hiện.

Trong khi đó PGS.TS Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mỏ - địa chất, đặt vấn đề: Tại sao liên thông lại chuyển từ quyền tự chủ ở các trường sang nhập với môn thi của kỳ thi chung do bộ tổ chức? “Tôi phản đối việc một vài cơ sở đào tạo biến liên thông thành hình thức đào tạo na ná tại chức, nhưng không nên giải quyết bất cập đó theo hướng này. Bộ có thể yêu cầu thí sinh thi liên thông ngành kỹ thuật, công nghệ... phải thi thêm môn, nhưng không nhất thiết phải thi chung với chính quy, chỉ cần đề thi đó được lấy từ ngân hàng đề của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục là đủ minh bạch” - PGS Thắng đề xuất.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Rối rắm vì cải tiến

Những đổi mới trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2012 bộc lộ nhiều bất cập khi áp dụng trong thực tế khiến trường và thí sinh đều khổ.

Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 đang dần khép lại nhưng một số đổi mới trong quy chế tuyển sinh năm nay đã không mang lại kết quả như ý muốn. Đại diện nhiều trường nhận định chưa năm nào việc tuyển sinh lại căng thẳng và rối rắm như năm nay.

Khổ vì thí sinh ảo

Đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết chưa bao giờ tỉ lệ ảo trong xét tuyển lại “khủng khiếp” như vậy: Trường tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung đợt 1, tỉ lệ ảo lên tới 90%, đợt 2 70%. Do vậy, lúc đầu trường chỉ dự kiến tuyển bổ sung 2 đợt nhưng cuối cùng phải kéo dài tới 4 đợt để cho đủ chỉ tiêu. Ông Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng cho biết tỉ lệ ảo hệ CĐ tại trường này lên tới 90%, trong khi hệ ĐH là 40%.

Đại diện nhiều trường ngoài công lập như ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kỹ thuật Công nghệ, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Ngoại ngữ Tin học… đều cho biết tỉ lệ ảo các NV lên tới 40%-70%. Tỉ lệ ảo quá cao khiến việc xét tuyển của các trường rất bị động, đặc biệt ở các trường CĐ. Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho biết trường lường trước số ảo nên đã gọi thí sinh (TS) trúng tuyển lên tới 4.200 em, tăng 200% so với chỉ tiêu nhưng rốt cục chỉ có 1.300 em nhập học.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng TS ảo lớn, theo đại diện các trường, là do quy chế tuyển sinh năm nay cho phép kéo dài thời gian xét tuyển nên TS “đứng núi này trông núi nọ”. Ngoài ra, nguyên nhân chính là TS được phép nộp bản sao kết quả thi và do đó, một TS có thể nộp vào nhiều trường nhưng thực tế TS đó chỉ có thể nhập học một trường. Vì vậy, nhiều trường không chủ động được nguồn tuyển.

Từ cấm thành cho


Quy chế tuyển sinh 2012 quy định điểm chuẩn đợt sau cao hơn đợt trước, đồng nghĩa với việc cho phép các trường hạ điểm chuẩn. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng từ khi áp dụng “ba chung” đến nay, Bộ GD-ĐT cấm các trường hạ điểm chuẩn như là một giải pháp nhằm giữ công bằng trong xét tuyển và để bảo đảm chất lượng đầu vào. Tuy nhiên, năm nay, bộ lại cho phép hạ điểm chuẩn. Theo đó, TS trúng tuyển trường này nhưng trường kia hạ điểm chuẩn thì lại rút ra, nộp vào trường kia, làm trường rất rối. Ngoài ra, cùng vào một ngành nhưng TS trúng tuyển đợt sau lại đạt điểm thấp hơn điểm đợt trước là điều thiếu công bằng.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Rối rắm vì cải tiến, Giáo dục - du học, tuyen sinh dai hoc, tuyen sinh 2012, cai tien giao duc, quy che tuyen sinh, rut ho so, nguyen vong 2, bao, tin tuc, tin giao duc, vn

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển ở Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho rằng việc hạ điểm chuẩn sẽ khó cho các trường tốp dưới. Đồng thời, có thể nảy sinh tiêu cực khi một số trường lợi dụng quy chế này để cho con em họ đủ điều kiện vào ĐH. Ngoài ra, việc hạ điểm chuẩn cũng khiến khả năng tuyển vượt chỉ tiêu cao, dễ bị phạm quy. Do vậy, để tránh rắc rối, cho đến thời điểm này, hầu hết các trường đã không áp dụng giải pháp hạ điểm chuẩn. Thay vào đó, rất nhiều trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập, ngay NV 1 chỉ xác định điểm chuẩn bằng điểm sàn tất cả các ngành để thuận lợi khi xét tuyển đợt sau mà không cần đến giải pháp hạ điểm chuẩn.

Giữ chân thí sinh


Đại diện các trường cũng cho rằng quy định cho phép tự chủ thời gian xét tuyển có thể giúp trường tuyển đủ chỉ tiêu nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến việc xét tuyển các NV năm nay rất căng thẳng. Theo ông Lý Ngọc Đức, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TPHCM, nhiều trường tổ chức thi cố giữ chân TS bằng cách không gửi hoặc gửi kết quả cho TS mượn trường thi rất trễ. Không chỉ trường không tổ chức thi, điều đó còn ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của TS đăng ký xét tuyển vào các trường này. “Có TS đến trường phản ánh vì sao trường A, trường B lại gửi giấy báo trúng tuyển trong khi các em  không thi vào trường đó mà chỉ mượn trường thi” - ông Đức nêu thực tế.
Quy định tự chủ xét tuyển cũng bộc lộ bất cập khi nhiều trường do muốn rút ngắn thời gian xét tuyển đã hối hả kết thúc tuyển sinh sớm, có trường thông báo xét tuyển khi chưa đến thời hạn gửi phiếu điểm cho TS. Do đó, rất nhiều TS ở xa năm nay gặp bất lợi vì khi nhận được phiếu điểm để xét tuyển thì nhiều trường lại kết thúc xét tuyển rồi. Trước áp lực của TS và xã hội, Bộ GD-ĐT lại có công văn yêu cầu các trường không được phép kết thúc xét tuyển trước ngày 7-9. “Một mặt,  bộ cho phép các trường được tự chủ trong xét tuyển nhưng một mặt lại can thiệp vào thời gian xét tuyển của các trường. Quy chế tuyển sinh năm tới cần phải thay đổi để tránh bất cập” - ông Đức nói.
Mướt mồ hôi rút hồ sơ
Những trường quy định chỉ nhận phiếu điểm gốc thì tỉ lệ ảo ít hơn nhưng lại gặp khó khăn lớn khi phải mướt mồ hôi trả hồ sơ. Không ít trường đối mặt với cảnh chen lấn, quá tải vì TS cùng lúc đến rút hồ sơ quá nhiều như Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm... “Nhưng nếu trường chậm giải quyết việc trả hồ sơ cho TS, TS mất cơ hội xét tuyển vào trường khác - cũng có nghĩa là ảnh hưởng tới việc xét tuyển của trường khác. Quy định không cụ thể, rõ ràng đã ảnh hưởng liên hoàn, khiến các trường lẫn TS gặp rất nhiều khó khăn” - ông Trần Mạnh Thành phân tích.

Tiếng Anh cho người đi làm – xu hướng tất yếu.

Khoanh vùng được lượng kiến thức tiếng Anh giao tiếp cần thiết cho công việc, tiếng Anh cho người đi làm không những giúp người đi làm tiết kiệm được thời gian quý báu mà còn mang lại hiệu quả không ngờ trong ứng dụng vào thực tế công việc.

Sự ra đời của tiếng Anh cho người đi làm
Với phần lớn người đi làm, kiến thức tiếng Anh học được qua trường lớp không đủ để ứng dụng vào thực tế giao tiếp và cũng sớm mai một sau một vài năm làm việc. Trong khi đó, tiếng Anh giao tiếp lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công việc của họ, thậm chí còn là chìa khóa thăng tiến trong công việc của đối tượng học viên đặc thù này.
Do đó, dù rất bận rộn với công việc và gia đình nhưng nhiều người đi làm vẫn cố gắng dành thời gian để học tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều người đi làm đầu tư rất nhiều thời gian học nhưng kết quả đạt được không khả quan, khi tiếng Anh ứng dụng vô cùng rộng rãi mà người đi làm thì cần tiếng Anh tiếng Anh phục vụ cho công việc của mình.

 Tiếng Anh cho người đi làm – xu hướng tất yếu, Giáo dục - du học,
 
Người đi làm học tiếng Anh dành riêng cho mình

Từ đó, tiếng Anh cho người đi làm ra đời như một xu hướng tất yếu với mong muốn đáp ứng nhu cầu, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc của người đi làm.
Tiếng Anh cho người đi làm lên ngôi
Thật vậy, với dân văn phòng, tiếng Anh cho người đi làm có nhiều ưu điểm vượt trội so với những loại tiếng Anh khác. Khoanh vùng được lượng kiến thức cần thiết trong giao tiếp, loại tiếng Anh này vừa tiết kiệm được thời gian quý báu của người đi làm vừa mang lại hiệu quả không ngờ trong việc giao tiếp ứng dụng vào thực tế công việc.
Trong thời gian trở lại đây, lượng tìm kiếm hàng tháng cho từ khóa tiếng Anh cho người đi làm liên tục tăng cao, chứng tỏ được sức hút lan tỏa của loại tiếng Anh thiết thực này. Cùng lúc đó, các trung tâm tiếng Anh cũng mở rộng đào tạo tiếng Anh cho người đi làm, dần dần đáp ứng nhu cầu của học viên với loại tiếng Anh này.
Aroma – Tiếng Anh Cho Người Đi Làm
Nhanh nhạy với nhu cầu của thị trường học tiếng Anh, Aroma đã tiên phong trong việc xây dựng thành công và liên tục hoàn thiện chương trình đào tạo tiếng Anh với nhiều đặc điểm khác biệt phù hợp với nhu cầu và thực tế sử dụng tiếng Anh của người đi làm.

 Tiếng Anh cho người đi làm – xu hướng tất yếu, Giáo dục - du học,
 
Học viên thuyết trình trong lớp học tiếng Anh cho người đi làm

Trải qua hơn 4 năm xây dựng và phát triển, Aroma đã trở thành địa chỉ tin cậy cho người đi làm muốn học tiếng Anh giao tiếp phục vụ cho công việc, mở hàng trăm lớp học đào tạo tiếng Anh cho người đi làm và cho hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.
Chương trình học được Aroma xây dựng phục vụ công việc, học tiếng Anh thông qua các tình huống làm việc điển hình hằng ngày. Do vậy sẽ tạo được tính ứng dụng rất cao cũng như hứng thú cho người học, học trên lớp như nào có thể áp dụng ngay ngày hôm sau cho công việc.
Bên cạnh đó, không khí học tập đồng nhất và cởi mở khi lớp học tại Aroma chỉ toàn người đi làm, cùng với khả năng tiếng Anh xuất sắc và chia sẻ kinh nghiệm giao tiếp tiếng Anh trong công việc của giáo viên tạo điều kiện thuận lợi để học viên tiếp thu và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất. Học viên Aroma còn được miễn phí tham gia câu lạc bộ tiếng Anh dành riêng cho người đi làm.

Học viên đăng ký học tại lớp Aroma được hưởng chương trình ưu đãi HỌC 3 TRẢ 2 - đóng tiền 2 khóa để được học 3 khóa liên tiếp trong vòng 1 năm. Chi tiết xem tại: http://aroma.vn/dacbiet/
Ngoài ra, Aroma miễn phí trắc nghiệm tính cách định hướng nhân sự MBTI cho doanh nghiệp đăng ký và đóng học phí khoá học tiếng Anh cho doanh nghiệp trong tháng 10. Chi tiết xem tại: http://aroma.vn/khuyen-hoc/
Hoặc liên hệ:
Hà Nội: 04. 35 37 94 10, Địa chỉ: 15/232 Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa.
TP HCM: 08. 62 75 35 65, Địa chỉ: Lầu 5, 49 Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận

 

Cạm bẫy rình rập tân sinh viên

Một trong những nỗi lo của sinh viên ngoại tỉnh lên Hà Nội trong mùa nhập trường là vấn đề về nhà ở. Khi đối mặt với “cuộc chiến” tìm nhà trọ khốc liệt nhiều tân sinh viên dễ dàng trở thành miếng mồi ngon của các “cò”…

Mùa hoạt động của “cò”
Những ngày này, “cò” nhà trọ xuất hiện khắp nơi tại nhiều cổng trường đại học, cao đẳng mời chào các tân sinh viên chân ướt, chân ráo tìm chỗ ở khi lên Thủ đô học tập.
Vừa dừng xe gần cổng trường Đại học KHXH&NV đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, ngay lập tức một người đàn ông tiến về phía chúng tôi mời chào: “Tìm phòng trọ phải không.Định kiếm phòng giá bao nhiêu? Thời điểm này là hơi khó đấy, muốn thuê phải đặt cọc trước…”.
Thấy chúng tôi có vẻ băn khoăn, anh ta bồi thêm: “Bọn em tìm đúng người rồi đấy. Xung quanh đây nhiều “cò” lắm. Đây là phòng trọ “gia đình” nên giá cả rất hợp lý. Đồng ý anh dẫn đi chỉ mất 100.000 đồng tiền phí đến khi nào tìm được phòng ưng ý thì thôi”. Thậm chí, tại một số bến xe, bến tàu như Giáp Bát, Long Biên, chỉ cần “bắt sóng” đối tượng là sinh viên, ngay lập tức “cò” nhà trọ, thậm chí những người hành nghề “xe ôm” lại gần co kéo: “Đi “xe ôm” không? Anh giới thiệu phòng trọ tốt, giá rẻ cho…”.

Cạm bẫy rình rập tân sinh viên, Giáo dục - du học, nha tro, tan sinh vien, ngoai tinh, muan hap truong, co nha tro, truong dai hoc, nha o chuot, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Những khu nhà trọ chật chội mà các bạn sinh viên đang ở

Khảo sát quanh khu vực các trường đại học như Bách khoa, Sư phạm Hà Nội, Ngoại ngữ… chúng tôi bắt gặp quảng cáo cho thuê phòng trọ dán khắp nơi. Mặt buồn so, vai khoác ba lô nặng trĩu, mắt ngân ngấn nước, Huỳnh Thanh Tú, tân sinh viên Đại học Ngoại ngữ buồn bã: “Biết tìm phòng trọ ở Thủ đô rất vất vả nên cách đây 3 tuần, em đã cùng bố lên Hà Nội tìm được phòng trọ ưng ý và đặt tiền cọc cho chủ nhà.
Tưởng mọi việc suôn sẻ, vậy mà em mới lên muộn một ngày họ đã bảo cho người khác thuê và nhất định không trả lại em tiền đặt cọc… Ở nơi xa lạ, không người thân, họ hàng, em chẳng biết phải xoay xở thế nào…”. Nhiều bạn sinh viên sau khi bị ăn “quả lừa” đã rút ra chân lý, “cò” luôn đưa sinh viên đến những nơi không thể ở được, khiến họ nản chí, sau đó, lấy luôn khoản tiền đặt cọc từ 100.000-150.000 đồng. Nếu muốn tìm phòng tốt hơn, các bạn sinh viên phải tiếp tục móc hầu bao trả thêm 100.000 đồng thì họ mới dẫn đi tìm phòng tiếp. Và rốt cuộc nhiều bạn mất oan tiền cho “cò” mà chưa chắc đã tìm được phòng trọ…
Hiện không ít “cò” nhà trọ còn dùng thủ đoạn “cháy phòng”, buộc thí sinh và người nhà phải đặt cọc thì mới giữ phòng cho, nhưng sau đó thì biến mất. Hoàng Oanh, quê ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc thở dài: “Em thấy quảng cáo được dán gần cổng trường Đại học Sư phạm Hà Nội “cho thuê phòng trọ, liên hệ số điện thoại 0904…”. Em gọi điện đến số điện thoại này thì được họ cho biết phòng trọ gần trường, điều kiện tốt. Nếu em muốn sẽ có người dẫn đi xem, nhưng phải đặt cọc trước 300.000 đồng. Khi tìm được phòng ưng ý, số tiền đó sẽ trừ vào tiền phòng và trong vòng 1 tuần nếu không có phòng, họ sẽ trả lại một nửa số tiền đã đóng. Tuy vậy, sau khi dẫn em đi xem một số nơi nhưng em không ưng, họ nói để mấy ngày nữa có phòng sẽ gọi lại. Mấy ngày sau, em sốt ruột gọi điện lại thì họ nói chưa có phòng. Hai hôm trước, em gọi đến số máy đó thì không liên lạc được”.
Giá cao, chất lượng kém
Tìm được một phòng trọ với giá hợp lý đối với những người có “kinh nghiệm” đã khó, đối với các sinh viên lần đầu ra Hà Nội trọ học càng khó bội phần. Sau nhiều ngày rong ruổi khắp hang cùng, ngõ hẻm đi tìm phòng trọ, Nguyễn Tuấn Anh, quê ở Hải Dương, tân sinh viên của trường Đại học Kiến trúc cho biết vẫn chưa kiếm được một chỗ trọ nào phù hợp. “Lựa chọn mãi, em mới tìm được một căn phòng trọ cấp 4 ở Ngũ Hiệp - Thanh Trì rộng khoảng 14m2, giá 800.000 đồng/tháng.
Nhưng do không tìm được ai ở cùng, một mình thuê cả phòng thì không đủ tiền, nên mấy ngày nay em vẫn đang cố gắng đi tìm chỗ khác…”, Tuấn Anh cho hay.
Theo khảo sát của phóng viên, nếu như năm ngoái giá 1 căn phòng cấp 4, từ 10-12m2, có giá từ 350.000-500.000 đồng/tháng, thì năm nay có giá 600.000 - 800.000 đồng/tháng. Những căn hộ trong các khu tập thể cũ của Hà Nội cũng có giá từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi giá nhà trọ tăng, chất lượng phòng trọ lại không tương xứng. Nhiều phòng trọ diện tích khá hẹp, mất vệ sinh nhưng lại có giá “trên trời”, nhưng nhiều sinh viên vẫn phải chấp nhận thuê. Nguyễn Hồng Nhung, quê ở Lạng Sơn thở dài: “Cách đây hai tuần bố mẹ em đã nhờ người quen tìm nhà, đặt cọc để em lên Hà Nội là có nhà ở ngay.
Mặc dù giá thuê khá cao, 1,5 triệu đồng/tháng, chưa kể điện nước, nhưng căn phòng em đang ở rất tồi tàn, chỉ rộng khoảng 10m2. Đã vậy, cả khu nhà trọ có tới gần 20 phòng, nhưng chỉ có 1 nhà vệ sinh chung. Em đành ở tạm, chờ đến hết tháng rồi tính tiếp vậy…”.
Tại một khu nhà trọ, gồm 2 dãy nhà cấp 4 ở Thanh Xuân Bắc chúng tôi thấy trong căn phòng rộng hơn 10m2 có tới 3 sinh viên ở chung, 200.000 đồng/tháng/người, chưa kể điện nước. Mặc dù, cảm thấy khá ái ngại cho điều kiện sinh hoạt của các bạn sinh viên ở đây, nhưng chủ nhà trọ này cho biết, với giá thuê 600.000 đồng/phòng/tháng thì như vậy là phù hợp, dù hơi chật chội. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các phòng đã kín chỗ, nhiều phụ huynh và sinh viên đến hỏi thuê trọ, nhưng họ cũng đành phải từ chối.
Trước nhu cầu bức thiết về chỗ ở cho sinh viên mùa nhập trường các trường đại học cũng mở cửa ký túc xá nhưng chỉ đáp ứng một phần nhỏ, phần đông vẫn trông chờ vào phòng trọ của nhà dân. Thậm chí, tại nhiều địa bàn tập trung đông các trường đại học như phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, CAP và các cơ quan đoàn thể đã tổ chức tuyên truyền đến các chủ nhà trọ không bắt chẹt giá, nâng giá đối với sinh viên. Song tình trạng “cò” nhà trọ, ăn chặn tiền đặt cọc của sinh viên vẫn diễn ra phổ biến.
Những chiêu moi tiền của chủ nhà trọ
Hơn 1 tháng nay, các khu vực cho thuê nhà trọ sinh viên quanh các trường đại học lớn tại Hà Nội đã trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Sau một tuần lọ mọ khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố, lần theo các địa chỉ rao vặt trên Báo Mua và Bán, Nguyễn Văn Tùng (SV năm nhất, Học viện Bưu chính Viễn thông) mới tìm được một phòng trọ cũ rộng khoảng 8m2 ở làng Phùng Khoang, huyện Từ Liêm.
Tùng chia sẻ, ngay từ khi biết tin đỗ ĐH, gia đình Tùng đã nhờ một số người quen ở Hà Nội tìm giúp nhà trọ song chỉ tìm được phòng có giá cao nên Tùng không có đủ điều kiện chi trả. Do vậy, đến sát ngày khai giảng, Tùng phải đích thân đi tìm nhà. Khi thấy Tùng ngỏ ý muốn thuê, chủ nhà nói thẳng tưng: “Phòng này trước đây cho thuê 1,5 triệu đồng.
Nay giá cả đắt đỏ nên tăng thêm 500.000 đồng nữa, tổng cộng là 2 triệu đồng/tháng nhưng chỉ được tối đa ba người ở. Đồng ý thì đặt cọc, không đồng ý thì… lượn” . Không chỉ có vậy, chủ nhà còn cho biết, giá điện nước cũng sẽ tăng lên từ 20-40% so với năm trước. Cụ thể là giá điện trung bình 5.000-7.000 đồng/kWh, nước từ 25.000 đồng - 30.000 đồng/m3.
Cũng theo Nguyễn Văn Tùng, càng gần khu vực trường giá nhà trọ càng cao. Với những phòng có gác xép, giá còn tăng thêm vài trăm nghìn đồng. Thông thường, ngoài tiền đặt cọc chủ trọ còn yêu cầu sinh viên đóng tiền theo quý, thậm chỉ cả nửa năm học nhằm tránh trường hợp người trọ chỉ ở một thời gian ngắn.
Không chỉ tăng giá vô tội vạ, nhiều chủ trọ còn yêu cầu sinh viên gửi xe ở ngoài (nếu để trong phòng phải trả thêm tiền) đồng thời sẵn sàng đuổi người trọ ra khỏi nhà khi có người khác trả tiền thuê cao hơn. Bạn Vũ Thanh Hoa, ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc, sinh viên ĐH Văn hóa than thở, dù đã nộp tiền đầy đủ hàng tháng nhưng mới chỉ về nghỉ hè được 3 tuần, khi lên đến nơi, Hoa đã được chủ nhà trọ thông báo nhanh chóng thu dọn đồ đạc để họ sửa phòng. Khi Hoa vừa dọn đi khỏi, ngay lập tức phòng đã được cho thuê lại với giá cao hơn 250.000đ/tháng.
Cũng rơi vào trường hợp “dở khóc, dở cười”, Nguyễn Thị Thảo (sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội) cho biết: “Dù đã nộp tiền đặt cọc nhưng khi lên nhận phòng em lại được thông báo phòng đã có cháu họ của chủ nhà đến ở. Nếu muốn thuê, em phải đưa thêm cho chủ nhà 150.000 đồng để nhờ người môi giới tìm nhà cho người cháu của bà chủ. Dù rất bực mình nhưng do chưa tìm được chỗ ở khác nên em đành trả thêm tiền. Tìm hiểu những anh chị đang trọ thuê ở đây em mới biết, đó là cách moi tiền các tân sinh viên của chủ nhà”.
Lợi dụng tình trạng khan hiếm nhà trọ không ít chủ nhà trọ còn bắt chẹt sinh viên bằng cách đặt ra những quy định rất phi lý như mỗi tuần mỗi người chỉ được phép giặt đồ 2 lần, nếu giặt quá số lần cho phép sẽ bị phạt tiền, bạn bè hay người thân đến chơi mà ngủ lại qua đêm cũng phải đóng thêm tiền trả “chi phí phát sinh”, hàng tháng phải nộp tiền thông cống đề phòng… mưa ngập, tiền “bảo lãnh trang thiết bị” trong nhà. Dù bức xúc nhưng hầu hết sinh viên đều phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì có chuyển đi chỗ khác thì cũng dễ rơi vào tình cảnh “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.

Một số lưu ý giúp sinh viên tìm nhà trọ
Sinh viên nên nhờ người thân và những người đã có kinh nghiệm trong việc tìm nhà trọ thuê giúp. Tránh nhờ người không thân quen giới thiệu phòng trọ, rất có thể đó là những “cò” nhà trọ. Không nhất thiết phải thuê nhà trọ ở gần trường để tránh bị “ép giá”. Nên nhờ sự trợ giúp của các tình nguyện viên tại các bến tàu, bến xe, hoặc liên hệ với các trường trước khi lên Hà Nội để có những thông tin cụ thể về phòng trọ, KTX, tránh tiền mất, tật mang.

 

'Cần kế thừa tinh hoa của giáo dục thời chiến'


"Về giáo dục phổ thông, quan điểm của tôi nên 11 năm. Hiện có những kiến thức học xong ra trường không dùng, nguyên nhân xuất phát từ việc không thiết thực", nguyên Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Kế Hào cho biết.

- Từng xin từ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học để phản đối chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD&ĐT triển khai năm 2002, sau 10 năm, ông thấy cuộc cải cách đó đã đem lại những lợi ích gì cho nền giáo dục nước ta?
- Năm 2001 tôi xin từ chức vì góp ý mãi mà Bộ không nghe. Tôi thấy Dự án chương trình tiểu học 2000 chưa đúng, chưa hay. Việc cải cách được thực hiện theo một chu trình ngược, nghĩa là biên soạn sách giáo khoa mới khi chưa có thiết kế tổng thể, định hướng rõ ràng.
Chương trình sách giáo khoa mới viết ra khi điều kiện chưa đủ độ chín. Thế nên sau đó hai năm trung ương ra nghị quyết phải giảm tải. Trong 10 năm đã có hai lần giảm tải. Ngay cả những người viết sách cũng cho rằng chương trình quá nặng, giảm đi cũng không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến cuộc đời của người học.
Trước đây sở dĩ chúng ta thực hiện được phổ cập giáo dục tiểu học là vì có bốn bộ sách. Khi chỉ có một bộ duy nhất cho tất cả học sinh trên toàn quốc, do mấy vị viết vội vàng nên sự bất cập đã thấy rõ. Thực tế cho thấy tôi đúng. Chương trình sách giáo khoa mới giống như cách tiêu tiền dự án rồi bắt người học phải chạy theo.
Từng từ chức Vụ trưởng vì góp ý vấn đề đổi mới giáo dục không được Bộ Giáo dục tiếp thu, thầy Nguyễn Kế Hào cho rằng chương trình giáo dục hiện tại không tốt, cần đổi mới theo hướng tiếp thu cái tinh của giáo dục thời chiến. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Năm 2002 ông cho rằng điều kiện để cải cách giáo dục chưa chín muồi, vậy thời điểm hiện tại, giáo dục đã đến lúc phải đổi mới hay chưa, thưa ông?
- Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bác Hồ cũng đã nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn vào công học tập của các em". Thời kháng chiến, bộ đội đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc là có công với nước, trong thời bình, thế hệ trẻ đi học cũng là có công xây dựng đất nước.
Vì vây, Bác nói phải dạy tốt, học tốt và phong trào thi đua dạy tốt học tốt dấy lên từ năm 1961 - 1962, lúc đó nhà trường lành mạnh, quan hệ thầy trò đẹp. Kinh tế khó khăn nhưng thầy luôn cố gắng dạy tốt, học sinh chăm chỉ học hành. Năm 1968, khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, Bác gửi thư cho ngành giáo dục nhắc nhở "Dù có khó khăn đến đâu vẫn phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt". Đó là cái lõi, cái gốc, cái cơ bản nhất của vấn đề.
Hiện cả xã hội quan tâm đến giáo dục. Nhà nhà, người người đều nghĩ đến việc học, đó là đáng mừng. Ai cũng nhận thấy chương trình giáo dục của ta đang quá nặng. Nặng không phải vì cao, mà nặng vì nó không tốt. Tính logic không chặt chẽ, xử lý không tinh, nhiều thứ chồng chéo nhau và có những kiến thức không thiết thực.
Đã đến lúc, giáo dục cần đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực giỏi để đưa đất nước sánh vai với các nước khác.
- Khi phản đối chương trình giáo khoa mới ông cho rằng Bộ đã cải cách theo chu trình ngược. Vậy theo ông, đâu là chu trình xuôi để đổi mới giáo dục hiệu quả?
- Nhà trường lập nên là để cho học sinh học, muốn học phải có thầy dạy. Thế nên, muốn đổi mới gì, cải cách gì cũng phải gắn với thầy và trò để tạo ra chất lượng giáo dục mới, cao hơn giai đoạn cũ.
Đổi mới giáo dục là để xây dựng một nền giáo dục phát triển lành mạnh, bền vững bằng con đường chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Con đường ấy dài lắm, cần có những bước đi, từng giai đoạn cụ thể, phải hệ thống hóa thành chủ trương, chính sách. Không có một nền giáo dục trong tưởng tượng, phải rất thực tế, và giáo dục là của mọi người, không của riêng ai.
Chuẩn hóa phải bắt đầu từ trường sở, xây dựng trường chuẩn, giáo viên phải đạt chuẩn tay nghề, kiến thức và lương của họ cũng phải đạt chuẩn. "Toàn diện" không phải là dàn hàng ngang, mà cái nào cần làm thì làm ngay, nơi nào cơ sở vật chất kém thì đầu tư, giáo viên chưa tốt thì đào tạo lại. Cái yếu kém bộc lộ ở từng cơ sở, không thể nói chung chung được.
Về giáo dục phổ thông, quan điểm của tôi là nên 11 năm. Tiểu học vẫn giữ 5 năm, các nước phát triển như Anh, Mỹ... họ vẫn tập trung giải quyết tốt cái cơ bản, nền móng, tạo điều kiện cho các em tiếp thu tốt ở cấp học sau. Chất lượng giáo dục cũng phải đối chiếu với mục tiêu giáo dục và được đánh giá cả quá trình. Không thể chờ đến kì thi lớp 12 mới đánh giá.
THCS phổ cập đến lớp 9, tuổi này vì điều kiện, hoàn cảnh một bộ phận học sinh có thể học nghề, lao động. Còn những em học đến lớp 11 là để đào tạo nguồn nhân lực cao, vào đại học tinh hoa. Như vậy tiết kiệm được một năm cho các em và cho xã hội. 17 tuổi bẻ gãy sừng trâu, nhiều em ở nông thôn lên cấp 3 đã đi làm, nuôi mình, nuôi gia đình mà vẫn học giỏi, nên chúng ta không phải lo các em chưa đủ độ chín để lăn lộn xã hội. Việc học là suốt đời, các em kết thúc phổ thông, đại học vẫn phải học tiếp để hoàn thiện bản thân.
Ngày xưa vì điều kiện chiến tranh nên chương trình học rất tinh, đảm bảo những kiến thức cơ bản để người học vào đời và tiếp tục phát triển ở giai đoạn sau. Vậy tại sao mình không kế thừa bài học đó? Hiện có những kiến thức các em học xong ra trường không dùng đến. Nguyên nhân xuất phát từ việc không có nhu cầu, không thiết thực với cuộc sống để các em phải nhớ.
- Hiện có rất nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia giáo dục kiến nghị các giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Vậy theo ông, phải làm cách nào để chọn ra được những đề xuất tốt nhất?
- Các giải pháp đổi mới giáo dục theo tôi cần đảm bảo ba tiêu chí. Thứ nhất là tầm nhìn. Các cụ xưa đã nói phải biết nhìn xa, trông rộng. Xa tức là thời gian có lâu dài không? Giáo dục mà cứ một sớm một chiều, thay đổi xoành xoạch thì người ta theo không kịp. Ngoài ra, chương trình đó có bao phủ được cả đất nước không, nhìn ra ngoài có tương đương hay không?
Thứ hai là tính khoa học ở từng chuyên ngành, đặc biệt là khoa sư phạm. Thứ ba là phải thực tế, thể hiện ở hai mặt: có khả thi và đem lại lợi ích hay không. Việc đổi mới nếu tốn kém quá mà lại không đem lại lợi ích thì không nên làm.
Giáo dục là con đẻ của xã hội nên cần làm tốt giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội. Điều này đã nói từ lâu, nhưng giờ phải làm sao để làm tốt điều đó, giúp cho nền giáo dục lành mạnh, bền vững, chất lượng cao hơn.
- Hiện nay có nhiều tỉnh, thành nói không với bằng liên thông, tại chức như vậy là mâu thuẫn với định hướng học tập suốt đời. Ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?
- Trường lớp mở ra là để tạo điều kiện cho người ta học. Tôi cũng có nghe nhiều người nói hệ liên thông, tại chức quá nhiều tiêu cực nên muốn dẹp bỏ. Tuy nhiên, như vậy đúng là mâu thuẫn, bởi muốn người ta đi học suốt đời nhưng lại từ chối bằng cấp do việc học tập suốt đời mà có.
Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau. Có người học thẳng một mạch, nhưng cũng có người học xong, đi làm rồi lại đi học. Tôi cho rằng đi làm rồi học tiếp rất tốt vì tiếp thu được nhiều hơn khi đã có trải nghiệm xã hội. Thực tế, nhiều lãnh đạo của ta đương chức cũng là học tại chức mà ra.
Hoàng Thùy thực hiện

Kiện vi phạm bản quyền: Trí Việt thắng kiện các trường ngoại ngữ

Sau nhiều tháng kiên trì theo đuổi những vụ kiện vi phạm bản quyền, Công ty văn hóa sáng tạo Trí Việt - First News đã thắng kiện các trường ngoại ngữ.

Sau nhiu tháng kiên trì theo đui nhng v kin vi phm bn quyn, Công ty văn hoá sáng to Trí Vit - First News đã thng kin ln 2 khi ông Lê Thanh Ho - Giám đc mi ca Trường Anh văn Hi Vit Úc tha nhn sai phm, đng thi ký cam kết xác nhn bi thường cho First News 390 triu đng (bao gm tin mt và hc bng), công khai xin li trước phương tin truyn thông đi chúng. First News đã nhn được đ khon bi thường này ngay trong chiu ngày 25/9. 
Được biết, đây là ln th 2 Trí Vithng kin bn quyn. Trước đó, ngày 4/6/2012, trường Anh ng quc tế Úc Châu đã tha nhn hành vi sai trái và chp nhn bi thường cho công ty First News - Trí Vit theo yêu cu ca tòa; đng thi cam kết chm dt hành vi vi phm quyn s hu trí tu; xin li công ty Trí Vit công khai trên các phương tin thông tin đi chúng ti bui hp báo ngày 14/6/2012.

Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc Trí Việt
Ông Nguyễn Văn Phước - Giám đốc Trí Việt.
Được biết, tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra lộ liễu, công khai ở các Trung tâm ngoại ngữ lớn nhỏ, các tài liệu học tập được phô tô và bán tràn lan ở các trung tâm này. Trong sut ba năm 2009, 2010, 2011, First News - Trí Vit và người đc đã phát hin rt nhiu trường và trung tâm ngoi ng nhiu thành ph khác nhau vi phm bn quyn nghiêm trng đi vi các sách ngoi ng mà First News - Trí Vit đã mua bn quyn ca NXB Compass.
Trong buổi hp báo ngày 26/9 với sự tham gia của ông Ray Nayler - Chuyên viên phòng Kinh tế - Tng Lãnh s Hoa Kỳ ti TPHCM; đi din S Thông tin, Truyn thông TPHCM; Ban Giám đc Công ty Sáng to văn hóa Trí Vit - First News - Trí Vit; ông Lê Thanh Ho - Giám đc mi ca Trung tâm Anh ng Hi Vit Úc; lut sư Nguyn Quang Ngc - Công ty Lut Quc tế Thiên Vit, thuc Đoàn Lut sư Hà Ni..., ông Nguyễn Văn Phước - Giám đc Công ty First News - Trí Vit cho biết công ty của ông đang tiếp tục khởi kiện cơ sở gia công in ấn Huy Thi về việc in lậu nhiu sách best-seller do First News gi bn quyn.
Ông Phước cho biết thêm, tp đoàn Xut bn Compass Media (M) mi đây cũng đã hoàn tt th tc y quyn cho đơn v này tiếp tc khi kin v án v thương hiu ca Compass ti Vit Nam, do đó chắc chắn các vụ kiện về bản quyền của Trí Việt vẫn chưa thể dừng lại.
“Chúng tôi s cương quyết theo đui các v kin đến cùng, không phải vì tiền mà chỉ muốn đòi lại công bằng. Toàn b s tin thng kin s được dành trao tng hc bng cho các hc sinh, sinh viên nghèo hiếu hc” - ông Nguyn Văn Phước khng đnh.
Phan Anh
Trí Việt thắng kiện các trường ngoại ngữ Trí Việt thắng kiện các trường ngoại ngữ 10 5 40