Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Bộ trưởng Giáo dục bị nhắc nhở về sách giáo khoa

 Ủy ban Thường vụ lưu ý Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận 6 vấn đề. Trong đó, có việc khẩn trương hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận về chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông để bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử.
Thường vụ Quốc hội vừa có kết luận về chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 16 (ngày 22/3). Cơ quan này ghi nhận các giải pháp mà Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đã nêu, tuy nhiên cũng lưu ý hai vị "tư lệnh" này nhiều vấn đề.
Ủy ban Thường vụ lưu ý Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận 6 vấn đề. Trong đó, có việc khẩn trương hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm áp dụng vào thực tiễn, tạo chuyển biến tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; tập trung quản lý chất lượng sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ học sinh các cấp học phổ thông để bảo đảm chất lượng, sự chuẩn mực về ngôn ngữ và lịch sử.

Nhiều đại biểu bức xúc trước việc sách tham khảo có in cờ trung Quốc

Trong phần chất vấn đối với Bộ trưởng Giáo dục, nhiều đại biểu bức xúc trước sai sót trong việc in ấn cờ, bản đồ trong sách tham khảo, đồng thời đề nghị đưa kiến thức về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa.
Cũng theo kết luận của Thường vụ Quốc hội, người đứng đầu ngành giáo dục cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc Sở GD&ĐT và lãnh đạo các tỉnh, thành trong vấn đề này. Bộ cần có giải pháp để gắn giáo dục, đào tạo với dạy nghề và nhu cầu sử dụng nhân lực của các ngành, địa phương; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của ngành giáo dục... ( Xem thêm bài viết: Vì sao sách Trung Quốc được các nhà xuất bản ưa chuộng )

Đối với Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình, Thường vụ Quốc hội lưu ý không để án oan đối với người không phạm tội, hạn chế tối đa những vụ án quá hạn theo luật định; bảo đảm áp dụng án treo theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm lớn về kinh tế; khắc phục triệt để tình trạng tuyên án không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thi hành.
Bên cạnh đó Chánh án TAND tối cao cần tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng thẩm phán, hội thẩm nhân dân; bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án nhằm giảm tải án giám đốc thẩm ở TAND tối cao; chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, thanh tra xét xử giám đốc thẩm, kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, kể cả vi phạm pháp luật của thẩm phán và của Tòa án, xử lý nghiêm cán bộ ngành Tòa án vi phạm pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị "tư lệnh" ngành có chương trình, kế hoạch, biện pháp thiết thực để thực hiện những vấn đề đã hứa trước Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước.


Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội nóng chuyện sĩ số lớp học

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, với bậc tiểu học, mặt bằng chung cơ bản đáp ứng được số học sinh ra lớp, tuy nhiên cục bộ sẽ căng thẳng ở một số nơi, phải rà soát kỹ trẻ trong độ tuổi, phân tuyến hợp lý.

Chiều 28-3, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh các lớp đầu cấp sắp tới không có gì thay đổi về phương thức, tuy nhiên điều đáng lo ngại là vấn đề tăng dân số cơ học, đặc biệt tập trung vào học sinh lớp 1 với năm đẹp “lợn vàng”.

Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội nóng chuyện sĩ số lớp học

Thích sinh năm đẹp “Heo vàng” phụ huynh lo tìm chỗ cho con học

Học sinh các cấp đều tăng mạnh

Kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2013-2014 của Hà Nội đưa ra mức dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu với đa số các cấp học. Theo đó, năm học mới các trường mầm non trên địa bàn thành phố dự kiến sẽ đón khoảng 362.000 trẻ mẫu giáo - chiếm 90% số trẻ độ tuổi mẫu giáo. Số lượng học sinh vào lớp 1 là 125.000, lớp 6 là 86.000 học sinh. So với năm học 2012-2013, các bậc học khác đều tăng số lượng học sinh, nhiều nhất là trẻ mẫu giáo, tăng khoảng 35.000 trẻ, tiếp đến là học sinh lớp 1 tăng hơn 11.000 học sinh.
Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, để công tác thi và tuyển sinh năm học mới đạt kết quả tốt, từ đầu tháng 3 UBND thành phố đã có chỉ đạo về việc tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10 THPT năm học
2013-2014. Trong khi quy mô tuyển sinh phần lớn các bậc học đều tăng, các địa phương lại được yêu cầu thực hiện chủ trương “Ba tăng, ba giảm”: tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học; giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn. “Với yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học các quận cần có biện pháp chỉ đạo kiên quyết trong việc giảm sĩ số học sinh trên lớp nhất là với lớp 1, giảm số học sinh trái tuyến” – ông Phạm Văn Đại nhấn mạnh.

“Tăng cục bộ sẽ căng thẳng”

Trước câu hỏi về việc giải quyết số trẻ độ tuổi lớp 1 tăng cao trong khi thực tế hiện nay nhiều trường đã quá tải sĩ số trong lớp học, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, với bậc tiểu học, mặt bằng chung cơ bản đáp ứng được số học sinh ra lớp, tuy nhiên cục bộ sẽ căng thẳng ở một số nơi, phải rà soát kỹ trẻ trong độ tuổi, phân tuyến hợp lý. Các quận, huyện phải công khai, minh bạch trong việc giao quyết định chỉ tiêu. Nêu làm tốt công tác điều tra, phân tuyến sẽ quản lý, kiểm soát được số lượng tuyển sinh trong địa bàn.
Thực tế, năm học 2012-2013, ông Phạm Văn Đại cho biết công tác tuyển sinh các cấp còn một số tồn tại như phân tuyến và giao chỉ tiêu tuyển sinh ở một số quận, huyện còn chưa hợp lý nên có trường tuyển thừa, trường tuyển thiếu số học sinh so với chỉ tiêu được giao; nhiều trường có số lượng học sinh đúng tuyến thấp. Cá biệt có trường chỉ tuyển được chưa đến 10% chỉ tiêu như THCS Mạc Đĩnh Chi - Ba Đình (9,2%). Cũng có những trường chỉ tuyển được một nửa chỉ tiêu như THCS Hạ Đình - Thanh Xuân (41%); THCS Láng Hạ - Đống Đa (48%); THCS Khương Mai - Thanh Xuân (56,4%)...
Nói về khó khăn của địa phương trong công tác tuyển sinh, bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho rằng quan trọng vẫn là có phương án phân tuyến phù hợp vì Hoàn Kiếm vốn rất khó khăn về chỗ học. Chỉ duy nhất ngành học mầm non có 19 trường/19 phường, còn lại tiểu học chỉ có 13 trường, THCS có 7 trường. “Áp lực trái tuyến với quận Hoàn Kiếm rất căng thẳng, nhưng với việc phân tuyến hợp lý quận vẫn đảm bảo để không tăng sĩ số học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu của người học” – bà Cao Thị Ngọc Lan khẳng định.
Trước số liệu dự kiến tăng cao ở học sinh lớp 1, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, trách nhiệm chính là của quận huyện trong việc lo chỗ học, đảm bảo ổn định tình hình. “Tăng 11.000 học sinh nhưng tập trung ở quận, huyện nào thì ngành giáo dục phải nắm chắc. Chỗ nào có đột biến có khó khăn phải báo cáo Sở GD-ĐT và thành phố để có hướng giải quyết. Các cháu học sinh lớp 1 lần đầu tiên đến trường, không thể để tình trạng đẩy qua đẩy lại. Quận, huyện cần có quyết sách sớm tăng lớp hay phân tuyến” – bà Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.
Năm học 2012-2013, toàn thành phố dự kiến có 75.393 học sinh tốt nghiệp THCS. Trên cơ sở đó, Hà Nội dự kiến tuyển vào hệ THPT: 69.920 học sinh (trong đó các trường công lập 54.160 học sinh, các trường ngoài công lập 13.260 học sinh, các trung tâm giáo dục thường xuyên 2.500 học sinh). Tuyển vào hệ GDTX: 4.200 học sinh. Tuyển vào hệ TCCN: 1.400 học sinh.

 

Xét tuyển thí sinh huyện nghèo đầy khó khăn

Sau một năm thực hiện về quy định xét tuyển thí sinh huyện nghèo tại các trường đại học trong cả nước, các vướng mắc và khó khăn đã dần hiện ra như trước kia dự đoán, nhiều trường đã thẳng thừng từ chối tuyển sinh kiểu này.

Năm 2012 bộ GDĐT quyết định xét tuyển các thí sinh thuộc huyện nghèo để tăng cường nhân lực chất lượng cao tại các vùng trũng về giáo dục, theo đó các trường sẽ xét tuyển và đào tạo thí sinh trong một năm trước khi tuyển chính thức. Nhưng từ quy định cho đến thực tế vẫn là một khoảng cách rất xa khi mà các trường còn nhiều vướng mắc thậm chí là từ chối tuyển hệ này.

Xét tuyển thí sinh huyện nghèo đầy khó khăn

Xét tuyển thí sinh huyện nghèo đầy khó khăn

Lý do gì các trường ngại xét tuyển đối tượng này?
 
Trong nhiều lý do được viện minh ra thì có lẽ lý do trình độ của những đối tượng này tương đối thấp và chính là rào cản lớn nhất để đào tạo đối với trường. Thậm chí nhiều trường thẳng thừng từ chối tuyển sinh thí sinh huyện nghèo theo quy chế của bộ.

Nổi tiếng là một trường đào tạo ngành y phía bắc - Đại học Y Thái Bình đã xác định ngay từ đầu là không tuyển vì thật sự đối tượng này nếu tuyển được thì cũng quá ít so với quy mô đào tạo và khó khăn trong việc sắp xếp lớp học cho phù hợp.

Tương tự, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội vẫn tuyển sinh đối tượng này chỉ tuyển chiếu lệ khi đưa ra các yêu cầu gắt gao về hộ khẩu, quá trình học tập và thành tích cá nhân phải vượt trội. Điều hiển nhiên là không phải học sinh nào thuộc đối tượng này đều có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra đó. Thậm chí ngay cả khi trường bị sở GDĐT Thanh Hoá - nơi trường này đặt cơ sở 2 gửi công văn đề nghị thì trường vẫn giữ nguyên quy định xét tuyển như ban đầu.

Ngặt nghèo hơn sau khi đào tạo kiến thức bổ sung

Trường đại học Y Hải Phòng nêu ra một thực tế rất đáng để lưu ý đó là do số lượng tuyển quá ít (chỉ 5% trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh) nên rất khó khăn trong việc tổ chức lớp học, và cũng không dễ dàng gì tuyển được đối tượng này vì các em còn gặp trở ngại lớn hơn đó là lý do kinh tế. Nhiều sinh viên đã có giấy trúng tuyển trong tay nhưng cũng không thể theo học được vì điều kiện tai chính không cho phép.

Điều đáng nói ở đây là sự hỗ trợ về kinh phí cho những học sinh này có thực sự thu hút được thí sinh theo họ hay không. Nhiều học sinh huyện nghèo tỏ ra băn khoăn trước việc phải học bổ sung kiến thức một năm, chi phí phát sinh trong một năm học là gánh nặng mà không phải gia đình nào cũng chịu được nếu không được san sẻ, hỗ trợ. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga “Nếu thí sinh là đối tượng được miễn, giảm học phí, hoặc là đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách thì sẽ được kéo dài việc hưởng chế độ thêm một năm”-

Đại học Vinh là cơ sở tuyển nhiều h5oc sinh huyện nghèo nhất hiện nay cũng rất băn khoan về mô hình này tại trường và trường đang gặp khó khăn thật sự khi các học sinh này khi phải tố chức tới mười lớp học cho 450 thí sinh và phai quản lý tương tự như khi học sinh còn học ở PTTH.

Ông Phạm Minh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh "Khối các em theo học ngành gần với tự nhiên sẽ được tổ chức học năm môn toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa; khối khoa học xã hội học năm môn toán, văn, ngoại ngữ, sử, địa. Tổ chức lớp học thực hiện được một kỳ cho thấy học lực các em nhìn chung rất hạn chế”

Trường không được từ chối xét tuyển vì đây là chính sách từ bộ GDĐT

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng chất lượng học sinh không đồng đều trong khi thực hiện xét tuyển thẳng theo cách này là điều dễ dàng nhận ra. “Song đây là chính sách, các trường phải thực hiện. Sau khi học bổ sung kiến thức, nếu em nào không đạt học lực tối thiểu để theo học ĐH, nhà trường có thể tư vấn, sắp xếp em theo học ngành học, trình độ học phù hợp, chứ không nhất thiết quy chiếu theo nguyện vọng ban đầu nếu em không thật sự đạt yêu cầu về năng lực, nhận thức” - ông Ga nói.

 

Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Vẫn chỉ thi hai môn

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: “Không có sự thay đổi về phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm nay. Hà Nội vẫn tiếp tục thực hiện phương thức “kết hợp thi tuyển với xét tuyển”. Học sinh dự thi 2 môn Ngữ văn và Toán”

Khẳng định này đã xóa bỏ hoàn toàn luồng thông tin trước đó cho hay, năm 2013, Hà Nội sẽ tổ chức thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Ngữ văn và môn thứ 3.
Ông Nguyễn Hữu Độ - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết thêm, kì thi tuyển sinh vào lớp 10 không chuyên năm nay sẽ diễn ra vào ngày 18/6/2013. Đối với lớp 10 chuyên thực hiện phương thức vòng 1 sơ tuyển; vòng 2 thi tuyển. Học sinh dự tuyển lớp chuyên dự thi hai môn Ngữ văn bà Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp không chuyên, học sinh phải dự thi thêm môn Ngoại ngữ và môn chuyên. Học sinh dự thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ phải thực hiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
 
Thí sinh Hà Nội sau buổi thi môn Toán kỳ thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013.
 
Thí sinh Hà Nội dự kỳ thi vào lớp 10 năm học 2012 - 2013.
 
Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2012-2013, toàn Thành phố dự kiến có 75.393 học sinh tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 năm học 2013-2014 đối với hệ THPT là 69.920 học sinh (trong đó các trường công lập 54.160 học sinh, các trường ngoài công lập 13.260 học sinh, các trung tâm giáo dục thường xuyên 2.500 học sinh), giáo dục thường xuyên là 4.200 học sinh và trung cấp chuyên nghiệp 1.400 học sinh.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, năm học 2013-2014 chủ trường của ngành là giảm sĩ số/1 lớp là 42 học sinh.
Theo lịch của Sở GD-ĐT Hà Nội, ngày 18/6/2013, học sinh thi hai môn Ngữ văn, Toán; sáng ngày 19/6/2013 thi môn Ngoại ngữ; ngày 20/6/2013 thi môn chuyên; ngày 21/6/2013 thi nói các môn chuyên Ngoại ngữ.

 

Triển khai mô hình trường học mới tại Việt Nam

Ngày 28/3, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN). Đây là một mô hình trường học mới, được các nhà khoa học giáo dục hàng đầu tại Colombia nghiên cứu.

Mục tiêu của dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam là tạo điều kiện cho trẻ em thuộc các nhóm trẻ khó khăn hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học có chất lượng, thông qua việc đổi mới cách tổ chức các hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học ở trường tiểu học.
Dự án đã triển khai thí điểm từ năm học 2011 - 2012 tại 24 trường của 12 huyện của 6 tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kon Tum và Đắk Lắk. Năm học 2012 - 2013 mở rộng tại 1.447 trường thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Đây là một mô hình trường học mới, được sáng tạo bởi các nhà khoa học giáo dục hàng đầu thế giới và được triển khai khởi nguồn từ Colombia. Mô hình trường học mới đã giúp cho học sinh có những thay đổi tích cực. Với phương châm lấy học sinh là trung tâm, cùng với học qua sách vở, các em được tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn, giúp các em chủ động, tự tin hơn. Đối với các trường có đông học sinh là người dân tộc thiểu số, bên cạnh việc chú trọng giảng dạy song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc), nhiều trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn đã được đến lớp”.
Được biết, tài liệu giảng dạy cho học sinh của mô hình trường học mới không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Cả giáo viên và học sinh đều sử dụng chung cuốn tài liệu này. Tài liệu này sẽ hỗ trợ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập mới, thói quen tự học, tự đánh giá, tự quản lý thời gian, tự thực hành và ứng dụng. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy mới cũng yêu cầu có sự tham gia tích cực gia đình, cộng đồng trong việc phối hợp giảng dạy cho học sinh.
Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt cho triển khai thực hiện từ nguồn tài trợ không hoàn lại của Quỹ hỗ trợ Toàn cầu về giáo dục với tổng kinh phí là 87,6 triệu USD.
Dự án được thực hiện trong 41 tháng kể từ tháng 1 năm 2013

Tuyển công chức, giáo viên ra Trường Sa

Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa vừa thông báo tuyển 12 công chức cấp xã, làm việc tại các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên.

Các chức danh tuyển dụng bao gồm văn phòng – thống kê, tài chính - kế toán, văn hóa - xã hội, tư pháp - hộ tịch. Mỗi chức danh tuyển 3 người.
Người dự tuyển phải là nam giới, từ 25 tuổi đến 40 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Khánh Hòa, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, phù hợp chức danh tuyển dụng...

Tuyển công chức, giáo viên ra Trường Sa, Giáo dục - du học, tuyen dung, giao vien, cong chuc, tuyen giao vien, tuyen cong chuc, viec lam, truong sa, giao duc, tin giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Học sinh ở Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Huy

Việc tuyển dụng sẽ theo hình thức xét chuyển công tác của cán bộ, công chức trong hai ngày 26/4 và 27/4, sau bước này nếu còn chỉ tiêu sẽ xét tuyển mới, ngày 2/3 và 3/5.
Quyết định về việc ban hành Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã thuộc huyện Trường Sa năm 2013 vừa được Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Truyện ký ban hành từ ngày 25/3.

Tuyển công chức, giáo viên ra Trường Sa, Giáo dục - du học, tuyen dung, giao vien, cong chuc, tuyen giao vien, tuyen cong chuc, viec lam, truong sa, giao duc, tin giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Vợ chồng cô giáo Nhung và con trai út học mẫu giáo ở đảo Trường Sa Lớn. Ảnh: Nguyễn Huy

Theo Kế hoạch tuyển dụng, trường hợp nhiều người dự tuyển cùng chức danh có số điểm ngang nhau, thực hiện xét đến các nội dung ưu tiên sau: Người dự tuyển có vợ là giáo viên tiểu học, mầm non hoặc là viên chức y tế (thuộc lĩnh vực sản, nhi) cùng có nguyện vọng ra công tác tại các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa và hội đủ tiêu chuẩn của hộ dân ra sinh sống tại các xã, thị trấn thuộc huyện Trường Sa; Là đảng viên, con em gia đình có công cách mạng.
Bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ:
Sở Nội vụ Khánh Hòa
Ðịa chỉ: Khu liên cơ - 01 Trần Phú - Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa
Ðiện thoại: 84 58 3827095 / 3822086
Trước đó, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông báo tuyển dụng 6 giáo viên ra công tác tại các xã đảo ở Trường Sa.

Đô thị mới Hà Nội: Bùng phát mầm non tư thục

Hưởng ứng chủ trương xã hội hoá, trường mầm non tư thục, nhóm lớp tại Hà Nội mọc lên như nấm tại các khu đô thị mới. Bên cạnh ý nghĩa tích cực, hệ thống trường, nhóm lớp mầm non tư thục cũng đang bộc lộ nhiều bất hợp lý...


Đủ kiểu mô hình
Lớp mầm non Búp măng xanh tại 22B1, Khu đô thị Đại Kim là căn nhà liền kề mặt đường lớn. Hệ thống cửa sổ hai bên căn nhà đều quay ra đường lớn tấp nập xe cộ qua lại khá ồn ào.
Trong vai phụ huynh đi tìm chỗ học cho con, chúng tôi được một cô giáo trẻ tại đây dẫn đi thăm quan từ tầng một đến tầng bốn. Do đóng kín cửa kính tầng một, lại thiếu thiết bị thông khí, điều hoà nên căn phòng khá bức bối bởi mùi thức ăn, ẩm mốc từ bếp.

Đô thị mới Hà Nội: Bùng phát mầm non tư thục, Giáo dục - du học, mam non, truong hoc, truong mam non, tu thuc, truong tu, truong mam non tu thuc, giao duc, tin tuc, tre em, bao, vn, tin giao duc, tin hot, tin hay, tin nong

Thiếu sân chơi, các cháu nhỏ phân hiệu Sunrise (Linh Đàm) phải chơi ngoài vỉa hè. Ảnh: M.T.

Trèo lên cầu thang dốc ngược, chúng tôi bất ngờ nhận ra mô hình “hai trong một”. Đây cũng là nơi gia đình cô “hiệu trưởng” ở. Bếp nấu ăn tập thể được bố trí chung với không gian sinh hoạt của các cháu nên càng thêm chật chội, ngột ngạt.
“Cả Khu đô thị Việt Hưng không có một trường mầm non công lập là vô lý. Trong khi đó, hàng chục ngàn mét vuông đất tại đây bỏ hoang cả chục năm qua được cho thuê kinh doanh nhà hàng, quán nhậu”
Ông Nguyễn Như Điền, phòng 804K4, Khu đô thị Việt Hưng
Ngay gần đó, nằm khuất hẳn trong con ngõ nhỏ tại 24/F1 Đại Kim - Định Công là Trường mầm non Việt Mỹ. Bước vào tầng một, mùi hương khói lẫn với mùi bếp nấu xộc vào mũi. Tầng một tối om, dùng làm nơi để xe cho các cô. Trên các tầng, phòng học khá chật chội.
Tại Khu đô thị Linh Đàm, do nằm ngay mặt đường nên các cháu học tại Phân hiệu Sunrise thuộc hệ thống Trường mầm non tư thục Minh Phương phải chơi trên vỉa hè khá nguy hiểm mỗi khi có xe cộ chạy qua.
Cũng giống như nhiều cơ sở khác, trường này là một căn nhà liền kề được thuê lại, bố trí dày đặc các lớp học. Tại tầng 2 nhà này, do không cải tạo lại nhà nên vào lớp này phải đi qua lớp kia khá bất tiện, ồn ào và thiếu sự độc lập về không gian sinh hoạt cho các cháu.
Hệ thống bảo vệ chống tai nạn tại Phân hiệu Sunrise chỉ mang tính hình thức, tấm lưới màu trắng đục treo lơ lửng từ tầng một lên tầng 3 nhưng không được buộc hay níu vào đâu cả. Vào buổi trưa, khi bếp ăn ở tầng một nổi lửa là cả cô và cháu cùng hít chung mùi gas, mùi mắm muối không mấy dễ chịu.
Tại Khu đô thị Việt Hưng thuộc quận Long Biên, chỉ chừng hai mươi phút chúng tôi đã đếm được tới 9 trường mầm non tư thục, với những cái tên khá kêu như: Thế giới trẻ thơ, Thiên thần nhỏ, Sao Việt...
Riêng Trường mầm non Hải Phương có tới 3 cơ sở tại khu đô thị Việt Hưng. Trong đó, một cơ sở nằm cheo leo trên khu căn hộ thuộc K12 Việt Hưng. Ngoài ra, tại Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, nhiều nhóm lớp mầm non được treo biển là “trường mầm non”...
Vắng bóng trường công lập
Bác Nguyễn Như Điền, trú tại phòng 804K4, Khu đô thị Việt Hưng cho biết do thu nhập của vợ chồng người con trai quá thấp nên không thể thuê người giúp việc, cháu lớn 5 tuổi hằng ngày mẹ đưa đi học, còn đứa nhỏ mới 5 tháng giao lại cho ông nội. Bác Điền cho hay, lý do phải đưa cháu lớn đi học xa là các trường tư thục trong khu đô thị học phí đều từ 2,3 đến 3 triệu đồng/tháng, gia đình không thể lo được.
Ông Đặng Văn Trường, Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo quận Hoàng Mai cho biết, hiện nay, quận có 26 trường mầm non công lập và tư thục được cấp phép trên địa bàn 14 phường. Theo quy định, những nơi phải có 6-7 nhóm lớp trở lên thì mới đủ quy mô thành lập trường.
Ngoài ra, toàn quận còn có 150 nhóm lớp mầm non quy mô nhỏ do UBND các phường cấp phép. Các lớp này không được phép đề tên là trường mà phải ghi rõ là “lớp mầm non”.
Cũng theo ông Trường, đúng là nhóm lớp mầm non bây giờ mọc lên nhiều, ai cũng mong muốn các cháu được học ở những trường đạt tiêu chuẩn, có sân chơi, cây xanh rộng rãi. Tuy nhiên, các khu đô thị lớn tại quận Hoàng Mai như Pháp Vân - Tứ Hiệp, Linh Đàm, Định Công... đều không có trường công lập, trong khi đất xây trường bỏ hoang khắp nơi.
Với các trường khi được cấp phép đều phải tuân theo quy hoạch, nhưng với lớp mầm non thì không quy hoạch mà theo đề nghị của nhà đầu tư, nhu cầu của người dân.
Một nguyên nhân dẫn tới các lớp mầm non mọc lên nhiều những năm vừa qua, theo ông Trường, đó là dân số tăng nhanh. Năm 2004, quận Hoàng Mai chưa đầy 18 vạn dân thì đến nay số dân đã lên đến 35 vạn.
Trường mầm non công lập mới chỉ đáp ứng được gần 40% nhu cầu. “Về chuyên môn, hiệu trưởng các trường mầm non công lập giúp cho quận quản lý các lớp mầm non tư thục. UBND phường chịu trách nhiệm cấp phép mở lớp. Năm qua, quận Hoàng Mai đã đình chỉ một số lớp mầm non vi phạm...”- ông Trường khẳng định.
Đình chỉ trường mầm non không đủ điều kiện
Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các Sở GD-ĐT tăng cường quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập, theo đó cơ quan quản lý các cấp phải tăng cường rà soát, kiểm tra, kiên quyết đình chỉ các cơ sở GD mầm non không đủ điều kiện hoạt động. Đối với cơ sở GD mầm non đang hoạt động mà chưa được cấp phép cần hướng dẫn, hỗ trợ để chủ trường, chủ nhóm lớp hoàn thiện các điều kiện để được cấp phép theo quy định.
Minh Tuấn - Quý Hiên

Trò vùng lũ làm nhà tránh lụt

Với mong muốn giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng chống lụt, đề tài "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt” của 3 học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đoạt giải nhất Hội thi Khoa học và Kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông (VISEF) Quảng Trị 2013.

Lũ miền Trung thường lên xuống rất nhanh, diễn biến phức tạp. Địa hình nhiều nơi hiểm trở, chia cắt nên việc di dời, cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy rất cần có những giải pháp tại chỗ để ứng phó. Nhóm nghiên cứu đề tài nói trên gồm các học sinh Trần Thị Tố Như (lớp 9C), Võ Duy Khánh (9B) và Lê Thanh Thiên (9C) đã xuất sắc vượt qua gần 80 mô hình ở cuộc thi cấp tỉnh để giành giải nhất ngoạn mục ở Hội thi VISEF Quảng Trị 2013.
Nước lên, nhà nổi
Về mặt khoa học, ý tưởng của nhóm học sinh thiết kế "Ngôi nhà sống chung với lũ lụt” chủ yếu dựa trên hai phần. Phần cố định chính là 8 trụ sắt trượt chống rỉ, mái hiên trước và mái hiên sau làm bằng gỗ hoặc mái tôn. Phần nổi bao gồm bên dưới là hệ thống thùng phi với khoảng từ 30 - 42 thùng, và phần nhà bên trên làm bằng gỗ (nhóm 3, 4) nhẹ.
Tính toán tất cả chi phí của vật liệu, ngôi nhà trên thực tế theo giá cả thị trường chỉ có 45 - 50 triệu đồng, tương đương với số tiền xây nền nhà cao, xây hành lang bảo vệ lũ. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên nguyên lý khi có lũ, nước dâng đến đâu, nhà sẽ dâng đến đấy nhờ lực đẩy của thùng phi và hệ thống trượt để ngôi nhà nổi lên tránh lũ, trọng tải mà ngôi nhà có khả năng nâng lên đến 4,7 tấn.
Khả năng sáng tạo của nhóm còn thể hiện ở chỗ: bên cạnh việc tránh lũ, ngôi nhà còn có khả năng chống bão, bằng cách tính lực gió đẩy, gió hút hai bên để cân đối mua dây cáp neo về 8 múi của ngôi nhà đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Em Trần Thị Tố Như cho biết thêm: Quê em ở thôn Tân Định thuộc vùng trũng xã Triệu Long - một xã nghèo nằm ven sông Thạch Hãn. Hằng năm mùa mưa kéo dài mỗi trận lụt ngập úng thường tới 5 - 6 ngày. Người dân chỉ biết nước lên đến đâu kê đồ đạc lên đến đó, hoặc di dân đến vùng cao vô cùng vất vả. Nhà cửa tạm bợ, thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Em muốn sáng tạo giúp bà con quê em bớt vất vả mỗi khi lũ đến, mưa về và yên tâm ở lại quê nhà làm ăn sinh sống…

Trò vùng lũ làm nhà tránh lụt, Giáo dục - du học, sang tao, hoc sinh, lu lut, chong lu lut, vung lu, giao duc, tin giao duc, tin nhanh, tin nong, tin hot, tin hay, tin tuc, bao, vn

Cô giáo Nguyễn Thị Vân và nhóm tác giả  "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt”

Giá trị phục vụ dân sinh cao
Để thực hiện được đề tài này, nhóm các em phải vận dụng nhiều kiến thức ở trường kết hợp với tiến hành khảo sát thực tế ở các vùng trũng nơi thường hay bị lũ lụt. Đặc biệt được cô giáo dạy toán Nguyễn Thị Vân trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn, các em đã vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu… Trong khoảng 6 tháng, nhóm vừa đảm bảo học tập vừa dành thời gian cùng nhau hoàn thành "ngôi nhà” dịp cuối năm 2012.
Chỉ một trận lũ lớn vào tháng 9/2009 chia cắt miền Trung đã làm chết và mất tích 86 người. Tại Quảng Trị trận lũ này nhấn chìm hơn 21.400 căn nhà ngập sâu trong nước từ 1 - 3m, đã làm chết 5 người và bị thương 18 người.
Cô giáo Vân cũng quê ở Triệu Phong. Đồng cảm với bà con quê hương vùng lũ lụt và hiểu thấu mơ ước của học trò, mặc dù bận nhiều việc của trường nhưng cô tìm mọi cách hỗ trợ, tận tình động viên các em. "Nếu không có sự giúp đỡ của cô Vân thì ước mơ của các em chỉ dừng lại ở mơ ước. Trong lúc chuẩn bị thi huyện, con cô phải đi điều trị ở Bệnh viện 108 (Hà Nội) nhưng cô vẫn nán lại một vài ngày giúp các em, để chồng đưa con đi trước. Sau đó, khi ra Hà Nội, cô liên tục gửi email chỉnh sửa bài và không quên động viên các em phải cố gắng hoàn thành ước mơ của mình” - em Tố Như nhớ lại.
Chứng kiến thí nghiệm đổ nước vào ngôi nhà tự động nổi lên, nước dâng đến đâu nhà nâng đến đó tại hội thi cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người mong muốn có sự hỗ trợ của các nhà khoa học và sự quan tâm của các cấp chính quyền, để đề tài có tính khả thi của các em sớm được áp dụng vào thực tế.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết ngày 27/3, thầy Lê Bá Cường - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ: "Trường chúng tôi đóng trên địa bàn thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, có bề dày thành tích và từng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu là nhiệm vụ được nhà trường quan tâm thường xuyên”. Kỳ thi VISEF năm trước, trường đoạt giải 3 cấp tỉnh. Năm nay đoạt giải nhất với "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt”. Ban giám hiệu luôn có kế hoạch, nội dung chỉ đạo phù hợp để hằng năm có được số lượng học sinh giỏi thuộc tốp đầu các trường THCS trong tỉnh.
Nhóm 3 học sinh đoạt giải 2013 này nhiều năm liền đều là học sinh giỏi. Kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật cấp tỉnh 2013, Lê Thanh Thiên đạt giải nhì và Võ Duy Khánh đạt giải ba. Trần Thị Tố Như đạt giải ba cuộc thi giải toán qua mạng. "Tuổi dù nhỏ nhưng đề tài của các em có ý nghĩa xã hội rất lớn, hội đủ các yếu tố của một công trình nghiên cứu khoa học về tính sáng tạo và có giá trị phục vụ dân sinh cao. Ngôi nhà có khả năng ứng dụng rất cao này hy vọng mở ra cơ hội cho người dân miền Trung sống chung với lũ, trước hết là giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra” - cô giáo Vân nói.

Lớp học miễn phí của cô giáo chuyển giới

Ở TP.HCM có khá nhiều lớp học đặc biệt, trong đó, tại Q.4, có lớp luyện ôn thi CĐ, ĐH miễn phí cho sĩ tử của cô giáo chuyển giới nổi tiếng Phạm Lê Quỳnh Trâm.

Lớp luyện thi "trả ơn đời"
Đều đặn mỗi tối, bạn Võ Yến Thư (28 tuổi) lại chạy xe đến Trung tâm dạy nghề Q.4 (TP.HCM) để ôn thi các môn Toán, Lý, Hóa của cô giáo chuyển giới Phạm Lê Quỳnh Trâm. Theo khả năng của mình, Yến Thư chỉ đóng học phí 4 triệu đồng cho một khóa ôn luyện 5 tháng.

Lớp học miễn phí của cô giáo chuyển giới, Giáo dục - du học, Luyen thi dai hoc, on thi dai hoc, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyển sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc, co giao chuyen gioi

Lớp học nhỏ của cô chỉ rộng khoảng 28m2

Tuy nhiên, có những bạn chỉ đóng 300.000 đồng mỗi tháng hoặc được cô giáo Quỳnh Trâm hoàn toàn miễn phí. Thực ra, khi mới mở lớp (tháng 10/2012), lớp học hoàn toàn miễn phí cho người học, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đó là cách để “trả ơn đời” của cô giáo Quỳnh Trâm.

Lớp học miễn phí của cô giáo chuyển giới, Giáo dục - du học, Luyen thi dai hoc, on thi dai hoc, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyển sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc, co giao chuyen gioi

Lớp có khoảng 30 học viên theo học mỗi ca.

Lớp học dạy những môn Toán, Lý, Hóa, Sinh cho thí sinh chuẩn bị thi đại học, cao đẳng. Thời gian đầu, nghe nói có lớp luyện thi miễn phí, Quỳnh Thư liền đăng ký và rồi gắn bó với lớp gần nửa năm nay vì “mình thích cách dạy của cô”.
Quỳnh Thư cho biết: “Mới học cô khoảng 3 tuần, mình đã thấy phương pháp cô dạy rất hiệu quả. Cô dạy kỹ và dễ hiểu nên mình đã củng cố kiến thức mà mình đã mất đi một thời gian rất dài”. Quỳnh Thư chỉ học hết lớp 9, rồi sau đó đi học trung cấp. Sau khi học lớp của cô Quỳnh Trâm, Thư tự tin đăng kí dự thi vào CĐ Kinh tế.
Từ những người học đầu tiên như Quỳnh Thư, đến nay lớp học đã có hơn 100 học sinh, học vào các buổi sáng và tối. Lớp học chỉ rộng khoảng 28 m2, nên mỗi ca có khoảng 30 người học.

Lớp học miễn phí của cô giáo chuyển giới, Giáo dục - du học, Luyen thi dai hoc, on thi dai hoc, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyển sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc, co giao chuyen gioi

Cô giáo luôn dạy cặn kĩ từng bài, hỏi từng học sinh xem đã hiểu bài chưa

Giúp những em học yếu bởi các em ít có sự lựa chọn
Lớp học được cô giáo mở ra vì lý do đơn giản: cô giáo Quỳnh Trâm đã đứng trên bục giảng được 12 năm, với cô dạy học là việc cần làm. Cô chia sẻ: "Cô thích dạy học và muốn dạy cho những học sinh có học lực yếu, giúp các em học tốt, vì các em có ít sự lựa chọn trong học tập. Còn những em học sinh giỏi, các em có nhiều sự lựa chọn hơn. Dù dạy các em học lực yếu có cực hơn nhưng khi các em đạt được kết quả tốt, cô thấy rất hạnh phúc”.
Thời gian đầu miễn phí, nhưng “học miễn phí một thời gian, nhiều học sinh đề nghị được thu học phí để san sẻ với cô, cũng như có kinh phí thuê lớp”, cô giáo Quỳnh Trâm kể lại. Như bạn Nguyễn Trần Đăng Khoa (lớp 12, trường THPT Lê Thị Hồng Gấm), gia cảnh khó khăn, sống với ông bà nên Khoa chỉ đóng học phí 300.000 đồng mỗi tháng.
Đăng Khoa tâm sự: “Cô rất tốt với em. Cô thường hay tâm sự với em về cuộc sống của cô, rồi động viên em nhiều điều lắm. Không chỉ với em, mà nhiều bạn khác, cô đều rất gần gũi. Cô dạy học rất kỹ và dễ hiểu, chẳng hạn môn Hóa trước kia em chỉ điểm dưới trung bình nhưng giờ em thường xuyên được 7, 8 điểm”.
Bạn Nguyễn Lê Thủy Tiên, bạn cùng lớp với Khoa giải thích thêm: “Ở lớp học, môn Hóa thì giáo viên hay tạo áp lực, lại khô khan, thầy cô cũng ít giỡn với học sinh. Nhưng cô Trâm thì dạy học rất vui, sau giờ học cô còn hay dẫn cả lớp đi ăn kem, ăn chè”. Thủy Tiên học yếu nhất môn Hóa, thường chỉ được 3–4 điểm, sau khi được cô Trâm kèm, Tiên đã có thể đạt 6–7 điểm.

Lớp học miễn phí của cô giáo chuyển giới, Giáo dục - du học, Luyen thi dai hoc, on thi dai hoc, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyển sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc, co giao chuyen gioi

Theo nhận xét của nhiều học sinh, cô giáo Quỳnh Trâm dạy học dễ hiểu và cô rất thân thiện, hài hước

Hỏi về phương pháp dạy học, cô giáo Quỳnh Trâm cho rằng: “Mình chỉ có phương pháp là dạy nhiệt tình”. Nhiệt tình là khi mỗi lần giảng bài xong, cô đều xuống từng bàn hỏi học sinh đã hiểu bài chưa. Nhiệt tình là khi cô giáo luôn dành đến một giờ để giảng lại bài hôm trước cho học sinh hiểu kỹ hơn. Học sinh hiểu kỹ, bài mới mới được bắt đầu. Dù còn đi luyện thanh để chuẩn bị cho một liveshow sắp diễn ra nhưng không vì thế mà cô bỏ rơi lớp.
Chia sẻ về việc làm của mình, cô giáo Quỳnh Trâm bộc bạch: “Ngoài giúp đỡ các em học tốt hơn thì qua đó cô cũng muốn cho xã hội hiểu rằng những người chuyển giới, họ cũng làm việc, cũng đóng góp cho xã hội như mọi công dân trong xã hội, để mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn, giúp người chuyển giới dễ dàng hòa nhập cộng đồng”.

Hà Nội sẽ hết cảnh trắng đêm xin học cho con

Tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội chiều 28/3, GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cam kết "mùa tuyển sinh năm học 2013-2014 Hà Nội tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xếp hàng qua đêm xin học cho con..."

Phương án khắc phục tình trạng quá tải ở một số trường được ông Độ cam kết sẽ đảm bảo kế hoạch “ba tăng ba giảm” (ba tăng: tăng quy mô tuyển sinh, chất lượng công tác tuyển sinh, cơ sở vật chất cho các trường; ba giảm: giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp, giảm số lớp đối với những trường có số lớp quá lớn)...
“Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xếp hàng qua đêm để tuyển sinh” - ông Độ nhấn mạnh. Đồng thời tiến hành bốc thăm để đảm bảo công bằng tương đối cho phụ huynh ở một số trường được coi như giải pháp tạm thời nhằm giảm sức nóng mùa tuyển sinh đầu cấp.
Theo đó, các quận huyện, phòng GD-ĐT cần rà soát số trẻ trong độ tuổi tới trường nhằm phân tuyến, giao chỉ tiêu công khai minh bạch. Phấn đấu đến 2015, số học sinh/lớp bậc THCS, THPT đạt 40 HS/lớp, tiểu học, mầm non: 30 HS/lớp.

Hà Nội sẽ hết cảnh trắng đêm xin học cho con, Giáo dục - du học, tuyen sinh mam non, tre mam non, truong mam non, phu huynh, giao duc, tin giao duc, tin tuc, tin nhanh, tin hot, bao, tin tuc, vn

Năm học 2012-2013 dù có nhiều cố gắng nhưng công tác tuyển sinh bậc mầm non, lớp 1 và lớp 6 của Hà Nội còn nhiều tồn tại (Ảnh minh họa)

Theo thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm học 2013-2014 dự kiến số học sinh vào lớp 1 là 125.000 cháu, tăng 11.000 cháu so với năm 2012 (114.000 cháu).
Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc chỉ đạo, với 11.000 trẻ vào lớp 1 năm nay rơi vào quận huyện nào ngành giáo dục phải nắm rõ. Nếu tập trung tại các quận trung tâm khi triển khai gặp khó khăn cần báo cáo ngay cho UBND TP để tìm hướng giải quyết, tránh việc “tự sáng tác” để xử lí.
“Tôi đề nghị phải giải quyết chuyện quá tải, làm sao để trẻ và gia đình thấy được hạnh phúc khi đến trường” – bà Ngọc nhấn mạnh.
Năm học 2012-2013 dù có nhiều cố gắng nhưng công tác tuyển sinh bậc mầm non, lớp 1 và lớp 6 của Hà Nội còn nhiều tồn tại. Sở GD-ĐT thành phố thừa nhận việc phân tuyến và giao chỉ tiêu tuyển sinh ở một số quận huyện còn chưa hợp lý nên có trường thừa, trường tuyển thiếu.
Một số trường có số lượng học sinh đúng tuyển thấp, cá biệt có những trường quá thấp như: THCS Mạc Đĩnh Chi (Ba Đình): 9,2%, THCS Hà Huy Tập (Hai Bà Trưng): 57,5%, THCS Láng Hạ (Đống Đa): 48%, THCS Khương Mai (Thanh Xuân): 56,4%, THCS Hạ Đình (Thanh Xuân): 41%, THCS Thịnh Liệt (Hoàng Mai): 52,8%, THCS Đại Kim (Hoàng Mai): 57,2%.
Nguyên nhân được chỉ ra: Do di dân cơ học tăng nhanh, cơ sở vật chất, phòng học chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh dẫn tới quá tải ở một số trường công lập. Công tác điều tra số trẻ ở từng độ tuổi chưa chính xác, việc phân tuyến và giao chỉ tiêu tuyển sinh chưa hợp lý...

Hé lộ danh sách khống để xén tiền nhà giáo?

Không chỉ cắt xén tiền thu hút ưu đãi của giáo viên, phòng Tài chính huyện Cẩm Thuỷ (Thanh Hóa) còn lập rất nhiều danh sách khống để trình báo lên sở Tài chính.

Hàng loạt danh sách khống
Từ câu chuyện một số cán bộ giáo viên muốn chuyển trường phải ký cam kết “không được nhận tiền thu hút ưu đãi vùng đặc biệt khó khăn”. Lần theo những thông tin trên, chúng tôi đã có cuộc làm việc với bà Mai Thị Hà, Trưởng phòng Tài chính huyện Cẩm Thuỷ về vấn đề này.
Liên quan tới việc cấp kinh phí sai cho các giáo viên, bà Hà đã đưa ra cuốn sổ “Báo cáo nhu cầu kinh phí trợ cấp đối với cán bộ công chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo NĐ 116/2010/NĐ-CP” trình Sở Tài chính Thanh Hoá phê duyệt kinh phí.

Hé lộ danh sách khống để xén tiền nhà giáo?, Giáo dục - du học,

Danh sách hồ sơ khống của Trường THCS Cẩm Giang

Theo đó, Trường THCS Cẩm Giang, danh sách chế độ trợ cấp cho giáo viên đã bị khai khống thâm niên lên hàng loạt. Cụ thể, phụ cấp công tác lâu năm, hệ số phụ cấp được hưởng theo thời gian thực tế làm việc như hệ số 0,5 (thời gian làm việc từ đủ 5 năm đến 10 năm); 0,7 (thời gian làm việc từ 10 năm đến dưới 15 năm); 1,0 (thời gian làm việc từ đủ 15 năm trở lên) đều bị khai tăng so với thực tế.
Danh sách khống của 18 giáo viên trường THCS Cẩm Giang được lập ngày 28/3/2012, do Hiệu trưởng Trịnh Thị Diệp đóng dấu, ký tên.
Mang danh sách này đối chiếu với một số giáo viên như thầy Trịnh Tuấn, cô Thang Thị Dung, thì hai người này đều chưa đủ 5 năm công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy đồng nghĩa với việc phòng tài chính đã sử dụng danh sách khống để xin phê duyệt kinh phí.
Nhưng khi chúng tôi đưa danh sách của phòng tài chính cung cấp để cho thầy Tuấn và cô Dung xem thì hai người này ngơ ngác, vì không hiểu tại sao họ lại có trong danh sách được hưởng phụ cấp công tác lâu năm. Tính đến thời điểm hiện tại thầy Tuấn chỉ mới dạy được 4 năm ở trường Cẩm Giang.
Theo đó, nếu cứ áp theo danh sách của phòng tài chính, thì với thâm niên 5 năm công tác khống này thầy Tuấn sẽ được hưởng phụ cấp theo hệ số 0,5 x với mức lương cơ bản 730 ngàn đồng x 20 tháng (theo danh sách của phòng tài chính lập) thì số tiền đó lên đến 8,3 triệu đồng. Tăng thêm so với thực tế 50%. Nhưng thực tế thầy Tuấn chưa nhận được đồng nào. Đối với những giáo viên được khai khống lên hệ số 1.0 thì số tiền tăng lên gấp đôi.
Danh sách của Trường THCS Cẩm Giang có 18 giáo viên. Trong đó chiếm 44,4% được hưởng hệ số 1,0; 16,7% được hưởng hệ số 0,7 và hệ số 0,5 là 38,9% thực tế đều là con số ảo. Gần một nửa số giáo viên Trường THCS Cẩm Giang đã được “phù phép” để đạt thâm niên trên 15 năm công tác tại vùng đặc biệt khó khăn (hệ số 1,0). Nhưng trên thực tế, nhà trường chỉ có 1 giáo viên đạt hệ số 0,7.
Tại bảng truy lĩnh phụ cấp công tác lâu năm, phụ cấp thu hút Nghị định 116 của trường Cẩm Giang (lập ngày 9/7/2012), các giáo viên không hề được nhận số tiền trên.
Cô Trần Thị Thuỷ, năm 2010 đang dạy tại xã Cẩm Giang thì có quyết định điều động về dạy tại trường Tiểu học xã Cẩm Châu, nhưng cũng bị cắt chế độ thu hút một cách vô lý.
Đáng nói là tại danh sách trình Sở Tài chính xin cấp kinh phí 116 vẫn có tên cô Thuỷ với khoản phê duyệt lên tới 26 triệu đồng. Nhưng cô Thuỷ cho biết “Tôi chưa hề được nhận số tiền trên, ngoài mỗi khoản tiền thâm niên công tác ít ỏi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc khai khống hồ sơ còn xảy ra tại nhiều xã khác...
Phòng tài chính ‘ém’ thông tin?

Hé lộ danh sách khống để xén tiền nhà giáo?, Giáo dục - du học,

Cuốn sổ báo cáo của phòng tài chính

Liên quan tới việc Phòng Tài chính huyện khai khống hồ sơ, chúng tôi đã đối chiếu thông tin tại Sở Tài chính Thanh Hóa để làm rõ.
Ông Lê Ngọc Hoàng, Trưởng phòng Quản lý ngân sách huyện xã Sở Tài chính Thanh Hoá cho biết, sau khi tiếp nhận báo cáo của các đơn vị, dựa trên cơ sở đơn vị báo cáo lên để Sở cân đối cấp ngân sách trọn “gói” theo từng năm, chứ không cấp riêng từng đối tượng.
"Ngân sách khi đã phân về địa phương - phòng Tài chính huyện sẽ có trách nhiệm chi trả cho các đối tượng. Kinh phí sử dụng không hết sẽ để năm sau, thiếu thì để nghị bổ sung tiếp. Việc chi sai hay đúng, UBND huyện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm" - lời ông Hoàng.

Hé lộ danh sách khống để xén tiền nhà giáo?, Giáo dục - du học,

Trước bản danh sách kê khai khống, bà Hà đều không đưa ra câu trả lời rõ ràng

Năm 2011 và 2012, Sở Tài chính Thanh Hóa đã cấp kinh phí 116 cho huyện Cẩm Thuỷ hơn 9,246 tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi, bà Hà khẳng định danh sách báo cáo trình lên Sở Tài chính là con số chính xác. Danh sách được lập bởi UBND xã, trường học. Phòng tài chính sẽ đối chiếu hồ sơ từ Phòng Nội vụ, duyệt chi tiết từng đối tượng, sau đó mới trình lên Sở. Khi nhận kinh phí, Phòng tài chính chỉ căn cứ duy nhất vào danh sách này để chi cho các giáo viên. “Quy trình chặt chẽ nên không thể sai sót”, bà Hà nhấn mạnh.
Tuy nhiên, khi bản danh sách khống được đưa ra, bà Hà trả lời vòng vo rồi cho rằng: “đây chỉ là danh sách do các đơn vị trình lên”.
Khi chúng tôi yêu cầu danh sách chi trả chi tiết cho các đơn vị hằng năm và con số báo cáo tài chính trong năm đó thì bà Hà lại không đưa ra được với lý do “chưa thống kê xong”?
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ - Phạm Viết Hoài cho biết, ông cũng không hề biết thông tin này, cũng như chưa nhận được phản ánh của người dân. Khi tiếp nhận thông tin - ông Hoài cam kết: “Chúng tôi sẽ yêu cầu phòng tài chính báo cáo rõ về vấn đề này. Quan điểm của huyện ai sai đâu xử lý đó.”

Ôn thi qua mạng "lên ngôi"

Đây là thời gian cao điểm thí sinh ôn thi ĐH, các trung tâm luyện thi cũng mọc lên như nấm, tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, hiện nay cách ôn thi qua mạng đang hút thí sinh.

Mặc dù quy định siết chặt liên thông của Bộ GD-ĐT tạo thêm điều kiện chiêu sinh thuận lợi cho các trung tâm luyện thi (TTLT) do có thêm học sinh, sinh viên đang học tại các trường trung cấp, CĐ ôn thi lên ĐH nhưng theo đại diện nhiều TTLT, năm nay các lò luyện cũng vẫn ế.
Hẩm hiu lò luyện
Ông Nguyễn Đức Quốc, Giám đốc TTLT 60 An Sương (quận 12 - TPHCM), cho biết do năm nay Bộ GD-ĐT siết chặt quy định liên thông nên thí sinh (TS) đang học tại các trường trung cấp, CĐ cũng là đối tượng luyện thi, đẩy TS đến các TTLT đông hơn mọi năm. “TTLT 60 An Sương tính đến thời điểm này có khoảng 1.300 TS đăng ký, tăng hơn 30% so với năm ngoái” - ông Quốc cho biết.
Tuy nhiên, không có nhiều TTLT may mắn như trên. Theo khảo sát của chúng tôi, đây là thời gian cao điểm ôn thi nhưng rất nhiều TTLT “ế” TS. Vào hỏi một TTLT trên đường Tô Hiến Thành (quận 10), nhân viên ghi danh cho biết TS đến ghi danh thưa thớt. “Nói là luyện thi tất cả các khối nhưng riêng khối C chỉ có vài em ghi danh, quá ít nên chúng tôi không thể mở lớp”.
Trên các tuyến đường Cây Trâm, Nguyễn Văn Bảo, Trần Thị Nghỉ (quận Gò Vấp), nhiều TTLT cũng treo bảng chiêu sinh rất hoành tráng nhưng khi vào hỏi, chúng tôi đề nghị được để lại số điện thoại, chờ thêm người đăng ký rồi trung tâm mới mở lớp. Tại TTLT Đô Thành, đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh (trung tâm này bị đình chỉ chiêu sinh năm 2012) cũng thông báo luyện thi tất cả các khối, riêng khối C chỉ tổ chức ôn môn văn. TTLT này còn đưa ra hình thức ở nội trú giá rẻ để hút TS.

Ôn thi qua mạng "lên ngôi", Giáo dục - du học, luyen thi, lo luyen thi, on thi, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyển sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc

Trong giờ ôn thi của học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 - TPHCM - Ảnh: Tấn Thạnh

Giám đốc một TTLT tại quận 3 - TPHCM cho biết TS hiện nay rất tỉnh táo nên không dễ dàng chọn lựa những TTLT không mấy tên tuổi mà sẽ chọn những nơi uy tín, dù phải chịu mức học phí cao. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại TTLT Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đến ngày 14/3 đã khóa sổ đăng ký luyện thi các khối B, C, D dù rất nhiều TS có nguyện vọng muốn học. Theo một nhân viên ghi danh, chỉ còn khối A mới ghi danh học được hoặc phải chờ đến giữa tháng 5 trường mở khóa luyện thi cấp tốc.
Tại các TTLT Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM có mức giá ôn thi cho khóa 4 tháng, 3 môn dao động từ 3,5-4 triệu đồng. Cụ thể, khóa luyện thi từ 25/2 đến 30/6 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cho 3 môn là 3,5 triệu đồng, học 2 môn là 2,7 triệu và 1 môn là 1,8 triệu đồng. Theo nhân viên ghi danh, các giáo viên tại đây đều là của ĐH Quốc gia TPHCM tham gia giảng dạy.
Chuộng ôn thi trực tuyến
Giám đốc một TTLT tại quận 3 - TPHCM nhận định những năm gần đây xu hướng ôn thi của TS đã có sự cân nhắc kỹ lưỡng do các em có nhiều kênh để chọn như thuê gia sư, ôn thi trực tuyến. Trong đó, việc ôn thi trực tuyến đang là xu hướng vì những tiện ích như không mất nhiều thời gian, chi phí, ngân hàng đề thi ngày càng đa dạng.
Theo thống kê của trang onthi.net.vn, hiện tại đã có hơn 600.000 lượt truy cập. Trong khi đó, website hocmai.vn đã có hơn 1 triệu thành viên đăng ký tham gia.
Em Trần Lê Bảo Trâm, Trường THPT Marie Curie - TPHCM, cho biết chỉ đăng ký học thêm môn toán tại nhà thầy, còn các môn lý, hóa và sinh em tự học trên mạng. Không những có nhiều dạng bài tập để thực hành mà ôn thi qua mạng còn có thể tham gia trao đổi, thảo luận với nhiều bạn khác trên diễn đàn. Nhiều bạn có ý tưởng rất hay nên chúng em nhớ lâu và làm bài tập thuần thục hơn.
Chính vì TS chuộng ôn thi qua mạng nên nhiều giáo viên THPT cũng chuyển từ dạy tại các TTLT sang cộng tác với các website ôn thi trực tuyến. Cô H., giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi (quận 4), cho biết: “Một vài TTLT cũng ngỏ ý mời tôi cộng tác nhưng chỉ cần cái tên, còn người giảng dạy trực tiếp lại là giáo viên khác nên tôi không đồng ý. Năm nay, tôi cùng một vài đồng nghiệp tham gia giảng dạy và tư vấn trực tiếp cho học sinh trên trang ôn thi qua mạng.
Học qua mạng là xu hướng tích cực, vừa rẻ tiền, giáo viên và học sinh đều mất ít thời gian. Học qua mạng còn tập cho các em có tính tự học cao, tính độc lập trong học tập. Đây cũng là cách để các em tập làm quen với việc tự nghiên cứu để sau này khỏi bỡ ngỡ khi bước vào ĐH”.
Có kế hoạch ôn thi phù hợp
Năm 2012, Sở GD-ĐT TPHCM đã đình chỉ 6 TTLT không phép, trong đó nhiều TTLT ngay sau khi đình chỉ vẫn chiêu sinh trở lại. ThS Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên văn Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), khuyên: TS nên tỉnh táo trước các chiêu trò lôi kéo của các TTLT và có kế hoạch ôn thi phù hợp, hiệu quả nhất, không phải cứ tìm đến lò luyện là vào được ĐH. Đối với TS đang là học sinh THPT có thể ôn thi với các giáo viên đã có kinh nghiệm lâu năm tại các trường THPT. Còn đối với những TS tự do thì tốt nhất nên tìm đến các TTLT uy tín.

Cảm động lễ tốt nghiệp cho sinh viên có cha hấp hối

Trường Đại học California tại Santa Barbara đã tiến hành một lễ tốt nghiệp đặc biệt dành cho chàng sinh viên có cha hấp hối, Huffington Post đưa tin.

Người cha yên lòng nhắm mắt khi thấy con cầm tấm bằng tốt nghiệp
 
Người cha yên lòng nhắm mắt khi thấy con cầm tấm bằng tốt nghiệp.
 
Bức ảnh về lễ tốt nghiệp đặc biệt dành cho một học sinh có người cha sắp qua đời lan truyền trên mạng Reddit vài ngày qua đã khiến nhiều người rơi nước mắt.
 
Đại học California tại Santa Barbara đã sắp xếp một buổi lễ tốt nghiệp riêng cho em trai của một thành viên mạng Reddit để người cha có thể nhìn thấy con trai mình cầm tấm bằng đại học trước khi nhắm mắt xuôi tay.

“Cha tôi đã qua đời ngày hôm qua, đây là hình ảnh tỉnh táo cuối cùng của ông”, anh trai của chàng sinh viên chia sẻ câu chuyện kèm bức ảnh trên mạng ngày 24/3.
 
Bốn anh chị em sau bữa ăn trưa cùng cha
 
Bốn anh chị em sau bữa ăn trưa cùng cha.

Một thành viên thứ hai trong gia đình nói rằng sau buổi lễ, cả nhà còn được quây quần bên nhau rất vui vẻ: “Ngay sau khi buổi lễ tốt nghiệp diễn ra, cha tôi đã gắng gượng hết sức để tham gia bữa ăn trưa muộn với gia đình”.

Người cha đã qua đời ngày 23/3 vừa qua.
 

 

Học phí trường ngoài công lập: Chênh nhau đến cả trăm triệu

Mức học phí ở trường ngoài công lập rất khác nhau từ mức 500.000 đồng/tháng đến 170 triệu đồng/năm. Mức học phí này đều liên quan đến cơ sở vật chất, địa điểm học, chương trình học.

Học phí đối chọi
Mùa tuyển sinh 2013, nhiều trường ngoài công lập công bố mức học phí “khủng”. Giá học phí hệ đại học của ĐH RMIT Việt Nam cao nhất là 729.624.000 đồng/năm ngành Cử nhân Thiết kế (Hệ thống Truyền thông Đa phương tiện) tiếp đến là ngành Cử nhân kinh doanh (Hệ thống Thông tin Kinh doanh), học phí 673.968.000 đồng/năm, các ngành còn lại là mức 588.960.000 đồng/năm.
 
ĐH Tân Tạo công bố mức học phí 62.820.000 đồng; ĐH Quốc tế Sài gòn học phí chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt khoảng 4.172.000 - 4.797.800 đồng/tháng; Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: Khoảng 10.847.200 - 11.890.200 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Hồng Bàng, mức học phí đại học: từ 14.980.000 đ đến 17.980.000 đồng/năm. Cao đẳng: từ 13.780.000 đ đến 16.780.000 đồng/năm. Ngành Kiến trúc đào tạo Kiến trúc sư chuyên nghiệp 10 học kỳ gồm 9 học kỳ bình thường và 2 học kỳ hè (4 năm 6 tháng). ĐH FPT công bố mức học phí đại học trọn gói (đã bao gồm chi phí giáo trình, học tập) là 23 triệu đồng/học kì. Toàn bộ chương trình học đại học gồm 9 học kì.
Những trường có mức học phí cao như trên đều thông báo dành nhiều ưu đãi cho thí sinh như tặng học bổng và chương trình đào tạo, cơ sở vật chất đào tạo tiên tiến như ĐH Tân Tạo cấp học bổng toàn phần cho SV được tuyển chọn và miễn học phí cho năm đầu tiên, chi phí ăn, ở; Trường ĐH FPT công bố cấp 100 suất học bổng toàn phần mang tên GS. Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo bao gồm 100% học phí cùng hỗ trợ 100 triệu đồng chi phí ăn ở trong suốt 4 năm học…
Ngược lại những trường ĐH ngoài công lập nằm ở các vùng có mức học phí "khiêm tốn" như ĐH Chu Văn An mức học phí ĐH từ 590.000 đến 650.000 đồng/tháng; ĐH Công nghệ Đông Á, mức học phí chính quy hệ ĐH: 700.000 đồng/tháng (10 tháng/năm); ĐH Công nghệ Vạn Xuân học phí hệ Đại học: 5 triệu đồng/năm; trường ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị, học phí đại học: 800.000 đồng/1 tháng; ĐH Dân lập Đông Đô, học phí từ 800.000đ đến 820.000 đồng/tháng. ĐH Dân lập Hải Phòng học phí đại học 990.000 đồng/tháng;
ĐH Lương Thế Vinh học phí đại học: 650.000 đồng/tháng (10 tháng/năm); ĐH Hà Hoa Tiên, mức học phí hệ Đại học là 500.000 đồng/1tháng; ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, học phí: 960.000 đồng/tháng; ĐH Kinh Bắc, học phí ĐH: 690.000 đồng/tháng. ĐHThành Đô ở Hoài Đức - Hà Nội, mức học phí ĐH là 550.000 đồng/tháng; hệ CĐ: 450.000 đồng/tháng; ĐH Thành Đông hệ ĐH: 580.000 đồng/tháng; Hệ cao đẳng: 500.000 đồng/tháng; ĐH Thành Tây, hệ ĐH các ngành: 750.00 đồng/tháng. Riêng ngành Điều dưỡng: 1.400.000 đồng/tháng; ĐH Trưng Vương ở Vĩnh Phúc, học phí bậc ĐH: 500.000 đồng/tháng (10 tháng/năm)…
ĐH Võ Trường Toản: học phí đại học: 3.250.000 đồng/học kỳ - 18.500.000 đồng/học kỳ (tuỳ theo ngành); ĐH Văn Hiến 5 triệu đồng/học kỳ. ĐH Quang Trung, học phí đại học 7,5 triệu đồng/1 năm; cao đẳng: 6,5 triệu đồng/1 năm;
ĐH Phan Thiết: học phí bậc đại học: 7.800.000 đồng/năm; ĐH Nguyễn Tất Thành: học phí 16,4 triệu đồng/năm đối với bậc ĐH; 10,4 triệu đồng/năm đối với CĐ.
Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, đại học: 1,3 -1,5 triệu đồng/1 tháng; ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM mức học phí bình quân của năm học 2013 - 2014 là 7,4 triệu đồng/tháng chưa kể học phí tiếng Anh. ĐH Kinh tế kỹ thuật Bình Dương đại học: 8.800.000 - 9.800.000 đồng/năm/10 tháng; ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, học phí Đại học khoảng 4.500.000 - 4.800.000 đồng/1 học kỳ (tương đương 300.000 - 320.000 đồng/1 tín chỉ).
 
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ mức học phí của trường ngoài công lập vì mỗi trường có mức khác nhau
 
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ mức học phí của trường ngoài công lập vì mỗi trường có mức khác nhau.
 
Học phí tính theo ngành

Nhiều trường ĐH công bố học phí theo ngành như trường ĐH Đại Nam, học phí ngành Tài chính ngân hàng: 1.180.000 đồng/tháng; ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng: 1.080.000 đồng/tháng. Các ngành còn lại: 980.000 đồng/tháng; ĐH Hòa Bình công bố mức học phí hệ đại học theo các ngành, chuyên ngành từ các mức 860.000 đồng/tháng; 795.000 đồng/tháng; ĐH Nguyễn Trãi học phí thu theo tín chỉ 3 kỳ/năm (12 tháng) tính bình quân chung cho các ngành khoảng 1.650.000 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế Bắc Hà, mức học phí đại học năm thứ nhất: Khối ngành xây dựng và kĩ thuật: 1,1 triệu đồng/tháng; khối ngành kinh tế: 1 triệu đồng/tháng. Học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Mỗi năm học gồm 10 tháng, thu theo số tín chỉ thực học. Trường cũng thông báo học phí các năm học sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Thu theo số tín chỉ thực học.
Trường ĐH Yersin Đà Lạt, mức học phí đại học ngành Kiến trúc, Mĩ thuật công nghiệp và Điều dưỡng: 8 triệu đồng/1 năm; Các ngành còn lại thu học phí theo số lượng tín chỉ sinh viên đăng kí, khoảng 7,5 triệu đồng/năm).
Trường ĐH Tây Đô, học phí ngành Dược học 18 triệu đồng/học kỳ; Điều dưỡng: 10 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ thực phẩm 6,5 triệu đồng/học kỳ; Nuôi trồng thuỷ sản 6 triệu đồng/học kỳ; Công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng, Kĩ thuật điện, điện tử, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh 5,5 triệu đồng/học kỳ; Các ngành còn lại 5 triệu đồng/học kỳ.
ĐH Hoa Sen, học phí đại học chương trình Tiếng Việt: từ 3.500.000 đồng đến 3.800.000 đồng/tháng. Chương trình Tiếng Anh: từ 4.100.000 đồng đến 4.300.000 đồng/tháng. Chương trình hợp tác quốc tế ngành Thiết kế thời trang: từ 4.800.000 đồng đến 4.900.000 đồng/tháng. Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: từ 5.700.000 đồng đến 5.800.000 đồng/tháng.
ĐH Quốc tế miền đông, học phí chương trình ngành QTKD: ĐH: 2.728.000/tháng; CĐ: 2.182.000/tháng. Chương trình các ngành Kĩ thuật: ĐH: 1.819.000 đồng/tháng; CĐ: 1.228.000 đồng/tháng. Chương trình Điều Dưỡng: ĐH: 1.364.000 đồng/tháng; CĐ: 955.000 đồng/tháng.
Theo lãnh đạo của nhiều trường đại học, năm nay các trường không tăng học phí mà giữ ổn định như năm trước. Thí sinh cũng cần tham khảo kỹ mức học phí trước khi đăng ký vào học để tránh trường hợp vào học rồi mới biết.

 

Vụ sách in cờ Trung Quốc: Có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý

“Trong những sai phạm vừa qua, có một phần trách nhiệm của chúng tôi là cơ quan quản lý, trước tiên phải thuộc về giám đốc các nhà xuất bản. Những sai phạm như ra sách học cho trẻ em có cờ Trung Quốc thay cho cờ Tổ quốc là không thể chấp nhận được”.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản trong hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển khai nhiệm vụ ngành xuất bản năm 2013 ngày 27/3 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Xuất bản và toàn ngành xuất bản tổ chức. Tại đây, những sai sót nghiêm trọng những quyển sách học cho trẻ em có in cờ Trung Quốc lại nóng lên.
Nói về sách cho học sinh Việt Nam có cờ Trung Quốc, số xe cứu hỏa Trung Quốc…, ông Chu Văn Hòa - Cục trưởng Cục Xuất bản khẳng định: “Để xảy ra vi phạm là do một số nhà xuất bản đã buông lỏng quản lý trong quy trình biên tập và liên kết. Có trường hợp đối tác liên kết đã phát hành sách ra thị trường trong khi nhà xuất bản chưa ký phát hành và nộp lưu chiểu theo quy định… Để xảy ra sai sót là do giám đốc, tổng biên tập, biên tập chưa xác định hết vai trò, trách nhiệm của mình, chưa thực hiện đúng chức năng của mình trong quá trình xuất bản nói chung và thực hiện liên kết nói riêng. Đề nghị trong thời gian tới, các nhà xuất bản rà soát lại quy trình xuất bản và biên tập kỹ các đề tài thuộc loại này, tránh xảy ra sai phạm đáng tiếc như thời gian qua”. Đại diện Nhà xuất bản Trẻ, ông Dương Thành Truyền cho biết do phụ thuộc về tài chính, nhiều nhà xuất bản không kiểm soát được bản thảo các đối tác liên kết. Nhiều đối tác không chú trọng đến nội dung văn hóa, chỉ chú trọng lợi nhuận nên dễ dẫn đến sai sót. Ông Truyền đề nghị khi xảy ra sai phạm, bên cạnh việc xử lý giám đốc các nhà xuất bản, cần phải xử lý thật nặng, thật nghiêm đối tác liên kết theo luật định. Việc xử lý sai phạm đối với đơn vị liên kết cần đánh mạnh vào kinh tế, nếu nơi nào vi phạm nhiều lần cần bác bỏ tư cách liên kết trong một thời gian nhất định.

Việc một số quyển sách học dành cho trẻ em Việt Nam có in cờ Trung Quốc khiến dư luận bức xúc
 
Việc một số quyển sách học dành cho trẻ em Việt Nam có in cờ Trung Quốc khiến dư luận bức xúc
 
Ông Nguyễn An Tiêm, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, trả lời: “Trong những sai phạm vừa qua, có một phần trách nhiệm của chúng tôi là cơ quan quản lý, trước tiên phải thuộc về giám đốc các nhà xuất bản. Những sai phạm như ra sách học cho trẻ em có cờ Trung Quốc thay cho cờ Tổ quốc là không thể chấp nhận được. Giám đốc nhà xuất bản, biên tập viên quyển sách đó đã không có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình. Lương tâm ngành xuất bản không cho phép làm nhiệm vụ như thế. Chúng ta phải có trách nhiệm nặng nề với hậu thế”.

 

Đà Nẵng: Ký túc xá tiền tỷ vắng sinh viên, vì sao?

Trong khi ký túc xá (KTX) của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho sinh viên, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng sinh viên.

Đà Nẵng: Ký túc xá tiền tỷ vắng sinh viên
 
KTX DMC-579 được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ động, nhưng sau hơn nửa năm sử dụng, vẫn rất ít sinh viên đăng ký ở
 
Được biết, KTX sinh viên (SV) tập trung DMC-579 đặt tại phường Hòa Khánh Nam (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã được chính thức đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012. Nhưng đến nay, đã hơn 6 tháng, mới có khoảng 700 SV đang ở. So với quy mô đủ cho 6.000 SV, công suất hoạt động của KTX này chỉ có hơn 10%.
Theo khảo sát tại khu vực xung quanh khu KTX này, nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ như các trường ĐH Sư phạm, ĐH Bách khoa, CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng…, nhu cầu chổ ở của SV ở các tỉnh thành khác về Đà Nẵng trọ học rất lớn. Các khu KTX của các trường không đủ đáp ứng nhu cầu chỗ ở của SV. Các khu nhà trọ thì cứ “đến hẹn lại tăng giá”, đắt đỏ gấp 3 - 4 lần so với phí ở KTX.
Đơn cử như ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Ba, cán bộ Ban Quản lý KTX trường này cho biết: KTX của trường đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 2000 SV. KTX của trường luôn kín chỗ, và so với tổng số 22.000 SV của các bậc đào tạo của trình, nếu chỉ tính có khoảng một nửa SV có nhu cầu ở trọ là 10.000 SV, thì KTX của trường chỉ mới đáp ứng được khoảng 20%.
Hàng vạn SV các trường trong khu vực ở trọ bên ngoài, phải gánh mức giá nhà trọ đắt đỏ, và “cứ đến hẹn lại tăng”.
Theo khảo sát các khu phòng trọ ở  khu vực này, giá trọ mỗi phòng ở diện tích chỉ khoảng 10m2 đã là 700 nghìn đến 1 triệu đồng/tháng, chỉ đủ chỗ cho 1 -2 SV. Chưa kể phí điện nước tính theo kiểu nhà trọ. Một số điện có thể “đội” giá lên tới 3.000 - 3.500 đồng.
Lớp sinh viên trước ra trường vẫn ở trọ thành phố để tìm việc và đi làm, lớp SV sau lại khăn gói từ các tỉnh, thành khác đến tìm chỗ trọ. Khan hiếm chỗ ở, giá nhà trọ đến hẹn lại tăng.
Trong khi KTX của nhiều trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ nhu cầu chỗ ở cho SV, giá cả nhà trọ bên ngoài đắt đỏ, thì khu KTX mới xây dựng tại Q. Liên Chiểu (Đà Nẵng) được đầu tư xây dựng hàng trăm tỷ đồng lại vắng SV.

Trong nhà trọ bên ngoài ọp ẹp, SV phải gánh phí chỗ ở cao gấp 3-4 lần so với KTX...
 
Trong nhà trọ bên ngoài "ọp ẹp", SV phải gánh phí chỗ ở cao gấp 3-4 lần so với KTX...
 
... thì hơn 80% phòng ở đầy đủ tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt và học tập ở KTX mới vẫn trống SV
 
... thì hơn 80% phòng ở đầy đủ tiện nghi cần thiết cho sinh hoạt và học tập ở KTX mới vẫn trống SV
 
Ông Nguyễn Lương Giáp - phó tổng giám đốc CECICO 579 cho biết: “khu KTX này do CECICO5 liên doanh với Công ty Đức Mạnh thầu xây dựng và tổ chức quản lý. Kinh phí xây dựng có hơn 160 tỷ đồng từ nguồn Trái phiếu Chính phủ.
KTX có 6 khu nhà 5 tầng, với 600 phòng ở, đủ cho 6.000 SV lưu trú. Các phòng ở đều được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng: giường, tủ, công trình phụ…, phủ sóng wifi. Ngoài khu nhà ở, KTX này còn được đầu tư xây dựng các hạng mục phụ trợ như căng-tin, siêu thị mini, thư viện. An ninh trong khu KTX cũng được đảm bảo hơn với việc quản lý SV ra vào bằng thẻ từ”.
Với điều kiện sinh hoạt tiện nghi như vậy, vì là công trình an sinh xã hội, nên phí thu hàng tháng chỉ ở mức 110.000 đồng/SV. Thế nhưng, hiện tại vẫn chưa mấy SV mặn mà với khu KTX này.
Giải thích nguyên nhân “nghịch lý” này, ông Giáp cho biết: “ Có thể do thời điểm KTX được chính thức đưa vòa sử dụng “lỡ nhịp” tuyển sinh đầu năm học, nên SV đã tìm được chỗ ở trước khi có thông tin về KTX mới này.
Thêm vào đó, thời gian đầu, chúng tôi mới lo đầu tư xây dựng mà chưa chú trọng công tác phổ biến thông tin về chỗ ở mới đến SV, nhất là các SV năm đầu. Trong mùa tuyển sinh sắp tới, chúng tôi sẽ chú trọng hơn đến công tác này”.
Ông Giáp cho biết thêm, ngoài khu KTX trên, còn thêm một khu KTX tập trung cho sinh viên đang hoàn tất xây dựng ở khu vực phía Đông thành phố (thuộc P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn). Khu KTX này được đầu tư xây dựng hơn 100 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khảng 4.000 SV, và dự kiến hoàn thành trong tháng 3 này, để kịp đón SV từ đầu mùa tuyển sinh tới.

Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn chưa bị xử lý dù vi phạm rõ ràng

Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ sau khi sai phạm của Trường ĐH KTQD được công bố, dư luận đang trông chờ một thái độ quyết liệt, nghiêm minh từ phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nhằm siết chặt kỷ cương, làm trong sạch môi trường sư phạm...

Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn chưa bị xử lý

Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ sau khi sai phạm của Trường ĐH KTQD được công bố, dư luận đang trông chờ một thái độ quyết liệt, nghiêm minh từ phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nhằm siết chặt kỷ cương, làm trong sạch môi trường sư phạm vốn có bề dày truyền thống của một trường ĐH Anh hùng.
Báo CAND từng phản ánh về những sai phạm nghiêm trọng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thu chi tài chính và xây dựng cơ bản theo bản Kết luận thanh tra số 1255/KL-BGDĐT ngày 5/1/2012 của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề xử lý sai phạm sau thanh tra quá chậm trễ, khiến dư luận hoài nghi về tính nghiêm minh, kỷ cương phép nước của các đơn vị được giao trọng trách xử lý.


Đại học Kinh tế Quốc dân

 Một số cán bộ lão thành của ĐH KTQD cho biết, trong lịch sử của một ngôi trường Anh hùng, có bề dày thành tích thì chưa bao giờ trường rơi vào tình trạng “khốn khó” như bây giờ. Nguyên nhân chính là do Đảng ủy, trong đó có trách nhiệm của Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Nam đã không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, chưa tạo được sự đồng thuận, do đó đã để xảy ra những sai phạm khi quy hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và thu chi tài chính. Là một trường hàng đầu về kinh tế, mà để xảy ra quá nhiều sai phạm trong thu chi tài chính, luân chuyển cán bộ là điều không thể chấp nhận được.
Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có sai sót trong việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ như: chưa thực hiện đánh giá cán bộ bằng văn bản và không lấy phiếu tín nhiệm với nguồn cán bộ tại chỗ. Việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn nhiều hạn chế, bất cập; đồng thời trường chưa thực hiện đủ quy trình và chưa kết hợp giữa biện pháp tổ chức hành chính với công tác tư tưởng trong công tác tổ chức cán bộ, xử lý cán bộ nóng vội, thiếu công bằng có biểu hiện thiếu dân chủ, gây bức xúc cho cán bộ, tạo dư luận không tốt và làm ảnh hưởng đến uy tín của trường. Trường cũng không tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ liên quan mà thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị, nên một số sai phạm tiếp tục tái diễn. Trong công tác đào tạo cũng thể hiện sự sai phạm như việc để 54 sinh viên Trường Đại học Tây Bắc về học tại cơ sở đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Hà Nội không phù hợp với Quy chế đào tạo đại học và các hợp đồng liên kết.

Xử lý nghiêm túc sai phạm, là lấy lại uy tín cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngoài ra, trường còn thực hiện việc chuyển ngành cho sinh viên một cách không công khai, minh bạch, gây dư luận xấu. Đặc biệt, Trường ĐH KTQD thực sự mất uy tín khi triển khai chương trình bồi dưỡng sau đại học và cấp chứng chỉ cho 787 người và sử dụng kết quả đó thay thế nội dung bổ sung kiến thức thi cao học cho 83 người không phù hợp Luật Giáo dục và Quy chế đào tạo thạc sỹ. Việc đào tạo một số học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ cho ĐH Kinh tế Kỹ thuật Hải Dương tại Hải Dương là sai quy định tại Quy chế đào tạo thạc sỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đào tạo và uy tín của một cơ sở đào tạo quốc gia.
Trong công tác tài chính giai đoạn 2008-2012 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mắc nhiều thiếu sót, sai phạm. Quy chế thu chi nội bộ của trường căn cứ vào một số văn bản đã hết hiệu lực thi hành, một số nội dung về mua sắm tài sản, đấu thầu và một số khoản thu chưa đúng với quy định hiện hành. Trường ĐH KTQD chưa đôn đốc, đối chiếu quyết toán học phí kịp thời với các đơn vị liên kết đào tạo; không có tài liệu kèm theo để kiểm soát tính đầy đủ khi phát sinh các khoản thu từ học viên dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nguồn thu. Một số khoản chi tạm ứng chưa được thực hiện đúng quy định, một số khoản chi cho hoạt động quản lý liên kết đào tạo chưa được phản ánh đầy đủ vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Đáng chú ý, trong hoạt động thu, chi tài chính, Trường ĐH KTQD đã thực hiện thu vượt, thu sai quy định hơn 51 tỷ đồng (thu kinh phí đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ không có trong quy định, thu vượt quy định về học phí nâng điểm hệ chính quy, thu vượt quy định lệ phí tuyển sinh…). Trong xây dựng cơ bản, Trường ĐH KTQD cũng vi phạm quy định về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tại một số công trình. Đặc biệt, Dự án Nhà trung tâm sau hơn bốn năm Trường ĐH KTQD chưa thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về xây dựng phương án khả thi huy động vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện dự án.
Từ năm 2008 đến nay, trường chưa giải ngân được nguồn kinh phí nào cho Nhà trung tâm trong khi kinh phí thu sự nghiệp của trường rất lớn, thể hiện sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư…
Thế nhưng, đến nay, tiến độ xử lý sau thanh tra đối với Trường ĐH KTQD quá chậm trễ. Theo tìm hiểu của PV, có nhiều phần việc Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam không thực hiện theo yêu cầu của kết luận thanh tra, cụ thể là không xử lý các cán bộ dưới quyền có sai phạm.
Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ “hướng dẫn hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến những thiếu sót, sai phạm thuộc bốn nhóm vấn đề nêu trong kết luận thanh tra…”, nhưng theo nhiều cán bộ nhà trường cho biết, Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam kiểm điểm thì ít mà “biện minh là chính”.
Dư luận còn đặt câu hỏi, với những sai phạm quá rõ ràng và nghiêm trọng như vậy, Bộ GD&ĐT không lập hội đồng xử lý kỷ luật trực tiếp mà lại giao trách nhiệm kiểm điểm cho Hiệu trưởng và các cá nhân liên quan “tự kiểm điểm mình”. Vậy có khác chi “vừa đá bóng, vừa thổi còi” thì liệu có khách quan, chí công vô tư?
Ngày 27/3, trao đổi với PV Báo CAND, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT thừa nhận việc xử lý cán bộ còn chậm trễ. Ông Bằng còn cho biết thêm, Trường ĐH KTQD đã tổ chức kiểm điểm các cán bộ thuộc quyền của Hiệu trưởng. Đối với Hiệu trưởng, Hiệu phó thì trường đã tổ chức kiểm điểm 2 lần, tuy nhiên khi gửi lên Bộ GD&ĐT thì Bộ thấy chưa nghiêm túc cho nên yêu cầu kiểm điểm lại.
Trong buổi kiểm điểm gần đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga có đến tham dự, đang lúc kiểm điểm, Thứ trưởng Ga thấy không nghiêm túc và đã yêu cầu kiểm điểm lại. Theo Nghị định 34 của Chính phủ, nếu việc kiểm điểm cấp dưới mà không nghiêm túc thì Bộ GD&ĐT có thể không cần yêu cầu kiểm điểm lại mà có quyền thành lập Hội đồng kỷ luật để xử lý. Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ đang xúc tiến thành lập Hội đồng kỷ luật để xử lý mà không cần chờ kiểm điểm lại.
Trước câu hỏi, với sai phạm trên, vụ việc này có dấu hiệu hình sự hay không, Chánh Thanh tra Nguyễn Hữu Bằng cho hay, kết luận thanh tra đã làm rõ sai phạm, nhưng để kết luận có dấu hiệu hình sự hay không thì đòi hỏi phải làm rõ nhiều yếu tố cấu thành tội phạm…
Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ sau khi sai phạm của Trường ĐH KTQD được công bố, dư luận đang trông chờ một thái độ quyết liệt, nghiêm minh từ phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nhằm siết chặt kỷ cương, làm trong sạch môi trường sư phạm vốn có bề dày truyền thống của một trường ĐH Anh hùng. Lâu nay, trước sai phạm của bất kể trường nào, Bộ đều bày tỏ quan điểm, sai phạm đến đâu, sẽ kiên quyết xử lý đến đó. Hy vọng, ĐH KTQD không phải là ngoại lệ. Nếu tiếp tục để sự việc kéo dài thì lợi bất cập hại, dư luận, trong đó có đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên của nhà trường sẽ bị mất niềm tin vào sự lãnh đạo Bộ GD&ĐT và sự nghiêm minh của pháp luật.
Được biết, dự kiến trong tuần tới, Bộ GD&ĐT sẽ họp bàn kiểm điểm về vụ việc trên và sẽ đề ra hình thức xử lý đối với từng cá nhân liên quan, trong đó có trách nhiệm của Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam



Ngành nghề nặng nhọc không kén nữ

Khi nhắc đến khối ngành kỹ thuật, cơ khí đa số sẽ thấy ngạc nhiên khi đây là lựa chọn của không ít bạn nữ và càng thấy ngạc nhiên hơn khi rất nhiều người trong đó đã thành công với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Khi con gái học ngành của con trai

Một khi đam mê thì ngành nghề không còn giới hạn về giới tính của nam hay nữ, nhất là những bạn nữ này đã gặt hái nhiều thành công trên con đường lập nghiệp của mình bởi chính đam mê mạnh mẽ đó.
Đỗ Vân Hảo vẫn không thể quên được mình khi còn là sinh viên trường Đại học Giao Thông Vận Tải đã vượt lên rất nhiều ứng viên nặng ký khác để nhận học bổng của bộ ngoại giao Pháp du học ngành Xây dựng. Và thành công của Vân Hảo đã chứng minh bằng thực tế khi cô được chọn là một trong những người thiết kế nhà máy điện hạt nhân của Pháp.
Ngành sửa chữa thiết bị di động tưởng chừng chỉ dành cho nam giới mới có thể đảm nhiệm được nhưng với bạn Hoàng Nguyễn Thuỳ Linh không còn là ngành nghề chuyên biệt dành cho các bạn nam. Sau khi tốt nghiệp khoá đào tạo về thiết bị di động tại CPS Vietnam, hiện nay Linh đã trở thành kỹ thuật viên chuyên nghiệp của CPS Việt nam với mức thu nhập đáng để nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ lên đến 15 triệu đồng.

Chọn nghề cho tương lai

Hiện nay trong các buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp nhiều bạn nữ đã mạnh dạn thắc mắc về ngành nghề nặng nhọc như cơ khí, chế tạo máy, điện, điện tử… Đa số các em có đam mê nhưng chưa được định hướng nghề nghiệp cụ thể và có khá nhiều rào cản từ phía gia đình và xã hội khi chọn những ngành nghề này.
Đơn cử như trường hợp bạn Phan Thị Thanh Lệ - sinh viên ngành Điện - Điện tử đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía gia đình và bạn bè khi nói lên suy nghĩ về ngành nghề của mình. Nếu không được tư vấn tuyển sinh và có sự đam mê thực sự Lệ đã chọn những ngành như bao bạn bè khác là Du lịch, Kế toán…
Có thể thấy rằng một khi nữ đã chọn ngành dành cho nam giới thì cơ hội việc làm luôn được đảm bảo đầu ra một cách chắc chắn. Xu hướng tuyển nữ ở các ngành nghề kỹ thuật luôn ở mức cao do nữ vừa có thể đảm nhiệm tốt công việc của nam giới và thêm những tố chất mà nam giới không có. Nhất là các công ty nước ngoài luôn có chế độ ưu tiên tuyển nữ các ngành kỹ thuật do đặc tính muốn chọn những ứng viên cẩn thận và tỉ mỉ.

6 môn thi tốt nghiệp 2013 chưa bao giờ nóng như hiện nay

6 môn thi tốt nghiệp 2013 chưa bao giờ nóng như các năm trước vì thời điểm bộ xác định ngày công bố chưa thật sự rõ ràng và thêm những tin đồn thất thiệt xung quanh vấn đề này khiến thí sinh càng ngày càng sốt ruột hơn.

6 môn thi tốt nghiệp 2013 đang sốt sình sịch trong giới học sinh

Hiện nay ngoài những thông tin về điểm chuẩn đại học, tỉ lệ chọi thì chính xác 6 môn thi tốt nghiệp 2013 là điều mà thí sinh tìm kiếm hàng đầu hiện nay. Chỉ cần lên Google gõ cụm từ "Môn thi tốt nghiệp 2013" sẽ lập tức xuất hiện gần 3,7 triệu kết quả.
Trên trang facebook Kênh Tuyển Sinh thường xuyên có các câu hỏi về thời điểm công bố môn thi tốt nghiệp 2013, rất nhiều thành viên đã online bằng điện thoại di động ngay trong thời điểm ở trong lớp học để nhận được cập nhật mới nhất về môn thi từ trang này. Có khá nhiều thành viên đưa ra ý kiến cá nhân về môn thi tốt nghiệp theo sở trường môn học của mình nhưng theo khảo sát chugn của Kênh Tuyển Sinh thì đa số rất ngại gặp phải môn Lịch Sử. Hoặc xuất hiện cùng lúc 02 môn Sử và Địa sẽ làm rất nhiều thí sinh lo lắng theo. Tình hình cũng tương tự với mục hồi đáp của đọc giả của trang Kenhtuyensinh.vn, riêng bài "Công bố chính thức môn thi tốt nghiệp 2013" đã được hơn 4000 lượt like từ thành viên và gần 200.000 lượt đọc trong suốt những ngày qua, các thành viên luôn thường trực để cập nhật thay đổi mới nhất từ đây.


6 môn thi tốt nghiệp 2013 được bộ giáo dục công bố là chính xác nhất

 Ngoài sự cố về công bố môn thi tốt nghiệp giả ngày 23-03 thì xung quanh đó có khá nhiều dự đoán về môn thi tốt nghiệp (bấm xem chi tiết Công bố môn thi tốt nghiệp giả). Báo hoa học trò đã thống kê lại môn thi tôt nghiệp từ năm 2003 đến 2012 với với tiết như sau:
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2003: Ngữ Văn, Toán, Ngoại Ngữ, Vật Lý, Lịch sử, Địa Lý
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2004: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Sinh học, Địa lý
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2005: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Lịch sử.
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2006: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2007: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Vật lý
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2008: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Lịch sử.
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2009: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Địa lý.
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2010: Ngữ văn, Toán,Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý.
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2011: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lý
  • 6 môn thi Tốt nghiệp THPT 2012: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý.
  • 6 môn thi Tốt nghiệp 2013: sẽ cập nhật ngay khi bộ giáo dục công bố...

Đâu là dự đoán chính xác môn thi tốt nghiệp

Nếu như có một sự lặp lại theo chu trình được thống kê như trên thì ngoài 03 môn chính sẽ là 03 môn Vật lý - Sinh học - Sử hoặc  Vật lý - Sinh học - Địa lý.
Còn theo thầy Duy Trường THPT Trần Quang Khải - Quận 11- HCM người mà trong 03 năm gần đây năm nào cũng dự đoán tỉ lệ tương đối chính xác. Năm 2013 thầy dự đoán 06 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2013 như sau: Toán, Văn, Anh (bắt buộc), Vật lý, Sinh, môn còn lại chắc môn Sử.
Tuy nhiên tất cả những thông tin trên đều chưa mang tính chất tham khảo, thông tin chính thức sẽ được cập nhật từ thông tư của bộ giáo dục đào tạo.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Làm tình nguyện ngay trên giảng đường Đại học

“Bóc băng dính trên giảng đường” là một hoạt động vô cùng đơn giản giúp các bạn sinh viên cải thiện môi trường học tập.

Mặc dù các hoạt động như: Bóc băng dính, ngày hội nhặt rác, tập làm lao công… là những việc làm nhỏ bé nhưng đã góp phần giúp cho môi trường học tập của các bạn sinh viên thêm sạch đẹp.
Sau mỗi ngày lễ 8/3, 20/10… hay các chương trình Đại hội, tại các giảng đường băng dính còn lại trên bảng rất nhiều. Trăn trở với thực trạng ấy, Đội sinh viên làm Công tác xã hội trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã nhanh chóng lên ý tưởng và tổ chức chương trình “Bóc băng dính trên giảng đường Đại học”.
Làm tình nguyện từ những điều giản dị
Ý tưởng này còn được xuất phát từ một lần Đội sinh viên làm Công tác xã hội được trò chuyện với PGS.TS Vũ Đức Nghiệu – phó hiệu trưởng của trường. Thầy chia sẻ: “Tại sao các bạn sinh viên cứ thích đi làm tình nguyện xa, tình nguyện bên ngoài mà không thực hiện những công việc ngay trong trường mình, giúp ích cho môi trường học của chính mình”. Câu nói ấy đã thôi thúc các thành viên trong Đội ấp ủ kế hoạch và cho ra đời một chương trình tình nguyện đơn giản mà ý nghĩa vào đúng tháng Thanh niên.



Đội công tác xã hội trường Nhân văn Hà Nội
 

Các bạn đã dành cả ngày để làm sạch giảng đường

Chiếc bảng là vật gắn với các học sinh sinh viên trong suốt thời gian đi học, thế nhưng có mấy ai quan tâm rằng nó đã thật sự sạch sẽ và đẹp hay chưa? Phần lớn, bảng trên giảng đường đều được sinh viên lau qua sau mỗi giờ học nhưng chưa biết cách làm sạch nó.
Với lực lượng thành viên mỏng, thật khó để đội Công tác xã hội có thể tổ chức một hoạt động quy mô. Ý tưởng liên kết các câu lạc bộ đã được đội trưởng Thùy Dung thông qua theo tinh thần “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Với sự hỗ trợ của Đội sinh viên Xung kích,… gần 30 tình nguyện viên đã nỗ lực hết sức làm sạch từng tấm bảng xanh trên khắp các giảng đường.
Dễ dàng thực hiện mà hiệu quả cao
Quá trình chuẩn bị cho hoạt động không hề khó khăn. Chỉ cần: xô đựng nước, giẻ lau vậy là các bạn ấy có đủ dụng cụ để thực hiện công việc. Xô đựng nước được mượn từ các cô lao công trong trường. Giẻ lau huy động từ các tình nguyện viên. Quá trình chuẩn bị diễn ra hết sức suôn sẻ.
Từng nhóm nhỏ gồm 4 – 5 người được chia ra các phòng học. Các bạn tỉ mỉ lau từng vết bẩn trên bảng và cạo sạch băng dính còn bỏ sót trên bảng. Sau hơn 2 tiếng, toàn bộ 30 chiếc bảng tại các khu giảng đường của trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã được làm sạch.



Cẩn thận bóc từng mẩu giấy, từng chiếc băng dính còn sót lại


Thành quả của nhóm trước và sau khi hoạt động

Thanh Huyền – tình nguyện viên tham gia chương trình chia sẻ: “Mình hy vọng, hoạt động này sẽ mang lại bất ngờ và niềm vui cho các thầy cô trong ngày đầu tiên của tuần học mới. Các bạn sinh viên cũng sẽ thấy được những hành động âm thầm, lặng lẽ của chúng mình mà biết cách giữ gìn và trân trọng hơn”.
Thùy Dung – Đội trưởng Đội sinh viên làm Công tác xã hội cho biết: “Sau hoạt động bóc băng dính giảng đường, đội sẽ tiếp tục triển khai chương trình “Thùng rác ý thức” với khẩu hiệu: Chúng tôi đi thu gom những ý thức bị các bạn vứt bỏ. Sẽ có những thùng rác mini do chính tay các bạn tình nguyện viên thiết kế thành món quà giúp sinh viên có ý thức không xả rác bừa bãi, cải thiện môi trường học tập”.



Lời cảm ơn của đội Công tác xã hội tới các tình nguyện viên

Sau lần thử nghiệm thành công này, Đội sinh viên làm công tác xã hội sẽ còn tiếp tục duy trì hoạt động này hàng tháng với mong muốn cải thiện môi trường học tập, với mong muốn có thể vận động các bạn sinh viên làm tình nguyện ngay trên chính giảng đường Đại học của mình.