Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Rác biến thành tranh qua bàn tay sinh viên

Ý tưởng làm tranh từ chất liệu thiên nhiên của Quân xuất phát từ môn học Tranh phối chất. Lúc đó, Quân đang học năm cuối Viện ĐH Mở Hà Nội. Từ những điều thú vị của môn học, Quân nung nấu ý định phải sáng tạo ra sản phẩm độc đáo...

Chàng sinh viên năm cuối Viện ĐH Mở Hà Nội Nguyễn Đình Quân, sinh năm 1986, đã hóa phép biến vỏ trứng, mùn cưa, rơm rạ, xơ... dừa…trở thành những bức tranh lạ, sống động...

Khởi nghiệp lạ

“Đây là bức tranh về phố cổ Hà Nội với chất liệu xơ dừa, bèo tây và mùn cưa; đây là tranh phong cảnh miền núi mang vẻ đẹp hoang sơ được làm từ rơm, cỏ khô và cành cây khô; còn bức tranh con công này trông nó lộng lẫy thế nhưng được làm từ mùn cưa...", Quân say sưa giới thiệu về những đứa con tinh thần của mình.
Nhiều người khi thấy tranh của Quân nán lại vì tò mò. Quân rất cầu kỳ, kỹ tính. Tất cả công đoạn từ lựa chọn chất liệu đến lên ý tưởng và vẽ tranh đều do anh làm. Một tác phẩm đơn giản nhất cũng ngốn của Quân ba đêm liền.
Theo Quân khó nhất khi làm tranh này là lựa chọn chất liệu và thổi hồn vào chất liệu để chúng trở nên sinh động, vẽ lên được cuộc sống đầy màu sắc.
Tranh của Quân phong phú về thể loại, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, gồm tranh trẻ em, phong cảnh (phố cổ, miền núi, thôn quê), tranh trừu tượng.


tranh rac, sinh vien, vien dai hoc mo ha noi, tien phong

Nguyễn Đình Quân với tác phẩm đầu tay Khi yêu.

 Ý tưởng làm tranh từ chất liệu thiên nhiên của Quân xuất phát từ môn học Tranh phối chất. Lúc đó, Quân đang học năm cuối Viện ĐH Mở Hà Nội. Từ những điều thú vị của môn học, Quân nung nấu ý định phải sáng tạo ra sản phẩm độc đáo, tạo thương hiệu cho riêng mình.
Tuy nhiên, khi đưa ra ý tưởng này, Quân gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình và bạn bè, bởi nó quá lạ. Không ít người cho rằng Quân "đi trên mây", phi thực tế.
Bức tranh đầu tay có tên Khi yêu làm từ vỏ trứng, mùn cưa và củ hoa lay ơn được cô giáo cho điểm 10, bán với giá 2 triệu đồng. Có động lực, Quân rủ thêm hai người bạn và quyết định khởi nghiệp bằng dòng tranh này. Những ngày đầu, nhóm của Quân gặp nhiều khó khăn, luôn trong tình trạng "cháy túi", nhịn ăn, mất ngủ.
"Có khi túng quá cả nhóm mang hai chiếc xe máy đi cầm cố", Quân kể. Bằng số tiền vay từ bạn bè, giữa năm 2009, Quân đã khai trương được cửa hàng tranh đầu tiên tại phố Đốc Ngữ (Ba Đình, Hà Nội) mang tên Ourway.

Tìm bản sắc cho mình

Năm 2011, dự án tranh từ chất liệu tự nhiên của Quân đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp. Nhiều cá nhân và tổ chức đã tìm đến Quân ngỏ ý mua bản quyền sản phẩm.
"Trải qua bao gian nan mình mới sinh ra được đứa con tinh thần này, sao dễ dàng bán đi được chứ. Mục đích của Quân là làm ra sản phẩm tạo thương hiệu cho riêng mình, để khi nhắc đến dòng tranh này người ta sẽ nhớ đến mình", Quân nói.
Hiện tranh của Quân đã có mặt rộng khắp các cửa hàng nội thất ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thanh Hóa… Nhiều phụ huynh đã tìm đến phòng tranh của Quân ở phố Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) để cho con học nghề. Ngoài việc nhận dạy tại phòng tranh, Quân đến một số trường học tại Hà Nội để truyền lửa đam mê cho các em nhỏ.


 

Vụ GĐ thôi chức: ĐH Quốc gia HN "phản pháo"

ĐH Quốc gia Hà Nội ra thông báo khẳng định GS-TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, thôi chức để chuyển sang công tác chuyên môn không liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Liên quan đến việc GS-TS Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội để làm công tác chuyên môn, trao đổi với phóng viên chiều 24/1, đại diện của ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết quyết định này hoàn toàn không liên quan đến kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Vụ GĐ thôi chức: ĐH Quốc gia HN "phản pháo", Giáo dục - du học, thoi chuc giam doc dhqg ha noi, mai trong nhuan, giam doc dai hoc quoc gia ha noi, sai pham tai dai hoc quoc gia ha noi, khong cong nhan bang dai hoc, sai pham tai dai hoc, thanh tra chinh phu, dai hoc quoc gia ha noi, sai pham, tuyen sinh, dao tao, bo giao duc dao tao, lien ket dao tao, tin nhanh, tin hot, tin tuc vn

GS-TS Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội từ ngày 1/1/2013. Ảnh: Website ĐH Quốc gia Hà Nội
ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đăng thông báo trên website của trường khẳng định “GS-TS Mai Trọng Nhuận (SN 1952) được Thủ tướng quyết định thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, thôi làm quản lý để làm công tác chuyên môn là hoàn toàn bình thường theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Sau khi Quyết định của Thủ tướng được công bố, một số cơ quan báo chí đã đưa tin thiếu chính xác, không phù hợp với nội dung của Quyết định” (?!).

Vụ GĐ thôi chức: ĐH Quốc gia HN "phản pháo", Giáo dục - du học, thoi chuc giam doc dhqg ha noi, mai trong nhuan, giam doc dai hoc quoc gia ha noi, sai pham tai dai hoc quoc gia ha noi, khong cong nhan bang dai hoc, sai pham tai dai hoc, thanh tra chinh phu, dai hoc quoc gia ha noi, sai pham, tuyen sinh, dao tao, bo giao duc dao tao, lien ket dao tao, tin nhanh, tin hot, tin tuc vn
 
Trước đó, ngày 9/11, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có tờ trình số 3810/ĐHQGHN-TCCB liên quan đến việc thay đổi nhân sự của trường vì GS-TS Mai Trọng Nhuận đã hết tuổi làm cán bộ quản lý.
Đến ngày 10/1, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra về việc liên doanh, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH của ĐH Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2006-2010. Theo đó, giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quản lý, liên kết đào tạo ĐH và sau ĐH trái quy định, vi phạm quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo sau ĐH…. Thanh tra Chính phủ yêu cầu Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội có trách nhiệm nộp 21,373 tỉ đồng chi sai.

Hà Nội: Học sinh được nghỉ Tết 11 ngày

Trao đổi với PV, ông Hoàng Hữu Trung, Chánh VP Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay, Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, học sinh Hà Nội được nghỉ 11 ngày.

Cụ thể, cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Trung tâm GDTX được nghỉ từ ngày 07/02/2013 (Thứ Năm) đến hết ngày 17/02/2013 (Chủ Nhật). Tính theo lịch âm, tức là từ 27 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ (Thời gian nghỉ là 11 ngày).
Cán bộ, giáo viên, học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp được nghỉ từ ngày 04/02/2013 (Thứ Hai) đến hết ngày 17/02/2013 (Chủ Nhật), tức là từ ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ (thời gian nghỉ là 14 ngày).
Cơ quan Sở và các phòng GD&ĐT được nghỉ Tết bắt đầu từ 09/02/2013 (Thứ Bảy) đến hết 17/02/2013 (Chủ Nhật), tức là từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ (thời gian nghỉ là 9 ngày).
Theo ông Hoàng Hữu Trung, như vậy, đối với cán bộ công chức thực hiện nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật sẽ được nghỉ thêm ngày thứ Sáu (ngày 15/02) và đi làm bù vào ngày Thứ Bảy tuần tiếp theo (ngày 23/02/2013).

Hà Nội: Học sinh được nghỉ Tết 11 ngày, Giáo dục - du học, hoc sinh nghi tet 11 ngay, hoc sinh nghi tet, nghi tet, tet nguyen dan, tet quy ty, thuong tet, chuan bi tet, di cho tet, ngay tet, choi tet, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Sở GD&ĐT Hà Nội không có kế hoạch đề nghị các trường trông trẻ giúp phụ huynh những ngày “vênh” giữa lịch nghỉ của công chức và học sinh
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu, trong thời gian nghỉ Tết, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc trực và bảo vệ cơ quan, trường học; phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ...
Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các cơ quan, đơn vị trường học nhanh chóng ổn định nền nếp, tổ chức tốt hoạt động dạy và học, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định theo khung kế hoạch thời gian năm học; tuyệt đối không kết hợp tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.
Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ 9 ngày đối với công chức, viên chức. Ngày nghỉ bắt đầu từ ngày 9/2 đến hết ngày 17/2/2013.
Như vậy, học sinh được nghỉ dài hơn công chức 2 ngày. Trả lời câu hỏi của PV về việc phụ huynh gặp khó khăn khi đi làm mà con cái vẫn được nghỉ học. Ông Hoàng Hữu Trung cho rằng, mọi năm Sở cũng cho nghỉ 11 ngày, tuy nhiên, không thấy các vị phụ huynh phàn nàn gì về việc gửi con. Kinh nghiệm các năm qua cho thấy, các phụ huynh tự bố trí sắp xếp được công việc và gửi các cháu nhỏ. Do vậy, sở không có kế hoạch đề nghị các trường trông trẻ giúp phụ huynh những ngày “vênh” giữa lịch nghỉ của công chức và học sinh.

Hiệu trưởng báo cáo kiểu "né tránh"

Hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh đã bị tố cáo có những quyết định, việc làm sai trái trong thu chi, tuyển dụng, đưa người thân vào làm trái quy định, mưu lợi cá nhân, bao che sai phạm...

Hàng loạt sai phạm
Trước những nội dung tố cáo sai phạm vô nguyên tắc của Hiệu trưởng trường CĐ Y tế Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn, P.V đã tiếp xúc với "người trong cuộc" để được rõ. Tuy nhiên, ông Sơn từ chối với lý do sẽ không khách quan nên giới thiệu làm việc với cấp Phó.
Tại buổi làm việc, ông Tống Quốc An, phó Hiệu trưởng đã thừa nhận "đúng là trong thời gian từ 2008 - 2011, trường đã thu tiền học phí các lớp hệ B trái với quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh hơn 400 triệu đồng. Khi tiến hành thanh tra, kiểm toán nhà nước cũng đã chỉ ra sai phạm này."
"Thu rồi, biết đã sai, nhưng gọi từng sinh viên lên trả lại thì mất uy tín của nhà trường lắm, nên trường đã xin giữ lại làm quỹ và đã được Sở Tài chính, Kiểm toán nhà nước đồng ý." - lời ông An.

Hiệu trưởng báo cáo kiểu "né tránh", Giáo dục - du học, sai pham o truong y te ha tinh, sai pham o truong y te ha tinh, tuyen nguoi, tuyen dung, bao cao cua hieu truong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Quyết định kỷ luật học sinh bằng hình thức trừ điểm của ông Hiệu trưởng là trái quy định
Việc ông Hiệu trưởng tự ý tuyển dụng con dâu tên Nguyễn Thị Như Ý không đúng quy trình, không công khai. Bà Ý được tuyển ngạch nhân viên phục vụ, nhưng thực chất cho làm kế toán nhà trường (?). Nội dung này ông An cũng đã thừa nhận là có.
Năm 2012, tuyển dụng Nguyễn Văn Vinh học chuyên tu bác sĩ làm việc ở Trạm y tế xã về làm giảng viên của trường trái quy định của Bộ Y tế. Lý giải điều này, ông An cho rằng, do môn Y tế cộng đồng thiếu giảng viên, không ai dạy nên tuyển dụng anh Vinh vào.
Chưa hết, ông Hiệu trưởng còn bị tố cáo xin dự án làm nhà xe cho sinh viên tại Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh (để SV đến thực tập, thực hành có nơi gửi xe) với giá hơn 200 triệu đồng rồi giao cho con trai nhận thầu. Nhưng kết quả, nhà xe chỉ có mấy cái cọc sắt lợp tôn rất chật chội.
Điều đó được ông An giải thích, "do mượn đất nên làm tạm", mà nguồn kinh phí là của Sở tài chính, Ủy ban tỉnh, chứ không phải của trường.
Né tránh

Hiệu trưởng báo cáo kiểu "né tránh", Giáo dục - du học, sai pham o truong y te ha tinh, sai pham o truong y te ha tinh, tuyen nguoi, tuyen dung, bao cao cua hieu truong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Phó Hiệu trưởng Tống Quốc An tại buổi làm việc với P.V
Trong hàng loạt sai phạm cá nhân của ông Hiệu trưởng, còn có những sai phạm có biểu hiện thông đồng, mập mờ.
Cụ thể, điểm trung bình chung toàn khóa học của em Đoàn Thị Trâm là 6,4 được nâng lên ở bảng điểm nộp về Phòng Nội vụ huyện Hương Sơn để xét tuyển là 7,4.
Việc này đã được Phòng kĩ thuật hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: "bảng điểm kết quả học tập mang tên Đoàn Thị Trâm có phôi, hình dấu Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh, chữ kí đề tên Nguyễn Văn Sơn, Trần Chiến Thắng là thật." Sau sự việc này, nhà trường đã phải thu hồi lại.
Ngoài ra, ông Hiệu trưởng còn kí quyết định ban hành quy chế kỉ luật học sinh, SV kèm theo trừ điểm trung bình chung học kì từ 0,2 - 1 điểm là trái quy định. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp thiếu điểm phải học lại và bị thu tiền rất cao. Thậm chí, có trường hợp bị trừ thiếu điểm buộc phải thôi học nên đã tố cáo lại quyết định trên của trường...

Hiệu trưởng báo cáo kiểu "né tránh", Giáo dục - du học, sai pham o truong y te ha tinh, sai pham o truong y te ha tinh, tuyen nguoi, tuyen dung, bao cao cua hieu truong, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc, vn

Báo cáo được cho là "né tránh" sai phạm của Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh gửi Sở Nội vụ
Khi UBND tỉnh có quyết định bổ nhiệm ông Thắng giữ chức phó Hiệu trưởng, nhiều cán bộ, giảng viên, SV bức xúc đã làm đơn tố cáo nên phải hoãn lại để chờ thanh tra, làm rõ.
Ngày 15/11/2012, Sở Nội vụ Hà Tĩnh đã có yêu cầu Trường CĐ Y tế Hà Tĩnh kiểm tra, làm rõ nội dung đơn thư tố cáo nhiều sai phạm liên quan đến trưởng Phòng Đào tạo và Hiệu trưởng nhà trường.
Ngày 03/12/2012, tổ kiểm tra của trường thành lập đã có kết luận sai phạm. Tuy nhiên, đến 15/1/2013, ông Hiệu trưởng mới có một báo cáo "nhạt nhòa, né tránh sai phạm" gửi lên Sở Nội vụ.
Trong đó có đoạn: "Trong thời gian 4 ngày với hơn 1000 học sinh đến xác nhận lại, lợi dụng lúc cao điểm, ai đó đã tuồn bảng điểm không đúng mẫu vào để kí, bản thân đồng chí Trần Chiến Thắng và Hiệu trưởng đã thiếu kiểm tra nên đã xác nhận và đóng dấu vào bảng điểm này."
Chánh Thanh tra Sở Nội vụ Phạm Quang Đệ cũng đã nhận định về báo cáo trên đã "né tránh" một số sai phạm. Báo cáo rất chung chung, chưa rõ ràng trách nhiệm.

Họa viên kiến trúc ảo tưởng và sự thật.

Được ví như trợ thủ đắc lực trong việc chuyển tải ý tưởng của kiến trúc sư (KTS), nghề họa viên kiến trúc (HVKT) đang thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay. Các trung tâm đào tạo mở ra ồ ạt làm người học mất định hướng.

Chúng tôi có buổi trò chuyện cùng Thạc sỹ KTS Phạm Tuấn Khanh, giảng viên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, giám đốc Công ty CP Tư Vấn Thiết Kế Đầu Tư Xây dựng Hưng Quốc về thực trạng đào tạo HVKT tại Việt Nam.
 Là giảng viên trường ĐH Kiến Trúc và là giám đốc công ty thiết kế, anh nhận định thế nào về tình hình đào tạo ngành này hiện nay?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hiện nay, những trung tâm đào tạo nghề HVKT mở ra ồ ạt nhưng không phải trung tâm nào cũng đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ nhất, giảng viên đứng lớp tại các trung tâm thường chưa trãi qua thực tiễn hành nghề thiết kế nên đa số chỉ dạy lý thuyết suông, học viên ít được tiếp cận với công việc thực tế. Đa số các HVKT khi vào công việc thực tế thì đều phải đào tạo và hướng dẫn lại. Đặc trưng của người học nghề thì rất cần đến người giảng viên vừa có kinh nghiệm làm nghề, vừa có có kinh nghiệm giảng dạy.
Thứ hai, chương trình học còn mang tính cưỡi ngựa xem hoa, học rất nhiều thứ trong một chương trình đào tạo ngắn hạn dẫn đến thiếu sự chuyên sâu. Những chương trình học như vậy sẽ mang đến cho học viên sự ảo tưởng về nghề.
Anh có thể nói cụ thể hơn về sự ảo tưởng của học viên là như thế nào?
ThS.KTS Tuấn Khanh:  Các trung tâm đào tạo khi quảng bá về chương trình học luôn vẽ nên những điều hoa mỹ như sau khóa học 6 đến 9 tháng thì học viên có thể sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm chuyên ngành như Auto CAD, 3Ds Max, Vray, Photoshop, Sketchup, Revit… có thể độc lập dựng phối cảnh nội ngoại thất hoàn chỉnh, độc lập thiết kế kiến trúc từ sơ phác đến triển khai chi tiết thi công các công trình nhà ở, lương cao sau khi tốt nghiệp, v.v…
Tuy nhiên, điều đó là không thể! Nếu chỉ học 9 tháng mà được như vậy thì không ai học đại học Kiến trúc nữa phải không nào? Cũng do thời gian quá ngắn nên học viên phải nổ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng, họ rất cần những giảng viên hướng dẫn giỏi nghề và cần các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Cần phải hiểu rằng họa viên là người hỗ trợ đắc lực cho các KTS và không thể thay thế KTS. Các chương trình học chỉ nên đi sâu vào từng chuyên ngành, bạn chỉ cần thật giỏi các phần mềm chuyên ngành dành cho HVKT là đủ.
 Vậy anh có thể cho biết thực sự công việc của HVKT là gì?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Tôi xin nhắc lại, các bạn phải hiểu rằng họa viên chỉ là người hỗ trợ cho KTS, không thể thay thế các KTS.
Tùy theo bạn là HVKT chuyên khai triển 2D hay phác thảo phối cảnh 3D theo ý tưởng của KTS.
+ Nếu bạn là họa viên khai triển bản vẽ 2D, bạn phải thành thạo Auto Cad hoặc Revit để có thể hoàn thành tốt công việc. Công việc chính của bạn là khai triển chi tiết bản vẽ dựa trên bản vẽ phương án do KTS thiết kế nhằm phục vụ cho việc thi công công trình. Tùy theo quy mô công trình, công việc của HVKT sẽ khác nhau. Đối với nhà ở dân dụng, có thể bạn sẽ khai triển bản vẽ chi tiết của toàn bộ một ngôi nhà từ cầu thang, cửa, trần, bếp, toilet, … Đối với công trình có quy mô lớn như chung cư, cao ốc văn phòng, trường học, bệnh viện,v.v… có thể bạn chỉ chuyên khai triển một trong các hạng mục nào đó ví dụ là cầu thang, hoặc cửa ra vào, vách ngăn,v.v… của toàn bộ công trình.

Họa viên kiến trúc ảo tưởng và sự thật, Giáo dục - du học,

Một bản vẽ 2D
+ Nếu bạn là họa viên 3D, công việc chính của bạn là thể hiện bản vẽ phối cảnh 3D, thông thường là bản vẽ nội thất phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng karaoke hoặc ngoại thất, tiểu cảnh sân vườn,v.v… dưới sự hướng dẫn của KTS hoặc cử nhân thiết kế nội thất. Để làm tốt công việc của họa viên 3D, bạn phải thành thạo phần mềm 3Ds Max và Photoshop, nếu biết thêm Sketch up bạn sẽ có thêm lợi thế trong việc thể hiện ý tưởng.

Họa viên kiến trúc ảo tưởng và sự thật, Giáo dục - du học,
Họa viên kiến trúc ảo tưởng và sự thật, Giáo dục - du học,
 
Bản vẽ 3D nội thất của công ty Hưng Quốc
Vậy cơ hội việc làm cho HVKT là rất hiếm?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hoàn toàn ngược lại. Bạn biết đấy, KTS không thể thiếu họa viên, như người bác sĩ cần y tá vậy. Thông thường thì một KTS cần 2 - 3 họa viên để triển khai ý tưởng của họ. Nhu cầu tuyển dụng HVKT hiện nay rất lớn, quan trọng là bạn có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ yêu thích nghề HVKT?
ThS.KTS Tuấn Khanh:  Hãy nhìn nhận thực tế nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, đừng nên ảo tưởng. Và quan trọng là chọn trung tâm để theo học sao cho đạt được các yếu tố sau:
+ Chương trình đào tạo cho bạn nhiều thời gian thực hành, tiếp cận với công việc thực tế và xưởng thiết kế. Các trung tâm đào tạo mà không có xưởng thiết kế gắn liền thì bạn nên cân nhắc kỹ.
+ Hãy chọn chương trình học chuyên sâu, hoặc là 2D hoặc là 3D, tùy theo thế mạnh của mình.
+ Đừng chọn chương trình học rườm rà vì thời gian có hạn.
+ Chọn trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo hơn là những trung tâm không giỏi đào tạo mà chỉ giỏi quảng cáo. Bạn có thể đánh giá một trung tâm qua số lượng các khoá đã đào tạo, các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho học viên, trung tâm có xưởng thiết kế hay không,…
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ, nhân dịp năm mới cũng xin chúc anh và gia đình một năm mới sức khỏe và hạnh phúc.

Hỗ trợ các trường không vì lợi nhuận

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, trường tư thục đi theo hướng lợi nhuận thì cứ đóng thuế như doanh nghiệp, còn đi theo hướng không vì lợi nhuận sẽ hưởng chính sách khác, nhà nước hỗ trợ.

Thứ trưởng Ga cho biết, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang soạn thảo nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật giáo dục, tức là có điều khoản ưu tiên cho các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận.
“Các trường hoạt động không vì lợi nhuận có nhiều chính sách ưu tiên cũng như được cấp kinh phí hỗ trợ về giáo viên, nhiều chính sách đất đai, thuế. Hiện hay, Bộ đang soạn văn bản, trong đó có chi tiết và cụ thể hóa điều khoản về trường đại học tư thục, các đại học không vì lợi nhuận”- Ông Ga nói.
Ông Ga cũng cho biết thêm, trong các văn bản hướng dẫn sắp tới sẽ xác định những tiêu chí. Trước đây, chỉ nói chung chung không vì lợi nhuận nhưng giờ tiêu chí xác định như thế nào sẽ được hướng dẫn cụ thể.
“Như vậy thì các trường tư thục được chọn một trong hai phương hướng hoặc anh đi theo lợi nhuận thì anh cứ đóng thuế như doanh nghiệp bình thường, đi theo hướng không vì lợi nhuận sẽ hưởng chính sách khác nhà nước hỗ trợ”- Thứ trưởng Ga khẳng định.
Thứ trưởng Ga cho biết thêm, hiện nay, Bộ đang sửa đổi nghị định 49 hỗ trợ học phí cho đối tượng chính sách: “Trước đây, chỉ có học sinh công lập được hưởng. Sửa đổi các học sinh học ở các trường tư thục hưởng học phí như công lập. Bộ đang sửa đổi để trình Thủ tướng. Trong quá trình Bộ khảo sát nghị định 49 thì các phản ánh địa phương và các em học sinh đề nghị là có sự hỗ trợ với học sinh ngoài công lập”.
“Khi hướng dẫn thực hiện Luật giáo dục đại học thì có quy định hai loại vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Hai loại này có chính sách khác nhau, nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa cho các trường hoạt động không vì lợi nhuận”- Ông Ga cho biết thêm.

"Tôi là cô giáo sida"

Cô giáo miền sơn cước đã thẳng thắn tuyên bố như vậy mặc cho búa rìu dư luận có giáng xuống đầu mình và sau nhiều lần tìm đến cái chết không thành.

Bây giờ thì cả huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đều biết cô giáo Lương Thị Dung ở trường tiểu học và THCS Nhân Lý bị nhiễm HIV. Nhưng họ không kỳ thị, ngược lại họ phục cô ở sự dũng cảm hiếm có.

"Tôi là cô giáo sida", Giáo dục - du học, co giao si da, co giao nhiem hiv, co giao mien son cuoc, nhiem hiv tu chong, nhiem hiv, nghi luc cua co giao nhiem hiv, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn
Kỳ thị là rào cản lớn nhất của tình người.
Ngày cưới không có hoa
Từ thị trấn Chiêm Hoá, chúng tôi leo ngược những con dốc mù sương mới đến được bản Hạ Đồng, nơi cô giáo Lương Thị Dung đang ở. Hạ Đồng mùa lạnh càng như buồn hơn, những cơn gió từ dòng sông Lô thổi vào càng làm cho bản nghèo thêm tiêu điều, xơ xác.
Nhưng không khó để tìm được nhà cô Dung. Ngôi nhà cấp 4 bé tin hin nằm nép dưới những dãy núi đồ sộ là nơi ở của ba mẹ con suốt những năm tháng đen tối vừa rồi. Đó cũng từng là ngôi nhà hạnh phúc mà cô đã được tận hưởng trong khoảng thời gian ngắn ngủi bên người chồng.
Cô Dung sinh năm 1972, cô không phải người Chiêm Hoá bản địa. Cô quê gốc Hoài Đức, Hà Tây cũ, theo gia đình lên rừng theo chính sách kinh tế mới từ những năm 1978, thế rồi nhập gia tuỳ tục, cô coi mình là sơn nữ, một cô sơn nữ nhan sắc, bông lan rừng ngát hương.
Gái thuyền quyên gặp trai anh hùng, chồng cô là Trần Văn Thành người Hải Phòng. Mãi sau này, cô Dung mới biết chồng mình là một thiếu gia của một gia đình giàu có nhất nhì thành phố Cảng. Thành lang bạt lên Chiêm Hoá, gặp "đoá lan rừng" mới kết thành duyên chồng vợ.

"Tôi là cô giáo sida", Giáo dục - du học, co giao si da, co giao nhiem hiv, co giao mien son cuoc, nhiem hiv tu chong, nhiem hiv, nghi luc cua co giao nhiem hiv, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ảnh cưới duy nhất của cô Dung còn sót lại.
Cô Dung bảo: "Chúng tôi gặp nhau lần đầu đã biết là của nhau rồi. Đám cưới được tổ chức một cách nhanh gọn nhất. Ngày cưới của tôi không có hoa, cũng chẳng có nhiều bạn bè, nhưng đó là giây phút mà tôi cảm thấy thật hạnh phúc, cảm giác ấy tôi không quên được".
Tình yêu của họ đã cho ra đời 2 cô con gái bé bỏng xinh đẹp là Trần Minh Anh và Trần Phương Anh. Hiện nay, cháu Minh Anh đang học lớp 5, cháu Phương Anh đang học lớp 4. Cả hai đều học rất giỏi, năm nào cũng được đi thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh.

"Tôi là cô giáo sida", Giáo dục - du học, co giao si da, co giao nhiem hiv, co giao mien son cuoc, nhiem hiv tu chong, nhiem hiv, nghi luc cua co giao nhiem hiv, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Cô giáo Dung và 2 con gái.
Những ngày "trời sập"
Đôi vợ chồng "hạnh phúc nhất quả đất" sống với nhau vừa tròn 2 năm thì duyên phận đôi ngả. Cô Dung bảo vậy, nhưng sự đôi ngả ở đây không phải li thân hay li dị, mà đau đớn hơn khi anh Thành ốm nặng rồi qua đời.
Cô như chết lặng bởi khi ấy đang mang thai cháu Phương Anh. Đứa con chưa biết mặt cha, hạnh phúc mà họ dành cho nhau lại quá ngắn ngủi ở giữa vùng đất hoang sơ ven dòng Lô giang này. Cô ngất đi rồi tỉnh lại bao nhiêu lần, chỉ ước sao đó là một cơn ác mộng.
Gia đình nhà chồng chính là chỗ dựa và là niềm động viên an ủi lớn nhất với cô lúc này. Tuy nhiên, cô luôn thắc mắc không biết chồng mình qua đời vì bệnh gì? Hỏi bác sĩ, bác sĩ bảo đã đưa giấy khám nghiệm cho gia đình nhà chồng. Mẹ chồng cô cũng đưa ra một cái giấy, kết luận anh bị ung thư.

Cô ở vậy nuôi con giữa độ tuổi "chín" nhất của nhan sắc lan rừng, bao nhiêu người đàn ông đến với cô, cô chối từ thẳng thừng. Nấm mộ chồng cô ngày nào cũng đầy ắp hoa, quả và những nén hương trầm.

"Tôi là cô giáo sida", Giáo dục - du học, co giao si da, co giao nhiem hiv, co giao mien son cuoc, nhiem hiv tu chong, nhiem hiv, nghi luc cua co giao nhiem hiv, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Chỉ bảo cho học sinh từng bài học.
Vào một ngày giữa năm 2009, cô Dung ốm nặng, nằm liệt giường và sút đến 20kg. Bệnh viện thông báo cô bị nhiễm HIV, cô như không tin vào tai mình. "Trời sập" giữa lúc con cô còn nhỏ, niềm tin vào tương lai vẫn tràn đầy. Cô bảo: "Nghe tin này khác nào bị toà tuyên án tử hình. Tôi sẽ chết, chết nhục nhã giữa những kỳ thị người đời".
Lúc này, gia đình nhà chồng mới thành thật với cô là anh Thành cũng bị nhiễm HIV, anh bị chết vì căn bệnh thế kỷ này. Nhưng sợ điều tiếng, lại lo cho tương lai mẹ con cô nên họ đã nhờ bác sĩ cho một cái giấy kết luận hoàn toàn khác.
Qua lời kể của mẹ chồng, cô mới biết chồng mình từng là đại ca khét tiếng ăn chơi ở đất Cảng. Anh là con nghiện nặng đô nhất Hải Phòng, nhưng anh cũng là tấm gương tự cai nghiện thành công, anh phải trả giá cho những tháng ngày sa ngã và trác táng.
Những tháng ngày sau này, mới thực sự là ác mộng với cô giáo Lương Thị Dung khi với người dân vùng sơn cước Chiêm Hoá, HIV còn kinh tởm hơn gấp trăm vạn lần bệnh hủi. Cô vật vã trong đau đớn thể xác và tâm hồn, với cô sống không bằng chết.

"Tôi là cô giáo sida", Giáo dục - du học, co giao si da, co giao nhiem hiv, co giao mien son cuoc, nhiem hiv tu chong, nhiem hiv, nghi luc cua co giao nhiem hiv, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Cô giáo Dung soạn bài trước giờ lên lớp.
Đứng dậy, ngẩng cao đầu mà bước
Cô không còn tâm trí đến trường, thế nhưng ngày nào cô đến trường là ngày ấy học sinh bỏ về hết. Phụ huynh cũng từng can thiệp đến tận cấp trên không cho cô dạy học vì sợ con em mình sẽ bị nhiễm. Cô Dung tâm sự: "Không phải một lần mà nhiều lần tôi đã tìm đến lá ngón để chết. Nhưng mỗi lần đưa lá vào miệng lại phải nhả ra vì thương học sinh, các em như con của mình, không đành lòng để chết".
Trong lúc này, cô giáo Trần Kim Dung, Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS Nhân Lý và là người bạn cùng tên đã đến bên cô động viên và ra sức thuyết phục phụ huynh học sinh hiểu hơn về căn bệnh HIV. Nhờ thế mà người dân bản địa cũng ít kỳ thị và tỏ ra thông cảm hơn.
Cô Dung lại được đến trường, được cầm tay nắn chữ cho học sinh thân yêu của mình. Cô bảo: "Dù có chuyện gì xảy ra tôi cũng phải ngẩng cao đầu mà bước đi trong giông bão. Tôi đang phải điều trị bằng thuốc ARV với phác đồ bậc 2 (bậc nặng - PV), nhưng chỉ có niềm tin và hy vọng mới là phương thuốc hữu hiệu nhất".
Chính vì có niềm tin nên vừa qua, cô Lương Thị Dung đã dũng cảm tuyên bố với cả huyện Chiêm Hoá rằng mình bị sida. Cô chia sẻ: "HIV không đáng sợ, đáng sợ nhất là mất niềm tin và mất sự cảm thông từ mọi người. Nhưng nếu được mọi người dù chỉ nhìn bằng ánh mắt bình thường nhất cũng đã hơn vạn lời khuyên bảo rồi".
"Ông trời sinh ra mỗi người một phận, tôi phận kém duyên hèn nhưng còn được xã hội cảm thông. Vậy thì mình phải cố gắng sống cho tốt, dạy học cho giỏi để cống hiến cho xã hội. Có bệnh vẫn có thể cống hiến nếu biết vươn lên. Tôi sẽ sống, sẽ ngẩng cao đầu mà bước. Nếu bệnh tật không cho tôi nhìn lên, tôi sẽ quyết không nhìn xuống, phải nhìn cho thẳng".

TPHCM: Kiến nghị thành lập Hiệp hội các trường đào tạo Sư phạm

Ngày 24/1, Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ khối ngành Sư phạm trên địa bàn thành phố. Đại diện các trường đều tán động đề xuất của Sở thành lập Hội đồng hiệu trưởng các trường Sư phạm TPHCM.

Đây là lần tiên Sở GD-ĐT TPHCM và các trường đào tạo nhân lực ngành giáo dục cùng ngồi lại để tháo gỡ thực trạng thiếu hụt giáo viên và nâng chất lượng người giảng dạy của TPHCM. Hiện nay, ngành giáo dục TPHCM có hơn 53.000 giảng viên, giáo viên dạy từ bậc mầm non đến trung cấp chuyên nghiệp. Mặc dù trong năm học 2012-2013, Sở GD-ĐT TPHCM đã tuyển dụng thêm được 3.409 giảng viên/giáo viên nhưng so với nhu cầu tuyển thì vẫn thiếu đến 1.262. Lực lượng còn thiếu nhiều tập trung ở bậc mầm non và tiểu học. Trong đó, thiếu nhiều nhất là các quận huyện khu vực ngoại thành.
Mặc dù Sở đánh giá chất lượng đội ngũ giảng dạy ngày càng tăng dần theo từng năm nhưng một số vẫn còn hạn chế về năng lực sư phạm. Phần lớn giảng viên, giáo viên trẻ tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ không chuyên ngành sư phạm còn thiếu nghiệp vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh, sinh viên.
 
Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ khối ngành Sư phạm trên địa bàn TPHCM.
 
Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ khối ngành Sư phạm trên địa bàn TPHCM.
Với tình hình phát triển của thành phố, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ giảng dạy ngày càng tăng. Dự báo đến năm 2015, thành phố cần tuyển đến 102.451 giáo viên, giảng viên và đến năm 2020 nhu cầu là 36.491.

 

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thôi chức theo chế độ hiện hành

GS.TS Mai Trọng Nhuận được Thủ tướng quyết định thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, thôi làm quản lý để làm công tác chuyên môn là hoàn toàn bình thường thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

Thông tin ông Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo quyết định của Thủ tướng ngày 22/1/2013 đã làm xôn xao dư luận và hiểu rằng có liên quan tới kết luận của Thanh tra Chính phủ vừa qua.
Trao đổi với Dân trí, PGS.TS Đinh Hường - Trưởng Ban Chính trị - Công tác HS-SV, ĐHQGHN cho biết: “GS.TS Mai Trọng Nhuận, được Thủ tướng quyết định thôi giữ chức Giám đốc ĐHQGHN, thôi làm quản lý để làm công tác chuyên môn là hoàn toàn bình thường thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước vì GS Mai Trọng Nhuận đã hết tuổi làm quản lý. GS Nhuận sinh năm 1952”.

“Quyết định Thủ tướng cho GS Nhuận nghỉ công tác quản lý chuyển sang làm công tác chuyên môn với kết luận Thanh tra Chính phủ không liên quan đến nhau, hai quyết định khác nhau. Một số phương tiện thông tin đã làm dư luận vô tình hiểu nhầm 2 quyết định có liên quan đến nhau làm ảnh hưởng đến uy tín của GS và của trường” - ông Hường khẳng định.
ĐH Quốc gia Hà Nội hiện nay có 3 Phó giám đốc phụ trách là GS. TS Nguyễn Hữu Đức, PGS. TS Nguyễn Kim Sơn và PGS. TS Phùng Xuân Nhạ - Phó giám đốc phụ trách thường trực.
GS.TSKH Mai Trọng Nhuận sinh năm 1952. Tháng 11/2007, ông được Thủ tướng bổ nhiệm là Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Cận Tết, giáo viên vẫn mòn mỏi chờ... lương

Cho đến ngày 25/1 (tức là ngày 14/12 âm lịch), chỉ còn không đầy hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nhưng giáo viên ở nhiều trường học của tỉnh Sóc Trăngvẫn chưa được nhận lương tháng 1/2013.


Theo lý giải của cán bộ phụ trách tài chính của ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng là do bây giờ là thời điểm đầu năm nên kinh phí chưa rót về kịp. Tuy nhiên, tháng 12/2012 cũng mãi tới hết tháng nhiều trường mới có lương cho giáo viên (GV).
Nhiều GV bức xúc: “Chúng tôi chỉ sống bằng lương nên rất mong có lương để mua sắm vài thứ dùng trong dịp tết nhưng mãi tới hôm nay vẫn chưa có lương nên chưa mua sắm được gì, trong khi đó, càng cận Tết giá cả càng tăng”.
Cũng theo thông tin từ ngành giáo dục, năm nay, GV ở Sóc Trăng lại thêm một cái tết không được địa phương hỗ trợ tiền tết như nhiều tỉnh, thành phố khác.
Một thông tin khác, theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong LLVT công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có hiệu lực từ ngày 1/3/2011 nhưng cho đến nay, GV ở các địa phương thuộc diện nói trên của ngành giáo dục Sóc Trăng vẫn chưa được nhận tiền, trong khi đó, cán bộ, công chức, viên chức nhiều ngành khác đã được nhận.
Trong khi đó, ở tỉnh An Giang, những ngày này, GV phấn khởi khi được lĩnh cùng lúc lương tháng 1 và tháng 2/2013, đồng thời mỗi GV được hỗ trợ 600.000 đồng tiền Tết.

Thủ khoa đất Quảng Bình: Ngày ấy - Bây giờ

Trong không khí những ngày đầu năm mới, chúng tôi tìm về các bạn trẻ thủ khoa đại học của tỉnh Quảng Bình ngày nào, để thêm một lần nữa thấu hiểu khát khao và ước vọng của họ.

Lần giở lại những trang sử vàng dân tộc, vùng đất gió Lào cát trắng Quảng Bình là nơi nuôi dưỡng nhiều bậc danh nhân hào kiệt của đất nước, từ người mang gươm đi mở cõi trời Nam, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh thuở nào... cho đến vị tướng tên tuổi lừng lẫy năm châu Võ Nguyên Giáp... Tiếp nối cha ông đi trước, thế hệ trẻ đất Quảng không ngừng nỗ lực, phấn đấu, cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương. 

Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 - những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.
 
Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 - những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.
Chàng trai của “cú đúp”
Mọi người đã gọi Nguyễn Văn Hoài, thủ khoa đại học đầu tiên của Quảng Bình sau thời kỳ chia tách tỉnh Bình-Trị-Thiên như vậy. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1993, anh Nguyễn Văn Hoài đã thi đỗ 3 trường đại học và đạt điểm thi cao nhất ở cả hai Trường đại học Xây dựng Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Vinh. Lựa chọn Trường đại học Xây dựng Hà Nội để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học vấn, nhưng sau đó, chàng trai chuyên toán Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã xuất sắc dành được học bổng du học tại Trường đại học Newsouth Wales, nước Úc. Kết thúc khóa học, anh trở về Việt Nam và công tác tại thủ đô Hà Nội.
Mẹ anh - bà Phạm Thị Bích Đào vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ về những thành tích học tập xuất sắc của cậu con trai thứ ba. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ tấm bé, anh Nguyễn Văn Hoài đã luôn nỗ lực, cố gắng vươn lên trong học tập. Trả lời câu hỏi của một em học sinh trong đợt tuyên dương Thủ khoa năm đó: “Anh Hoài ơi, vì sao anh học giỏi rứa?”, Nguyễn Văn Hoài đã trả lời hết sức đơn giản: “...Để không làm phiền lòng hay thất vọng đối với ba mẹ và để không muốn kém cạnh người khác”. Tinh thần quyết tâm đó đã theo suốt anh trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Nhà giáo ưu tú Dương Viết Tuynh, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Đào Duy Từ, còn nhớ mãi ấn tượng về cậu học trò mặc dù không phải thông minh nhất trong lớp, nhưng kiến thức tổng hợp cực kỳ chắc chắn và đặc biệt rất chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Một kỷ niệm khó quên nữa là khi anh Nguyễn Văn Hoài phải ôn luyện tiếng Anh để vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ. Đây là điều kiện tiên quyết để anh có thể sang nước Úc du học. Tiếng Anh thời kỳ đó là bài toán “nan giải” với cậu học sinh ở một tỉnh nghèo, xa Thủ đô mấy trăm cây số. Hai mẹ con anh phải lặn lội ra Hà Nội, nhờ sự giúp đỡ của những mối quan hệ quen biết để tìm được một thầy giáo tiếng Anh đúng chuẩn của nước Úc. Tìm được thầy đã khó, thuyết phục để thầy dạy học lại càng khó hơn. Sau hai tiếng kiểm tra trình độ cơ bản, cộng thêm thấu hiểu niềm đam mê học hỏi từ chàng trai giàu nghị lực, thầy giáo đã đồng ý dạy. Mãi đến tận khi anh thi đậu học bổng sang Úc du học, người thầy giáo vì cảm kích sự hiếu học của anh đã từ chối nhận bất cứ một đồng học phí nào.
Còn nhớ khi trả lời phỏng vấn chuyên mục “Khách mời ngày thứ bảy” của Báo Quảng Bình những ngày đầu năm mới Đinh Sửu 1997, chàng trai du học sinh năm nào đã thẳng thắn khẳng định: “Học tập là con đường tốt nhất cho thanh niên khi bước vào ngưỡng cửa tương lai.... Thanh niên trong thời đại mới muốn cống hiến nhiều cho bản thân, gia đình, xã hội, vấn đề hàng đầu là phải học tập thật tốt...”. Phương châm đó đi suốt những năm tháng tuổi trẻ của cậu học sinh đất Quảng hiếu học. Sau khi hoàn thành khóa học ở Úc, anh Nguyễn Văn Hoài tiếp tục học Cao học tại thành phố Bangkok (Thái Lan). Dành bằng thạc sĩ loại xuất sắc, từ chối học bổng nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, anh trở về nước và vượt qua nhiều ứng cử viên “nặng ký” để trở thành chuyên viên của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
Thủ khoa... “lặng lẽ”
Đến Trường THPT Chuyên Quảng Bình để hỏi thông tin về các thủ khoa niên khóa trước năm 2000, thật bất ngờ, khi chúng tôi lại được gặp chính một thủ khoa năm xưa - thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn, Hiệu phó nhà trường. Chúng tôi gọi thầy là thủ khoa... “lặng lẽ” cũng không sai, bởi hầu như ít ai ở trường, từ các thầy cô giáo đến các em học sinh, biết được thông tin “quý giá” trên. Quê ở xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, chàng trai thư sinh sinh năm 1979 này đã “dành dụm” được một “vốn liếng” kha khá trước khi giành được danh hiệu thủ khoa đại học: học sinh giỏi suốt 3 năm học cấp 3, đạt giải ba toàn tỉnh môn toán, tham gia đội tuyển quốc gia môn toán của tỉnh...
Trong kỳ thi đại học năm 1997, thầy Nguyễn Minh Tuấn đã đỗ thủ khoa Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng với số điểm 27, không chỉ vậy, thầy cũng đạt thành tích cao tại Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (24,5 điểm) và Trường đại học Giao thông - Vận tải Hà Nội (26,5 điểm). Khi được hỏi vì sao không theo hai ngành “hấp dẫn” là kinh tế và giao thông, mà lại lựa chọn con đường sư phạm nhọc nhằn, thầy giáo trẻ đã trả lời sư phạm là ước mơ từ thuở bé, và việc biến ước mơ đó thành hiện thực sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Và có lẽ, cũng còn bởi một nguyên nhân khác, tại thời điểm đó, với hoàn cảnh gia đình nhiều khó khăn, theo nghề sư phạm, thầy sẽ làm giảm phần nào gánh nặng học phí cho các bậc sinh thành.

Các thủ khoa đại học tỉnh Quảng Bình năm 2012 - những tài năng hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong tương lai.
 
Thầy Nguyễn Minh Tuấn - từng là Thủ khoa Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng năm 1997 -  luôn miệt mài với sự nghiệp trồng người.
Năm 2001, thầy Nguyễn Minh Tuấn về giảng dạy tại Trường THPT chuyên Quảng Bình. Từ đó đến nay, với niềm đam mê và sự nỗ lực, quyết tâm, thầy đã đạt nhiều thành tích trong công tác như đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, bằng khen về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi... Năm 2006, thầy cũng hoàn thành khóa học cao học tại Trường đại học Sư phạm Huế. Từ năm 2012, thầy Nguyễn Minh Tuấn được tín nhiệm giữ chức Hiệu phó Trường THPT Chuyên Quảng Bình.
Những thế hệ thủ khoa tiếp theo vẫn không ngừng phấn đấu tiếp nối thành tích mà các anh chị đi trước đã đạt được. Thủ khoa Trường đại học Y Huế năm 2010 - em Nguyễn Trung Kiên - đang theo đuổi ước mơ doanh nhân của mình ở thủ đô Pari, nước Pháp. Em Lê Văn Lâm, thủ khoa Trường đại học Đà Nẵng và á khoa Trường đại học Y Huế năm 2011, đang du học chuyên ngành hóa dầu tại Liên bang Nga... Không đạt danh hiệu thủ khoa đại học, nhưng nhiều người con đất Quảng đã có những thành tích rất đáng tự hào. Anh Trần Đức Long-người đạt Huy chương đồng môn sinh học tại kỳ thi Olympic quốc tế năm 1999 và là học sinh đạt huy chương Quốc tế đầu tiên ở Quảng Bình-sau khi tốt nghiệp xuất sắc lớp cử nhân tài năng Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) hiện đang hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Singapore.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải - người đạt giải ba quốc gia môn toán đầu tiên của Quảng Bình và thi đậu cả 3 Trường đại học - đang công tác giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Và còn rất nhiều những cá nhân xuất sắc thuộc thế hệ sau khác như kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa... vẫn đang nỗ lực làm rạng danh quê hương Quảng Bình ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

 

Thủ khoa tư vấn mùa thi

Cùng với đại diện nhiều trường ĐH trên địa bàn TPHCM, một số thủ khoa năm học trước sẽ cùng tham gia vào chương trình tư vấn mùa thi 2013 “Định hướng tương lai” tổ chức tại 8 trường THTP tại TPHCM từ nay đến ngày 10/3.

Chương trình do chuyên đề VTM báo Giáo dục TPHCM tổ chức nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho học sinh (HS) lớp 12 trước kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2013.
Thông qua chương trình, HS cuối cấp được ban tư vấn gồm chuyên viên tư vấn tuyển sinh Văn phòng đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM và đại diện các trường ở TPHCM như ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH KHXH&NV, ĐH Sài Gòn, ĐH Kỹ thuật Công nghệ, ĐH Tài chính Marketing… tư vấn về cách chọn trường, chọn ngành thi phù hợp cũng như cách làm bài hay giải đáp các thông tin mới về mùa tuyển sinh năm nay.
Học sinh Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TPHCM) tìm hiểu về thông tin tuyển sinh ĐH - CĐ 2013.
 
Học sinh Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TPHCM) tìm hiểu về thông tin tuyển sinh ĐH - CĐ 2013.
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia dinh dưỡng sẽ có những tư vấn, hướng dẫn HS cách giữ gìn về sức khỏe, tâm lý vững vàng cho mùa thi. Đặc biệt, các thủ khoa, á khoa của năm học trước cũng sẽ đồng hành trong vai trò “cố vấn” để chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết cụ thể mà mình đã trải qua để giúp các em làm bài hiệu quả.
Sau khi khởi động tại Trường THPT Trưng Vương (Q. 1) và Trường THPT Trần Khai Nguyên với sự tham gia của hàng ngàn HS, chương trình sẽ tiếp tục diễn ra tại 6 trường THPT gồm Trường Lương Văn Can (Q. 8) vào ngày 27/1; Trường Mạc Đĩnh Chi (Q. 6) ngày 23/1; Trường Lê Thánh Tôn (Q. 7) ngày 2/2; Trường Nguyễn Khuyến (Q. 10) ngày 3/3; Trường Phan Đăng Lưu (Q. Bình Thạnh) ngày 9/3 và Trường Lương Thế Vinh ngày 10/3.

 

Người cha 15 năm cõng con gái tật nguyền đến trường

Hàng ngày, cảnh người cha tóc muối tiêu Trương Công Bảy (48 tuổi, ngụ xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bước chân cà nhắc bế con gái tật nguyền Trương Thị Thương (1989) đến giảng đường 5A, tầng 5 tòa nhà Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, khiến những người chứng kiến rất cảm động.

Mười lăm năm như thế, bất kể mưa hay nắng, ông Bảy vẫn kiên trì cùng con tới lớp…
 
Ông Trương Công Bảy và con gái Trương Thị Thương
Ông Trương Công Bảy và con gái Trương Thị Thương.
 
Cô bé tật nguyền không đầu hàng số phận
Đến tận bây giờ, vợ chồng ông Bảy vẫn không thể lý giải nổi tại sao đứa con gái thứ 3 của mình lại mang số phận không may mắn như thế. “Hai đứa con đầu của vợ chồng tui vẫn mạnh khỏe, bình thường. Khi sinh cháu Thương thấy thân hình con dị dạng, nhiều người khuyên nên gửi nó vào trại trẻ mồ côi, nhưng làm cha làm mẹ ai nỡ lòng nào. Mình phải thương nó nhiều hơn những đứa khác để bù đắp thiệt thòi của con”, ông kể lại.
Nhiều lần, hai vợ chồng ông Bảy đã bán lúa non đưa con đi bệnh viện chạy chữa. Ở đâu các bác sĩ cũng lắc đầu: Cháu bị phơi nhiễm chất độc da cam, suốt đời chịu dị dạng. Vợ chồng cắn môi, nuốt ngược nước mắt vào lòng đưa con về. “Bao nhiêu năm con đến trường là từng ấy thời gian tui quanh quẩn việc nhà đợi đến giờ đón con. Mẹ nó gánh vác việc đồng áng, nhiều khi thấy bà ấy đi sớm về hôm mà thương lắm. Vợ chồng động viên nhau cố gắng vì con cái”, ông Bảy cho biết.
Điều an ủi lớn nhất đối với họ là bé Thương dù không thể đi lại được, mọi sinh hoạt hầu như trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, nhưng bù lại em được ông trời ban tặng cho vầng trán cao, thông minh, đôi mắt sáng long lanh lạ thường. Lên 6 tuổi, tuy mang trên mình nhiều di chứng chất độc da cam, em đã tập ngồi được, nói được. Nhiều lần thấy bạn bè trong làng tung tăng cắp sách đến trường, em nằng nặc đòi ba mẹ cho đi học.
Thương con, vợ chồng ông Bảy chỉ nghĩ đó là sở thích tức thời của con, chỉ cần học vài ba hôm sẽ chán đòi nghỉ thôi. “Ai ngờ”,… ông Bảy bỏ dở câu nói lẫn lộn buồn vui. Và rồi trước mỗi buổi sáng xuống đồng, hai vợ chồng thay nhau  cõng con vượt gần 10 km băng ruộng đến lớp học. Cực nhất mùa mưa, dù đường xá khó đi nhưng Thương quyết kiên trì, không bỏ trường, bỏ tiết.
Đến lớp 9, sự bất hạnh lại ập đến với cô bé. Trong lúc chờ mẹ đến đón, gió bão quật gãy cành phượng xuống đúng chỗ Thương ngồi, làm em gãy 2 cánh tay. Thương con, ông Bảy khuyên: “Hay con nghỉ ở nhà bố mẹ sẽ nuôi”. Nhưng Thương một mực không chịu. Và em đã khẳng định được nghị lực, nhiều năm liền là học sinh giỏi, đoàn viên xuất sắc của trường và Tỉnh Đoàn Quảng Nam. Hạnh phúc hơn, nhiều năm em được thầy cô, nhà trường chọn đi dự thi học sinh giỏi môn Văn và Toán cấp tỉnh...
Khi biết mình là một trong hai thí sinh được đặc cách xét tuyển trong kỳ thi Đại học vào năm 2011, niềm vui như nhân lên gấp bội với cô sinh viên Trương Thị Thương có chiều cao, cân nặng khiêm tốn (70cm, 20kg).
“Sau khi tốt nghiệp PTTH, em đã định hướng cho mình đăng ký thi vào Đại học Sư phạm Đà Nẵng, ngành công nghệ thông tin. Đến khi cha chở em đi thi ngày đầu tiên thì nhận được tin ngành Giáo dục đặc cách cho miễn thi đại học. Em mừng lắm vì biết tương lai mình sẽ tươi sáng hơn”, cô hồ hởi tâm sự.
“Bên ướt cha nằm”
Tuy thời gian nhập học đã hơn một năm trôi qua, nhưng khi nhắc đến cô sinh viên đặc biệt này, hầu như mọi người dân phường Hòa Minh, nơi có trường ĐHSP đóng chân, ít ai không biết đến hình ảnh người cha gầy ốm Trương Công Bảy ngày lại ngày đèo con trên chiếc xe máy đến trường, rồi bồng bế em vào lớp học.
Ngày “cõng” con ra Đà Nẵng, lòng ông Bảy ngổn ngang, phần mừng vì con được vào đại học, phần khác nghĩ đến chặng đường bốn năm dài đằng đẵng ở chốn đô hội, không biết lấy gì để hai bố con sinh sống. Nhưng không thể để ước mơ của con bị dang dở, ông bàn với vợ vay bà con, chòm xóm rồi bán thêm ít lúa lấy tiền làm lộ phí đi đường, mua một chiếc xe máy và thuê tạm căn gác trọ nhỏ. Chiếc xe vừa là phương tiện đưa con đến trường, vừa giúp ông tranh thủ xin vào đội xe ôm chở khách để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.
Đều đặn, đầu giờ ông chở con đến trường, bế con vào lớp, cuối buổi lại đón con về. Giờ lên lớp, khi Thương yên vị trên bộ bàn ghế nhỏ “ưu tiên”, ông Bảy mới yên tâm đi làm. May mắn có được một “cuốc xe” kiếm vài ngàn đồng, ông vội vàng đi chợ, nấu cơm nước chờ đón con về chung bữa. Nhiều hôm thời tiết thất thường, ông Bảy ngã bệnh không đưa con đi học được, ông và con phải nhờ sự trợ giúp của bạn bè chung lớp.
Nghèo khó, chỗ ngủ cũng chỉ có vài miếng ván ghép lại, ông nhường cho con, còn mình giành phần trải chiếu dưới nền gạch lạnh lẽo. Bữa cơm của hai cha con hầu như chỉ rau xanh và cá khô. “Hai cha con có ăn nhiều nhặn chi mô, con bé bé tẹo, còn tui đau ốm nên nuốt cơm rất khó. Nhưng vì con, phải ráng ăn để còn có sức chăm cho cháu khỏe mạnh, kẻo gián đoạn việc học hành”, người cha tâm sự.
Bước sang tuổi 48, nhưng trông ông Bảy như già hơn chục tuổi. Ông cho hay: “Kiếm việc làm thêm ở xa thì sợ không kịp giờ đón con nên hôm rồi tui có xin nhà trường làm công việc trồng hoa, xén cỏ, chăm sóc sân trường cho tiện nhưng Ban Giám hiệu bảo đang còn xem xét”.
Bản thân ông Bảy vốn bị bệnh thấp khớp, người cũng đau ốm liên miên mỗi khi trái gió trở trời. Không làm được nhiều việc nặng phụ vợ, trong gần hai năm qua, cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện thu nhập của cả gia đình dựa vào bốn sào ruộng và gánh chè của vợ ở quê, ông lại xót xa. Vì vậy, không quản ngại, cuối tuần, ông thường mua những mặt hàng người dân quê cần, lặn lội vượt gần 60km chở về nhà cho vợ đổi lại gạo và rau củ ra Đà Nẵng dành ăn dần cho rẻ.
“Hai cha con ở đây đã khổ, gánh nặng hai đứa con ở nhà cộng với món nợ và tiền sinh hoạt hàng đều dồn cả lên vai mẹ nó. Hàng ngày quần quật làm đồng, tối về bà ấy lại tất bật gánh nồi chè đi bán rong để kiếm tiền phụ tôi ngoài này. Tính sơ sơ, mỗi tháng tiền thuê nhà trọ và tiền ăn uống cũng đã hết hơn 2 triệu đồng”, ông Bảy thả giọng trầm trầm.
Chia sẻ với khó khăn, nhọc nhằn của hai cha con Thương, thầy Lưu Trang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm cho biết: “Phía Nhà trường cố gắng tạo mọi điều kiện, giúp đỡ  để em Thương có thể theo học chương trình đào tạo Đại học tại trường, miễn giảm 100% học phí trong suốt bốn năm học. Năm học 2013 này, Đoàn trường sẽ vận động thêm sự giúp đỡ từ những doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố để em có thêm những suất học bổng trang trải cho cuộc sống hằng ngày”.

 

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Giao Hội Khuyến học chủ trì công nhận “Đơn vị học tập”

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Theo đó, Hội Khuyến học Việt Nam được giao chủ trì tổ chức đánh giá công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”.

Giao Hội Khuyến học chủ trì công nhận “Đơn vị học tập”
 
Tôn vinh những cá nhân, tổ chức hiếu học và ủng hộ phong trào học tập suốt đời là hoạt động thường xuyên của Hội Khuyến học nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập.
4 mục tiêu trọng điểm
Trong đề án này, Chính phủ xây dựng rõ chỉ tiêu thực hiện trong từng giai đoạn cho 4 mục tiêu trọng điểm là: Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2015 phải đạt tỷ lệ 98% người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ; 80% cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) tham gia các chương trình học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, 20% CB-CC-VC có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% có trình độ bậc 3.
Về trình độ chuyên môn, đề án đặt mục tiêu 100% CB-CC cấp Trung ương đến cấp huyện phải được đào tạo đúng tiêu chuẩn quy định, 80% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, đối với CB-CC cấp xã thì tiêu chí này lần lượt là 90% và 70%; 50% lao động nông thôn được học tập kỹ thuật sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng; 80% công nhân có trình độ THPT và 85% đã qua đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phấn đấu 30% học sinh - sinh viên được học kỹ năng sống.
Mục tiêu đến năm 2020 phải đạt tỷ lệ 99% người trong độ tuổi 15 - 35 biết chữ; 100% CB-CC-VC tham gia các chương trình học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, 40% CB-CC-VC có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20% có trình độ bậc 3.
Về trình độ chuyên môn, đề án đặt mục tiêu 90% CB-CC cấp Trung ương đến cấp huyện phải thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm; đối với CB-CC cấp xã, 95% CB-CC phải có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định, 85% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm; 70% lao động nông thôn được học tập kỹ thuật sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng; 90% công nhân có trình độ THPT và 95% đã qua đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phấn đấu 50% học sinh - sinh viên được học kỹ năng sống.
Lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở tất cả các cấp
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, đề án đưa ra hàng loạt giải pháp mang tính chiến lược như: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động xây dựng xã hội học tập (XHHT) ở tất cả các tổ chức, đơn vị; Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện…; Củng cố, phát triển mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục chính quy; Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng…
Đề án cũng quy định cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình xây dựng XHHT. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Giáo dục Đào tạo và Hội Khuyến học xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực hiện xây dựng XHHT của bộ, ngành, địa phương (bao gồm cấp tỉnh, xã). Xây dựng XHHT sẽ là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hành động, thi đua hàng năm của tất cả các cơ quan, đơn vị.
Theo đề án này, Chính phủ cũng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xây dựng XHHT từ Trung ương đến cấp xã; Xây dựng bộ phận là đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng XHHT ở tất cả các cơ quan; Khuyến khích xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” ở các doanh nghiệp…
Hội Khuyến học được giao chủ trì Đề án thành phần Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư. Hội Khuyến học cũng sẽ chủ trì tổ chức đánh giá công nhận để xét tặng các danh hiệu “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” cho các cơ quan, địa phương.
Các cơ quan ngôn luận của Hội Khuyến học như báo Khuyến học & Dân trí, báo Dân trí điện tử, website Hội Khuyến học cũng như Hội Khuyến học các cấp được giao nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng XHHT.
Kinh phí thực hiện đề án từ ngân sách Nhà nước dự kiến là 340 tỷ đồng (vốn sự nghiệp), trong đó Trung ương đảm bảo 40% tổng kinh phí.

Gồng gánh tha phương nuôi con vào đại học

Một ngày kiếm sống của người phụ nữ có thân hình mỏng manh ấy bắt đầu từ 2 giờ 30 sáng đến tận 10 giờ đêm. Thức khuya dậy sớm, oằn vai quảy gánh đậu hũ đi bán nhưng chị luôn mỉm cười...

Chỉ khi ai đó vô tình nhắc đến đứa con trai lớn vừa giỏi vừa ngoan của chị là nỗi buồn lại đong thành giọt nơi khoé mắt chị.
Để đời con không khổ như cha mẹ
Chị tên Nguyễn Thị Thanh Thuý, sinh năm 1966, quê ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Bởi ở quê “chỉ kiếm 5.000 đồng mỗi ngày sao nuôi nổi ba đứa con vẫn còn nhỏ xíu”, chị kể, nên sau khi đưa con gái út vào trường mẫu giáo, chị về nhà thắp nhang lạy ông bà tổ tiên rồi xách giỏ đi thẳng ra bến xe mà không dám ngoái đầu nhìn lại. Chị nhớ như in đó là ngày 24.10.1993, buổi sáng mà đất trời âm u, mưa lất phất. “Thiệt là não ruột, đi không đành”, chị Thuý ngậm ngùi nhớ lại. Vậy mà, thoắt đó chị vô Sài Gòn bán đậu hũ dạo đã 20 năm.
 
Nhờ một người chị bà con dạy cách nấu đậu hũ, chị tập tành buôn bán. Ngày đầu tiên, chị quảy gánh đến một con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3 ngồi bán, sau đó gánh đi bán rong. Hồi đó, điện thoại chưa phổ biến và giá rẻ như bây giờ, chị vừa buôn bán kiếm tiền vừa trông coi có ai về quê để gửi thư, gửi quà cho con. Mỗi lần chị có dịp về quê, khi chuẩn bị hành lý trở vô Sài Gòn thì đứa con trai lớn níu mẹ lại hỏi nghe đứt ruột: “Không lẽ má đi hoài?”.
 
Chị Thanh Thuý và gánh đậu hũ mưu sinh 20 năm nay ở Sài Gòn.
 
Chị Thanh Thuý và gánh đậu hũ mưu sinh 20 năm nay ở Sài Gòn.
Vợ ở Sài Gòn lang thang buôn gánh bán bưng, chồng ở quê làm đủ chuyện lặt vặt, cực khổ vậy nhưng anh chị quyết tâm nuôi ba đứa con học tới đại học để “đời tụi nó không khổ như đời cha mẹ”, chị nói. Nên ngày biết tin con trai lớn đậu đại học Kinh tế ở TP.HCM, hai vợ chồng mừng không thể tả. Anh chị còn vô cùng hãnh diện vì là gia đình đầu tiên trong xóm có con đậu đại học. Mừng đến nỗi đang ăn cơm, nghĩ đến chuyện con thi đậu, vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ cùng cười tủm tỉm.
“Vợ chồng tôi quyết tâm đầu tư cho các con ăn học tới nơi tới chốn nên cực khổ cỡ nào cũng không than với con”, chị kể trong ánh mắt tràn đầy hy vọng về một tương lai tươi sáng đang mở ra cho các con thân yêu của mình.
Lá vàng khóc lá xanh
Rồi cũng đến ngày, con trai lớn của chị tốt nghiệp đại học. Tuy mới ra trường nhưng con chị may mắn được một công ty lớn ở TP.HCM nhận vào làm việc ngay. Chuyện không ai ngờ, năm 2007, đang trên đường đi ăn trưa thì con trai chị bị tai nạn giao thông, qua đời ở tuổi 22 tràn sức sống. Kỷ niệm đau thương ùa về, chị kể mà nước mắt rưng rưng: “Chắc số đã định, hôm đó, chú nó rủ đi ăn trưa, không ai chịu đi, vậy mà nó lại đi. Nó chỉ mới đi làm được hai tháng thôi mà!”
Người mẹ gồng gánh tha phương cầu thực vì con như chị ở lại nhân gian trong nỗi đau thương tức tưởi. Con trai mất hơn năm năm rồi nhưng chị cứ ngỡ mới hôm qua. Nhiều lúc nhớ con không chịu nổi, chị tự an ủi: “Nó vừa ngoan hiền vừa hiếu thảo, chắc không phải con mình nên trời Phật đưa nó đi sớm”.
Giờ đây, chị vẫn cố gắng sống vì chồng, vì hai đứa con gái. Con gái thứ hai của chị đang làm cô giáo đi dạy ở quê nhà. Con gái út cũng đã ra trường và đi làm. Ngày ngày chị vẫn gánh hàng đi bán. Chén đậu hũ của chị có những viên ỷ dai giòn, đậu hũ mềm mịn, chan thêm nước gừng nóng ấm cùng nước cốt dừa béo ngậy, hương lá dứa thơm phức lan toả cả góc phố trong buổi sớm mai. Gánh đậu hũ của người mẹ đó đã nuôi ba con ăn học thành tài trong khốn khó.
Hỏi chị có dự tính về quê đoàn tụ cùng chồng không, chị cười buồn: “Còn sức khoẻ thì còn làm, ráng kiếm thêm chút đỉnh để có chút vốn phụ con cái”.
 

Giá tăng, sinh viên rủ nhau… “chơi sang”

Thay vì thở dài mỗi khi đổ bình gas mini, nhiều phòng sinh viên sắm hẳn bếp ga lớn; thay vì đi chợ mua lẻ đắt đỏ, sinh viên rủ nhau đi siêu thị như mua sỉ… để có mức giá tiêu dùng rẻ hơn.

Sinh viên nghèo… sống sang
Nguyễn Thị Hồng, sinh viên (SV) Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho hay một trong những khoản chi tiêu “đứt ruột” nhất đối với những SV tự túc nấu ăn để tiết kiệm là tiền gas.
"Giá gas tăng liên tục, giá bình gas mini năm 2010 là 3.000 đồng/bình giờ lên 6.000 - 7.000 đồng mà “ruột” càng ngày càng nhẹ. Phòng em ở 3 người, nấu ăn bữa chỉ hai nồi mà ngày đun hết 2 bình gas, tháng hết khoảng 400.000 đồng. SV ăn uống tiết kiệm, đôi khi tiền gas mắc hơn tiền đồ ăn”, Hồng nói.
Thời gian dài “gánh” chi phí này, gần đây một chị trong phòng đề xuất sắm bếp gas loại lớn thay cho dùng bếp mini. Lúc đầu mọi người e ngại vì phải góp khoản tiền lớn cùng với tâm lý SV ở trọ ít ổn định. Nhưng sau khi bàn đi tính lại, họ quyết định liều… một phen, góp mỗi người 300.000 đồng để mua bếp và bình gas gia đình loại 12kg.

Giá cả đắt đỏ, nhiều SV chọn cách sống sang đi mua sắm ở siêu thị để tiết kiệm
 
Giá cả đắt đỏ, nhiều SV chọn cách "sống sang" đi mua sắm ở siêu thị để tiết kiệm
Các nữ sinh phấn khởi khi bình gas đầu tiên giá 412.000 đồng đổ từ đầu tháng 11/2012 đến nay vẫn còn. Những phòng SV bên cạnh thấy vậy cũng góp tiền “rinh” bình gas lớn về, cả xóm nhìn… sang hẳn lên.
“Mới đầu tốn kém một chút nhưng tính ra rẻ khoảng 3 lần và an toàn hơn dùng bình nhỏ. Cũng không còn phải khổ sở mỗi lần nấu ăn lại hết gas. Tài sản chung nên bọn mình cũng thống nhất nếu ai chuyển thì sẽ được bù từ người mới chuyển vào”, Ngân - SV Trường CĐ Vạn Xuân cho hay.
Không những vậy, nhiều SV cũng tổ chức theo kiểu mua sắm chung để mua được giá rẻ. Nếu trước đây SV thường mua sắm theo kiểu “nhỏ giọt” tại các chợ, hàng tạp hóa gần chỗ ở thì giờ nhiều người góp lại cùng mua.
Thảo, ĐH Ngoại thương cơ sở 2 cho hay, phòng mình 4 người trước giờ đồ ai người nấy mua kiểu lẻ nhỏ rất đắt. Sau thấy cách mua chung rẻ hơn nên rủ luôn các em phòng bên cạnh lâu lâu lại đi siêu thị khuân đồ về chia ra. Như gạo mua 10kg thì được tặng thêm 1kg, các thực phẩm dầu ăn, mỳ tôm, trứng… hay đồ tiêu dùng khác như bột giặt, giấy lau… mua loại lớn nên giá rẻ hơn mua lẻ rất nhiều.
Cô nữ sinh khoe: “Như cuộn giấy lau mua lẻ là 4.000 đồng, mua cả bịch chỉ 28.000 đồng/lố 10 cuộn, dầu ăn mua can 5 lít rẻ hơn nhiều mỗi lần ra mua lẻ chai nhỏ xíu. Với cách này bọn mình tiết kiệm được nhiều mà đồ dùng cũng xông xênh hơn nên thấy rất thoải mái”.
Bớt “cháy túi” nhờ sinh hoạt tập thể
Không chỉ là làm thêm, tiết kiệm… để "đối phó" với giá, hiện nay SV xa nhà còn nghĩ ra rất nhiều cách để “sống chung với giá”. Đặc biệt, mô hình “sinh hoạt chung” để giúp túi tiền hạn hẹp của mình có thể “lướt sóng” được với giá cả không ngừng leo thang được nhiều bạn áp dụng.

Giá thực phẩm tăng luôn làm nồi cơm giảm chất giảm lượng
 
Giá thực phẩm tăng luôn làm "nồi cơm" giảm chất giảm lượng
Lê Đức Hải - SV Trường ĐH Thủy lợi cho hay, từ giữa năm ngoái khi đối mặt với giá cả tăng, nhiều phòng trọ chỗ cậu nấu ăn chung thay cho nấu từng phòng. Họ sắp lịch luân phiên, tuần này phòng này nấu, tuần tới phòng kế tiếp.
4 phòng 12 người, mỗi bữa mỗi người góp khoảng 7.000 - 8.000 đồng là có thịt cá, rau củ ngon rất đầy đủ. Mỗi ngày nấu nhiều nên các bạn còn đi chợ đầu mối mua thức ăn giá rẻ; thay vì dùng gas, nhóm còn sắm luôn chiếc bếp than nên càng tiết kiệm hơn nữa.
“Cùng mức đó tiền nhưng nấu lẻ từng phòng thì chỉ ăn đậu, trứng… Nấu tập thể ngon rẻ mà còn rất đông vui nữa. Hôm nào cơm sống, đồ ăn dở chút vẫn đua nhau chiến. Từ ngày nấu ăn chung, mình ít hơi vào cảnh “cháy túi” hơn”, Hải cười.
Ngoài những khoản cố định như nhà trọ, điện nước, đi lại… thì một trong những lý do SV phải gánh giá tiêu dùng đắt đỏ do họ thường chi tiêu theo kiểu nhỏ lẻ. Nhận ra điều này, nhiều SV khắc phục bằng cách tổ chức những sinh hoạt tập thể phù hợp.

Nấu ăn tập thể cũng là một cách giúp SV ít tiền mà vẫn no đủ
 
Nấu ăn tập thể cũng là một cách giúp SV "ít tiền mà vẫn no đủ"
Trần Ngọc Hiền - SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho hay, giá cả đắt đỏ mà tiền chi tiêu có hạn nên SV có xu hướng mua sắm, sinh hoạt theo mô hình đông người là cách làm hay để có thể sống tốt trong “bão giá”. Cách này thật ra đã được thực hiện từ lâu như SV ở ghép, nhiều phòng dùng chung đường truyền internet… giờ chỉ là tổ chức thêm nhiều hình thức khác để tiết kiệm.
Hiền phân tích, khi sinh hoạt tập thể cũng thường phát sinh nhiều chuyện như đông SV dễ tổ chức ăn nhậu, tại nhiều khu trọ thực hiện được thời gian rồi tan rã vì cãi vã, mâu thuẫn làm mất luôn tình bạn.
“Theo mình, các bạn cần tổ chức làm sao lối sinh hoạt chung này trước hết phải lành mạnh. Đồng thời mỗi người cũng cần thể hiện được sự đồng thuận, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn tập thể thì mới hiệu quả được. SV cố gắng tìm cho mình chỗ trọ ổn định để đầu tư mua sắm ban đầu ban đầu như bếp gas, tủ lạnh... dùng lâu dài thì chi tiêu rẻ hơn mà còn rất sang nữa”, cô SV này chia sẻ.

 

Thầy giáo cụt tay mê vẽ và câu chuyện tình cổ tích

“Thấy có một anh chàng cụt hai tay mà vẽ giỏi, lại rất hiền nên tôi mến phục. Tôi đến với anh vì thấy anh có nghị lực mà những người có nghị lực thì đều là người tốt. Thế là tôi yêu anh, nhận lời lấy anh luôn”.

Chị Bùi Thị Cẩm - vợ thầy giáo Khanh Rông (giáo viên dạy môn Hội họa ở Trường THCS xã Thạnh Trị, Sóc Trăng) tâm sự về câu chuyện tình yêu của mình với người thầy giáo giàu nghị lực.
Trong nhiều năm qua, nhiều người ở Sóc Trăng rất xúc động khi nghe chuyện thầy giáo Khanh Rong, người dân tộc Khmer, ở ấp Trương Hiền, xã Thạnh Trị (huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng), thầy tuy bị cụt hai cánh tay, hư một con mắt nhưng vẫn dạy giỏi, được đồng nghiệp tín nhiệm, được học sinh tin yêu.
Nói về những thành công của mình, thầy Khanh Rong luôn nhắc đến người bạn đời. Được biết, chị Cẩm là người dân tộc Mường, quê ở huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa). Thầy Khanh Rong tủm tỉm cười, kể lại: “Hồi còn học ở trường Văn hóa Nghệ thuật, chúng tôi thường đi thực tế ở nhiều địa phương. Một lần, tôi đến Ô Môn (Cần Thơ) sáng tác thì gặp bà xã bây giờ, không biết bà nghĩ gì mà chịu nhận lời lấy anh cụt tay này”.
Khi biết chị Cẩm đồng ý lấy anh, nhiều người thân rất ngạc nhiên, thậm chí ngăn cản vì sợ chị sẽ vất vả. Nhưng chị đã quyết vì “vất vả tôi không sợ”.
Hiện vợ chồng thầy giáo Khanh Rong đã có một cậu con trai kháu khỉnh, học giỏi. Nghị lực của thầy giáo Khanh Rong khiến nhiều người khâm phục.
 
Tập cầm bút bằng cùi tay
 
Thầy Khanh Rong vẽ tranh bằng hai cùi tay. (Ảnh: Bạch Dương)
 
Tập cầm bút bằng cùi tay
Vốn là chỗ quen biết từ lâu, tôi đã nhiều lần trò chuyện cùng thầy Khanh Rong và biết nhiều về chuyện đời của anh. Khanh Rong kể cho tôi nghe chuyện mình với đôi mắt nhìn vào xa xăm: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, lúc đó, Khanh Rong mới hơn 10 tuổi. Vào một buổi chiều, khi cùng đám bạn chăn trâu đi xuống sông, thấy một vật tròn có vỏ lạ mắt nổi lềnh bềnh trên mặt nước, Khanh Rông cùng bạn lao xuống nhặt lên chơi. Bất ngờ, vật ấy nổ tung, hai người bạn tử vong ngay tại chỗ, một người bị thương nhẹ, riêng Khanh Rong mất hai cánh tay và một con mắt phải.
Kể từ ngày đó, tất cả như sụp xuống dưới chân anh, Khanh Rong coi như đời mình thế là hỏng. Tuy nhiên, nghị lực của một cậu bé con nhà nghèo người dân tộc Khmer đã giúp Khanh Rong trụ lại, không hoàn toàn tuyệt vọng. Hàng ngày, Khanh Rông vẫn tập làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
Những ngày đầu, cầm dụng cụ làm việc nhà là cả một nỗi vất vả với Khanh Rong. Người ta có đủ hai mắt, hai tay mà làm việc gì cũng còn khó. Còn Khanh Rong hư một con mắt, cụt hai cánh tay nên mọi việc không đơn giản gì. Nhưng trong cái khó mới thấy nghị lực phi thường của cậu bé người Khmer này. Việc nhà đã làm thành thạo, nhưng trong tâm hồn Khanh Rong lại cháy lên ước mơ được đến trường. Nhưng, đến trường mà không có tay thì viết thế nào  được? Vậy là Khanh Rong lại âm thầm chuẩn bị cho ước mơ của mình. Cậu bé tập cầm bút bằng hai cùi tay. Ban đầu, cầm cây que nhỏ, nguệch ngoạc xuống đất, vẽ những đường cong, đường thẳng, những nét chữ nguệch ngoạc. Sau bao khổ công luyện tập, mồ hôi đổ xuống từng giọt, từng giọt…
Ba tháng sau, những nét chữ đầu tiên đã thành hình. Lúc đó, Khanh Rong vụng về cầm quyển vở bằng hai mỏm cụt của cánh tay xin vào học lớp một nhưng cô giáo nhìn cậu bé với vẻ ái ngại. Thấy vậy Khanh Rong quả quyết: “Cô cho em theo học, em có thể viết chữ và cầm sách đọc như các bạn”. Cô giáo bảo Khanh Rong phải viết thử, nếu viết được cô nhận vào học. Khanh Rong ngồi xuống, lấy bút ra viết bằng hai cùi tay. Nét chữ tròn trịa, đẹp không thua người có đủ hai bàn tay. Còn cô giáo và các bạn trong lớp hết sức ngạc nhiên trước nét chữ của một người không có bàn tay. Vậy là, Khanh Rong được đặc cách vào lớp 1 khi đã… 12 tuổi.
Học hết cấp 1 (tiểu học), Khanh Rong khăn gói ra thị trấn Phú Lộc để học tiếp cấp 2 rồi cấp 3. Khi vào cấp 3, nhà quá nghèo nên anh phải tạm gác lại ước mơ của mình, trở về nhà phụ giúp cha mẹ làm kinh tế. Những ngày còn đi học, Khanh Rong đã chứng tỏ tài năng của mình không chỉ qua việc viết chữ đẹp mà còn ở năng khiếu vẽ tranh, kẻ chữ trang trí trong lớp khiến nhiều bạn khâm phục.
Biết Khanh Rong có tài viết chữ, vẽ đẹp, ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã mời cậu làm công tác văn hóa thông tin cho xã. Cảm thông trước hoàn cảnh của anh và trân trọng nghị lực vượt khó, lãnh đạo xã chấp nhận, cho hưởng luôn phụ cấp của cán bộ văn hóa. Vừa học, vừa làm anh cán bộ văn hóa, Khanh Rong cũng đã hoàn thành chương trình học phổ thông.
 
Thầy Khanh Rông họa thêm chi tiết cho bức tranh sơn dầu mừng nhà mới. (Ảnh: Báo Cà Mau)
 
Thầy Khanh Rông họa thêm chi tiết cho bức tranh sơn dầu mừng nhà mới. (Ảnh: Báo Cà Mau)
“Không có tay vẫn vẽ được”
Học xong phổ thông, Khanh Rong tiếp tục thực hiện ước mơ cầm cọ của mình khi đỗ đầu và được hưởng học bổng toàn phần học ngành họa của trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Hậu Giang. Đỗ rồi nhưng khi nhập trường, Khanh Rong lại phải đối mặt với một thực tế: Vị cán bộ tuyển sinh của trường nhất quyết không chịu cho Khanh Rong vào học hội họa với lý do “hội họa phải có tay, không có tay làm sao vẽ?”.
Lại thêm một lần nữa, Khanh Rong chứng minh “không có tay vẫn vẽ được, vẽ đẹp nữa là khác”. Tuy vậy, Khanh Rong vẫn không được vào thẳng hệ trung cấp, mà phải học lớp sơ cấp 3 tháng. Sau khi học xong, anh được tiếp tục học lên trung cấp và ra trường với kết quả đỗ thủ khoa.
Khanh Rong kể cho tôi nghe một kỷ niệm mà không bao giờ anh quên được khi còn học ở trường TH Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Đó là lần Khanh Rong cùng các bạn đồng môn đi vẽ cụm panô ở bến phà Mỹ Thanh (tỉnh Sóc Trăng). Tại đây, những bạn có đủ tay được giao vẽ chính, còn Khanh Rong chỉ được giao cho làm việc lặt vặt… Nhìn các bạn vẽ mãi chưa xong, Khanh Rong thấy... ngứa tay nên đề nghị cho mình lên vẽ tiếp. Tưởng Khanh Rong đùa nên mọi người đồng ý cho anh vẽ. Chỉ trong chốc lát cụm panô đã hoàn thành vừa nhanh, vừa đẹp nữa. Thế là mọi người lại càng nể phục anh hơn.
Sau khi ra trường tốt nghiệp, Khanh Rong xin về quê dạy học tại Trường THCS xã Thạnh Trị. Những tháng năm đi dạy, bằng tấm lòng yêu nghề mến trẻ của mình, Khanh Rong được đồng nghiệp tin tưởng, học trò yêu mến. Hơn thế nữa, anh còn mạnh dạn đăng ký dự thi và được công nhận Giáo viên Giỏi cấp huyện.
 
Thầy Khanh Rong trong giờ lên lớp
 
Thầy Khanh Rong trong giờ lên lớp.
 
Không bằng lòng với những gì mà mình đã có, Khanh Rong đặt ra cho mình nhiệm vụ phải học vi tính và học lên nữa chứ nếu không thì thua bạn bè, khó dạy được học sinh lắm. Thế là Khanh Rong khăn gói, đạp xe lên Trường CĐ Sư phạm Sóc Trăng dự thi vào hệ CĐ văn hóa nghệ thuật. Vượt qua hơn 150 thí sinh, Khanh Rong thi đậu vào ngành họa của Trường CĐ Sư phạm Sóc Trăng, hệ tại chức. Thi đậu rồi, đi học rất vất vả vì xe gắn máy anh không đi được, xe đò thì lâu lâu mới có một chuyến… Vậy là, hàng ngày anh đạp xe hơn 40 km từ Thạnh Trị lên Sóc Trăng để học, bất kể nắng mưa, gió bão và kết thúc khóa học của mình một cách tốt đẹp.
 
Bây giờ Khanh Rong sử dụng chuột máy vi tính để vẽ một cách thuần thục, nhuần nhuyễn khiến nhiều người nể phục. Anh khoe với tôi: “Trên máy có chương trình đồ họa hấp dẫn lắm anh ạ”.
 
Thầy Khanh Rong điều khiển máy tính thành thạo bằng hay cùi tay.
Thầy Khanh Rong điều khiển máy tính thành thạo bằng hay cùi tay.
 
Thầy Khanh Rong điều khiển máy tính thành thạo bằng hay cùi tay. (Ảnh: Bạch Dương)
 
Hiện nay, sau khi trúng tuyển vào lớp đại học liên thông của Trường ĐH Đồng Tháp niên khóa 2012-2014 tổ chức tại Bạc Liêu, thầy Khanh Rong lại tiếp tục đi học ở TP Bạc Liêu cách nhà hơn 25km. Theo Khanh Rong, học để biết thêm nhiều cái mới, phục vụ tốt cho giảng dạy của mình.
Nhiều học trò của thầy giáo Rong đã mang về nhiều giải tại các cuộc thi vẽ cấp huyện và tỉnh. Riêng Khanh Rong có nhiều những bức tranh từng dự triển lãm và đoạt giải lớn.

Dạy học bằng tiếng Anh: Trường than khó

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, bắt đầu từ học kì 2 năm học 2012- 2013, 10 trường THPT trong thành phố sẽ thực hiện theo dạy học môn Toán và Khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh theo chương trình của ĐH Cambridge. Nhưng để thực hiện đúng lộ trình này là điều không dễ.

Không có giáo viên

Các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quí Đôn, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Lương Thế Vinh, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Hùng Vương, THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Mạc Đĩnh Chi sẽ phải thực hiện việc dạy Toán và các môn KHTN bằng tiếng Anh theo chương trình của ĐH Cambridge vào đầu học kì 2 của năm học 2012-2013 này, tuy nhiên để thực hiện được cũng không ít vướng mắc.

Tuy nhiên, có một thực tế là trước khi phải dạy học theo chương trình của Cambridge, nhiều trường đã tiến hành thí điểm dạy học các môn KHTN bằng tiềng Anh theo các chương trình khác nhau nên việc chuyển đổi chương trình là điều không dễ.

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tự biên soạn chương trình dạy Toán và các môn KHTN dựa vào SGK Việt Nam và có tham khảo một số chương trình của các nước khác. Năm học 2011-2012 tất cả các học sinh đều đạt tiêu chuẩn, dự kiến năm nay trường sẽ liên kết với NXB Giáo dục TP. HCM xuất bản sách dạy học.

Dạy học bằng tiếng Anh: Trường than khó, Giáo dục - du học, day hoc bang ngoai ngu, day hoc bang tieng anh, day hoc mon khoa hoc tu nhien, bo gd dt, hoc toan bang tieng anh, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

HS học Toán bằng tiếng Anh tại trường THPT Lê Quý Đôn
Ban giám hiệu Trường THPT Lương Thế Vinh cho rằng, hiện tại trường đã nhận được văn bản chỉ đạo của Sở, nhưng việc dạy và học các môn Toán và KHTN bằng tiếng Anh vẫn đang được trường tiến hành theo lộ trình cũ. Trường có 1 lớp 10 với 32 HS học tài liệu do GV phụ trách chương trình thiết kế, tài liệu sử dụng các tài nguyên dạy học phổ biến tại Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới.

Trong khi đó, cô Lê Thị Diễm Trang, hiệu phó Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) cho biết, nhà trường đã tổ chức dạy các môn Toán và KHTN bằng tiếng Anh vào các chiều thứ 2, 4,6 và thứ 7. Tuy nhiên trường chỉ có 1 giáo viên cơ hữu, do vậy phải mời 4 giáo viên thỉnh giảng...

Mở ra để thu tiền?


Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, 10 trường tổ chức dạy khoa học bằng tiếng Anh sẽ sử dụng chương trình của ĐH Cambridge ủy nhiệm cho tổ chức EMG thực hiện tại Việt Nam. Các trường tham gia thí điểm có thể tiến hành theo hai phương thức hợp đồng với tổ chức EMG thực hiện toàn bộ chương trình hoặc sử dụng chương trình của ĐH Cambridge với lực lượng giáo viên sẵn có hoặc do trường tự hợp đồng, tài liệu dạy và học của ĐH Cambridge do tổ chức EMG cung cấp theo mức giá thỏa thuận.

Một vị phụ huynh bức xúc, tại sao phải lựa chọn chương trình Cambridge, khi mức học phí khoảng 150 USD/tháng tương đương mỗi giờ khoảng từ 170.000 đến 200.000 đồng /tiết chưa kể tiền sách vở và các khoản khác. Trong khi đó nếu chương trình của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ, mức học phí khoảng 70.000 đồng/ tiết và đã được trung tâm này đầu tư cơ sở vật chất cho dạy học đầy đủ.

Về chất lượng, chưa thể đảm bảo được việc HS theo học chương trình Cambridge chỉ dừng lại ở việc tiếp cận.

Cô Dung dạy môn Toán bằng tiếng Anh tại Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết khó khăn nhất của việc dạy học bằng tiếng Anh là không thể hiểu ngay vấn đề. Vì không diễn đạt ngay như tiếng Việt nên giáo viên và học sinh cần phải suy nghĩ trước khi nói. Nếu nói dạy Toán hoàn toàn bằng tiếng Anh thì hơi quá, ở đây chỉ giúp học sinh được tiếp cận với các thuật ngữ, hiểu đúng đề, biết cách làm bài để sau này đi du học.

Cô Vũ Thị Ngọc Dung - Hiệu phó trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) cho biết khó khăn lớn nhất là đội ngũ giáo viên chưa được “cứng tay”, các em HS cũng đăng kí ít hơn các chương trình khác vì dạy học môn Toán và KHTN vốn dĩ không hấp dẫn, khô khan. Trường đã thông báo từ đầu năm học, có khoảng 20 HS đăng ký, tuy nhiên đến nay số lượng giảm xuống còn hơn 10 HS.

Về việc sẽ giảng dạy theo chương trình của ĐH Cambridge, cô Vũ Thị Ngọc Dung cho rằng Trường Bùi Thị Xuân có thuận lợi hơn là bắt đầu thực hiện nên HS sẽ không phải đổi chương trình như các trường khác. Hiện trường chưa làm việc với phía đại diện Cambridge, do vậy không biết có thực hiện được ngay đầu học kì 2 này không vì hiện tại năm học đã đi được một nửa.

Ngữ pháp HS: "Hãi hùng" với tiếng Việt

Tình trạng học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt một cách cẩu thả, câu văn sai cú pháp, tối nghĩa, lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai đang ở mức "báo động đỏ" và trở thành hiểm hoạ lớn.

"Hãi hùng" với tiếng Việt

Mặc dù đã dạy môn văn gần chục năm nay, nhưng cô Thanh Tâm - giáo viên Trường THPT Tân Lập, Hà Nội nhiều khi vẫn không thể nén nổi nỗi ngán ngẩm khi đọc những bài văn với ngữ pháp ngây ngô, sai be bét về cấu trúc câu của học sinh cấp 3. Cô cho biết: "Đặc biệt ở thế hệ 9X, càng ngày văn phong, ngữ pháp và câu chữ càng bị biến tướng mà không biết các em học ở đâu. Nhà trường, giáo viên văn suốt ngày phải đi sửa cho các em".
Cô Tâm dẫn chứng, nhiều bài văn của học sinh lớp 10 mà câu cú còn không thể dịch nổi: "Tình yêu" thì viết thành "tình iu", "nhiều" thì viết thành "nhìu", "quá" viết thành was/qa, "tấm lòng" thì viết thành "tấm nòng" trong khi "nòng súng" thì viết thành "lòng súng". Rồi chấm phẩy loạn lên, chưa hết câu đã chấm (.). Trong khi có câu đọc đến suýt "tắt thở" mà vẫn chưa thấy dừng.

Ngữ pháp HS: "Hãi hùng" với tiếng Việt, Giáo dục - du học, ngu phap tieng viet, viet sai chinh ta, tieng viet, ngon ngu ngoai lai, hoc sinh, cau van sai, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Giờ học văn của cô trò Trường THPT Kinh Môn (Hải Dương)
Những "biến tướng" này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang dần để lại một hậu quả khó lường là học sinh không thể viết đúng ngữ pháp một văn bản.
Còn theo thầy Hoàng Minh Lường - Chủ nhiệm bộ môn tiếng Việt thực hành - Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Học sinh đang lạm dụng thái quá các "biệt ngữ", câu văn phá cách tới kỳ dị khiến cho ngữ pháp, ngôn ngữ dân tộc đứng trước nguy cơ mất dần vẻ đẹp vốn có của nó".

Ngữ pháp HS: "Hãi hùng" với tiếng Việt, Giáo dục - du học, ngu phap tieng viet, viet sai chinh ta, tieng viet, ngon ngu ngoai lai, hoc sinh, cau van sai, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Bài văn của một học sinh lớp 9, Trường THCS Liên Trung, Hà Nội
Trắc nghiệm môn văn có phù hợp?

Khi được hỏi về nguyên nhân các em học sinh viết sai ngữ pháp, có những biến tướng tiêu cực về ngôn ngữ, Giáo sư Phan Trọng Luận - Tổng chủ biên SGK lớp 10, cho biết: "Về mặt khách quan, đó là những nguyên nhân ngoài ngôn ngữ như: Xu hướng đổi mới, sự thay đổi, sự hội nhập, các trào lưu xã hội, sự bùng nổ của Internet. Về mặt chủ quan thì giới trẻ muốn tìm sự khác biệt, mới lạ, tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đang làm rối ren văn tự nước nhà, làm biến dạng bộ mặt của ngữ pháp dân tộc”.
Giáo sư Phan Trọng Luận cho biết: "Có một thời chúng ta đưa trắc nghiệm vào môn ngữ văn, nhưng sau đó không phù hợp. Sử dụng trắc nghiệm trong môn văn không thể bộc lộ, biểu hiện được hết tâm tư, tình cảm và làm hạn chế khả năng diễn đạt ngữ pháp của học sinh".
Cô Nguyễn Thu Hằng - giáo viên văn Trường THPT Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) cũng chia sẻ: "Chương trình giảng dạy trong nhà trường còn nặng về cung cấp kiến thức về ngữ pháp hơn là thực hành ngữ pháp, nên khả năng tạo lập câu văn, văn bản của học sinh rất kém. Trong cấu tạo của đề thi cũng rất coi nhẹ phần tiếng Việt trong nhà trường”. Cô cũng đề xuất: "Chúng ta nên đưa phần thi tiếng Việt, tạo lập câu vào thi ĐH, từ đó giúp giáo viên, học sinh nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môn tiếng Việt".

Ngoài ra, nhiều giáo viên và các nhà nghiên cứu cũng cho rằng việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong môn văn cũng đang làm hạn chế khả năng tư duy, cảm xúc và vốn ngữ pháp của học sinh.

Thầy Đỗ Tấn Ngọc - giáo viên văn ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thì cho biết: "Chất lượng tư duy văn học của học sinh nằm ở khả năng cảm thụ có chiều sâu về cái đẹp thông qua ngữ pháp, ngôn từ biểu đạt. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ triệt tiêu cơ hội tìm tòi và sáng tạo những khát vọng diễn đạt độc đáo của các em".

Vì vậy, ngành giáo dục cần có hành động gấp để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp bền vững, chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt trước khi quá muộn.

Muốn dạy thêm, học thêm phải đăng ký

Chiều 18/1, UBND TP đã họp phiên thường kỳ đóng góp ý kiến cho dự thảo Quy định Quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Sở GD-ĐT Hà Nội đệ trình. Theo đó, nếu muốn dạy thêm, học thêm, các cá nhân liên quan phải đăng ký.

Công khai giấy phép dạy thêm

Trong đợt thanh tra, kiểm tra hồi đầu năm học 2012-2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT và Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP) đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập trong dạy thêm, học thêm. Nhiều nhà trường, giáo viên đã bị phát hiện có sai phạm trong tổ chức dạy thêm, học thêm. Từ đầu năm học tới nay, UBND TP cũng đã nhiều lần đốc thúc việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan tới dạy thêm, học thêm đã được làm rõ. Do vậy, quy định mới về dạy thêm học thêm đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người kỳ vọng, quy định này sẽ khắc phục được những tồn tại, chấm dứt sự lộn xộn, làm giảm dần bức xúc xung quanh dạy thêm, học thêm.

Đại diện Sở GD-ĐT cho biết, dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm nêu rõ, đối với tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học gửi đến nhà trường. Trong đơn, phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ và hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp nhận đơn, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Tương tự, ở chiều ngược lại, giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT nhấn mạnh, các tổ chức phải cam kết với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm các văn bản liên quan như giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu; mức thu tiền học thêm...

Muốn dạy thêm, học thêm phải đăng ký, Giáo dục - du học, hoc them, day them, dang ki hoc, bo gd & dt, tien hoc them, giao vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Hoạt động dạy - học thêm cần tránh gây áp lực cho học sinh
Tiền học thêm theo thỏa thuận

Liên quan tới vấn đề thu, sử dụng và quản lý tiền, Sở GD-ĐT đề xuất, trong nhà trường, sẽ thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo Nghị định số 43 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực tài chính.

Đối với tổ chức ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức này thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính. Về thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, Chủ tịch UBND TP sẽ ủy quyền cho Giám đốc Sở GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc nội dung thuộc nhiều chương trình nhưng cao nhất là chương trình THPT. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện cấp hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc THCS. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ yêu cầu đối với người dạy thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm...

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Sở GD-ĐT cần đi sâu hơn nữa, cụ thể hóa những vấn đề thuộc trách nhiệm của thành phố như quy định điều kiện để tổ chức dạy thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; thu chi tài chính của các tổ chức dạy thêm... Đặc biệt quan tâm việc thanh tra, kiểm tra xử lý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, “phải giao rõ trách nhiệm cụ thể từng đơn vị. Về mức thu phí, tuy nói là do thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường nhưng cần đưa ra mức trần cụ thể để không vượt quá. Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục trao đổi với các cơ quan chuyên môn, cụ thể hóa các nội dung và hoàn thiện quy định trong thời gian sớm nhất, trình UBND TP xem xét, ban hành.