Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TPHCM tăng cường kiểm soát dịch tay chân miệng ở trường học

Thực hiện ký kết liên tịch với Sở Y tế, ngày 28/9 Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo các quận huyện, phòng giáo dục, trường học… khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm thực hiện công tác kiểm soát dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết trong trường học.

Các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông cho phụ huynh học sinh (HS) bằng nhiều hình thức về các bệnh truyền nhiễm đang lưu hành (chủ yếu là tay chân miệng và sốt xuất huyết).
Trong đó, nhấn mạnh nguy cơ lây lan bệnh trong trường học và hậu quả phải đóng của trường lớp nếu bệnh lan rộng, để phụ huynh HS đồng thuận không đưa trẻ đến trường khi trẻ bị sốt hoặc đang nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm đồng thời thông báo ngay cho giáo viên (GV) chủ nhiệm.
Vật dụng, đồ chơi của trẻ phải được khử khuẩn, làm vệ sinh theo định kỳ.
Vật dụng, đồ chơi của trẻ phải được khử khuẩn, làm vệ sinh theo định kỳ.
Ngành thông báo cho phụ huynh biết trường sẽ không tiếp nhận trẻ vào học khi trẻ bị sốt hoặc đang có dấu hiệu bị mắc các bệnh truyền nhiễm (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân…).
Với các trường mầm non: phải tổ chức tầm soát, phát phát hiện trẻ bệnh tại trường vào các thời điểm buổi sáng - lúc đón trẻ, sau giờ ngủ trưa và trong suốt buổi học. Nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện như sốt hay nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân…, lập tức tách trẻ ra phòng riêng và thông báo cho phụ huynh đến đón để đưa trẻ đi khám bệnh.
Nhà trường thông báo ngay các trường hợp trẻ bệnh hoặc nghi ngờ bị các bệnh truyền nhiễm cho trạm y tế phường xã để triển khai các biện pháp giám sát tại trường và tại cộng đồng.
Trường học bố trí các bồn rửa có vòi nước và xà bông ở các vị trí thuận lợi để việc rửa tay của HS, GV, khách… được thực hiện thường xuyên. Hướng dẫn trẻ mầm non rửa tay đúng cách và xây dựng thói quen rửa tay cho HS mọi cấp lớp.
Trường học đảm bảo thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn định kỳ vật dụng, đồ chơi, lớp học theo hướng dẫn của ngành y tế. Hàng tuần, tổ chức kiểm tra và xử lý những nơi có khả năng đọng nước tạo điều kiện phát sinh loăng quăng.
Các trạm y tế phường, xã phân các trách nhiệm theo dõi tình hình bệnh hoặc nghỉ học của HS, hỗ trợ trường thực hiện các họat động phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học.
Đầu năm học này, do dịch tay chân miệng, tại TPHCM đã có trường học phải tạm thời cho HS nghỉ học để trách lây lan và tiến hành khử khuẩn.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ tháng 8, tình hình dịch bệnh có xu hướng tăng lên, đặc biệt là thời điểm bắt đầu năm học mới. Số trường học có từ 2 ca bệnh trở lên tăng bình quân từ 40 trường (tháng 3 - 4) đến hơn 80 trường vào tháng 8.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét