Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Gian nan đưa văn hóa dân gian vào trường học

Đưa văn hóa dân gian vào trường học không chỉ là một phương án hay giúp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là phương pháp làm giàu có thêm tâm hồn và cảm xúc trẻ nhỏ. Tuy nhiên, để phương án này triển khai đại trà và bài bản lại là chuyện không hề đơn giản: Chưa phải là một môn học độc lập cho tới việc không có giáo viên chuyên ngành khiến môn học dễ trở nên nhàm chán, hình thức và xa lạ với học sinh.

Những "rào cản" từ thực tế
Kiến thức chương trình phổ thông trong các trường học vẫn bị kêu là quá nặng. Học sinh không còn thời gian cho các hoạt động vui chơi, ngoại khoá; trong khi đó, các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt mang tính cộng đồng lại liên quan nhiều đến vấn đề kinh phí. Và ngay các môn "thực dụng" như Thể dục, Âm nhạc... cũng còn thiếu thốn đủ bề, "học cho có" thì khó có thể đòi hỏi những thứ "trừu tượng" hơn. Ngoài ra còn có thể kể vô số “rào cản” khác.
Dù được coi là thành công trong việc đưa văn hóa dân gian vào nhà trường nhưng cô  Nguyễn Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường tiểu học Dịch Vọng A (Hà Nội) chia sẻ: “Để tạo nên thành công  của “phiên chợ” có sự đóng góp không nhỏ của Hội cha mẹ học sinh các khối, xã hội hóa từ các Mạnh Thường Quân hoặc những đơn vị có quan hệ với nhà trường tài trợ. Tuy nhiên, để các giải pháp đó được thực hiện thì phải mất rất nhiều thời gian và tâm huyết của những nhà quản lý giáo dục”.
Để làm sống lại văn hóa dân gian trong lòng thế hệ trẻ, việc đưa văn hóa dân gian vào trường học là  cần thiết để các em thêm hiểu biết, yêu văn hóa dân gian từ đó có ý thức gìn giữ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu về môn học này hiện nay chưa có, Bộ GD-ĐT chưa xây dựng thành môn học độc lập nên nhà trường chỉ lồng ghép vào các môn học khác. “Nếu không có những cách thức giảng dạy sinh động thì e là khó mà lôi cuốn được các em tham gia”, cô Lan chia sẻ.
Những giáo viên tham gia hoạt động này đơn thuần chỉ là kiêm nhiệm với nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, họ không được hưởng thêm gì ngoài sự nhiệt tình, tâm huyết. Nếu biên chế cho giáo viên được đào tạo chuyên sâu về dạy hát Xoan hay hát dân ca, hay một loại hình nghệ thuật nào trong trường vẫn là vấn đề nan giải. Bởi theo quy định biên chế giáo viên thì với cấp THCS, nhà nước chỉ cho thêm 0,35 giáo viên khác và 0,25 là dành cho khối tiểu học. Do đó, để biên chế giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc cũng là rất khó và hiện mới chỉ có 50% số trường bố trí được.

Gian nan đưa văn hóa dân gian vào trường học, Giáo dục - du học, van hoa dan gian, mon hoc, nha truong, hoc sinh giao vien, chuyen nganh, truong hoc, giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Biểu diễn văn nghệ dân gian.  Ảnh: Phú An

Theo cô Nguyễn Thị Bích Hà, việc lồng ghép các loại hình nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy cũng không hề đơn giản bởi việc thực hiện giờ dạy chính khoá vẫn phải tuân theo chương trình của Bộ GD-ĐT. Với bộ môn Văn khi dạy văn học dân gian các giáo viên lồng vào chương trình bằng những di tích gắn với truyền thuyết, diễn xướng bằng những lễ hội, tổ chức cho học sinh tham quan đồng thời cho học sinh làm bài văn thuyết minh về di tích lịch sử.  Và điều này càng khó hơn khi nó phụ thuộc rất nhiều vào "phông" văn hóa và tâm huyết của mỗi cá nhân.
Khi cô giáo cũng bỡ ngỡ, xa lạ
Thực tế, một số trường còn lúng túng trong việc đưa văn hóa dân gian vào nhà trường như đưa trò chơi nào, chơi ở đâu, làm sao cho an toàn với học sinh... Ngay như phiên chợ quê, để chợ quê "họp được" Trường Tiểu học Dịch Vọng A (Hà Nội) cũng phải chạy "bở hơi tai" cả tháng trời mới làm được. Cố gắng lắm, một năm trường cũng chỉ tổ chức được một đôi lần. Không chỉ học sinh mà bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ trước các trò chơi dân gian, nhiều giáo viên không kể được một vài tên trò chơi dân gian khi được hỏi, chưa nói đến cách thức hướng dẫn học sinh.
Vấn đề đặt ra là các trường học cần phải nghiên cứu, tìm tòi biện pháp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho học sinh. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục, của các thầy cô không chỉ sưu tầm, mà quan trọng hơn là phải biết cách tổ chức sao cho các em thật sự hứng thú và tích cực hưởng ứng và đạt kết quả cao. Tuy nhiên, để các giải pháp đó được thực hiện thì phải mất rất nhiều thời gian và tâm huyết của những nhà quản lý giáo dục, cho đến giáo viên.
“Phương án đưa nghệ thuật truyền thống vào trường học sẽ khả thi khi các trường sư phạm, nghệ thuật khi tuyển chọn đào tạo giáo viên âm nhạc thì phải có một bộ môn nghệ thuật truyền thống độc lập được đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, nên cho phép huy động xã hội hoá để  có nguồn kinh phí để đầu tư cho các hoạt động giảng dạy và biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống”, cô Nguyễn Bích Hà chia sẻ.
Theo cô Nguyễn Thị Phương Lan: Để hoạt động này nhân rộng trong các trường học, trước hết cán bộ quản lý phải nhận thấy sự  cần thiết và lợi ích từ hoạt động đó mang lại. Trên cơ sở đó bản thân GV phải là người vào cuộc tích cực, phụ huynh  nhận thức và đồng thuận thì mang lại hiệu quả rất tốt. Hơn nữa, nên đưa những nội dung mang tính định hướng vào nhiệm vụ năm học để họ chọn lựa những nội dung cụ thể mà không chỉ chung chung. Nên tuyên truyền quảng bá rộng rãi hoạt động đó trong các nhà trường, phải nhân rộng điển hình đó.

Lạ lùng truyện tranh đọc ngược

"Điều làm tôi ngạc nhiên là cuốn truyện Đô rê môn mới tái bản này, do NXB Kim Đồng, một NXB có tiếng về sách thiếu nhi của nước ta xuất bản đều được in ngược, tức là khi đọc, người đọc phải mở sách từ phía sau ra phía trước, bìa sách cũng in ngược ở mặt sau!?"

Cách đây chưa lâu, tình cờ, trong một lần ngồi uống nước với mấy người bạn, thấy con gái bạn tôi đem ra mấy quyển truyện để đọc, nói là mới mua. Tiện tay cầm lên một cuốn, thấy đó là cuốn Đô rê mon, tập truyện tranh khá nổi tiếng của Nhật Bản. Tưởng đã lâu bộ sách này không xuất bản mới nữa, nhưng người bạn cho biết đây là mấy tập Đô rê mon mới tái bản. Điều làm tôi ngạc nhiên là cuốn truyện Đô rê môn mới tái bản này, do NXB Kim Đồng, một NXB có tiếng về sách thiếu nhi của nước ta xuất bản đều được in ngược, tức là khi đọc, người đọc phải mở sách từ phía sau ra phía trước, bìa sách cũng in ngược ở mặt sau!?
Lúc đầu tưởng là NXB in nhầm nhưng xem mấy quyển còn lại cũng đều có tình trạng in ngược y như vậy. Chẳng hiểu cách thiết kế đó có “dụng ý” gì, phải chăng do đây là truyện của Nhật nên ta cũng phải đọc theo “phong cách” của người Nhật? Chỉ biết rằng, cách dàn trang như thế khiến người đọc có cảm giác rất khó chịu, thậm chí đọc xong một tập là nhức cả đầu, hoa cả mắt, người lớn đã vậy huống gì là trẻ con.

Lạ lùng truyện tranh đọc ngược, Giáo dục - du học, truyen tranh, nha xuat ban, nha xuat ban kim dong, sach thieu nhi, xuat ban, doremon, giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Việc xuất bản các sách đọc ngược đang được các NXB thực hiện rất phổ biến - Ảnh: Thanh Tùng

Quả là truyện tranh của Trung Quốc hay Nhật Bản xuất bản ở nước họ có cách đọc ngược như vậy nhưng nay đã được dịch, in ra và phát hành cho trẻ em Việt Nam, cho người Việt Nam đọc. Chẳng lẽ vì tôn trọng bản gốc mà khi dịch và xuất bản chúng ta phải in ngược như họ hay sao?
Được biết, ngoài Đô rê mon, bộ truyện truyện Conan, rồi là tập truyện Dragon Ball của Akira Toriy Ama - Những bộ truyện tranh được trẻ em và cả người lớn rất thích - cũng được NXB Kim Đồng in theo lối đọc ngược như thế đã lâu chứ không phải mới đây.
Thiết nghĩ, dù đây là những truyện của nước ngoài nhưng chúng ta đã dịch sang tiếng Việt và hơn hết, nó đang được phát hành ở Việt Nam, chúng ta cần phải theo đúng cách của người Việt là đọc xuôi, chứ không phải đọc ngược. Mong NXB đừng “học tập” một cách máy móc như vậy.

Gặp gỡ và trao đổi với Giám đốc Toàn cầu Du học hè EF.

Mời quý Phụ huynh và học sinh tham dự Buổi hội thảo diễn ra vào ngày 22 và 23/04/2013 tại TPHCM và Hà Nội với phần trình bày của bà Malika Settati, Giám đốc toàn cầu của các chương trình Ngôn ngữ EF Education First nhân chuyến thăm của bà đến Việt Nam để có thông tin chính thống về chương trình Du học hè EF năm 2013 và các điểm nổi bật của chương trình.

Bà Malika Settati đã có thâm niên làm việc tại EF gần 9 năm, giữ nhiều vị trí quan trọng cho EF tại một số quốc gia Châu Âu trước khi phụ trách chương trình Du học ngôn ngữ dành cho học sinh nhỏ tuổi, bà sẽ có những chia sẻ chính thức về quy mô, lịch sử hình thành của EF, đặc điểm chương trình Du học hè EF, các điểm trường, và chương trình giảng dạy vượt trội của EF.
Năm 2013, EF tổ chức chương trình Du học hè dành cho học sinh 7-13 và 13-18 tuổi đến 8 thành phố nổi tiếng trên thế giới New York, Santa Barbara, Monterey Bay, Vancouver, Sydney, Cambridge, Auckland và Singapore. Học sinh sẽ được đến tham quan những địa điểm nổi tiếng như Disneyland, Universal Studio, đến thăm Las Vegas trong chuyến đi Santa Barbara; xem nhạc kịch Broadway, gặp những người nổi tiếng tại Bảo tàng tượng sáp Madame’s Tussaud, hoặc bóng chày, môn thể thao phổ biến nhất khi đến New York,….Dù đến thành phố nào, học sinh cũng có cơ hội tham gia những chuyến dã ngoại hấp dẫn nhất do EF Việt Nam lựa chọn.

Gặp gỡ và trao đổi với Giám đốc Toàn cầu Du học hè EF, Giáo dục - du học,

Học sinh đoàn hè EF tại Singapore năm 2012 đang tham quan Universal Studio

Các em sẽ theo học tiếng Anh 20 tiết/ tuần theo chương trình giảng dạy được EF đồng soạn với Đại học Cambridge với những đề tài giao tiếp sử dụng trong thực tế và phương pháp tiếp cận toàn diện đến các giác quan của người học, cùng lúc kết hợp bài học trên lớp trong giáo trình, với các phương tiện hiện đại trên phòng internet lab, iPad và những bài tập thực hành đa dạng giúp học sinh nhớ bài và có thể sử dụng ngay sau khi học, đảm bảo sự tiến bộ về ngôn ngữ trong thời gian ngắn. Sau khóa học, học sinh sẽ làm bài kiểm tra cuối khóa EFCELT và nhận chứng chỉ phản ánh trình độ Anh ngữ của các em theo đúng chuẩn của Khung tham chiếu chung của Châu Âu (Common European Framework of Reference). Chứng chỉ này được EF đồng cấp với Đại học Cambridge.

Gặp gỡ và trao đổi với Giám đốc Toàn cầu Du học hè EF, Giáo dục - du học,

Trường EF New York

Ngoài giờ học, học sinh sẽ sống cùng gia đình bản xứ, 3-4 em ở cùng một gia đình, hoặc tại ký túc xá EF với nhiều học sinh quốc tế khác để rèn thêm kỹ năng nói tiếng Anh. Với thời gian sống xa gia đình trong 2-4 tuần, các em còn học được tính độc lập khi phải tự biết sắp xếp lịch sinh hoạt, chăm sóc bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và tính trưởng thành khi học tự tin thể hiện quan điểm cá nhân hoặc biết cách bày tỏ nhu cầu của bản thân khi cần. Vì thế ngoài mục đích vui chơi trong mùa hè, chương trình Du học hè EF thực sự mang lại sự tiến bộ chắc chắn và vượt bậc về mặt ngôn ngữ và phát triển tính cách theo chiều hướng tích cực cho học sinh.
Ngoài ra, với kinh nghiệm nhiều năm tổ chức chương trình hè, sự an toàn của học sinh được đặt lên hàng đầu. Mỗi đoàn 15 -17 em học sinh luôn được sự dẫn dắt của một trưởng đoàn từ Việt Nam và trưởng đoàn EF tại điểm đến. Những thầy cô trưởng đoàn luôn được dự những khóa huấn luyện dành riêng, và thông thường đã có kinh nghiệm dẫn đoàn hoặc chăm sóc học sinh trong nhiều năm. Tất cả học sinh đều được mua bảo hiểm tai nạn, tài sản và y tế không giới hạn viện phí Erika dành riêng cho học sinh EF. Mỗi ngày thầy cô trưởng đoàn sẽ cập nhật tình hình của đoàn và học sinh về văn phòng EF tại Việt Nam; Phụ huynh và học sinh được cung cấp số điện thoại khẩn của trường EF tại điểm đến, văn phòng tuyển sinh của EF tại Việt Nam và số điện thoại của thầy cô trưởng đoàn đảm bảo sự an tâm tuyệt đối cho phụ huynh khi gửi con tham gia chương trình hè EF.
Để có thông tin chi tiết hơn, mời quý vị Phụ huynh và các em học sinh đến dự  buổi hội thảo được tổ chức tại văn phòng EF TPHCM và Hà Nội theo thông tin sau:
Thời gian: 18:00 – 19:00, ngày 22/04/2013 tại TPHCM và 23/04/2013 tại Hà Nội
Địa điểm:  Tại TPHCM: Văn phòng EF, 510 Nguyễn Đình Chiểu, P4, Q3
Tại Hà Nội: Văn phòng EF, Tầng 1, Tòa nhà Hàng Hải, 1 Đào Duy Anh, Đống Đa
Người trình bày: Bà Malika Settati – Giám đốc toàn cầu chương trình Du học hè EF
Vui lòng liên lạc:
- 08.3929 1340, Skype: chi.nguyen.ef, email chi.nguyen@ef.com  gặp Đan Chi để đăng ký tham dự hội thảo tại TPHCM
- 04.35747340, Skype: hang.le.ef, email hang.le@ef.com gặp Hằng để đăng ký tham dự hội thảo tại Hà Nội
- Hoặc truy cập trang web EF www.ef-vietnam.com.vn/ils
Tặng thẻ học tiếng Anh online miễn phí cùng EF khi đăng ký tham dự hội thảo

Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng.

Sáng 18/04/2013, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đã phối hợp với Trung tâm Hiến máu nhân đạo (Hội chữ thập đỏ TP.HCM) tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện lần 2 năm học 2012-2013.

Đây cũng là một trong chuỗi những hành động thiết thực vì cộng đồng của tập thể thầy và trò HUTECH, một hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 18 năm Ngày thành lập trường (26/04/1995 - 26/04/2013).
Tại HUTECH, phong trào “Hiến máu tình nguyện” được tổ chức thường niên 2 lần trong năm, hoạt động này ngày càng trở thành việc làm hết sức cao đẹp, thể hiện tinh thần vì cộng đồng đầy ý nghĩa. Chỉ trong buổi sáng nay, trên 1200 sinh viên đã đăng ký hiến máu, trong số đó có hơn 100 sinh viên hiếu máu trên 5 lần. Đặc biệt, Ban tổ chức hết sức ấn tượng trước số lượng hơn 500 sinh viên năm nhất hăng hái tham gia cho máu đợt này. Những giọt máu tình nguyện được hiến sẽ mang lại sự sống, niềm tin, niềm hy vọng cho những người kém may mắn. Điều quan trọng hơn là sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách sống tích cực của sinh viên HUTECH ngay khi còn trên ghế giảng đường đại học.

Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng, Giáo dục - du học,
Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng, Giáo dục - du học,

Từ 7h sáng đã có rất đông sinh viên đăng ký hiến máu

Ngày hội “Hiến máu tình nguyện” của HUTECH không chỉ nhận được sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình của sinh viên và cả cán bộ - giảng viên - nhân viên Nhà trường. Đây cũng chính là dịp để tập thể HUTECH hưởng ứng phong trào sống vì cộng đồng, thực hiện nghĩa cử cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Đồng thời tạo điều kiện cho tất cả sinh viên phát huy tình thần tình nguyện và tạo môi trường để các bạn sinh viên rèn luyện danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.

 Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng, Giáo dục - du học,
Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng, Giáo dục - du học,

Nữ sinh HUTECH trong ngày hội hiến máu

Điều đáng chú ý và khích lệ là hiện tại ở HUTECH, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên HUTECH đã thành lập và duy trì đội hình thanh niên tình nguyện sẵn sàng hiến máu trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các bạn sinh viên có nhóm máu hiếm và những sinh viên đủ sức khỏe, sẵn sàng hiến máu khi cần thiết. Đây là một việc làm điển hình, rất đáng trân trọng và thiết thực giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
Ngoài việc được xã hội biết đến là một trong những trường Đại học hàng đầu đào tạo đa ngành, đa bậc học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, HUTECH còn hoạt động mạnh trong công tác thanh niên tình nguyện vì cộng đồng như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Hiến máu tình nguyện, công tác xã hội,… Đoàn Thanh niên Trường liên tục nhiều năm liền là một trong bốn đoàn trường hoàn thành xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên toàn Thành phố.

 Sinh viên HUTECH nhiệt tình hiến máu vì cộng đồng, Giáo dục - du học,

Hào hứng và nhiệt tình tham gia hiến máu vì cộng đồng

HUTECH với thế mạnh về truyền thống hoạt động thanh niên giúp sinh viên phát huy tối đa và toàn diện tố chất sống tích cực, tinh thần xung kích vì cộng đồng, trường sẽ là nơi mở ra cơ hội học tập và môi trường rèn luyện thích hợp cho sinh viên hoàn thiện nhân cách sống để khởi đầu cho một tương lai vững chắc.
Ghi nhận những đóng góp của phong trào thanh niên Nhà trường, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD-ĐT đã tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào tình nguyện, đồng thời Chủ tịch nước cũng đã trao tặng Huân chương lao động hạng Ba cho Đoàn thanh niên Trường.

Hai lần "bẻ cong" Nghị định Chính phủ

Nếu Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc có một văn bản… ngang tầm Bộ GD-ĐT, quy định khái niệm "kết quả các môn học" thì quả thật “thiên tài”!

Trường tính 1 cách, Sở tính 1 kiểu, ai làm đúng Nghị định 29?
Về cách tính điểm xét tuyển viên chức, tại Mục 3/Điều 12/Khoản 1 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP có ghi: “Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển…” (chỗ in đậm chúng tôi nhấn mạnh - pv).
Sáng 17/4/2013, thí sinh đến Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc nộp lại bảng điểm tốt nghiệp đại học có tách Điểm học tập và Điểm tốt nghiệp theo yêu cầu tại Thông báo số 225 ban hành ngày 23/3/2013 của Sở này. Các chuyên viên đã không nhận hồ sơ của thí sinh với lý do: Các trường tách Điểm học tập và Điểm tốt nghiệp sai cách, không đúng với Nghị định 29/2012/NĐ-CP.
Ông Vũ Kiên Cường, chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ (1 trong 2 người có trách nhiệm nhận hồ sơ), giải thích miệng với các thí sinh: Áp dụng theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP, Điểm học tập được tính bằng cách lấy đầu điểm của các môn trong bảng điểm cộng vào nhau, được bao nhiêu đem chia cho số đầu môn học tương ứng (chúng tôi gọi cách này là Cách tính 1 - pv).

Trong khi thực tế, Điểm học tập mà các trường tách cho thí sinh được tính theo cách: đầu điểm của mỗi môn học nhân hệ số (hệ số nhân chính là số đơn vị học trình của môn đó), tất cả cộng lại với nhau, rồi chia cho tổng số đơn vị học trình của tất cả các môn (chúng tôi gọi cách này là Cách tính 2 - pv).

Hai lần "bẻ cong" Nghị định Chính phủ, Giáo dục - du học, thi cong chuc, giao vien, tuyen dung, so giao duc, so noi vu, thi tuyen ho so, bang diem, nghi dinh, chinh phu, giao duc, tin giao duc, tin tuc, bao, vn

Giám đốc Sở Hoàng Minh Quân trả lời khi phóng viên đưa ra thắc mắc của thí sinh vào cuối buổi sáng 17/4: "Việc tính điểm không đúng hay không chính xác thì tôi chưa nắm được, tôi đang họp"...

Có thể thấy, kết quả của cả 2 cách tính này đều là “trung bình cộng”, khác nhau là Cách tính 1 không nhân hệ số từng đầu điểm, Cách tính 2 có nhân hệ số từng đầu điểm. Nếu quy định thực hiện Cách tính 2 nhưng lại đi áp dụng Cách tính 1 (hoặc ngược lại) thì hậu quả là có thể gây đảo lộn giá trị, không công bằng, thí sinh đáng trúng lại trượt, thí sinh đáng trượt lại trúng…
Ví dụ: Hai thí sinh A và B có bảng điểm tốt nghiệp như bên dưới (số môn giống nhau nhưng từng đầu điểm khác nhau và số trình khác nhau). Tính theo Cách tính 1 thì A đạt 8,0, hơn điểm B chỉ đạt 7,67. Tính theo Cách tính 2 thì thí sinh A lại chỉ đạt 7,75, B cao hơn đạt 8,0. Nếu tuyển dụng theo Cách tính 2 thì B trúng, nhưng chọn áp dụng Cách tính 1 thì B bị trượt.

Hai lần "bẻ cong" Nghị định Chính phủ, Giáo dục - du học, thi cong chuc, giao vien, tuyen dung, so giao duc, so noi vu, thi tuyen ho so, bang diem, nghi dinh, chinh phu, giao duc, tin giao duc, tin tuc, bao, vn

Cánh tính điểm ví dụ với 2 thí sinh A và B. Viết tắt: Đơn vị học trình = ĐVHT

Dĩ nhiên, không có chuyện Nghị định 29/2012/NĐ-CP ban hành lại để có chuyện thích áp dụng cách nào cũng được, gây đảo lộn trắng đen. Thế nên, chỉ có một trong hai khả năng:
- Khả năng 1: Cách hiểu của ông Vũ Kiên Cường (chưa rõ đây đó có phải là cách hiểu của lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc hay không?) là đúng. Khi đó áp dụng Cách tính 1.
- Khả năng 2: Cách hiểu của ông Vũ Kiên Cường (chưa rõ đây đó có phải là cách hiểu của lãnh đạo Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc hay không?) là sai, còn các trường đại học làm đúng. Khi đó áp dụng Cách tính 2.
Ai làm trái?
Lần thứ hai “bẻ cong” Nghị định Chính phủ!
Thật tình cờ là chính những lời bao biện trong quá khứ của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc lại trở thành bằng chứng để khẳng định Cách tính 1 là sai. Biết sai vẫn làm, thậm chí lại dùng lời lẽ làm thay đổi bản chất khái niệm trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP để gây khó cho thí sinh thì khác nào lần thứ 2 “bẻ cong” Nghị định?
1) Ngay từ đầu khi chúng tôi nêu ra cách tính điểm sai với Nghị định 29, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã gửi công văn trả lời rằng: “Điểm học tập” chính là “Điểm trung bình chung toàn khóa”. Từ đó, Sở khẳng định mình dùng “Điểm trung bình chung toàn khóa” nhân đôi là đúng.
Về lập luận này, sau đó chúng tôi đã chỉ ra rõ cái sai, tuy nhiên nó cũng bao hàm một ý nghĩa nữa: Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc thừa nhận cách tính để cho ra con điểm Điểm trung bình chung toàn khóa cũng chính là cách tính để cho ra con điểm Điểm học tập.
Vậy Điểm trung bình chung toàn khóa được tính theo cách nào? Chính là Cách tính 2 chúng tôi nêu ra trên đây!
Cách tính 2 thật ra không hề xa lạ, mà tuân theo công thức tại Chương III/Điều 13/Khoản 2 a của Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT) - gọi tắt là Quy chế 25/2006. Trong khi Cách tính 1, không hiểu Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc dựa theo quy định nào?
Cũng cần nhắc thêm rằng, công thức trong Quy chế 25/2006 của Bộ cũng chính là một cơ sở lập luận khi Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc dùng để cố chứng minh “Điểm học tập” cũng chính là “Điểm trung bình chung toàn khóa” trước đây.
2) Đợt nhận hồ sơ từ ngày 17/4 đến 22/4 thực tế là đợt tính lại điểm xét tuyển sau khi làm sai. Có thể, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc sẽ lập luận rằng, cách tính trong quá khứ mà Sở áp dụng (bao gồm công thức và lập luận của Sở này theo Quy chế 25/2006) không áp dụng nữa. Nay Sở áp dụng Cách tính 1 vẫn là đúng theo Nghị định 29/2012/NĐ-CP do trong Nghị định có cụm từ “trung bình cộng”…
Nhưng nếu như vậy thì cũng có nghĩa đó là sự khẳng định: các sở giáo dục còn lại trên cả nước đang làm sai, làm trái Nghị định 29/2012/NĐ-CP khi chấp nhận nhận bảng điểm của tất cả các trường đại học tính theo Cách tính 2! Và, gần gũi hơn cả là 8 Phòng giáo dục thuộc Sở này, cũng làm sai nốt vì “dám cả gan” chấp nhận bảng điểm tách điểm theo Cách tính 2!
3) Chân lý có thể không thuộc về số đông, 1 người có thể đúng vạn người sai, có thể duy nhất Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc làm đúng còn tất cả các sở khác áp dụng sai. Nhưng trong trường hợp này điều đó không xảy ra.
Rất đơn giản, trở lại chính câu văn bản mà ông Vũ Kiên Cường (chưa biết có đại diện cho quan điểm của lãnh đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hay không) dùng để nói với thí sinh về nộp lại bảng điểm: “Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển…”  (Mục 3/Điều 12/Khoản 1 của Nghị định 29/2012/NĐ-CP).
Nhưng ông Cường chỉ nhấn vào chữ “trung bình cộng” mà vô tình hoặc cố ý lờ đi khái niệm đứng sau nó: “kết quả các môn học”.
Vậy văn bản nào quy định khái niệm “kết quả các môn học”? Nếu Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc có một văn bản… ngang tầm Bộ GD-ĐT, quy định được điều này thì quả thật “thiên tài”!

Còn nếu không có thì hãy xem lại Quy chế 25/2006, thể hiện rất rõ và xuyên suốt trong văn bản: việc đào tạo sinh viên tại trường đại học và đánh giá việc học đó thông qua các đợt thi học phần, mỗi học phần gồm nhiều đơn vị học trình, mỗi đơn vị học trình gồm 15 tiết học, mỗi tiết học là 45 phút…

Hy hữu: Thạc sĩ nhận bằng rồi bị thu lại

Sáng 18/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cấp bằng thạc sĩ cho hơn 270 học viên cao học. Nhưng sau khi đã trao hết bằng, nhà trường đột ngột yêu cầu thu hồi lại vì… bị sai.

Thông tin từ một số học viên cao học cho biết họ khá bất ngờ trước sự việc hi hữu này.

Theo lịch, buổi lễ tổ chức lễ tốt nghiệp cấp bằng thạc sĩ cho hơn 270 học viên cao học khoá 16 và 3 nghiên cứu sinh K15 sẽ diễn ra từ 8h30 đến 11h sáng 18/4.

Hy hữu: Thạc sĩ nhận bằng rồi bị thu lại, Giáo dục - du học, bang thac si bi sai loi chinh ta, bang thac si sai loi, bang thac si sai loi chinh ta, bang thac si, thac si hoc vien bao chi tuyen truyen, cap bang thac si, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Tất cả bằng đều bị sai từ tiếng anh Derector - giám đốc (đúng ra phải là Director) (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tất cả bằng thạc sĩ đã được trao nhưng ngay sau đó trường đột ngột yêu cầu thu hồi lại toàn bộ số bằng vừa cấp.
Lí do là tất cả bằng đều bị sai từ tiếng anh Derector - giám đốc (đúng ra phải là Director). Trong quá trình thu hồi bằng, nhiều học viên tốt nghiệp đã về trước khi biết tin bằng bị sai lỗi tiếng Anh.

"Ngã ngửa" vì... Sở Giáo dục Vĩnh Phúc!

Ngày 17/4, nhiều người từng tham gia đợt thi tuyển giáo viên của tỉnh Vĩnh Phúc cuối năm 2012 đã có mặt ở Sở GD-ĐT tỉnh này để nộp lại hồ sơ, nhưng họ lại một phen... “ngã ngửa” vì hồ sơ bị từ chối, không tiếp nhận với lý do khó hiểu.

Diễn biến không ngờ
Nguyên nhân các thí sinh phải làm lại hồ sơ, là do sai lầm của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc trước đó. Sở này đã “bẻ cong” Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Tự ý quy tất cả thí sinh vốn học đại học theo niên chế về áp dụng công thức tính điểm xét tuyển dành cho thí sinh được đào tạo theo tín chỉ! Điều đó gây ra hậu quả: thí sinh đáng lẽ được điểm xét tuyển cao lại bị thành điểm thấp và có thể xảy ra tình huống ngược lại (đáng bị thấp được nâng cao) do cách tính "trên trời" của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc tước bỏ hoàn toàn Điểm thi tốt nghiệp (hoặc điểm luận văn) của thí sinh.
Trước sai phạm này, ông Phạm Quang Tuệ, Giám đốc Sở Nội vụ Vĩnh Phúc đã thừa nhận với Giáo dục Việt Nam: Sở GD-ĐT làm trái Nghị định 29/2012/NĐ-CP, sẽ phải tính điểm lại cho thí sinh. Và ngày 23/3, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc ra Thông báo số 225 về tính lại điểm xét tuyển giáo viên, đề nghị các thí sinh trong diện xét tuyển làm lại bảng điểm để nộp lại trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 22/4 (trong vòng 6 ngày này, có 2 ngày nghỉ cuối tuần và 1 ngày nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương).

"Ngã ngửa" vì... Sở Giáo dục Vĩnh Phúc!, Giáo dục - du học, thi cong chuc, giao vien, vinh phuc, so giao duc, so noi vu, ho so, giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Ông Phạm Quang Tuệ (đứng), Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc

Theo văn bản này, bảng điểm tốt nghiệp đại học của thí sinh sẽ phải nhờ trường nơi thí sinh từng theo học tách riêng Điểm học tập và Điểm tốt nghiệp. Văn bản nêu khái niệm: “Điểm học tập được xác định bằng điểm trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng điểm trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn”.
Thế nhưng, hàng vạn bạn đọc đã từng lên tiếng bất bình, đã từng chia sẻ những giọt nước mắt mặn chát qua bức tâm thư của cô gái bị di chứng chất độc da cam Dương Thị Ánh hẳn sẽ không ngờ vào ngày 17/4, thí sinh đến nộp lại hồ sơ đã bị chuyên viên Sở GD-ĐT lắc đầu không nhận.
Lý do Sở đưa ra khiến các thí sinh bàng hoàng: Các trường đại học đã tách sai Điểm học tập, không đúng Nghị định 29/2012/NĐ-CP (trong khi thực tế cách tách điểm của các trường đại học không hề sai - điều này chúng tôi sẽ nêu rõ ở bài viết tiếp theo).
"Ngã ngửa" vì... Sở Giáo dục Vĩnh Phúc!, Giáo dục - du học, thi cong chuc, giao vien, vinh phuc, so giao duc, so noi vu, ho so, giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Ông Hoàng Minh Quân, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc

Phẫn nộ và hoang mang
Do ở xa (xã Quang Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) nên chị Dương Thị Ánh (người dũng cảm khiếu nại chỉ ra cách tính sai của Sở) đã chuẩn bị từ rất sớm để sáng 17/4 đến Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc nộp hồ sơ. Theo phản ánh của chị Ánh, tiếp chị và các thí sinh là ông Vũ Kiên Cường, chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ, cùng một chuyên viên khác. Thế nhưng sau khi xem hồ sơ của các thí sinh, các chuyên viên này từ chối không nhận và nêu lý do rằng: Cách tách Điểm học tập trong bảng điểm tốt nghiệp đại học mà các trường đại học làm cho thí sinh là không đúng.
Ngay từ cuối buổi sáng khi nhận được phản ánh của thí sinh, phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo các Sở liên quan để có câu trả lời về thắc mắc của thí sinh. Kết quả như sau:
* Giám đốc Sở Hoàng Minh Quân: "Việc tính điểm không đúng hay không chính xác thì tôi chưa nắm được, tôi đang họp". Phóng viên hẹn sẽ gọi lại ông buổi trưa, nhưng sau đó đến hết ngày không thể liên lạc được với ông hoặc ông không bắt máy.
* Phó GĐ sở Nguyễn Phú Sơn: "Theo Nghị định 29 thì dùng từ “trung bình cộng các môn” chứ không có đơn vị học trình, tôi chưa nắm rõ cái này". Phóng viên nêu giả sử thí sinh phải làm lại điểm thì rất khó cho các em ở xa như ở ĐH Tây Bắc, ông Sơn nói: "Thực ra văn bản trước đây do Phó giám đốc Nguyễn Xuân Trường đã ký về xác định cách tính điểm lại. Có gì tôi về cơ quan tôi sẽ xem lại chỗ này". Ông Sơn cũng nói không nắm rõ hạn chót lịch nộp hồ sơ và hứa sẽ trao đổi lại sau.
* GĐ Sở Nội vụ Phạm Quang Tuệ: Phóng viên gọi nhiều lần ông Tuệ không bắt máy.
Theo giải thích (nói miệng) của ông Vũ Kiên Cường với các thí sinh, Điểm học tập phải được tính bằng cách: Lấy đầu điểm của các môn trong bảng điểm cộng vào nhau, được bao nhiêu đem chia cho số đầu môn học tương ứng (chúng tôi gọi cách này là Cách 1 - pv). Trong khi, Điểm học tập mà các trường làm cho thí sinh tính theo cách: đầu điểm của mỗi môn học nhân hệ số (hệ số nhân chính là số đơn vị học trình của môn đó), tất cả cộng lại với nhau, rồi chia cho tổng số đơn vị học trình của tất cả các môn (chúng tôi gọi cách này là Cách 2 - pv).
(Ghi chú: 2 cách tính này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau, vì với một đầu điểm khi nhân hệ số sẽ có vai trò khác với không nhân hệ số, đầu điểm càng cao nhân hệ số càng có lợi, đầu điểm càng thấp nhân hệ số càng bất lợi)
Từ lập luận đó, ông các chuyên viên Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc đã yêu cầu các thí sinh về trường cũ làm lại lại điểm một lần nữa (nói miệng). Tuy nhiên, khi thí sinh đề nghị các chuyên viên ghi lời yêu cầu cùng lý do nêu trên vào hồ sơ để xác thực quan điểm của Sở và để có thể về trường làm lại điểm, thì các chuyên viên này từ chối. Một mặt khác, họ nhất quyết không nhận hồ sơ của thí sinh.
Trao đổi với phóng viên khi có mặt ngay tại trụ sở Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, chị Dương Thị Ánh vô cùng bức xúc cho biết: "Cách tính điểm của trường ĐH Tây Bắc nơi tôi từng theo học cũng như cách tính điểm trong bảng điểm của các thí sinh khác là hoàn toàn không có gì sai (Cách 2 - pv), bây giờ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc lại nghĩ ra lý do này để làm khó chúng tôi. Trong Nghị định 29/2012/NĐ-CP có cụm từ "trung bình cộng kết quả các môn học" như ông Vũ Kiên Cường nói nhưng tôi không ngờ họ lại đưa ra cách tính máy móc như thế (cách 1 - pv). Tôi không hiểu họ lôi cách tính này từ đâu ra"?
Rất bức xúc nhưng chị Ánh cũng không giấu nổi nỗi lo lắng: Trường chị là ĐH Tây Bắc ở Sơn La, đi từ nhà chị hết khoảng 300km, nếu phải làm lại điểm thì đi gấp hết ngày 17/4 mới tới nơi, trong ngày 18/4 xin lại điểm, ngày 19 nghỉ giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 20, 21 là cuối tuần Sở và các trường không làm việc, chỉ còn ngày thứ Hai (22/4) là hạn cuối nộp hồ sơ mà thôi. "Giả sử chiều nay (17/4) hoặc ngày 18/4 tôi mới đến nộp, gặp chuyện thế này, thì có lẽ ước mơ được thành viên chức của tôi sẽ tắt lụi ngay từ phút đầu được nhen nhóm lại", chị chua chát.
Cùng tâm trạng, chị Khổng Thị Lý (ở huyện Vĩnh Tường, thi giáo viên ngành Hóa) sau khi đến nộp hồ sơ vào buổi chiều cho biết: Các chuyên viên của Sở có chịu nhận hồ sơ của chị nhưng là nhận... để đấy, còn vẫn yêu cầu về làm lại điểm (?!).
Chị Lý nói trong lo lắng: "Cách tính mà Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc nêu ra thì không một trường đại học nào tính như thế cả. Rất nhiều môn có nhiều đơn vị học trình, chẳng hạn có những môn tới 6 đơn vị học trình thì không thể đánh đồng những môn đó với những môn 2 đơn vị học trình được. Nhưng người ta cứ bảo căn cứ vào văn bản của Sở, cứ vin vào cái từ "trung bình cộng" yêu cầu chúng tôi tách theo đúng hướng dẫn của họ. Hạn thì đến 22 phải nộp trong khi chúng tôi chỉ có ngày 18 nữa (chị Lý học ĐH Tây Bắc ở Sơn La) vì tiếp theo là 3 ngày nghỉ rồi, thứ Hai là hạn cuối cùng".
"Điều chúng tôi thắc mắc bây giờ là cái chữ "trung bình cộng" họ nêu ra đó. Theo các Sở GD-ĐT, chẳng hạn bạn tôi thi giáo viên ở Hà Tây văn bản cũng như thế nhưng họ cũng tách Điểm học tập như trường của chúng tôi. Hoặc tất cả các phòng phổ thông (phòng giáo dục thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - pv) họ cũng tính điểm có nhân với số đơn vị học trình. Tôi có thắc mắc tại sao các Sở khác làm thế mà Sở mình không làm, họ lại bảo mỗi Sở có một quy định riêng, phải theo Sở mình, thế thì tôi cũng không hiểu cái Sở của tôi làm như thế có đúng hay không nữa"?

Giáo viên mầm non bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ: Phụ huynh hoang mang

Tới nay, Sở GD-ĐT TPHM vẫn chưa hay biết đến vụ việc giáo viên Trường mầm non Nụ Cười bị phụ huynh tố cho trẻ uống thuốc ngủ. Trong khi đó, nhiều phụ huynh vừa bức xúc trước việc giáo viên, nhà trường vô lương tâm vừa lo lắng khi gửi con ở trường mầm non.

Mặc dù sự việc xảy ra gần 1 tháng nhưng phía trưởng mầm non Nụ Cười (quận Bình Tân, TPHCM) “ỉm” luôn sự việc, không báo cáo đến Sở GD-ĐT TPHCM. Phóng viên trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Dung - trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD-ĐT TPHCM) thì bà Dung cho biết hiện tại vẫn chưa nghe phía phòng Giáo dục quận Bình Tân phản ánh sự việc lên.

Giáo viên trường mầm non Nụ Cười (TPHCM) bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ (ảnh chụp lại từ clip)
Giáo viên trường mầm non Nụ Cười (TPHCM) bị tố cho trẻ uống thuốc ngủ (ảnh chụp lại từ clip)
 
Bà Nguyễn Thị Kim Dung khẳng định, theo quy định thì “cô giáo không được phép cho trẻ uống thuốc bởi vì giáo viên đâu có nắm hết vấn đề đâu mà cho uống”. Vị trưởng phòng Giáo dục Mầm non của Sở GD-ĐT TPHCM cũng cho biết rằng theo đúng quy trình thì các trường nhận trẻ khỏe chứ không nhận các cháu bệnh, nếu bé bệnh thì sẽ ở nhà đến khi nào hết bệnh mới đi học. Tuy nhiên, trong trường hợp bố mẹ bận buộc phải gửi con tới trường, lúc đó phải gửi kèm toa thuốc với đầy đủ tên thuốc, liều lượng và cách uống cho cán bộ y tế của trường để họ cho uống. Một số nơi chưa có cán bộ y tế thì chuyển cho hiệu phó bán trú, tức người chăm sóc sức khỏe của các trẻ ở trường chứ không giao cho giáo viên.
Cũng theo bà Dung thì quy định là vậy nhưng một số trường có thể quên nên không chấp hành đúng theo quy định. Bà Dung cho biết sẽ hỏi lại phòng Giáo dục quận Bình Tân để kiểm tra sự việc.
 
“Thực ra chúng tôi đã nhắc nhở hoài nhưng một số trường vẫn chưa thực hiện đúng. Sau sự việc này, sắp tới trong cuộc họp giao ban với các trường chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nhắc nhở điều này chung cho các trường” bà Dung nói.  
 
Theo vụ việc mà báo Dân trí phản ánh, nhiều phụ huynh bày tỏ bức xúc “giáo viên mà thất đức quá”, “nhà trường bao che giáo viên”. Thậm chí có phụ huynh cho biết việc cho trẻ uống thuốc ngủ xảy ra lâu nay rồi. Đa phần các phụ huynh khi gặp sự việc tương tự thì tự “cạch” những trường ấy ra. Chị Đặng Thị Minh Nguyệt ở quận Gò Vấp cho biết trước đây chị cũng đã chuyển trường cho con một lần vì vụ việc tương tự.
 
“Mình gửi con vào một trường mầm non tư trên địa bàn, mỗi lần về nhà thì thấy bé không lanh lợi như bình thường nên cũng kiểm tra đột xuất thì cũng bắt gặp cô giáo cho bé uống thuốc si rô trị ho. Không muốn rầy rà với cái trường thất đức này nên mình tự chuyển con sang học trường khác”, chị Nguyệt kể lại.
 
Theo nhiều phụ huynh, chuyện cho uống thuốc có thành phần gây ngủ thường xảy ra với các bé mới đi học, hay quấy khóc. Trong khi đó, các phụ huynh có con học ở những trường tư thục thì càng hoang mang hơn. Theo chị Hoàng Thị Hợp, ở phường Hiệp Bình Phước (Thủ Đức) có con mới học lớp mầm ở trường gần nhà thì “mấy nay đi đón cháu nghe các phụ huynh khác nói về việc cho uống thuốc ngủ mà lo ghê, không biết con mình có “an toàn” không. Khổ nỗi hai bên nội ngoại đều ở xa không vào giữ cháu được, buộc lòng phải gửi cháu ở trường”. Còn chị Nguyễn Ngọc Cúc Phương ở phường 22 (quận Bình Thạnh) thì cho biết đọc tin này, vợ chồng chị càng đắn đo hơn chuyện gửi con đi học.
 
“Con mình được gần 24 tháng rồi, định gửi bé đi nhà trẻ nhưng không biết chọn trường nào tốt. Lỡ gặp phải trường như trường Nụ Cười kia thì tội bé lắm. Trẻ nhỏ bị chuốc thuốc ngủ thì ảnh hưởng đến não lắm” - chị Cúc Phương phân trần.

Thư Thủy Tinh gửi Sơn Tinh đoạt giải Nhất thi viết thư UPU toàn quốc

Vượt qua hơn 1,2 triệu bài dự thi của thiếu nhi cả nước, em Đào Thụy Thùy Dương, lớp 6/10, Trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng giành giải Nhất toàn quốc cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 tại Việt Nam với bức thư Thủy Tinh gửi Sơn Tinh.

Tin từ Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 tại Việt Nam cho biết, cuộc thi năm nay có chủ đề “Em hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý”. Em Thùy Dương đã hóa thân thành Thủy Tinh và viết một bức thư gử đến Sơn Tinh để chuyển tải thông điệp từ chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42. Bức thư của Thùy Dương đã vượt qua hơn 1,2 triệu bài dự thi của thiếu nhi cả nước, đoạt giải Nhất toàn quốc.
 
Thư Thủy Tinh gửi Sơn Tinh đoạt giải Nhất thi viết thư UPU toàn quốc
 
Em Đào Thụy Thùy Dương, lớp 6/10 THCS Tây Sơn (Đà Nẵng) vừa nhận tin đoạt giải Nhất toàn quốc thi viết thư UPU toàn quốc.
 
Đây là học sinh thứ hai của Trường THCS Tây Sơn Đà Nẵng đoạt giải Nhất viết thư UPU toàn quốc. Trước đó, năm 2010, học sinh Hồ Thị Hiếu Hiền của trường này đã đoạt liên tiếp giải Nhất quốc gia và giải Nhất quốc tế cuộc thi viết thư UPU lần thứ 39 với một bức thư gửi đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

 

Việt Nam đứng thứ 8 về số sinh viên tại Mỹ

Việt Nam là một trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ.

Theo đó, đứng đầu là Trung Quốc, kế tiếp là Ấn Độ, Đài Loan (TQ), Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Mexico và Iran.

Năm học 2011 - 2012 Việt Nam có 15.572 sinh viên đang theo học tại Mỹ - tăng 4,6% so với năm học trước. Việt Nam cũng đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia có số SV học tại Mỹ nhiều nhất và chiếm 2% tổng số SV quốc tế hiện đang học tại cường quốc này.

Cũng theo báo cáo này, hiện có 764.495 SV quốc tế đang theo học tại Mỹ, trong đó nhiều nhất vẫn là SV Trung Quốc với 194.029 SV, chiếm 25,4% số SV quốc tế. Tiếp theo đó là: Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập Xê - út, Canada, Đài Loan (TQ), Nhật Bản...

So với năm học 2010 - 2011, tổng số SV quốc tế tại Mỹ đã tăng 5,7% - từ mức 723.277 SV của năm trước.
 

Thí sinh hoang mang vì ĐH Mở TPHCM dừng tuyển sinh bậc CĐ

Nhiều thí sinh đăng ký dự thi vào hai ngành Khoa học Máy tính và Công tác Xã hội bậc Cao đẳng của Trường ĐH Mở TPHCM hoang mang khi trường này thông báo dừng tuyển sinh bậc CĐ.

Nhiều thí sinh ở các tỉnh cho biết do thấy cuốn "Những điều cần về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013" vẫn đăng ĐH Mở TPHCM tuyển các ngành đào tạo CĐ: Khoa học Máy tính và Công tác Xã hội bậc với 150 chỉ tiêu nên đã đăng ký vào. Thế nhưng trên website của trường này vào ngày 9/4/2013 có đăng tải thông báo điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 hệ CĐ: không có chỉ tiêu, tạm dừng tuyển sinh năm 2013. Ngày 11/4/2013, trường này đăng thông báo chỉ tiêu tuyển sinh 2013 cho thí sinh nộp trực tiếp tại trường biết và có ghi thêm lưu ý: tạm dừng tuyển sinh CĐ chính quy năm 2013.

Cuốn
 
Cuốn Những điều cần biết in thông tin ĐH Mở TPHCM tuyển bậc CĐ nên thí sinh vẫn đăng ký.
 
Thế nhưng, nhiều thí sinh ở những khu vực vùng sâu khó cập nhật được thông tin trên mạng Internet nên không biết trường có thông tin dừng tuyển trên website. Các Sở GD-ĐT đã hoàn tất việc nhận hồ sơ theo quy định (hạn chót là 11/4) và đang trong quá trình nhập liệu. Trước tình hình này, các thí sinh đã nộp hồ sơ thì hoang mang còn các Sở không biết xử lý thế nào đối với thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký vào hai ngành nói trên.

Web của trường thông báo dừng tuyển ngày 11/4/2013
 
Web của trường thông báo dừng tuyển ngày 11/4/2013.
 
Trả lời câu hỏi về việc tại sao nhà trường ra thông báo quá chậm khi thí sinh đã nộp hồ sơ và hướng giải quyết như thế nào, ông Nguyễn Thành Nhân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Mở TPHCM cho biết: “Do thông báo về việc giao chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT gửi về trường quá trễ nên trường mới thông báo trễ như vậy. Cuốn Những điều cần biết được in trước khi Bộ GD-ĐT phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh. Trường đã làm hết trách nhiệm của mình bằng cách thông tin đầy đủ trên website của trường. Tuy nhiên, nếu thí sinh lỡ đã nộp hồ sơ đăng ký vào các ngành hệ CĐ này thì một mình trường không giải quyết vụ việc được. Muốn chuyển hồ sơ của các em sang những trường phải phối hợp với nhiều bên.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của trường trả lời báo chí thì hiện chưa nắm được số thí sinh đăng ký bậc CĐ vào trường năm nay. Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh khi nhận hồ sơ, trường sẽ liên hệ với thí sinh để hỗ trợ giải quyết.

Thành lập Đại học Công nghệ Việt - Nga

Ngày 18/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã làm việc với Bộ GD-ĐT và Bộ Giáo dục và Khoa học Nga để thống nhất việc ký kết thành lập Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga.

Buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân với đoàn Bộ Giáo dục và Khoa học LB Nga nhằm thống nhất hướng hợp tác cơ bản sẽ được đề cập trong chuyến thăm chính thức LB Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự kiến vào tháng 5/2013.
Theo đó, Việt Nam và LB Nga sẽ ký kết Hiệp định Liên Chính phủ về thành lập Đại học Công nghệ Việt - Nga; đẩy mạnh hợp tác và phát triển văn hóa, ngôn ngữ Nga, khôi phục và nâng cấp Viện Puskin lên quy mô khu vực; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu giao thông vận tải...
Sau buổi làm việc, Bộ GD-ĐT và Bộ Giáo dục Khoa học Nga đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
Dự án xây dựng Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga đã được lên kế hoạch xây dựng 3 năm trở lại đây. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường ĐH kỹ thuật Lê Quý Đôn. Phía Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo về các ngành kỹ thuật khoa học mũi nhọn hiện đại. Chương trình học sẽ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nga.
Đại diện Bộ Giáo dục Khoa học Nga cho biết, chúng tôi sẽ soạn thảo nhiều chương trình hợp tác ưu tiên. Phía Nga sẽ cử giáo viên sang Việt Nam giảng dạy tại Trường ĐH Lê Quý Đôn và ngược lại Trường ĐH Lê Quý Đôn sẽ cử giáo viên, sinh viên sang Nga thực tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đồng thời, phía Nga sẽ dành nhiều suất học bổng để sinh viên Việt Nam sang Nga học cũng như phát triển dạy tiếng Nga tại Việt Nam. Nga sẽ cung cấp giáo trình tiếng Nga cho các trường ĐH Việt Nam...
“Dự án này có tầm chiến lược quan trọng trong lĩnh vực hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Nga” - vị lãnh đạo Bộ Giáo dục Nga khẳng định.
Trung tướng Phạm Thế Long - Hiệu trưởng Trường ĐH kỹ thuật Lê Quý Đôn cho biết: “Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga thành lập theo 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thử nghiệm, lựa chọn các chuyên ngành đào tạo đến năm 2016 . Theo đó, ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn thử nghiệm đào tạo chương trình tiên tiến do các trường ĐH hàng đầu của Nga cung cấp và giảng viên Nga sang giảng dạy, cũng trong giai đoạn này thành lập Viện nghiên cứu đào tạo Việt - Nga. Giai đoạn 2, từ năm 2016 - 2020 trường mới chính thức đi vào hoạt động”.
Dự kiến kinh phí xây dựng cho Đề án này khoảng từ 100 - 150 triệu đô la.

Atlat không phải câu thần chú “vừng ơi mở ra”

Cần tránh tuyệt đối tư tưởng ỷ lại vào Atlat mà không học bài, không rèn luyện kĩ năng khai thác Atlat. Atlat không phải câu thần chú “vừng ơi mở ra” và thí sinh sẽ thấy tất cả trong đó…

Đó là chia sẻ của thầy Vũ Quốc Lịch - giáo viên môn Địa lý Trường THPT Hà Nội - Amterdam về cuốn Atlat Địa lý - môn Địa lý trong thi tốt nghiệp năm nay.  
Cần tránh tuyệt đối tư tưởng ỷ lại vào Atlat
Nhiều học sinh tỏ ra vui mừng với công bố các môn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, bởi theo các em, thi Địa lí có sự trợ giúp của  Atlat - tài liệu quan trọng mà thí sinh được phép mang vào phòng thi theo quy chế thi hiện nay.
Không thể phủ nhận sự trợ giúp đắc lực của Atlat cho thí sinh, tuy nhiên gần đây đã xuất hiện sự tuyên truyền thái quá, hiểu sai lệch về khả năng trợ giúp của công cụ này.
Nhiều người hiểu trong Atlat có tất tần tật, và học sinh được mang Atlat vào phòng thi thì chỉ có việc mở ra mà … chép. Có phụ huynh khi nghe con báo kết quả thi tốt nghiệp chỉ được 6 điểm Địa lí đã tròn mắt ngạc nhiên  “sao bảo địa lí được mang Atlat vào chép mà sao điểm thấp vậy”.
Cần tránh tuyệt đối tư tưởng ỷ lại vào Atlat mà không học bài, không rèn luyện kĩ năng khai thác Atlát. Atlat không phải câu thần chú “vừng ơi mở ra” và thí sinh sẽ thấy tất cả trong đó. Không tích cực ôn luyện, thí sinh sẽ lúng túng, cộng với tâm lí thi căng thẳng sẽ không khai thác được nhiều các nội dung trong Atlat.
Thông thường câu hỏi trong đề thi địa lí là “Dựa vào Atlat và kiến thức đã học em hãy nêu …” vì vậy, thí sinh phải biết kết hợp cả hai nguồn kiến thức để làm bài. Nếu chỉ học ôn trên Atlat thì không đủ. Dựa vào Atlat, thí sinh cần khai thác các kiến thức về sự phân bố, các mối quan hệ về không gian lãnh thổ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí để trình bày. Dựa vào kiến thức đã học là các kiến thức học sinh được trang bị về tình hình, nguyên nhân ra đời và phát triển, đường lối, chính sách, kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư để lập luận phân tích. Những kiến thức này không thể hiện được hoặc thể hiện không rõ trên Atlat.
 
Đề thi Địa lý không khó nhưng hơi dài
 
Các thí sinh trao đổi bài sau khi thi môn Địa lý, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. (Ảnh: Hoàng Lam)
 
Khi học đến bài nào, học sinh cần đối chiếu với trang Atlat liên quan để hiểu và nhớ bài hơn. Qua việc đối chiếu, học sinh biết được các địa danh số liệu nào đã được thể hiện trong Atlat để khi cần thì huy động mà không cần mất nhiều  thời gian, việc học như vậy sẽ nhàn hơn. Hầu hết các số liệu về các ngành kinh tế và các vùng kinh tế đều có trong Atlat. Nắm vững các vấn đề được thể hiện trong Atlat, thí sinh sẽ tự tin hơn. Vấn đề quan trọng ở đây là các em cần phải hiểu và biết cách phân tích các số liệu đó như thế nào.
Có các câu hỏi khai thác Atlat đơn giản mang tính tra cứu như  xác định cơ cấu ngành công nghiệp của một trung tâm công nghiệp; hay cho biết tỉnh, thành phố nào giáp biển, tỉnh nào có diện tích (hay dân số) lớn nhất, tỉnh nào có diện tích (hay dân số) nhỏ nhất…, thí sinh có thể hoàn toàn dựa vào Atlat để làm bài.
Nhưng có câu hỏi nếu học sinh chỉ trông chờ sự cứu cánh của Atlat thì sẽ không hay. Ví dụ một câu hỏi đơn giản “Dựa vào Atlat và kiến thức đã học trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta”. Kinh tế nước ta có 3 sự chuyển dịch về ngành, về thành phần và về lãnh thổ kinh tế. Nếu thí sinh có đầu tư học bài một chút lại có Atlat hỗ trợ thì giải quyết yêu cầu câu hỏi này quá dễ dàng. Ngược lại nếu chỉ biết khai thác, tìm ý qua Atlat (phải giở nhiều trang) thì sẽ rất mất thời gian.
Kết hợp giữa sách giáo khoa và Atlat khi ôn tập
Một học sinh làm bài thi Địa lí có thể không cần có Atlat mà vẫn đạt điểm cao, nhưng chắc chắn em sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức, vất vả học tập.
Cũng học sinh có học lực như vậy nhưng biết học thông minh, kết hợp giữa sách giáo khoa và Atlat khi ôn tập,  học nắm kiến thức cơ bản, học cách lập dàn ý cho từng vấn đề và sử dụng Atlat như công cụ trợ giúp để hoàn thành bài thi. Chắc chắn em cũng sẽ đạt điểm cao mà lại không vất vả.
Nếu học sinh chỉ học cách giải mã các kí hiệu trong Atlat rồi không cần ôn luyện gì nữa, thì khi đi thi phần lớn khả năng em sẽ chỉ được điểm trung bình.
Còn học sinh chẳng chú ý học hành, vì nghĩ rằng đã có Atlat hỗ trợ, nên cũng chẳng quan tâm xem nội dung trong Atlat có những gì thì khi đi thi dù Atlat có mở ra cũng chẳng biết đâu mà chép. Trượt tốt nghiệp vì ảo tưởng vào cái “phao” Atlat là nguy cơ thật sự với các thí sinh này.
Giữa 4 khả năng đó, thí sinh chọn gì? Quyết định chính là ở hành động của các thí sinh hôm nay.

 

Mỹ: Nữ sinh điều dưỡng giả vờ bị ung thư để lừa nhà trường

Một sinh viên điều dưỡng ở Trường cao đẳng cộng đồng Ivy Tech (bang Indiana, Mỹ) vừa bị buộc tội nói dối bạn bè và nhà trường về việc bị ung thư não giai đoạn cuối, nhờ đó đã được hưởng các ưu tiên trong đó có việc được tốt nghiệp sớm.

Khiếu nại dân sự cho biết trong năm 2008, cô Chanda Thie, 31 tuổi, nói với bạn bè và nhân viên tại Trường cao đẳng cộng đồng Ivy Tech rằng cô sắp chết vì bị glioblastoma (một dạng ung thư não gây chết người). Thậm chí Thie đã đến thăm giáo viên cũ để nói lời tạm biệt trước khi cô qua đời.
 
Chính vì lời nói dối của Thie mà nhà trường đã lập một học bổng cho sinh viên điều dưỡng mang tên cô. Đồng thời, cô cũng được tạo điều kiện để nhanh chóng hoàn thành văn bằng vì cô nói rằng mong muốn trước khi chết của cô là trở thành y tá.
 
Chanda Thie bị buộc tội giả mạo việc mắc bệnh ung thư. (Ảnh: Dailymail)
 
Chanda Thie bị buộc tội giả mạo việc mắc bệnh ung thư. (Ảnh: Dailymail)
 
Hiện văn phòng tổng chưởng lý bang Indiana đang xem xét các biện pháp kỷ luật đối với Chanda Thie. Các biện pháp trừng phạt kỷ luật có thể bao gồm đình chỉ, thu hồi hoặc quản chế.
 
Thie được thuê như một y tá tại đơn vị cấy ghép tủy xương thuộc trung tâm y tế Indiana University Health trong khi đang học lấy chứng chỉ y tá vào năm 2008. Đơn khiếu nại cho rằng Thie không thích hợp để hành nghề vì bị khuyết tật tâm thần và nghiện ma túy hoặc rượu.
 
Trong khi đó, phát ngôn viên Trường cao đẳng cộng đồng Ivy Tech, ông Jeffery Fanter, nhấn mạnh rằng Thie chưa bao giờ được nhà trường ưu đãi do tuyên bố của cô. Ông nói thêm rằng học bổng này được thành lập theo yêu cầu của một nhân viên, nhưng nó đã bị hoãn khi người ta phát hiện Thie đã nói dối về tình trạng của cô. Khoản tiền quyên góp để tạo học bổng mang tên Thie đã được trao cho quỹ học bổng khác.
 

Đắk Lắk: Hai học sinh khiếm thính vẽ tranh cuốn hút, viết chữ đẹp nhất trường

Bấy lâu nay, hai em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) và Đỗ Thanh Hoài (13 tuổi) ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được mọi người trầm trồ vì khả năng viết chữ đẹp, vẽ tranh cuốn hút, sáng tạo.

Viết chữ khó lắm… nhưng mà thích!
Hai em Đỗ Thanh Hoài và Nguyễn Thị Hà học cùng lớp khiếm thính do cô giáo Trần Thị Ngọc Hạ làm chủ nhiệm. Em Đỗ Thanh Hoài (quê xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) sinh ra vốn thua thiệt những đứa trẻ khác khi Hoài bị tật khiếm thính bẩm sinh, trời cho em đôi tai nhưng lại không cho em nghe được bất kỳ điều gì từ thế giới bên ngoài.
Không muốn con gái lớn lên phải chịu thêm thiệt thòi, từ sớm bố mẹ Hoài đã gửi em theo học tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Ở trung tâm, em Hoài bộc lộ nhiều năng khiếu hơn hẳn những bạn học sinh khiếm thính khác.
Ngoài năng khiếu viết chữ tròn xoe, xinh xắn được nhiều thầy cô, bạn bè ở trường thừa nhận, Hoài còn được đánh giá là sáng dạ, năng khiếu vẽ tranh, hát hay… nằm trong tốp đầu của trường.

Em Đỗ Thanh Hoài được đánh giá là sáng dạ, có năng khiếu vẽ tranh, hát hay, viết chữ đẹp.
 
Em Đỗ Thanh Hoài được đánh giá là sáng dạ, có năng khiếu vẽ tranh, hát hay, viết chữ đẹp.
 
Để trò chuyện cùng Thanh Hoài, PV Dân trí đã phải nhờ đến sự “trợ vấn”, phiên dịch của cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Ngọc Hạ. Qua ngôn ngữ ký hiệu, Hoài cho biết, gia đình em có 4 anh em nhưng Hoài và một em trai nữa bị khiếm thính bẩm sinh.
Hoài tâm sự, để viết được chữ đẹp, em phải rèn luyện không ngừng, trung bình mỗi ngày phải dành ra ít nhất 15 đến 20 phút để tập viết chữ đẹp. “Nếu nét chữ nào viết ra chưa được thẳng thì phải uốn cho thẳng, tập viết cho đến khi nét chữ tròn xinh mới thôi…”, Hoài chia sẻ qua ngôn ngữ ký hiệu về quá trình rèn chữ của mình.
“Lúc đầu mới tập viết cũng khó lắm! Nhưng nhờ có thầy cô chỉ cho, sau hơn 1 tháng tập viết kiên trì, em mới viết được những dòng chữ đầu tiên đó, viết chữ khó lắm… nhưng mà thích”, Hoài khoe.

Nét chữ xinh xắn, tròn trịa của em Hoài, bị tật khiếm thính.
 
Nét chữ xinh xắn, tròn trịa của em Hoài, bị tật khiếm thính.
 
Cô Lưu Thị Bình Minh - Trưởng phòng Giáo dục và Can thiệp sớm, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột) cho biết, với các em học sinh bị khiếm thính khả năng tiếp thu không được như những trẻ bình thường. Tuy nhiên khi tập viết, các em đã có sẵn nội dung, chỉ viết theo “sườn” nhưng các thầy cô vẫn phải kèm cặp từng ly, từng tý khi đó các em mới viết được.
“Các em viết được là các cô giáo rất mừng, nhưng để viết được chữ đẹp như Hoài thì không nhiều”, cô Minh cho hay.
Vẽ tranh cuốn hút, sáng tạo
Trong khi đó, học cùng lớp với em Hoài, em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) cũng bị tật khiếm thính, lại khiến nhiều thầy cô, bạn bè cảm mến vì tài năng vẽ tranh. Tranh của em Hà đã được nhà trường gửi đi thi vẽ tranh do tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức mới đây, và nhà trường cho biết là đã nhận được thông báo từ BTC là em Hà đã đạt giải.

Nét chữ xinh xắn, tròn trịa của em Hoài, bị tật khiếm thính.
 
Em Nguyễn Thị Hà (12 tuổi) cũng bị tật khiếm thính, lại khiến nhiều thầy cô, bạn bè cảm mến vì tài năng vẽ tranh cuốn hút, giàu sức sáng tạo.
 
Em Hà cho biết quê ở huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk), em vào Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật (TP Buôn Ma Thuột) học tập đã được 7 năm.
Các thầy cô giáo cho biết, ngoài năng khiếu vẽ tranh cuốn hút, Hà còn có năng khiếu đóng kịch câm, múa giỏi… Hiện em Hà là lớp phó học tập của lớp. “Vẽ tranh cũng không khó lắm! Chỉ cái là tốn nhiều thời gian, nhưng em đã cô giáo dạy vẽ chỉ cho rồi! Và em cũng rất thích vẽ tranh…”, em Hà thổ lộ qua ngôn ngữ ký hiệu.
Cô giáo Trần Thị Ngọc Hạ cho biết thêm, cả em Hoài và Hà đều là học sinh ưu tú, năng khiếu của trường. “Trong quá trình học tập các em đều là học sinh giỏi, tiếp thu rất nhanh, sáng dạ. Em Nguyễn Thị Hà vẽ tranh rất có ý tưởng, giàu sức sáng tạo, nhất là các bức tranh vẽ về phong cảnh, tranh về gia đình, tranh các con vât; còn em Đỗ Thanh Hoài ngoài viết chữ đẹp, trong học tập cũng rất lanh lẹ, thông minh”, cô Hạ cho biết.

Em Hà được cô giáo hướng dẫn trong buổi học vẽ tranh.
 
Em Hà được cô giáo hướng dẫn trong buổi học vẽ tranh.
 
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Trần Xuân Tiến - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhận xét ngắn gọn: “Những em này rất cố gắng, có nhiều nỗ lực trong học tập, các em đã vượt qua được khó khăn về tật nguyền, cố gắng xóa bỏ tự ti, mặc cảm để vươn lên”.

 

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Không có chủ trương 2 điểm sàn

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bùi Văn Ga liên quan đến các ý kiến đóng góp cho phương án tham khảo về xác định điểm sàn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng xung quanh vấn đề nêu trên.

Thưa Thứ trưởng, phương án xác định điểm sàn gần đây Bộ đưa ra tham khảo ý kiến rộng rãi dựa trên cơ sở nào?
Diễn đàn về cách xác định điểm sàn trên báo chí thời gian qua đã được bạn đọc tham gia góp ý kiến rất sôi nổi, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với vấn đề này. Sau khi kết thúc diễn đàn, trên cơ sở chắt lọc các ý kiến đóng góp của độc giả, chúng tôi đã đưa phương án được nhiều người đề xuất nhất để tiếp tục lấy ý kiến.
Tôi xin khẳng định 2 điều. Thứ nhất, đây là phương án tổng hợp do bạn đọc hiến kế chứ không phải là phương án do Hội đồng Tuyển sinh của Bộ đề xuất. Thứ hai, cho tới nay Bộ chưa có chủ trương nào đặt ra 2 điểm sàn để phân biệt trường tốp trên và trường tốp dưới, trường công lập và trường ngoài công lập như một số ý kiến bàn luận trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây.

Không có chủ trương 2 điểm sàn, Giáo dục - du học, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, diem san, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuy?n sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc

Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi

Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng cách xác định điểm sàn lâu nay là hợp lý, để đảm bảo chất lượng. Vậy vì sao Bộ tính đến việc áp dụng phương án xác định điểm sàn mới?
Cách tiếp cận xây dựng điểm sàn lâu nay dựa vào tổng chỉ tiêu. Trên cơ sở tổng chỉ tiêu, phán đoán số lượng thí sinh ảo và khả năng dịch chuyển thí sinh giữa các vùng miền, Hội đồng xét điểm sàn của Bộ đề xuất một tỉ lệ dư dôi nhất định.
Các yếu tố ưu tiên khu vực và vùng miền đã được qui định trong qui chế tuyển sinh. Những năm gần đây, sự dịch chuyển của thí sinh giữa các khu vực, đặc biệt là từ các thành phố lớn về các trường địa phương ngày càng ít đi.
Vì vậy,  mặc dù số lượng thí sinh đạt điểm trên sàn lớn hơn nhiều so với tổng chỉ tiêu nhưng nhiều trường vẫn gặp khó khăn trong nguồn tuyển. Có nhiều ý kiến của các trường, nhất là các trường công lập, đề nghị giữ nguyên điểm sàn như hiện nay hoặc thậm chí tăng lên  để đảm bảo chất lượng.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng những thí sinh dưới điểm sàn xác định lâu nay 1 hoặc 2 điểm vẫn có khả năng học tốt ở bậc đại học. Vậy đâu là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo thí sinh có thể học được ở bậc đại học? Đó là vấn đề cần được xử lý trong nghiên cứu xác định điểm sàn theo phương án  mới nhằm một mặt đảm bảo chất lượng đầu vào và mặt khác, vẫn đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.
Cách tiếp cận về xác định điểm sàn mới dự kiến sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Dựa vào năng lực tối thiểu mà thí sinh có thể học đại học thể hiện qua kết quả thi "3 chung”, có thể gọi đó là ngưỡng tối thiểu để học sinh có thể học đại học được.  Nhiều người đề nghị xác định ngưỡng này trên cơ sở phân tích phổ điểm kết quả thi của thí sinh.
Như vậy, theo cách tiếp cận mới cũng chỉ có một điểm sàn.
Phương án này chính thức đã được phê duyệt để triển khai năm nay chưa?
Cho tới nay Bộ chưa quyết định phương án xác định điểm sàn nào cả. Sau khi có kết quả thi, Hội đồng xét điểm sàn của Bộ sẽ họp bàn và đề xuất ý kiến để Bộ trưởng xem xét quyết định. Tất cả các phương án đề xuất cho tới bây giờ cũng chỉ là phương án tham khảo để bạn đọc góp ý kiến. Bộ rất mong tiếp tục  nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực, phù hợp với thực tiễn để định hướng cho việc xác định điểm sàn trong  kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013  này.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!

45 cán bộ, giảng viên ĐH bất ngờ mất việc

Với lý do "chuyên môn không cao" và làm trong những ngành khó tuyển sinh, hàng loạt cán bộ, giảng viên bỗng chốc bị "đuổi ra đường".

Vài ngày nay, tại ĐH Lương Thế Vinh (TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) đã xảy ra tình trang hàng loạt cán bộ, giảng viên, công nhân viên hết sức bức xúc, tụ tập tại trường, cùng ký gửi đơn tập thể kiến nghị nhà trường làm rõ nguyên nhân vì sao họ bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ)?
Cụ thể, trong đơn họ yêu cầu giải thích rõ lý do cho nghỉ việc với từng người lao động. Giải thích điều 2 trong các quyết định của hiệu trưởng về việc chấm dứt HĐLĐ, các chế độ phụ cấp thôi việc cho người lao động, thời hạn thanh toán như thế nào?
Ngoài ra, họ còn kiến nghị nhà trường thông báo bằng văn bản nội dung và thời hạn giải quyết các quyền lợi về kinh tế cho người thôi việc, như tiền phúc lợi các năm 2011, 2012 cũng như khen thưởng, quỹ lương...; giải quyết công sức của người LĐ đã đóng góp xây dựng nhà trường để có điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay.

45 cán bộ, giảng viên ĐH bất ngờ mất việc, Giáo dục - du học, duoi viec, thoi viec, giao vien, truong hoc, giang vien, can bo, hop dong lao dong, giao duc, tin giao duc, tin tuc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Trường Đại học Lương Thế Vinh, nơi hàng loạt giảng viên, cán bộ bị chấm dứt hợp đồng lao động

Phòng Tổ chức- Kế hoạch tài chính của trường đã tiếp nhận đơn để báo cáo lãnh đạo trường nghiên cứu, xem xét giải quyết.
Trước đó, ngày 4/2, hàng loạt cán bộ, giảng viên, công nhân viên trường ĐH Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn thành phố Nam Định bất ngờ nhận được thông báo số 43 về việc “nghỉ công tác-chấm dứt hợp đồng lao động” do ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường ký tên. Quyết định này gặp phải sự phản đối quyết liệt của những người bị sa thải vì trong bản thông báo không nêu được rõ lý do bị “đuổi việc”.
Cụ thể, có 45 cán bộ, giảng viên, công nhân viên nằm trong diện chấm dứt HĐLĐ. Theo danh sách những người bị chấm dứt HĐLĐ đính kèm thông báo, khoa Xây dựng và Công nghệ có 7 người bị chấm dứt HĐLĐ; khoa Kinh tế 19 người; khoa Khoa học cơ bản 10 người; còn lại ở các phòng ban khác.
Thông báo cũng nêu: Đối với những nữ cán bộ, giảng viên, nhân viên đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được giải quyết nghỉ việc sau khi con đã trên 12 tháng tuổi. Nhiều người trong diện nghỉ việc cho biết, từ ngày 8-10/4, họ đã nhận được quyết định về việc chấm dứt HĐLĐ được ký ngày 1/4. Theo đó, thời điểm chấm dứt HĐLĐ là từ ngày 11/4. Tuy nhiên, trong các quyết định chấm dứt HĐLĐ gửi đến người LĐ, không nêu rõ lý do chấm dứt HĐLĐ.
Cũng theo thông báo trên, việc chấm dứt HĐLĐ đối với 45 người này là căn cứ vào các nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường.
Theo như Nghị quyết số 81 ngày 24/10/2012 của HĐQT Trường ĐH Lương Thế Vinh, HĐQT đã thống nhất việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, LĐ và tiền lương trong nhà trường giai đoạn 2012-2015. Theo đó, phương án nhân sự, định biên phân bổ cho các đơn vị như sau: Văn phòng HĐQT gồm 2 người; phòng tổ chức - kế hoạch tài chính 8 người; phòng tổng hợp hành chính - quản trị 13 người; phòng đào tạo 14 người; phòng đảm bảo chất lượng đào tạo 6 người, khoa cơ bản 31 người, khoa Kinh tế 21 người, khoa Xây dựng và công nghệ 10 người. Tổng định biên theo phân bổ trên là 113 người.
Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Hùng cho biết: "HĐQT có chủ trương về vấn đề giảm biên chế. Những người thuộc diện chấm dứt HĐLĐ là những người “không có chuyên môn cao” và làm trong những ngành khó tuyển sinh viên".

Học trước lớp 1 và sức ép tâm lý

Thời điểm này, nhiều bé mầm non 5 tuổi đang phải cặm cụi đánh vần, luyện viết chữ và cả học Toán trước chương trình. Có những bé đã được bố mẹ cho đến cô giáo, “lò” luyện vào lớp 1, từ trước nhiều tháng nay.

Cảnh tượng các bé mẫu giáo 5 tuổi vài buổi tối trong tuần, hoặc nhằm ngày nghỉ phải mang bút vở đi học trước lớp 1, chẳng còn xa lạ ở các thành phố, những khu vực có điều kiện học tập thuận lợi...
Cho con học trước: Người này nhìn người kia...
9h tối, một nhóm phụ huynh đứng, ngồi trong ngách nhỏ (ở nội thành Hà Nội), họ nói chuyện với nhau về cùng một chủ đề, bởi con họ cùng đang học trong lớp của một cô giáo dạy lớp 1, đó là “hành trang” những đứa trẻ mới 5 tuổi được các bậc cha mẹ này chuẩn bị cho, trước khi các bé bước vào lớp 1. Không phải ai cũng xin được cho con vào học trong lớp học này, lớp chật chội, lại chỉ nhận con của “người quen” gửi gắm... Gọi là lớp, nhưng thực ra chính là nhà của cô giáo dạy lớp 1. Cô đã có “tên tuổi” lâu năm trong việc luyện chữ, dạy Toán cho trẻ trước khi vào lớp 1.

Học trước lớp 1 và sức ép tâm lý, Giáo dục - du học, hoc chu, mam non, chay truong, truong diem, lop 1, tam ly, hoc them, giao duc, tin tuc, tin hot, tin giao duc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Trẻ mầm non 5 tuổi chỉ nên “học mà chơi”, chứ không thể nhồi nhét học trước chương trình lớp 1.   Ảnh: Thu Ba

Thường các lớp học trước như thế chưa đến hè thì được tổ chức vào buổi tối, vì cô giáo ngày dạy lớp 1 ở trường, tối mới về mở lớp dạy thêm, luyện vào lớp 1. Vậy là cha mẹ và các bé cũng phải theo cô, sau mỗi buổi học ở trường mầm non, các bé 5 tuổi mỗi tuần khoảng 1-3 buổi đến lớp học trước chương trình. Nhiều người nói đùa, các bé đi học sớm mà mệt mỏi, căng thẳng không kém gì các anh chị lớn đi luyện thi đại học.
Chẳng ai ép những phụ huynh này cho con 5 tuổi đi học trước lớp 1. Họ tự nguyện. Thậm chí phải xin xỏ mãi cô mới nhận dạy con của họ.  Những lớp học trước chương trình lớp 1 như thế thường được tổ chức trước khi trẻ đi học chính thức nhiều tháng. Tháng 9 con vào lớp 1, nhưng có phụ huynh “tầm” cô xin cho con học trước từ tháng 2, tháng 3, thậm chí sớm hơn thế. Những lớp học như thế “nở rộ” nhất khi những phụ huynh đã “chọn” được “mặt” cô giáo để gửi con vào lớp của cô ở trường tiểu học. Thường thì cô giáo “tương lai” sẽ dạy thêm trước chương trình cho những học sinh “tương lai” của mình. Cũng có nhiều trường hợp vì mối lo con không được học trước mà phụ huynh nghe ai mách có “cô hay”, “cô giỏi” là tìm mọi cách đến xin cho con học, dù cô giáo ấy có dạy khác trường, khác lớp, thậm chí khác quận nơi con mình sẽ học lớp 1.
Mối lo có nguyên nhân
Sống trong khu chung cư cao cấp thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội), nhưng chị Nhung vẫn cho lần lượt cả 2 con của mình đến tận nhà cô ở quận Đống Đa để học thêm. Chị Nhung cũng là một điển hình lo lắng đặc biệt cho việc học của con mình. Cả 2 con của chị đều học trước chương trình lớp 1. Chị lý giải, người ta như thế, con của mình không thể không như thế. Mình có điều kiện, chỉ ngại đưa con đi học xa vào buổi tối, nhưng tại sao không cố, mẹ cố thì con cũng phải cố.

Học trước lớp 1 và sức ép tâm lý, Giáo dục - du học, hoc chu, mam non, chay truong, truong diem, lop 1, tam ly, hoc them, giao duc, tin tuc, tin hot, tin giao duc, tin hot, tin hay, tin nong, bao, vn

Chương trình của lớp 1 sẽ dạy cho học sinh những nét chữ, cách phát âm đầu tiên - Ảnh: Bắc Sơn

Tất cả những gì tạo ra làn sóng cho con học trước chương trình lớp xuất phát từ kinh nghiệm của những phụ huynh có con đã học qua lớp 1 cho rằng không học trước thì không thể theo nổi, khi vào học chính thức, cả lớp hầu hết đứa trẻ nào cũng đã biết đọc, biết viết, con mình “không biết gì” thì khó tránh vất vả, khó tránh “đứng” sau các bạn về kết quả học tập.
Điều khiến phụ huynh có con chuẩn bị học lớp 1 lo lắng nhất là hình ảnh những đứa trẻ học lớp 1 trước con họ đã đi học bán trú cả ngày ở trường, tối về ăn cơm xong lại ngồi đến tận khuya ở bàn học để tập đọc, luyện chữ. Trong suy nghĩ của phụ huynh, việc học sinh lớp 1 phải làm nhiều bài tập ở nhà, phải luyện đọc, luyện viết mỗi tối theo “giao bài” của cô giáo chứng tỏ chương trình học “rất nặng”, nội dung học rất nhiều, ở lớp học không hết còn phải mang về nhà học, nếu không cho trẻ học trước chương trình làm sao trẻ có thể đáp ứng được yêu cầu của cô, của lớp(!?).
Việc cho con học trước chương trình lớp 1, thực tế một phần do tâm lý của phụ huynh, tâm lý “lan tỏa” trong phụ huynh. Mối lo quá đà về chuyện học, khi mà các bé mới 5 tuổi chưa thể “gánh” nổi những nét chữ luyện trước (thông thạo với chữ to- bút chì), hay đánh vần đủ cả đoạn tiếng Việt (theo bài cô soạn để dạy trước), thậm chí phải làm trước thông thạo Toán cộng- trừ (trong phạm vi 10), dù còn nhiều tháng nữa các bé mới trở thành học sinh lớp 1.
Sức ép tâm lý về chuyện cho trẻ học trước làm lung lay cả những bậc phụ huynh vốn đã quyết không cho con lớn học trước lớp 1, thì nay con nhỏ vào lớp 1 lại băn khoăn với ý định “hay là cho đi học trước?”. Hỏi ra thì cũng có cha mẹ không phải vì sợ con mình không học trước thì không theo được chương trình, mà vì sợ xã hội người ta toàn như vậy, mình không vậy thì sốt ruột...
Chị Hiền (quận Hoàng Mai) có con gái lớn năm nay đang học lớp 5. Nhà chị có điều kiện kinh tế, nhưng lúc con gái chị chuẩn bị vào học lớp 1, thấy đứa con bé bỏng sắp “hết được chơi”, bắt đầu những năm tháng dài học tập, chị đã tranh luận thật nhiều với gia đình để giữ quan điểm không cho con đi học trước. Đúng ngày trường tập trung thì con chị mới biết mặt cô giáo dạy lớp 1, biết thế nào là trường tiểu học. 5 năm qua, năm nào con chị cũng đạt học sinh giỏi, mặc dù không phải học sinh xuất sắc, nhưng vẫn được cô giáo đánh giá là tiếp thu được, không bị đuối so với các bạn. Chị cũng giữ quan điểm không cho con đi học thêm nhiều. Nhưng năm nay, cậu con trai bé đến tuổi học lớp 1, thì chị Hiền lại lo lắng vì thấy dư luận thật ồn ào với chuyện có nên cho trẻ đi học trước lớp 1 hay không. Đọc thông tin trên mạng, trên các diễn đàn, thấy nhiều mẹ khuyên nên cho trẻ đi học trước, để vào học lớp 1 đỡ vất vả, rồi không học trước thì vào lớp sẽ toàn bị cô chê là học dốt, tiếp thu chậm.v.v. Ngay các bạn của chị có con đang tuổi tiểu học cũng khuyên rằng, đứa lớn khác, bây giờ đứa nhỏ không đi học trước, nhỡ đâu gặp phải cô giáo “bệnh thành tích” đòi hỏi học nâng cao, không đi học trước thì làm sao theo cô, theo các bạn được.
Vậy là tháng 9 này con vào lớp 1, tháng 4 chị Hiền đã tất tả hỏi xem khi nào cô giáo lớp 1 mở lớp dạy trước chương trình để xin cho con vào học. Chị Hiền, cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, khó có thể yên tâm khi đe con “tay không” vào lớp 1.
Thật khó trách phụ huynh vì họ cho con đi học trước chương trình lớp 1. Họ cũng rất thương đứa trẻ bé bỏng, mới 5 tuổi đã phải tập viết chữ, tập đọc, làm Toán. Mất đi cả một khoảng thời gian của tuổi thần tiên, khi mà trẻ mầm non 5 tuổi vẫn cần được chơi nhiều hơn học, nếu có học thì chỉ phù hợp với hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Biết cho con học trước là vất vả cho các bé và cho chính gia đình, nhưng hầu hết các bậc phụ huynh cho rằng, nếu không vất vả như thế thì trẻ sẽ không tiếp thu được nội dung chương trình lớp 1- như yêu cầu lớp đầu tiên của cấp Tiểu học đòi hỏi.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Ra mắt tổng đài Tiếp sức mùa thi 1900571568

Tổng đài 1900571568 là một kênh thông tin chính thức của Thành Đoàn Hà Nội, được Thành Đoàn cung cấp các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất từ những tình nguyện viên trên khắp các địa bàn tại Hà Nội.

Tiếp nối thành công từ mùa tuyển sinh Đại học và Cao đẳng năm 2012, năm nay Tổng công ty VTC tiếp tục hợp tác với Hội Sinh Viên Việt Nam - Thành đoàn Hà Nội xây dựng Tổng đài tiếp sức mùa thi 1900571568 nhằm hỗ trợ và cung cấp mọi thông tin liên quan tới kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng 2013.

Tổng đài 1900571568 là một kênh thông tin chính thức của Thành Đoàn Hà Nội, được Thành Đoàn cung cấp các thông tin chính xác và nhanh chóng nhất từ những tình nguyện viên trên khắp các địa bàn tại Hà Nội.

Tổng đài tuyển sinh

Thí sinh hoặc phụ huynh có băn khoăn, thắc mắc các vấn đề liên quan đến kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao Đẳng sắp tới chỉ cần gọi điện đến Tổng đài 1900571568, nhánh 1 để được  tư vấn, cung cấp những thông tin về:

•    Những điểm khác biệt của kỳ thi Đại học và Cao đẳng năm 2013 so với năm trước.

•    Danh sách các trường Đại học, cao đẳng sẽ tổ chức thi liên thông

•    Tư vấn thông tin nhà trọ giá rẻ tại Hà Nội

•    Hướng dẫn đường đi cho thí sinh, phụ huynh đến các địa điểm dự thi tại Hà Nội.

•    Những quy định thí sinh cần biết về tuyển sinh cao đẳng đại học năm 2013.

•    Thống kê điểm chuẩn, điểm sàn năm học 2012.

•    Thống kê tỷ lệ chọi các  trường năm 2013.

•    Tra cứu điểm thi, điểm chuẩn một nhanh nhất.

Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, Tổng đài tiếp sức mùa thi 1900 571 568 của VTC hy vọng sẽ trở thành người bạn đồng hành tin cậy của các phụ huynh và sĩ tử trong mùa thi Đại học và Cao đẳng 2013.

Tâm thư của các cô giáo dạy bé Đỗ Nhật Nam

"Chúng tôi hi vọng rằng, mọi người hãy cùng nhìn nhận sự việc một cách khách quan và đừng để một nhân tài tương lai bị vùi dập bởi vòng xoáy dư luận..."

Những ngày gần đây, chuyện về cậu bé Đỗ Nhật Nam đang trở thành mối quan tâm hàng đầu trên báo chí và các trang mạng xã hội với những luồng dư luận trái chiều xung quanh đoạn video clip nói về sở thích đọc sách của em. Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy em Nam (Đỗ Nhật Nam đang học tại lớp 6G của trường THCS – THPT Newton) chúng tôi không khỏi lo lắng trước một số dư luận ác ý, không hay làm ảnh hưởng đến tâm lý em Nam. Chúng tôi  xin chia sẻ vài thông tin và ý kiến như sau:

Bé Nhật Nam vừa ra mắt cuốn sách: "Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?"

Ở trường em Nam là một học sinh hồn nhiên, vui vẻ, thông minh, em luôn thích tham gia các câu lạc bộ lướt ván, cầu lông, bơi, đóng kịch... cùng với các bạn trong lớp. Em Nam luôn chăm chỉ học hành đều tất cả các môn. Em có năng khiếu rất tốt về MC và năng khiếu đặc biệt về tiếng Anh. Em có những chính kiến riêng nhưng theo kiểu rất hồn nhiên. Em đọc sách nhiều nên khả năng ngôn ngữ của em tương đối chuẩn. Tất cả các bạn trong lớp đều quý và chơi thân với em Nam. Với kết quả em có được như  hiện nay là do sự chăm chỉ học hành cộng với một phần năng khiếu của em tạo nên. Ở trường Newton, em Nam là tấm gương để nhiều bạn học tập về nhiều mặt.

Ngoài ra em chưa bao giờ tự nhận mình là Thần đồng. Danh hiệu ấy chắc chắn là do người lớn và xã hội tự đặt cho em.

Khi Nam nói rằng “truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn” thì một số người quay lại đả kích em và cả phương pháp giáo dục của mẹ em. Dù khen ngợi hay chê bai thì chắc chắn cách khen và cách chê của chính chúng ta cũng đã ảnh hưởng nhất định đến tuổi thơ của cậu bé. Hơn nữa, sẽ thật mâu thuẫn khi chúng ta chê trách Nam mất hết tuổi thơ nhưng khi bé Nam phát biểu vô tình chưa thật đúng thì bắt bẻ bé, bắt em phải đánh giá về truyện tranh một cách đầy đủ, nhiều chiều như quan điểm của người lớn. Nếu thực sự già trước tuổi và mất hết tuổi thơ thì tôi tin rằng em Nam sẽ chẳng “dại” gì mà đưa ra những phát ngôn dễ gây tranh cãi cho dư luận như thế.

Quan trọng hơn hết là em Nam luôn tươi cười, chan hòa với bạn bè và luôn cảm thấy vui, luôn cảm thấy hạnh phúc. Đó là một tuổi thơ không lo âu, không hằn học, em rất hồn nhiên và trong sáng. Chúng ta không thể định nghĩa có tuổi thơ là phải chăn trâu, phải thả diều, phải đọc truyện tranh...

Việc dạy dỗ mỗi một học sinh đều có những nét chung và nét riêng, các em có những  khả năng khác nhau, có em có khả năng đặc biệt. Nếu chúng ta cứ dạy tất cả các em giống nhau thì khó phát huy được hết các khả năng riêng của các em.

Thiết nghĩ, một em bé có năng khiếu, có tài cần có môi trường để nuôi dưỡng và phát triển. Nếu xã hội đã cho rằng Nhật Nam là “thần đồng” thì xã hội cần có trách nhiệm giúp cho khả năng của em ngày càng tỏa sáng. Nếu chúng ta còn tiếp tục bình luận, mổ xẻ và chê bai thì không phải ai khác mà chính chúng ta đang làm ảnh hưởng tới tuổi thơ của cậu bé. Chúng tôi hi vọng rằng, mọi người hãy cùng nhìn nhận sự việc một cách khách quan và đừng để một nhân tài tương lai bị vùi dập bởi vòng xoáy dư luận.

T/M Tập thể giáo viên dạy trực tiếp em tại trường THCS – THPT Newton.

Lưu Thị Thu Hường (Giáo viên chủ nhiệm lớp 6G).

Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam?

Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ xuất hiện?

 

 Cậu bé Đỗ Nhật Nam

Cách đây vài năm, nguyên CEO của FPT, Trương Đình Anh từng gây xôn xao dư luận bằng phát ngôn "Ước mơ của tôi trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi". Trong vô vàn giấc mơ của vô vàn người, ước mơ của Trương Đình Anh trở nên khác biệt, và anh bị "soi" chỉ vì... không chịu mơ giống họ.
Trong khi người khác bận "trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo" hay "làm giáo viên để chăm lo sự nghiệp trồng người"... giống như những câu trả lời hay được gà cho các thí sinh hoa hậu, thì một người lại "dám" mơ làm tỷ phú và Thủ tướng. Không được! Mơ cũng phải theo... lề thói, khác đi là phải... ném đá.
Khi Trương Đình Anh dẫn dắt công ty tốt, thành công, "dư luận" khen anh quyết đoán, dám nghĩ dám làm. Khi Trương Đình Anh thất bại, phải rời vị trí CEO, "dư luận" lại kể tội: ai bảo không khiêm tốn, khác người, không biết đối nhân xử thế...
Thế nào là không có tuổi thơ?
Không chịu "rút kinh nghiệm" từ trường hợp Trương Đình Anh, cậu bé Đỗ Nhật Nam đang hứng chịu cơn mưa đá từ dư luận. Tội lớn nhất của cậu là đã không chịu suy nghĩ, nói năng giống những đứa trẻ bằng tuổi, can tội tự hào về những thành tích đạt được quá sớm, can tội mê sách "chính trị, xã hội, khoa học"..., lại còn dám mơ trở thành giáo sư tin học đầu tiên, chuyên gia mật mã của Việt Nam và Mỹ.
Trong đám đông đang "ném đá" Đỗ Nhật Nam, phần nhiều là các ông bố bà mẹ. Có chút gì đó vì Nam "can tội" giỏi hơn con họ. Phần lớn còn lại ứng xử theo quán tính vốn đã hằn thành rãnh được tôi luyện từ trong trứng nước.
Những sản phẩm giáo dục "lò gạch", 100 viên như một, không chấp nhận sự khác thường - lúc nào cũng bắt những đứa trẻ phải nem nép sợ sệt, nói theo khuôn sáo - mới cố tình phớt lờ một đứa trẻ có quan điểm, góc nhìn riêng và dám thể hiện quan điểm đó để chú trọng chỉ trích những tiểu tiết "không nhìn vào người đối diện" khi xem Nam trả lời phỏng vấn.
Lại còn những quan tâm đầy cao cả Đỗ Nhật Nam bị mất tuổi thơ. Không hiểu "tuổi thơ" ở đây phải được hiểu theo tiêu chí nào. Nếu là tuổi thơ theo nghĩa hạnh phúc của con người thì phải được biện giải theo cách: con người (trong đó có trẻ em như Nam) được tự do tìm hạnh phúc trong đam mê của mình, và Nam mê sách. Không lẽ Nam phải có "tuổi thơ" bằng cách dán mắt vào màn hình game online, tivi, đồ chơi đắt tiền... hay học ngày học đêm như những đứa trẻ khác?
Chỉ có thể nói một đứa trẻ nào đó (bị) mất tuổi thơ khi chúng rơi vào tình huống bắt buộc phải làm việc gì hay sống một cuộc sống chúng không mong muốn. Ví dụ: lao động kiếm sống vì nghèo đói, không có người giám hộ; bắt buộc cầm súng vì chiến tranh, v.v... Ở đây Nam được phiên lưu bay bổng trong thế giới sách của cậu, và chắc chắn cậu thích thú ở đó. Lý do gì nói Nam "không có tuổi thơ"?
Nói cách khác, chính những người ném đá Nam "không có tuổi thơ" vì họ được thừa hưởng những quy tắc và giáo lý ứng xử còn nhiều định kiến và nặng nề trong xã hội; không cho phép con người được mạnh dạn có những suy nghĩ riêng và dám thể hiện suy nghĩ ấy, không dám đứng ngoài quán tính đám đông.
Thế mới có chuyện những học sinh bị trừng phạt không thương tiếc vì dám "cãi" thầy cô giáo. Thầy cô giáo cũng là người, chẳng lẽ không bao giờ sai. Những nhà giáo dục cũng là người, chương trình của họ cứ soạn ra là hoàn hảo, và trẻ em không bao giờ được phép có phát hiện hay có quan điểm riêng?
Không thể trở thành Ngô Bảo Châu tiếp theo?
Định kiến: trẻ con phải nghe người lớn, người trẻ phải "noi gương" già đã làm các mầm thiên tài chẳng nảy ra được, vì vừa nhô đầu lên đã bị đánh bẹp. Xã hội sẽ đi mãi một đường ray cũ rỉ, mà chẳng biết đường đó đúng hay sai. Ai (được phép) lái tầu đi đường khác.
Hơn nữa, chú trọng vào những tiểu tiết "không khiêm tốn" "không nhìn thẳng vào người đối diện"... theo hướng quy kết Nam không lễ phép theo chuẩn mực quy định cho một đứa trẻ, người ta bỏ qua hoặc cố tình phớt lờ việc Nam rất tinh tế và tôn trọng nguyên tắc: tôn trọng giá trị này, nhưng không làm tổn thương giá trị khác. Em so sánh Tiếng Anh có lợi thế này, Tiếng Việt có cái hay thế kia; giáo dục của Việt Nam có thể chưa tiên tiến bằng Mỹ, Nhật; nhưng có lợi thế sân nhà, ngôn ngữ và văn hóa..vv..
Nam luôn nhìn ra và định lượng công bằng về các giá trị. Một thái độ điềm đạm và tỉnh táo, đáng trân trọng. Theo tôi đó là sự thành công nhất của bố mẹ Nam, ngoài sự thông minh thiên bẩm không có gì phải bàn cãi của em.
Tại sao Nam phải "khiêm tốn" khi những phẩm chất của em là có thực, đã được chứng minh qua những thành tích cụ thể. Trân trọng giá trị và thành quả của mình là không chỉ là công bằng với chính mình, là còn thể hiện sự chính trực, đường hoàng, khẳng khái.
Thái độ của Nam cũng giống thái độ của GS Ngô Bảo Châu khi anh nói: "cá nhân tôi thấy xứng đáng", khi có lời này khác về việc anh được Nhà Nước tặng nhà. Bản thân mình không công bằng với chính mình, tỏ ra khiêm tốn nghĩa là giả tạo. Tại sao "người lớn" ép buộc Nam phải tỏ ra e dè, máy móc khi thể hiện mình.
"Người lớn" hùng hồn kết luận rằng Nam già dặn, phán quyết em mắc bệnh ngôi sao và "sẽ ngã đau". Nhưng "người lớn" không thấy rằng chính ước mơ chuyên gia mật mã, giáo sư đầu tiên, Hà Nội tuyệt vời... chính là phần trẻ con của em, hồn nhiên trong sáng, bay bổng.
Không lẽ cha mẹ em phải nói cho em biết: con học ở Hà Nội, bố mẹ phải "chạy trường", Việt Nam không/chưa có Viện Mật mã, xây dựng được nó phải vượt qua muôn nghìn lực cản, trong đó cả những định kiến sẵn có đang nhắm vào em. Hay muốn trở thành giáo sư ở Việt Nam em phải "được lòng" vô số người... Chẳng có bố mẹ nào muốn làm vẩn đục con theo cách đó, bố mẹ Nam đương nhiên càng không.
Một đứa trẻ có tư duy sắc bén, định hướng rõ ràng như vậy - chưa ai dám nói em sẽ làm được những gì - nhưng có thể khẳng định ngay em sẽ không đi chệch hướng, không trở thành một con người bạc nhược, méo mó giống như nhiều tâm hồn chông chênh không định hướng ngoài xã hội kia.
Một bộ phận "người lớn" đi quá xa khi thành lập các trang web bôi nhọ, vùi dập em không thương tiếc. Đặt ngoài việc vi phạm Quyền trẻ em, quyền tự do ngôn luận, những "người lớn" đáng tuổi ông bà cha chú của Đỗ Nhật Nam có hả hê khi dày vò hành hạ một đứa trẻ 11 tuổi như vậy không.
Cả dãy số 0 vẫn chỉ là 0, cho đến khi số 1 đứng vào đầu hàng. Những Đỗ Nhật Nam chính là số 1.
Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam.
Ai cho họ xuất hiện?

Tiếng Anh thí điểm: Học sinh THPT được phát sách miễn phí

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa có thông báo gửi tới các Sở GD&ĐT trong cả nước về kế hoạch triển khai dạy thí điểm tiếng Anh trong cấp THPT.

Theo Bộ GD&ĐT, đây là một Chương trình tiếng Anh thí điểm cấp THPT nằm trong “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân 2008 – 2020”.

Chương trình thí điểm tiếng Anh cấp THPT không phát triển rộng rãi ra các  trường mà sẽ thí điểm ở những trường có đủ điều kiện. Theo đó, các trường tham gia thí điểm cần có cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định, có đội ngũ giáo viên đạt năng lực tiếng Anh bậc 5 (tiêu chuẩn này tương đương C1 theo khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu  Âu – CEER). 


Hình ảnh minh họa
 
Việc công nhận đạt trình độ bậc 5 của giáo viên cần xác định, căn cứ vào các tiêu chí: Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL International; IELTS, CAE, FCE còn hiệu lực. Ngoài ra chứng chỉ hoặc các chứng nhận đạt yêu cầu do các đơn vị được giao nhiệm vụ đánh giá năng lực ngôn ngữ tại Thông báo 826 của Bộ GD&ĐT.

Giáo viên có chứng chỉ hoặc chứng nhận đạt yêu cầu do các tổ chức có chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ cấp thông  qua khảo sát do các Sở GD&ĐT tổ chức, không chấp nhận chứng chỉ do các tổ chức này cấp mà không do các Sở khảo sát. Trước khi áp dụng chương trình này những giáo viên được lựa chọn sẽ có thời  gian bồi dưỡng về phương pháp dạy học…

Đối tượng học sinh tham gia các lớp thí điểm Chương trình tiếng Anh cấp THPT là lớp 10. Đối tượng này các Sở GD&ĐT cần thông báo cho các em  học sinh THCS đăng kí tuyển sinh vào các lớp thí điểm, trước khi vào học sẽ có đợt khảo sát năng lực (dự kiến áp dụng vào năm học 2013 – 2014), nội dung khảo sát sẽ bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngư do Bộ GD&ĐT biên soạn. Học sinh đạt năng lực tối thiểu mới được tham gia thí điểm (học sinh đạt yêu cầu sẽ được cấp sách giáo khoa và các tài liệu học tập môn tiếng Anh miễn phí), những học sinh không đạt sẽ học theo chương trình hiện hành.