Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hà Nội công bố quy hoạch mạng lưới các trường học

Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị "Công bố quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường học của Thủ đô đến năm 2020 và tầm nhìn 2030."

Theo đó, ở bậc mầm non đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%, trẻ mẫu giáo đạt 90%; 100% trường mầm non thực hiện chương trình đổi mới giáo dục mầm non, 80% cơ sở giáo dục mầm non ứng dụng tin học trong quản lý và giáo dục trẻ; tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.
 
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được đầu tư xây thêm phòng lớp mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
 
Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu được đầu tư xây thêm phòng lớp mới. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Từ nay đến năm 2030, mục tiêu toàn thành phố xây dựng thêm 724 trường mầm non (bao gồm 500 trường công lập và 224 trường ngoài công lập); trong đó, mỗi xã, phường có ít nhất 1 trường mầm non công lập kiên cố.

Với bậc tiểu học, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường tiểu học công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%; giảm sĩ số bình quân từ 35 học sinh/lớp vào năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020.

Đồng thời, xây dựng thêm 234 trường tiểu học trong giai đoạn 2011-2030 bao gồm cả công lập và ngoài công lập; trong đó phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa; xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.

Đối với cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, huy động thanh, thiếu niên đi học đúng độ tuổi đạt 90% vào năm 2015 và trên 95% vào năm 2020; tỷ lệ trường trung học phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50%-55%, năm 2020 đạt 65-70%, đến năm 2030 đạt 75-80%.

Đến năm 2030, dự kiến xây thêm 108 trường trung học cơ sở và 112 trường trung học phổ thông. Riêng với hệ giáo dục từ xa đến năm 2020, huy động trên 95% trẻ khuyết tật đi học các lớp phổ cập, trường chuyên biệt. Huy động trên 99% số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi ra học lớp xóa mù chữ. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và hoạt động tốt. Ngoài ra, thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở chưa học trung học phổ thông vào học chương trình giáo dục thường xuyên; phấn đấu đến năm 2030, xây dựng 3 cơ sở giáo dục từ xa cấp thành phố.
Theo TTXVN

Mỏi mòn tìm việc, sinh viên ra trường làm công nhân

Ra trường đúng thời điểm kinh tế khó khăn, hầu hết các ngành đều cắt giảm nhân lực, rất nhiều tân cử nhân đành tạm cất bằng đại học, đi làm công nhân kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày.

Mỏi mòn chờ việc

Tốt nghiệp chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Lê Thị Nga hào hứng làm cả chục bộ hồ sơ rồi đi “rải” khắp các công ty tuyển dụng. Ban đầu cô tân cử nhân còn “kén cá chọn canh”, chỉ tìm những nơi đúng chuyên ngành để đầu quân.

Nhưng số nơi tuyển rất ít, những hồ sơ đi mà chẳng có hồi âm, những cuộc phỏng vấn chẳng mấy nhiệt tình của nhà tuyển dụng. Sau vài tháng mòn mỏi chờ đợi thì việc gì Nga cũng nộp hồ sơ, miễn là thấy mình có khả năng đáp ứng, nhưng tình hình cũng không hề cải thiện.

Nga cho biết, cùng lớp đại học với em có 80 bạn đã ra trường, nhưng số người có công việc tạm ổn chỉ chiếm khoảng 10%. Một số bạn đi học lên cao học, còn đa số phải làm đủ việc linh tinh trái sở trường hoặc vẫn đang chờ việc.

Giống như Nga, Nguyễn Thị Hạnh, sinh viên trường Đại học Công đoàn cũng đang sốt ruột vì chưa tìm được việc. Tốt nghiệp từ tháng 6/2012, Hạnh đã mang hồ sơ đi khắp nơi, nộp trực tiếp có, qua thư điện tử có, nhưng đều chưa kết quả.

“Ra trường mà không có việc để làm, trong khi vẫn phải chi tiêu tiền thuê nhà, tiền ăn uống nên áp lực tâm lý rất nặng nề. Nhiều khi em ngại chẳng dám ra khỏi phòng trọ vì sợ mọi người nhìn thấy lại hỏi: Chưa đi làm à?” Hạnh buồn rầu nói.

Cùng chung cảnh ngộ, những ngày tháng này đang rất căng thẳng với Ninh, sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từng là một sinh viên giỏi, luôn dẫn đầu lớp Chăn nuôi thú y nhưng ra trường đúng lúc mọi ngành đều cắt giảm nhân lực nên dù có thành tích học tập rất tốt, Ninh cũng vẫn chưa tìm được nơi để “dụng võ”.

Về quê làm công nhân

Sau vài tháng chờ việc ở Hà Nội, Nga quyết định về quê Vĩnh Phúc, làm công nhân cho một công ty điện tử, chuyên làm màn hình điện thoại.

“Mức lương là hơn 4 triệu đồng một tháng, ăn luôn ở công ty ngày 2 bữa, nhưng em phải làm việc đến 12 giờ đồng hồ mỗi này,” Nga chia sẻ.

Thời gian làm việc của Nga bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút. Buổi trưa chỉ được nghỉ 1 tiếng để ăn, giờ ăn buổi chiều thậm chí có 30 phút. Không quen ăn nhanh nên hầu như ăn xong, Nga chỉ kịp chạy vào thay đồ rồi lại ra làm tiếp, không được nghỉ ngơi.

Giống như Nga, rời giảng đường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cô bạn cùng lớp tên Nguyệt cũng về quê Bắc Ninh làm công nhân cho một công ty điện tử chuyên sản xuất tai nghe.

Công việc tuy vất vả nhưng Nguyệt cho biết, em đã quá chán ngán với việc nộp hồ sơ và phỏng vấn, chán ngán với những ngày dài chờ đợi đầy mệt mỏi nên tạm thời, Nguyệt chấp nhận làm công nhân như bao lao động phổ thông bình thường chẳng cần bằng cấp.

Cũng ra trường từ tháng 6/2012, nhưng công việc hiện tại của Trang, tân cử nhân khoa Kinh tế, trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội là công nhân may cho một công ty ở thành phố Thái Bình.

Trang ngậm ngùi nói: “Thời đỗ vào khoa kinh tế, cứ nghĩ ra trường sẽ thuận lợi, nhưng tìm được công việc đúng chuyên ngành bây giờ quá khó. Không thể cứ ăn bám bố mẹ mãi nên em đi làm may như một cách ‘chống cháy’.

Còn với Dung, tân cử nhân khoa Kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp, công việc “chống cháy” hiện tại là làm nhân viên bán cửa hàng quần áo cho một hiệu nhỏ trên phố Cầu Giấy (Hà Nội). Ra trường với tấm bằng khá, nhưng đi đến đâu cô cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Dung bảo: “Từ giờ đến cuối năm chắc chẳng mấy nơi tuyển nhân lực nữa. Em cố gắng làm ở đây đến Tết. Hy vọng sang năm mới mọi thứ sẽ sáng sủa hơn.”

7 đặc điểm của nghề dạy học

Nghèo tiền, thanh bạc, thầm lặng, học không ngừng, giàu tình cảm, có duyên thầm, tồn tại mãi là những đặc điểm mà nhà giáo, tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng đã đúc kết về nghề dạy học.

1. Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu. Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu. Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn nghề dạy học.
2. Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp với nghề này.

3. Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung hô thì đừng chọn nghề dạy học.

7 đặc điểm của nghề dạy học, Giáo dục - du học, nghe day hoc, nghe giao, nha giao, thay co giao, hoc tro, dac diem cua nha giao, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Thầy Nguyễn Ngọc Ký - tấm gương nghị lực và say mê với nghề - giao lưu với học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM - Ảnh: Tự Trung
4. Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến, đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.

5. Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình học trò biết ơn.

6. Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước vào rồi thì mới thấm được cái duyên đó. Bén duyên rồi thì thấy say mê. Được nhìn thấy một đứa trẻ khôn lớn lên, thành người là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy.

7. Tồn tại mãi: trong xã hội, luôn có một số nghề mất đi nhưng có nghề cứ tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Nghề dạy học là một trong số đó. Thử tưởng tượng một xã hội không có người thầy, xã hội đó sẽ đi về đâu? Thử tưởng tượng một ngày không có thầy cô, từng gia đình sẽ khó xử nhường nào? Không ai trên đời này từ người lao động bình thường đến nhà khoa học được giải Nobel hay nguyên thủ quốc gia mà không có thầy. Mãi mãi sẽ là như vậy.

Gia sư được mùa

Khác với TPHCM - nơi mà việc dạy thêm, học thêm khá thoải mái thì tại Hà Nội, giáo viên bị cấm dạy thêm rất gắt, đặc biệt ở bậc tiểu học khiến các trung tâm gia sư được mùa.

Chị Nguyễn Thị Hiền, một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội cho hay, 2 tuần nay, chị vất vả nhờ các trung tâm gia sư tìm một sinh viên giỏi kèm cặp cho cậu con trai đang học lớp 4 của mình.

“Lớp học tới 60 học sinh, cô giáo không thể nào kèm cặp được tất cả nên nhiều kiến thức cháu còn lơ mơ, nếu không học thêm để củng cố thì khó theo kịp bạn bè. Trước đây, có lớp học thêm còn đỡ, giờ thì các cô không được dạy thêm, tối về phải kèm con học rất mệt nên tôi quyết định tìm gia sư để đỡ đần” - chị Hiền cho biết lý do đi tìm gia sư của mình.
Trường chuyên, lớp chọn không bằng học thêm!
Anh Phạm Hồng, sống tại quận Đống Đa - Hà Nội, cho biết dù cậu con trai mới học lớp 3, anh cũng phải tìm một gia sư kèm cặp. Đặc biệt, gia sư anh tìm không phải là sinh viên mà là một cô giáo tiểu học. “Bây giờ, bố mẹ nào cũng muốn cho con vào trường chuyên lớp chọn, trong khi chương trình cơ bản thì tương đối vừa phải. Nếu không học thêm để nâng cao thì các cháu không thể thi vào được những trường tốt, thậm chí chỉ là lớp tốt trong các trường bình thường cũng rất khó” - anh Hồng nhận xét.

Gia sư được mùa, Giáo dục - du học, gia su, day them, hoc them, truuong chuyen, lop chon, giao vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Hình ảnh một gia sư - một học trò thường thấy ở các gia đình trẻ tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Lan Anh
Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đền Lừ, quận Hoàng Mai - Hà Nội tâm sự nhu cầu học thêm của các học sinh là có thật. Đúng là có giáo viên trù dập, gây sức ép cho học sinh không đi học thêm nhưng việc Bộ GD-ĐT cấm các thầy cô dạy thêm không phải là giải pháp hoàn hảo để chống lại những tiêu cực trong giáo dục.

Thực tế, ngành giáo dục nên tìm những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tiêu cực thay vì không quản được thì cấm. “Với cách dạy và học cũng như thi cử như hiện nay, không đi học thêm thầy cô thì học sinh cũng phải học thêm từ gia sư, mà thuê gia sư còn tốn kém hơn đi học thêm giáo viên nhiều” - phụ huynh này cho hay. Anh Phạm Hồng cũng có chung quan điểm này: “Kinh nghiệm từ chính cô con gái lớn của tôi cho thấy trường chuyên không bằng lớp chọn, lớp chọn không bằng học thêm”.

Báo động chất lượng


Nhờ lệnh cấm dạy thêm của Bộ GD-ĐT mà các trung tâm gia sư tại Hà Nội được mùa làm ăn, các sinh viên cũng có thêm khoản thu nhập đáng kể trong thời buổi  kinh tế khó khăn. Chị Thu Hiền, quản lý một trung tâm gia sư đặt tại phố Chùa Láng, quận Đống Đa, cho hay thời gian gần đây, trung tâm nhận được khá nhiều đơn đặt hàng tìm gia sư, không chỉ cho học sinh cấp 3, cấp 2 mà còn cho cả học sinh lớp 2, lớp 3. “Nhu cầu khá nhiều nên sinh viên không phải đợi học sinh như trước đây, chỉ cần chờ một vài ngày là có thể kiếm ngay được một chỗ dạy vừa ý” - chị Hiền cho biết.
Tuy nhiên, khi cầu vượt cung thì chất lượng gia sư thật sự là vấn đề đáng phải quan tâm. Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, các trung tâm gia sư tuyển người dạy thêm ồ ạt, thiếu chọn lọc, chỉ cần sinh viên có nhu cầu là được, chủ yếu để họ lấy phí giới thiệu việc làm bằng 50% tháng lương đầu tiên (khoảng 600.000 đồng).
Nguyên nhân dạy thêm ở tiểu học là do phụ huynh muốn con mình đủ sức thi vào trường chuyên, lớp chọn, trong khi chỉ học ở trường thì không đáp ứng được yêu cầu này.
“Khi tôi tìm đến một trung tâm gia sư đóng gần Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, người của trung tâm chỉ hỏi qua loa học trường gì, năm thứ mấy, muốn dạy môn gì, dạy được lớp mấy, rồi ghi hồ sơ và tìm lớp. Ngoài ra, trung tâm cũng dặn các gia sư khi nhận lớp  không được nói mình học ngành báo chí mà phải nói là sư phạm. Các bạn ở cùng phòng tôi cũng nộp hồ sơ như thế và có lớp rất nhanh” - một sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền kể lại.

Hệ quả của việc tuyển gia sư ồ ạt này là chất lượng dạy học rất tệ. Em Bảo Trâm, học sinh  lớp 9C Trường THCS Phan Chu Chinh, có rất nhiều “giáo viên” tại nhà với lịch học kín mít như toán, lý, hóa, nhạc, võ, tiếng Pháp, tiếng Đức… Tuy nhiên, học tại nhà khiến cô học trò này thấy không thoải mái lắm vì có những gia sư diễn đạt theo kiểu dạy… đại học, dạy nhiều kiến thức khác chương trình ở trường.

“Có chị gia sư còn không thể làm được bài toán trong sách giáo khoa của em. Mẹ đã tìm cho em mấy gia sư rồi mà không thấy có thay đổi gì lắm” - Bảo Trâm cho biết. Bé Minh Châu, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ - Hà Nội, tâm sự: “Cô gia sư thường xuyên viết bài hộ. Cô thường làm 2 bài văn rồi bảo con với bạn My mỗi người chép một bài cho nhanh. Có buổi học, cả 3 cô cháu chỉ ngồi ăn uống rồi cô cho nghỉ sớm”.

Không yên tâm với gia sư sinh viên cũng là lý do khiến anh Phạm Hồng phải nhờ một cô giáo tiểu học đến dạy cho con mình. Trong khi mức giá của sinh viên làm gia sư chỉ 100.000 đồng/buổi thì thù lao cho gia sư là giáo viên lên đến 180.000 đồng/buổi nhưng anh vẫn chấp nhận.

Sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tín chỉ

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Dự thảo quy chế đã sửa đổi về chương trình đào tạo, đánh giá đồ án, khoá luận tốt nghiệp, cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học,...

Theo đó, việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới, khi: Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo; điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; số lần cảnh báo kết quả học tập do Hiệu trưởng qui định, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.

Sửa đổi, bổ sung quy chế đào tạo tín chỉ, Giáo dục - du học, dao tao tin chi, bo gd dt, quy che dao tao, dao tao dai hoc, sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Việc cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ hoặc chuyển xếp năm đào tạo mới (Ảnh minh họa)
Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá giới hạn theo quy định của Hiệu trưởng. Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định của Quy chế này; bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

Ngoài ra, theo nội dung mới được bổ sung trong dự thảo, các trường lập kế hoạch và xây dựng lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình.

Trên cơ sở những quy định của quy chế này, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và lộ trình tiến đến đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoàn chỉnh, các trường xây dựng quy định cụ thể của trường mình về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho hệ chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa và đào tạo liên thông.

Định kỳ các trường tổ chức rà soát, đánh giá, bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, các quy định về đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phù hợp với điều kiện thực tế và lộ trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ của trường;

Các trường được phép triển khai rà soát, đánh giá và công nhận lẫn nhau về quy trình đào tạo, nội dung đào tạo và giá trị của tín chỉ, làm cơ sở cho việc công nhận kiến thức đã tích luỹ của sinh viên sử dụng trong trường hợp chuyển trường, đào tạo liên thông hoặc học tiếp lên trình độ cao hơn.

Được dạy môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ

Theo dự thảo quy định của Thủ tướng Chính phủ vừa được Bộ GD-ĐT công bố, các nhà trường bao gồm từ trường tiểu học đến THPT, ĐH, CĐ được phép dạy học bằng tiếng nước ngoài.

Riêng đối với các trường phổ thông có thể áp dụng dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học, nhưng phải thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD-ĐT quy định, phê duyệt.

Được dạy môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ, Giáo dục - du học, day hoc bang ngoai ngu, day hoc bang tieng anh, day hoc mon khoa hoc tu nhien, bo gd dt, hoc toan bang tieng anh, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Một tiết học toán bằng tiếng Anh của học sinh lớp 10A2 Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: Như Hùng
Dự thảo trên cũng nêu rõ không dạy học bằng tiếng nước ngoài đối với các nội dung thuộc lĩnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử Việt Nam. Đối với trường phổ thông có tổ chức dạy học bằng tiếng nước ngoài, vẫn duy trì bài kiểm tra, bài thi cuối năm học, cấp học bằng tiếng Việt, nhưng có thêm bài kiểm tra bằng tiếng nước ngoài để có cơ sở công nhận hoàn thành chương trình.

Nhận bằng đại học chỉ sau 3 năm

Tháng 12, bốn sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ nhận bằng ĐH chỉ sau ba năm học tại trường. Bí quyết của các bạn ở đâu?

Đầu năm học này, khi các bạn cùng khóa 2009-2013 bước vào năm học cuối thì Nguyễn Thị Bích Huệ (ngành quản trị kinh doanh thương mại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM) đã tốt nghiệp và đang làm việc toàn thời gian cho một công ty chuyên về marketing online.
Tiết kiệm một năm

Cô SV quê Cẩm Mỹ, Đồng Nai kể khi vào năm nhất, bạn chưa biết về tín chỉ và có thể ra trường trước thời hạn. Khi nghe giảng viên nói SV tích lũy đủ tín chỉ sẽ được ra trường sớm, Huệ quyết định thử sức. “Biết tôi ấp ủ dự định học ĐH trong ba năm, anh của tôi đang học ĐH và bạn bè đều cho rằng tôi viển vông. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến từ thầy cô cố vấn học tập, cách lựa chọn, đăng ký môn học, tôi đã lập kế hoạch học tập để đi đến mục tiêu của mình” - Huệ nhớ lại.

Để hoàn thành 135 tín chỉ cho chương trình ĐH, Huệ cho biết mỗi học kỳ bạn đăng ký 25 tín chỉ. Nghỉ hè, khi bạn bè cùng lớp về quê thăm gia đình thì Huệ ở lại trường đăng ký học thêm.

Huệ cho biết: “Trước khi đến lớp, tôi tranh thủ coi bài ở nhà và dành toàn bộ thời gian để nghe giảng. Tôi thấy điều SV cần nhất ở giảng viên là kiến thức thực tế chứ lý thuyết đã có trong sách rồi.

Chính những đề thi mở, đòi hỏi SV phải tìm hiểu kiến thức từ thực tế đã cuốn hút tôi vào bài học nên tôi luôn học một cách thoải mái nhất”.

Sau hai năm rưỡi “vừa học vừa chơi”, vừa đi dạy kèm, tham gia câu lạc bộ phát thanh... Huệ đã hoàn thành chương trình ĐH. Sáu tháng sau đó, Huệ làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường. “Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và nay đã tiết kiệm được một năm học. Tôi có thể đi làm sớm và thực hiện tiếp những dự định khác” - Huệ nói.
Nhận bằng đại học chỉ sau 3 năm, Giáo dục - du học, ra truong som, nhan bang dai hoc, dao tao tin chi, hoc tin chi, dai hoc nong lam, sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
"Tôi đã lên kế hoạch học tập cụ thể cho mình và đã tiết kiệm được một năm học" - NGUYỄN THỊ BÍCH HUỆ

    Nhận bằng đại học chỉ sau 3 năm, Giáo dục - du học, ra truong som, nhan bang dai hoc, dao tao tin chi, hoc tin chi, dai hoc nong lam, sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

"Lê Vũ cho rằng điều kiện kinh tế khó khăn là động lực để Vũ học vượt, ra trường sớm"

    Nhận bằng đại học chỉ sau 3 năm, Giáo dục - du học, ra truong som, nhan bang dai hoc, dao tao tin chi, hoc tin chi, dai hoc nong lam, sinh vien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

" Muốn học vượt, bạn cần xem xét đến sức khỏe, quỹ thời gian và năng lực học tập" - PHẠM THỊ TOÀN LANH
Kết hợp nhiều yếu tố

Trong khi đó, điều kiện kinh tế khó khăn là động lực lớn nhất để bạn Lê Vũ - sinh viên ngành kinh tế Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - quyết tâm phải ra trường sớm để tiết kiệm chi phí ăn học. Sau ba năm học, hiện Vũ đã đi làm công việc kinh doanh cho một công ty và chuẩn bị học thêm văn bằng hai về công nghệ sinh học.

Học nhiều hơn bình thường, Vũ còn đi làm bảo vệ buổi tối trong dịp hè để trang trải việc học. Vừa học vừa làm nhưng Vũ đã tốt nghiệp loại giỏi và luận văn tốt nghiệp của bạn đạt 8,7 điểm. Chàng SV quê Sơn Tịnh, Quảng Ngãi cho biết: “Học kỳ đầu tiên mình đăng ký 16 tín chỉ, thấy còn dư nhiều thời gian nên đăng ký lên 19, rồi 25 tín chỉ.

Ở năm nhất, năm hai việc học vẫn nhẹ nhàng nhưng cực nhất là năm ba. Nhiều môn học mà môn nào cũng làm tiểu luận nên nhiều đêm phải thức trắng làm cho kịp”. Theo Vũ, khi quyết định học vượt, SV phải xác định năng lực học tập, quỹ thời gian của mình xem có theo nổi hay không. “Quan trọng nhất là phải có động lực để cố gắng” - Vũ kết luận.
Được tốt nghiệp khi tích lũy đủ học phần
Quy chế 43 về đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD-ĐT quy định: “Điều kiện xét tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp khi SV tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo với: khối lượng không dưới 180 tín chỉ đối với khóa đại học 6 năm, 150 tín chỉ đối với khóa đại học 5 năm, 120 tín chỉ đối với khóa đại học 4 năm.

Hiệu trưởng quy định cụ thể khối lượng kiến thức tối thiểu cho từng chương trình được triển khai đào tạo trong phạm vi trường mình”. Theo đó, tùy theo sức học của mình, SV có thể đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước thời hạn.
Cùng lớp với Vũ, bạn Phạm Thị Toàn Lanh cũng đã tốt nghiệp sau ba năm học. Lanh cho rằng khi quyết định học vượt, bạn xem xét đến những khía cạnh như sức khỏe, quỹ thời gian, năng lực học tập của mình.

“Phải có kế hoạch học tập ngay từ đầu thì mới có thể hoàn thành việc học trước thời hạn - Lanh nói - Ngoài ra, cần phải có sự tư vấn thêm từ thầy cô, cố vấn học tập. Học vượt phải đi học, thực tập với anh chị khóa trên. Phải làm việc nhóm thường xuyên với lớp mới nên nhiều khi có những xung đột rất khó hòa giải”.

Theo Lanh, khó khăn lớn nhất là sắp xếp thời gian hợp lý để có thể học tốt. Bạn nói thêm: “Dù đã chuẩn bị kỹ kiến thức cơ bản để vào chuyên ngành nhưng đôi khi vẫn bị quên, phải tìm tài liệu xem lại.

Vào lớp, mình thường xuyên “xí” chỗ ngồi đầu bàn để chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Buổi sáng mình đến trường học đến khi nào thư viện đóng cửa mới về. Mùa hè mình cũng ở lại trường để học thêm”. Ngoài giờ học, Lanh còn tranh thủ đi phục vụ suất ăn công nghiệp để kiếm tiền trang trải việc học.

Tạo điều kiện cho SV giỏi

TS Trần Đình Lý - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng đào tạo theo học chế tín chỉ thể hiện sự phân hóa rất cao trong SV, tạo cơ hội cho SV giỏi thể hiện và khẳng định năng lực của họ.

Số SV học vượt trong thời gian 3-3,5 năm tại trường nhiều hơn trước nhưng đồng thời số SV bị buộc thôi học cũng không ít.

Chính từ sự phân hóa ấy, TS Lý cho rằng SV phải biết lượng sức mình, đưa ra kế hoạch học tập toàn khóa học và lên kế hoạch học vượt.

Trong khi đó, TS Nguyễn Kim Quang - Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) - lưu ý SV học vượt phải học nhiều môn trong mỗi học kỳ so với bình thường nên đòi hỏi SV phải thật sự có năng lực.

Với SV có sức học trung bình, nếu đăng ký học vượt sẽ gặp nhiều khó khăn và kết quả có thể không cao. “SV cần cân nhắc xác định tốc độ học tập của mình. Nếu không có nhu cầu ra trường sớm thì không nên chọn việc học với tốc độ cao vì rất dễ đuối sức và sẽ không hoàn thành tốt kế hoạch học tập. Ngược lại những SV giỏi cần được khuyến khích học vượt để họ đạt được trình độ cao ở lứa tuổi còn trẻ...” - TS Quang nói.

Việt Nam sẽ dạy nhiều môn bằng ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT vừa lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo quy định việc dạy, học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Theo dự thảo, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự lựa chọn hoặc phối hợp với đối tác nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo để dạy bằng tiếng nước ngoài một số môn cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, những nội dung kiến thức, kỹ năng được thiết kế thành các môn học, tín chỉ hoặc mô – đun.
Ngoài ra, ưu tiên cho các chương trình tiên tiến, các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài hoặc một số ngành trọng điểm, có nhu cầu hội nhập cao như công nghệ thông tin, kinh tế, tài chính, ngân hàng, du lịch và các chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội và nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam hoặc chương trình của nước ngoài do Bộ GD&ĐT quy định hoặc phê duyệt; sách giáo khoa và tài liệu dạy học có thể bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cho phép sử dụng.
Nguyên tắc của việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong dự thảo ghi rõ: Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát từ nhu cầu và sự tự nguyện của người học và người dạy và được vận dụng linh hoạt ở nhiều trình độ khác nhau phù hợp với điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo và năng lực ngoại ngữ của người dạy, người học.
Trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, các chương trình tiên tiến, liên kết đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài yêu cầu phải có trình độ cao hơn so với các chương trình tương ứng của Việt Nam và phải được kiểm định bởi cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt nam công nhận và có thể thi, kiểm tra bằng tiếng nước ngoài.
Dự thảo cũng quy định rõ, nhà giáo dạy học bằng tiếng nước ngoài phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ và dạy đúng chuyên ngành được đào tạo hoặc có chuyên ngành đào tạo phù hợp; được hưởng chế độ thù lao cho việc dạy bằng tiếng nước ngoài.
Theo qui định của Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, năng lực ngoại ngữ tối thiểu của giáo viên phổ thông dạy bằng tiếng nước ngoài phải cao hơn năng lực ngoại ngữ yêu cầu cần đạt của học sinh trong cấp học 2 bậc; người dạy tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc C1 của Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ Châu Âu hoặc tương đương.

ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng.

Khoa QTKD&DL đã phát triển hợp tác và trao đổi sinh viên với nhiều trường quốc tế danh tiếng như: ĐH California, ĐH La Trobe (Úc)... Sinh viên của khoa có cơ hội chuyển tiếp sang học tại các trường đó khi hết năm thứ 2 hoặc 3 của chuyên ngành và ngược lại.

Một trong những bước đột phá của Khoa QTKD&DL khi trở thành khoa đầu tiên thuộc một trường công lập ở Việt Nam có 100% các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, theo chương trình, giáo trình chuẩn quốc tế của các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Úc, Mỹ. Bên cạnh đó là những nét khá đặc biệt với đội ngũ giảng viên có trình độ cao cộng với mô hình kết hợp đào tạo cùng nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới…

ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng, Giáo dục - du học,

Cán bộ - lãnh đạo khoa nhận bằng khen của trường
100% môn chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh
Tháng 11- 2012, Khoa Quản trị Kinh doanh và Du Lịch (FMT) của Trường ĐH Hà Nội tròn 10 năm tuổi. 2002, FMT ra đời, nhà trường có thay đổi về chiến lược phát triển, muốn củng cố vị thế vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam, bằng cách thực hiện đào tạo các chuyên ngành khác giảng dạy bằng tiếng Anh. Hiện tại, Khoa đang giảng dạy 4 chuyên ngành là Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh và Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành. Khoa QTKD&DL ra đời với 100% các môn học chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh - hướng đi mới này nhằm tạo ra nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa giỏi ngoại ngữ phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao trong và ngoài nước.

ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng, Giáo dục - du học,

Cục trưởng cục đào tạo với nước ngoài bộ GD ĐT- Giáo sư Nguyễn Xuân Vang trao bằng khen cho khoa QT Kinh doanh và Du lịch
Chương trình đào tạo chuyên ngành của Khoa đã được nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới công nhận và được các tổ chức có danh tiếng toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán trên thế giới như Hiệp hội CFA (Mỹ) hay Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA) xem xét trở thành đối tác đại học (“partner university”) tại Việt Nam.
Nhằm nâng cao tính thực tiễn của chương trình đào tạo, Khoa QTKD&DL còn tổ chức đào tạo một số chứng chỉ hành nghề quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính như ACCA, CFA, FIA...

ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng, Giáo dục - du học,
ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng, Giáo dục - du học,

Khoa du lịch
FMT trở thành khoa lớn nhất của ĐH Hà Nội, có nhiều thành tích nổi bật cũng như định hướng giảng dạy mới của Nhà trường sau 10 năm… Năm 2002, khởi điểm khi thành lập Khoa FMT chỉ có 5 giảng viên chính, sau 10 năm Khoa đã có  lực lượng giáo viên đông đảo, với hơn 1.600 sinh viên. Nhiều thế hệ sinh viên đã trưởng thành từ ngôi nhà FMT, đảm nhận nhiều trọng trách ở vị trí các công tác khác nhau.  
Đa số giảng viên có bằng thạc sĩ và tiến sĩ học đào tạo ở nước ngoài
Đây là lợi thế của khoa QTKD&DL: Khoa có trên 80% giảng viên có bằng thạc sĩ và tiến sĩ học từ nước ngoài về, chủ yếu ở các nước Úc, Anh, Mỹ. Ngoài nhóm giảng viên cơ hữu, tuỳ theo đặc thù của môn học, Khoa QTKD&DL có đội ngũ giảng viên mời giảng có kinh nghiệm thực tế tốt là những quản lý tài chính của các tập đoàn hoặc quản lý các công ty du lịch, khách sạn lớn.
Sinh viên Khoa QTKD-DL: có cơ hội chuyển sang các trường ĐH danh tiếng
Bên cạnh khả năng tiếp nhận những kiến thức cơ bản tốt sinh viên Khoa QTKD-DL sáng tạo, năng động và nhiệt tình trong các hoạt động xã hội (chương trình Sharing Smiles, OneHeartLand), hoạt động câu lạc bộ Marketing, Kế toán, Chứng khoán, Cộng đồng Du lịch TRC, Dự án SIFE (Ý tưởng Kinh doanh vì sự phát triển Cộng đồng). Một số những giải như: Đội tuyển của Khoa đã giành vị trí vô địch cuộc thi phân tích tài chính (CFA Research Challenge), do Hiệp hội CFA (Certified Finance Analyst Insitute) tổ chức tại Việt Nam và trở thành đội đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi khu vực tại Hongkong. Ngoài ra, đội tuyển của Khoa đoạt giải Nhì của cuộc thi CIMA Research Challenge do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh tổ chức tại Việt Nam. Sinh viên của Khoa cũng đã đoạt giải Đồng trong cuộc thi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh do HSBC tổ chức tại Hongkong.
Hợp tác với nhiều trường quốc tế danh tiếng.
Khoa QTKD&DL đã phát triển hợp tác và trao đổi sinh viên với nhiều trường quốc tế danh tiếng như: ĐH California, ĐH La Trobe (Úc), ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Shefield Halam (Anh), ĐH ICHEC (Bỉ), ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand), ĐH Westminter (Anh), ĐH Sogang, ĐH Kangnung (Hàn Quốc). Sinh viên của khoa có cơ hội chuyển tiếp sang học tại các trường đó khi hết năm thứ 2 hoặc 3 của chuyên ngành và ngược lại Khoa tiếp nhận các sinh viên từ nhiều trường đại học nước ngoài sang theo học các chương trình trao đổi tại Khoa…
Chương trình đào tạo bài bản, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên thực tế. Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí công tác trong doanh nghiệp du lịch, tài chính kế toán, ngân hàng. Các doanh nghiệp tuyển dụng đồng thời là đối tác chiến lược của Khoa bao gồm Công ty Kiểm toán KPMG, Ernst&Young, Unilever, Travel Support, Tập đoàn InterContinental, các khách sạn lớn và các công ty tài chính, chứng khoán. Đây cũng là các doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập trong năm học cuối. Theo khảo sát hàng năm tại Lễ tốt nghiệp, 90% sinh viên có việc làm phù hợp trước khi ra trường (ngay trong kỳ thực tập) và mức lương trung bình tại thời điểm tốt nghiệp là từ 4 triệu đến 8 triệu VNĐ.

ĐH Hà Nội hợp tác với trường quốc tế danh tiếng, Giáo dục - du học,
PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận
PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận- Hiệu trưởng Đại học Hà Nội: “Những thành tích của thày và trò của Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch cũng như phản hồi tích cực từ các nhà tuyển dụng và các đối tác như Hiệp hội CFA (Mỹ) hay Hiệp hội kế toán quản trị công chứng (Anh) đã củng cố niềm tin rằng định hướng đào tạo các chuyên ngành bằng tiếng Anh của Khoa QTKD-DL là đúng đắn. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy chất lượng giảng dạy, theo đó, chúng tôi sẽ tiếp nhận thêm ý kiến của các doanh nghiệp để chương trình sẽ phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Chúng tôi cũng không ngừng nghiên cứu nhu cầu của xã hội để mở các chuyên ngành khác nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.”

Kéo dài xét tuyển: Bất hợp lý

Đại diện nhiều trường cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển ĐH, CĐ không có hiệu quả, nhiều trường vẫn phải đóng cửa nhiều ngành học vì không có sinh viên.

Từ khi áp dụng tuyển sinh theo “ba chung”, năm nay là năm đầu tiên các trường được phép kéo dài thời hạn nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung đến tận ngày 31/11 theo quy chế tuyển sinh năm 2012. Dù vẫn còn 4 ngày nữa mới đến hạn chót nhưng từ khá lâu, các trường gần như đã hoàn tất công tác tuyển sinh do vắng bóng thí sinh (TS) đến nộp hồ sơ.

Được ưu tiên vẫn vắng

Là một trong những trường kéo dài thời hạn tuyển sinh nhưng đến cuối tháng 11, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chỉ tuyển được khoảng 70% so với chỉ tiêu. Đại diện ban tuyển sinh của trường cho biết dù kéo dài thời gian xét tuyển nhưng việc tuyển sinh vẫn không khá hơn mọi năm. Hầu hết TS nộp hồ sơ xét tuyển và nhập học vào trường là từ thời gian đầu của đợt tuyển, càng về sau càng ít TS và có ngày không có hồ sơ nào đăng ký xét tuyển.

Kéo dài xét tuyển: Bất hợp lý, Giáo dục - du học, xet tuyen, tuyen sinh 2012, ha diem san, tuyen sinh, thi sinh, bo gd dt,  thieu thi sinh, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Sinh viên làm thủ tục nhập học tại Truờng Ðại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM
(Ảnh: TẤN THẠNH)
Nhiều trường ĐH, đặc biệt là các trường địa phương, dù kéo dài thời gian xét tuyển nhưng vẫn rơi vào cảnh sống dở chết dở do không tuyển được TS. Đáng buồn nhất có lẽ là Trường ĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) khi chỉ tuyển được chưa đến 50 TS. Ông Hoàng Trọng Hưng, Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Phan Châu Trinh, cho biết do quá ít TS nên trường chỉ duy trì đào tạo ngành ngoại ngữ, còn các ngành khác năm nay phải tạm ngưng đào tạo. Trường ĐH Yersin Đà Lạt chỉ tuyển được 200 sinh viên (ĐH 110 sinh viên, CĐ 65 sinh viên), trong khi chỉ tiêu tuyển là 1.000. Với số lượng sinh viên ít ỏi này, nhiều khả năng trường phải tạm ngưng một số ngành học.

Các trường kéo dài thời gian xét tuyển đến thời điểm này đều là các trường ngoài công lập, đặc biệt là các trường ngoài công lập khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc được áp dụng quy định ưu tiên cho phép tuyển TS dưới điểm sàn và ưu tiên xét tuyển thẳng cho TS ở 20 huyện, thị xã khu vực Tây Nam Bộ theo công văn số 6477 của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, thực tế, quy định này cũng không giúp được các trường tuyển thêm được bao nhiêu. Tại Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An, theo thống kê đến cuối đợt chỉ tuyển được khoảng 60% so với chỉ tiêu, trong đó số TS được ưu tiên xét tuyển chưa đến 100. Tại Trường ĐH Tây Đô, tổng cộng có 1.470 hồ sơ đăng ký xét tuyển, trong đó chỉ có 140 hồ sơ dưới điểm sàn và 50 hồ sơ xét tuyển thẳng. Trường ĐH Yersin Đà Lạt cũng chỉ “vớt” được thêm 25 TS theo diện ưu tiên.

Bất cập trong đào tạo


Đại diện nhiều trường cho rằng việc bộ cho phép kéo dài thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung không những không có tác dụng mà còn gây ra vô số điều bất hợp lý. Ông Lê Văn Toàn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bà Rịa  - Vũng Tàu, cho rằng việc tuyển sinh gần như đã ngã ngũ từ khá lâu, hầu hết TS đã tìm được nơi học, thế nên có kéo dài thời gian cũng không tuyển thêm được.  Vì vậy, trường đã kết thúc xét tuyển từ ngày 15-10. Ông Toàn cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển thành nhiều đợt khiến các trường khó khăn trong việc bố trí lớp học khi sinh viên nhập học đợt sau phải học theo sinh viên nhập học đợt trước, thậm chí phải bố trí dạy tăng cường, rất vất vả.

Ông Lê Duy Bảo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cũng cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển đến cuối tháng 11 là bất hợp lý vì nay đã gần hết học kỳ I, nếu TS nhập học đợt này sẽ thực sự khó cho các em và khó cho trường, bởi dù học theo tín chỉ nhưng trường không thể tổ chức đào tạo riêng cho TS nhập học đợt sau. Lường trước khó khăn này, trường cũng đã dừng tuyển sinh từ tháng 10 để ổn định công tác đào tạo.
Ông Hoàng Trọng Hưng cho rằng việc kéo dài thời gian xét tuyển gây khó khăn nhiều cho các trường ngoài công lập, bởi tâm lý của TS là ngóng chờ trường công lập hạ điểm chuẩn để nộp hồ sơ. Và thực tế năm nay, do được kéo dài thời gian xét tuyển nên nhiều trường công lập đã hạ điểm chuẩn và xét tuyển kéo dài, khiến cho trường ngoài công lập chới với khi nhiều TS rút hồ sơ. Ông Lê Duy Bảo cũng nhận định việc TS rút hồ sơ để nộp vào trường công lập hoặc trường ở các TP lớn gây lỗ hổng lớn cho các trường địa phương, riêng Trường ĐH Duy Tân đã phải giải quyết hơn 100 trường hợp rút hồ sơ...
Đại diện nhiều trường choj rằng việc bộ cho phép kéo dài thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung không những không có tác dụng mà còn gây ra vô số điều bất hợp lý.
Theo Thùy Vinh (Người Lao Động)

Nơi học sinh không dám học hết lớp 5

Bị các anh chị lớp trên chặn đường dọa dẫm, xin tiền, không có tiền thì phải xếp hàng hát Quốc ca, Đội ca. Đó là tình cảnh mà các em học sinh Trường TH Châu Hạnh II, ở bản Thuận Lập, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu, Nghệ An) đang phải gánh chịu.

Ngày nào cũng hát Quốc ca
Bản Thuận Lập, cách trung tâm thị trấn Quỳ Châu chưa đầy 5km, con đường đất cũng trở nên khó khăn mỗi khi trời mưa. Hàng ngày các em phải đi bộ đến trường. Từ ngày hai thôn Định Hoa, Tân Hương sát nhập vào thị trấn Tân Lạc, thì con đường đến trường của các em học sinh ở Thuận Lập cũng khó khăn hơn. Ngày hè cũng như ngày đông, nếu học cả ngày các em phải đùm cơm đến lớp, buổi chiều không học các em lại lọc cọc đi bộ về nhà. Với các em nhỏ tuổi từ 9 - 11 thì con đường đến trường ngày một xa.
Do bản Thuận Lập nằm cách biệt với các thôn khác, con đường đất mới mở cũng chưa hoàn thành. Trời nắng các em có thể đến trường bình thường, trời mưa dù muốn đến lớp các em cũng phải ở nhà vì đường trơn, thêm đó phải đi qua suối. Với các em nhỏ lớp 4, lớp 5 phải lội suối mỗi khi trời mưa nước về là điều không thể.

Không những vậy có một điều rất đáng buồn, các em đang còn nhỏ, vậy mà ngày nào đi học cũng bị các anh, chị lớp trên chặn đường dọa đánh. Các em gái đến trường nhiều hơn các em nam, vì con gái thì không ai chặn đường.
Em Lô Văn Lợi học sinh lớp 4B, Trường TH Châu Hạnh II cho biết: “Mỗi lần chúng em đi qua bản Đinh đều bị các anh chị từ lớp 6 đến lớp 9 ra chặn đường dọa, có khi thì bị đánh, mỗi ngày các anh đó xin bọn em từ 3.000 đến 5.000 đồng, không có tiền thì các anh bắt phải xếp hàng hát Quốc ca, hôm sau thì hát Đội ca, ngày nào cũng phải hát”. Khi được hỏi tại sao không nói với cô giáo chủ nhiệm các em đều trả lời: “Nếu nói với cô chủ nhiệm các anh mà biết được chúng em còn bị đánh nặng hơn nên chúng em sợ không dám nói”.
Nhiều em không chịu được cảnh đó đã phải bỏ học, như em Lương Văn Đào, Vi Văn Đà.

Nơi học sinh không dám học hết lớp 5, Giáo dục - du học, hoc sinh bi chan danh, truong tieu hoc, hoc sinh tieu hoc, chan duong, xin deu, hoc sinh kho khan, bo hoc, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Khó khăn trên đường đến trường khiến nhiều em ở bản Thuận Lập không học hết lớp 5
Ông Lương Văn Thái, Trưởng bản Thuận Lập cho biết: “Trong các cuộc họp phụ huynh chúng tôi cũng đã kiến nghị với nhà trường, nhưng các cô chỉ quản lý được trong trường, khi ra về thì các thầy cô cũng không biết được chuyện gì với các em”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhưng với các em học sinh ở đây thì mỗi khi đến trường đều thấy lo lắng. Nhất là với các em học sinh nam, đi học bị dọa giữa đường. Có ngày các em còn bị xe máy của các anh chị lượn qua lại trước mặt rất dễ gây tai nạn, tình trạng này kéo dài mà không thấy nhà trường cũng như chính quyền địa phương có ý kiến gì.
Em Mạc Quỳnh Như, học sinh lớp 4B cho biết: “Chúng em không bao giờ đi học chung với các bạn nam, các bạn ngày nào cũng bị chặn đường không biết vì lý do gì, đi cũng chặn đường, về cũng chặn đường, nhiều bạn đã phải bỏ học. Nhiều khi cũng thấy sợ nhưng con gái thì họ thả cho về chỉ chặn các bạn nam thôi”.
Khi được hỏi về việc các em học sinh ở Thuận Lập mỗi khi đến trường bị các em học sinh nam nơi khác chặn đường, cô Sầm Thị Viên, Hiệu trưởng Trường TH Châu Hạnh II cho biết: “Chúng tôi cũng chưa thấy ai phản ánh chi cả, những năm trước đây thì có, do một số em học sinh nghịch nên bắt các em nhỏ xếp hàng hát Quốc ca, nhưng nay thì không còn tình trạng đó nữa”.
Chỉ cách thị trấn Quỳ Châu chưa đầy 5km, nhưng các em học sinh nơi đây vẫn còn chịu rất nhiều thiệt thòi. Bị chặn đường mà các em cũng không dám nói với cô giáo chủ nhiệm. Thiết nghĩ đã đến lúc các bậc phụ huynh, nhà trường và chính quyền địa phương ngồi lại với nhau tìm giải pháp để các em thật sự thấy vui sau mỗi ngày đến trường.

Dạy cho trẻ tư duy có khó không?.

Có con chuẩn bị vào lớp 1, lại luôn săn lùng, tìm kiếm sách dạy trẻ phương pháp tư duy, phát triển IQ, chị Minh Nguyệt ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, rất mừng khi được xem những bài tập của Trung tâm Toán Mathnasium. Chị Minh Nguyệt cảm thấy như thể mình đã “phát hiện ra kho báu”.

Sau khi được giới thiệu chương trình học, điều mà chị Minh Nguyệt ấn tượng là ở ngay những cấp độ đầu tiên, Mathnasium đã giới thiệu cho học sinh những khái niệm toán học và phương pháp tư duy rất quan trọng. Chị thích thú vì ngoài dạy đếm, các khái niệm về số lượng, thêm, bớt, nhận biết các dạng hình học căn bản, quan hệ không gian, chương trình Mathnasium đã giới thiệu với trẻ khái niệm phân nhóm (classification), quy luật (pattern), là những khái niệm tiền đề giúp cho trẻ phát triển tư duy.
Đã có một thời gian theo dõi các diễn đàn dạy con, cảm nhận được sự ưu việt của phương pháp Mathnasium, chị Minh Nguyệt đã quyết định đăng ký cho con được kiểm tra đánh giá đầu vào và bắt đầu với cấp độ K - dành cho trẻ mầm non. Chị chia sẻ: “Không ngờ, với Mathnasium, phương pháp tư duy được dạy cho cả trẻ ở lứa tuổi mầm non một cách tự nhiên đến vậy.Với tư duy phân tích, mỗi câu hỏi không phải chỉ luôn có một câu trả lời duy nhất, miễn là bé lý giải được dòng suy nghĩ của mình, biết so sánh câu trả lời của mình với của bạn, bé sẽ thấy rằng khi căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, bé có thể phân loại sự vật thành những nhóm khác nhau.Từ đó, bé tự tạo ra kiến thức cho mình, chứ không chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.”
Trái với suy nghĩ rằng toán Mỹ học dễ hơn toán Việt Nam, chị Minh Nguyệt thấy Mathnasium đưa những khái niệm như một nửa, tỷ lệ, xem giờ và nhận biết các đồng tiền cơ bản vào ngay trong chương trình mẫu giáo. Xem các bài tập của Mathnasium, chị tâm đắc lắm, vì rõ ràng, các khái niệm này được giới thiệu rất tự nhiên và bản chất.
Chia sẻ về bước tiến của con sau 3 tháng học ở đây, chị nói: “Con còn nhỏ, mình thực sự chưa muốn cho con đi học môn ngoại khóa gì ngoài aerobic, nhưng bây giờ, ngoài 2 buổi aerobic rèn luyện sức khỏe, bé cũng luôn mong chờ đến cuối tuần để rèn “aerobic tư duy” cùng Mathnasium. Trước kia mình phải nhờ bạn ở Singapore mua giúp một số bộ sách rèn tư duy, để dạy con ở nhà. Nhưng bây giờ mình thấy chương trình Mathnasium được thiết kế bài bản, có hệ thống, phù hợp với nhận thức của cá nhân từng bé, chứ mình tự mua sách về dạy khó lòng có được sự toàn diện lắm.”
Chị Minh Nguyệt nhận thấy chương trình Mathnasium giúp trẻ làm quen với các khái niệm tư duy từ sớm, vừa sức, để khi vào lớp 1, bé không quá bỡ ngỡ do sự chuyển tiếp đột ngột: “Mathnasium đưa các khái niệm vào khá sớm, nhưng dạy khái niệm nào thì rất toàn diện, đa chiều, dạy rất kỹ, các dạng bài tập phong phú, vì vậy, bé nhà mình nắm rất chắc khái niệm và phương pháp tư duy mà vẫn hứng thú. Ở đây, cấp độ sau nâng cao so với cấp độ trước một cách logic, rất phù hợp và vẫn đủ thử thách để khuyến khích bé chinh phục. Mình tâm niệm rằng điều quan trọng nhất khi con còn nhỏ là nuôi dưỡng được sự ham học cho con, để con có nếp học tốt, là nền tảng cho những bước tiến của con trong những lớp học cao hơn.”
Ví dụ một số kỹ năng tư duy mà trẻ 6 đến 12 tuổi cần có:
Tư duy tổ chức
- Quan sát đặc điểm
- Sự tương đồng và khác biệt
- Phân loại, so sánh
- Khái quát hóa
- Sơ đồ khái niệm

Tư duy phân tích
- Phân tích mối quan hệ
- Phân tích quy luật trong chuỗi

Tư duy thẩm định
- Phân biệt thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
- Nhìn nhận những quan điểm khác nhau

Tư duy sáng tạo
- Sáng tạo trực quan 
- Tư duy sáng tạo ứng dụng

Dạy cho trẻ tư duy có khó không?, Giáo dục - du học,   Dạy cho trẻ tư duy có khó không?, Giáo dục - du học,
Dạy cho trẻ tư duy có khó không?, Giáo dục - du học,  Dạy cho trẻ tư duy có khó không?, Giáo dục - du học,  

(Nguồn: Mathnasium Việt Nam)

Trung tâm ngưng hoạt động, học viên bơ vơ

Hàng trăm học viên của Trung tâm tin học - thư viện (Polygon) thuộc Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM đang rơi vào cảnh bơ vơ vì trung tâm này đột ngột ngừng hoạt động từ tuần trước.

Lãnh đạo trung tâm hiện vẫn chưa có cách giải quyết để đảm bảo quyền lợi học viên. Sáng 26/11, nhiều học viên tiếp tục đến trung tâm yêu cầu ban giám đốc trung tâm giải quyết quyền lợi của họ.
Bất ngờ ngừng hoạt động
Học viên Lê Quốc Mai Anh - lớp GD 22C - bức xúc: “Chúng tôi cần biết cụ thể khi nào trung tâm tổ chức lại lớp học để còn sắp xếp kế hoạch. Nếu trung tâm ngừng hoạt động vô thời hạn thì phải trả lại học phí cho học viên để chúng tôi học nghề khác”.
Học viên Lê Khắc Quang (đang theo học chương trình họa sĩ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp lớp GD 22D tại Trung tâm Polygon từ ngày 25-8) cho biết tất cả học viên đều phải đóng học phí trước với mức 25 triệu đồng/khóa 18 tháng (nếu đóng một lần là 22 triệu đồng) mới được học.

 Trung tâm ngưng hoạt động, học viên bơ vơ, Giáo dục - du học, trung tam tin hoc thu vien, ngung hoat dong, hoc vien, to chuc hoc tai lop, hoc nghe, hoc phi, con dau, nha truong, giang vien, giao vien, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Sáng 26/11, các học viên đến Trung tâm Polygon gửi đơn yêu cầu trả lại học phí - Ảnh: Trần Huỳnh
Ngày 20/11 bỗng dưng các lớp học tại trung tâm này đều bị tạm ngừng. “Chúng tôi không biết lý do vì sao trung tâm ngừng hoạt động. Theo giải thích của nhân viên phòng đào tạo, do con dấu của trung tâm bị thu hồi nên mọi hoạt động phải tạm dừng. Nhưng không ai cho chúng tôi biết khi nào được học trở lại hay việc giải quyết học phí ra sao. Chúng tôi làm đơn xin rút học phí nhưng trung tâm không giải quyết và liên lạc với giám đốc trung tâm cũng không được” - anh Quang bức xúc.
Đến nay đã có hơn 40 học viên của các lớp nộp đơn yêu cầu trung tâm trả lại học phí đã nộp.
Ngoài việc đào tạo hệ chính quy của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM, hiện Trung tâm Polygon còn tự tổ chức đào tạo ngoài giờ ba chương trình: họa sĩ thiết kế đồ họa (18 tháng/khóa), họa sĩ 3D game (8 tháng/khóa), chuyên viên thiết kế sự kiện (5 tháng/khóa) với khoảng 450 học viên (trong đó các lớp họa sĩ thiết kế đồ họa với 400 học viên).
Do con dấu bị thu hồi
Theo ông Hồ Sĩ Minh Tuấn - giám đốc Trung tâm Polygon, trung tâm này được Bộ Văn hóa - thông tin ra quyết định thành lập từ năm 2005, là đơn vị trực thuộc Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Theo đó, Trung tâm Polygon hoạt động theo phương thức sự nghiệp có thu, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Đến năm 2008, Bộ Văn hóa - thông tin được chuyển đổi thành Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, nhưng con dấu của trung tâm vẫn chưa được đổi (vành ngoài con dấu này ghi “Bộ Văn hóa - thông tin” - PV). Cá nhân ông Tuấn cũng được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch bổ nhiệm giữ chức giám đốc trung tâm từ năm 2008.
“Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM thu hồi con dấu trong khi thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch hiện vẫn chưa có kết luận thanh tra chính thức bằng văn bản. Từ ngày 15-11 đến nay mọi hoạt động của trung tâm đều bị xáo trộn và ngưng trệ. Việc chi trả lương, nộp thuế, giao dịch ngân hàng, hợp đồng giảng dạy của giảng viên, các loại giấy tờ cấp cho học viên... đều không thực hiện được do không có con dấu” - ông Tuấn nói.
Cũng theo ông Tuấn, hiện trung tâm có 20 nhân viên chính thức và 34 giảng viên hợp đồng. Do bị phong tỏa tài khoản, không có con dấu nên trung tâm đang nợ lương của nhân viên, giảng viên và không tiếp tục ký hợp đồng giảng dạy được nữa nên phải tạm ngừng đào tạo.
“Khi đổi tên bộ, chúng tôi đã gửi tờ trình đổi con dấu của trung tâm nhưng không được giải quyết. Hiện nay, tôi vẫn đang đứng tên chủ tài khoản, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Muốn chuyển đổi chủ tài khoản phải có văn bản của bộ. Nhiều học viên yêu cầu chúng tôi giải quyết nhưng không thể làm gì được” - ông Tuấn khẳng định.
Trong khi đó, ông Lê Văn Đàn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM - giải thích theo quyết định mới của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, bộ giao cho trường quản lý trực tiếp Trung tâm Polygon. Các quyết định liên quan tới trung tâm trước đây đều không còn giá trị.
Ngày 8-11, nhà trường đã thu hồi con dấu của Trung tâm Polygon để nộp lại cho cơ quan công an vì “không sử dụng do thay đổi về tư cách pháp nhân...” theo yêu cầu của thanh tra Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, đồng thời yêu cầu ông Hồ Sĩ Minh Tuấn chuyển đổi chủ tài khoản cho hiệu trưởng nhà trường. “Hiệu trưởng đã gửi văn bản yêu cầu giám đốc trung tâm thực hiện các thủ tục để đảm bảo trung tâm hoạt động bình thường, nhưng thời gian qua anh Tuấn chậm thực hiện dẫn đến trì trệ mọi hoạt động” - ông Đàn nói.
Trước đó, hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM đã gửi văn bản đến các cơ quan, ngân hàng để thông báo việc “con dấu của Trung tâm Polygon không còn hiệu lực từ ngày 1/11/2012” và đề nghị phong tỏa tài khoản của trung tâm.
Ông Trương Phi Đức - hiệu trưởng nhà trường - khẳng định: “Tôi đã gửi văn bản yêu cầu ông Hồ Sĩ Minh Tuấn sắp xếp thời gian sớm nhất để ban giám hiệu trao đổi trực tiếp và thông tin chính thức chủ trương của nhà trường đến học viên. Mọi quyền lợi của học viên đều được đảm bảo, các hoạt động của trung tâm sẽ sớm được trở lại bình thường”.

Học trò khiếm thị vượt qua bóng tối ở Nà Cúm

Con đường đất mấp mô xuyên qua cánh đồng từ xóm người Tày Nà Cúm đến thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) sớm sớm chiều chiều đều in hình hai đứa trẻ tung tăng đi học. Vừa đi chúng vừa chuyện trò, thỉnh thoảng lại cười váng lên. Tinh mắt quan sát sẽ thấy đứa lớn bị mù, phải vịn vào vai đứa nhỏ để được dắt đi, để biết tránh từng cái ổ gà, vũng lầy dọc lối.

Đã sáu năm nay, dân Nà Cúm quen với cảnh tượng cảm động đó. Triệu Hà Duy, tên đứa trẻ khiếm thị vốn sinh ra bình thường nhưng đến năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi của em đôi mắt. Chị Nông Thị Hương, mẹ em bảo con mình ham học từ bé, mới tỉnh lại trên giường điều trị, Duy đã hỏi đi hỏi lại rằng: “Mẹ ơi con có còn được đi học không”?
Không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đứa con khôi ngô còn đầy bông băng trắng, chị lén quay đi, câu an ủi mãi mới thoát ra khỏi vòm họng: “Yên tâm, chữa khỏi mắt con lại đi học bình thường!”. Mất một năm ở Trung tâm phục hồi chức năng cho người khiếm thị, Duy lại trở về quê, xin đi học ở trường cũ.
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô giáo Hảo tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…

Học trò khiếm thị vượt qua bóng tối ở Nà Cúm, Giáo dục - du học, hoc sinh khiem thi, hoc gioi, hoc sinh hoan canh, nguoi vuot bong toi, giang day, hoc sinh khuyet tat, co giao vung cao, hoc tap gioi, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Tuy bị khiếm thị nhưng Duy học rất giỏi
Thấm thía cảnh thiệt thòi đôi mắt, cô Hảo quyết tâm bù đắp tình thương cho học trò. Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cô cắt xốp cho học sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian…
Gia đình Duy có hai anh em; là con cả, tuy mù mà Duy ở nhà vẫn bế em và chăm em rất khéo. Duy sờ vào môi, vào miệng để bón cháo, đút bột, không vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang cấy để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.
Đối với Triệu Hà Duy, em đi bằng linh cảm, bằng trí nhớ con đường ở trong đầu óc, không bao giờ cần gậy. Năm học lớp 5, bố đột ngột mắc bệnh ung thư, ngày ngày Duy cần mẫn tắm rửa, vệ sinh không một lần trễ nải. Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, người con cả gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 tuổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.
Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.
Ngọc Văn Luân, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy đọc đáp án trả bài, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Chúng gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Từ lớp 1 đến lớp 5, Triệu Hà Duy đều là học sinh giỏi, được bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Duy làm văn rất hay, bài nào toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Cô giáo Hảo tự hào: “Em Duy hệt như cuốn từ điển sống. Lắm lúc cô giáo bí, ví dụ đầu năm dạy tiếng Việt, cuối năm dạy toán, quên mất kiến thức nào cứ gọi Duy ra nhắc lại. Ngoài chuyên môn, Duy có năng khiếu ca hát, nặn tượng rất tài. Cô chỉ giới thiệu đám đất nặn đây màu gì là em tự phối màu, nặn được những quả chuối, quả na, con chó, con mèo hiện lên rất sống động. Những vật em nặn vẫn thường được cô giáo đem ra làm mẫu cho cả lớp xem”.
Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, nhìn vào vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.

Học trò khiếm thị vượt qua bóng tối ở Nà Cúm, Giáo dục - du học, hoc sinh khiem thi, hoc gioi, hoc sinh hoan canh, nguoi vuot bong toi, giang day, hoc sinh khuyet tat, co giao vung cao, hoc tap gioi, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Duy bóp chân cho bà nội
Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với những dòng chữ tri ân như thế này: “Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó, cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà”.
Cô giáo Hảo không thể nào quên được dịp 20/1, khai giảng hay lễ tết, những lúc điện thoại của cô rung lên bởi tin nhắn, cô đều nhận được tin nhắn có đầy đủ dấu của học sinh Triệu Hà Duy: “Cảm ơn đời đã sinh ra những phụ nữ như cô”.
Từ ngày cây cột cái của nhà ngã xuống, gia đình chị Hương chỉ còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Bà nội không chịu ở với những đứa con khác đủ đầy hơn mà chỉ thương thằng cháu nội tàn tật nên cứ nằng nặc đòi ở lại căn nhà nát. Gia cảnh nhà chị Hương chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Nhắc đến ngày chồng lâm bạo bệnh, nhớ đến đận con thơ chịu cảnh mù lòa, đôi vai chị chợt rung lên từng đợt. Ngồi kế bên, Duy giật mình hỏi: “Mẹ khóc à?” rồi khẽ rờ rẫm đôi bàn tay lau khô giọt nước mắt đang lăn tròn trên gò má hốc hác, xạm đen của mẹ. Căn nhà vách đất thủng lỗ lỗ, nắng xiên khoai mờ ảo hắt vào buồng. Trên bàn thờ di ảnh của người cha vắn số lành hiền ngày ngày dõi theo đứa con ngoan học bài, quét nhà, rửa bát…
Bếp lửa đỏ, lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục, Duy khe khẽ rút bớt củi. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt. Em ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa và hát bài “Đất nước mến thương”.
Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản em giữa buổi chiều chớm đông khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”
Theo Dương Đình Tường (Nông nghiệp Việt Nam)

7 phương pháp tự học tốt nhất.

Ngoài khả năng học tập của mỗi cá nhân, việc tổ chức học tập, có phương pháp học tập đúng cách cũng đã làm nên nhiều thủ khoa, á khoa của các trường đại học, cao đẳng.

Dưới đây là tổng hợp 7 phương pháp học tập tối ưu nhất mà các thủ khoa, á khoa đã áp dụng thành công:
1-Lập kế hoạch học tập
Khi lập kế hoạch học tập tức là bạn đang học tập một cách hệ thống. Qua đó, bạn sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những việc sẽ làm và hoàn thành việc học một cách dễ dàng.  Nếu bỏ ra 01 giờ để vạch kế hoạch học tập bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện công việc đó.

7 phương pháp tự học tốt nhất, Giáo dục - du học,

2- Học vào thời gian bạn thấy thích hợp cho môn học đó
Bạn không nên cùng một lúc học tất cả các môn. Hãy phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học. Tốt nhất bạn nên giành thời gian thư giãn sau mỗi 45 phút học tập để không bị nhàm chán, căng thăng quá mức dẫn đến mất tập trung và khó tiếp thu kiến thức.
3- Ghi chép cẩn thận
Khi thầy cô giảng bài, bạn nên tập trung chú ý, ghi chú những nội dung quan trọng và lưu ý các từ “ cho nên”, “vì vậy”, “chủ yếu” mà thầy cô tóm tắt lại nội dung.

7 phương pháp tự học tốt nhất, Giáo dục - du học,

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động
Với các môn học thuộc lòng, bạn không nên đọc đi đọc lại như vẹt. Hãy tận dụng tất cả các giác quan khi học và cố gắng để đầu óc bạn nhìn thấy được.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan đến cuộc sống của bạn để tăng khả năng nhớ lâu kiến thức đó.
5- Ghi chú
Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được. Cách này giúp bạn “lưu trữ” những kiến thức đã học thông qua việc tiếp xúc với từ khóa.
6- Luôn học tại bàn:
Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.
7- Học trực tuyến:
Ưu điểm của hình thức học trực tuyến so với hình thức truyền thống là: củng cố kiến thức cơ bản, bổ sung và nâng cao kiến thức trên lớp, linh hoạt về thời gian học, điều chỉnh tốc độ học, tự định hướng, tính tương tác cao, dễ tiếp cận. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp và lợi ích của việc học trực tuyến tại Onthi.net.vn.

Bốn năm tới, bậc phổ thông dạy kiểu gì?

Nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề về dạy học tích hợp, dạy học phân hóa trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) cho việc triển khai đề án đổi mới sau năm 2015 của Bộ GD-ĐT đã được tranh luận tại hội thảo khoa học về dạy học tích hợp - dạy học phân hóa ở giáo dục phổ thông.

Học mô hình của nước ngoài?
Có mặt tại hội thảo do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TP.HCM ngày 27/11, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là vấn đề quan trọng trong việc đổi mới chương trình - SGK.
Nhiều mô hình về việc dạy học tích hợp - dạy học phân hóa của các nước có nền GD tiên tiến trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu hiến kế.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng nên nhìn chương trình giáo dục phổ thông của Hàn Quốc để đề xuất hướng tích hợp và phân hóa.
Ông phân tích, ở Hàn Quốc, vấn đề tích hợp đang được thực hiện cao độ và đậm đặc ở lớp 1 và 2 với các nội dung như Chúng ta là một, cuộc sống dễ chịu, cuộc sống thông minh, cuộc sống kỉ luật. Ở các lớp từ 3 đến 10, nội dung tích hợp thể hiện rõ ở hai môn Khoa học và Tìm hiểu xã hội. Ngoài ra, ở nội dung từ lớp 1 đến lớp 10 cũng được phân hóa theo trình độ Toán và tiếng Anh, tiếng Hàn. Ở hai lớp 11 và 12, chương trình có sự phân hóa bằng cách tự chọn các khóa học tự chọn cơ bản và các khóa học tự chọn chuyên sâu.
Từ đó, PGS.TS Thống đề xuất, Việt Nam nên thực hiện tích hợp và phân hóa như: Hai lớp 1,2 cho HS học chỉ 3 môn Toán, Ngữ văn, Cuộc sống quanh ta (Ngữ văn và Cuộc sống quanh ta là môn học tích hợp); từ lớp 3 đến 5 học 7 môn: Ngữ văn, Khoa học/thực hành, Giáo dục sức khỏe (tích hợp) Tìm hiểu xã hội/đạo đức, Toán, Nghệ thuật/Âm nhạc và tiếng Anh; lớp 6 đến 9, HS học 7 môn: Ngữ văn, Tìm hiểu Xã hội, Khoa học/công nghệ/tin học, Giáo dục sức khỏe (môn học tích hợp), Toán, Nghệ thuật, tiếng Anh; lớp 10 học các môn chung gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, GD Công dân… HS lớp 11 và 12 học 3 môn học cơ bản bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1 còn lại tự chọn các môn theo 2 bộ môn chuyên ngành hoặc tùy ý tự chọn 3 chủ đề thuộc các lĩnh vực nghề.

Bốn năm tới, bậc phổ thông dạy kiểu gì?, Giáo dục - du học, bac pho thong, chuong trinh, sach giao khoa, giao duc, giang day, day hoc phan hoa giao duc, hoc sinh, nha giao, nha truong, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

TS Đỗ Xuân Hộ (đứng): "Nên triển khai các chủ đề hội tụ như chương trình dạy học và SGK của Pháp..."
Trong khi đó TS Đỗ Xuân Hội, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM), hiến kế nên triển khai các chủ đề hội tụ như chương trình dạy học và SGK của Pháp.
Theo TS Hội, các chủ đề hội tụ của giáo dục Pháp bao gồm 6 đề tài chung có tính thời sự và thể hiện mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau như chủ đề Năng lượng, Môi trường và phát triển bền vững, Khí tượng học và khí hậu, Tầm quan trọng của tư tưởng thống kế trong cái nhìn khoa học về thế giới, Sức khỏe, An toàn. Các chủ đề này đã được đưa vào chương trình THCS. 6 chủ đề này cũng là phần học bắt buộc trong chương trình giảng dạy các môn học như Toán, Khoa học về sự sống và Trái đất, Vật lý- Hóa học, Công nghệ, Giáo dục thể chất và Thể thao, Lịch sử - Địa lý.
TS Hội lý giải, một số chủ đề hội tụ của Pháp cũng đã được trình bày trong các SGK của Việt Nam, tuy nhiên triển khai tùy tiện, thiếu hệ thống, theo ý kiến của từng nhóm tác giả sách, do không có một chỉ đạo chung, thiếu vắng ý thức và tầm quan trọng của việc “làm hội tụ”.
Chọn kiểu “tích hợp Việt Nam”
Theo TS Nguyễn Hồng Vân, Viện KHGD Việt Nam, sau năm 2015, cần tăng cường tích hợp trong nội bộ các môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 xây dựng hai môn học mới Khoa học và Công nghệ (dựa trên môn khoa học- công nghệ trong chương trình hiện hành) Tìm hiểu xã hội (trên cơ sở môn lịch sử,địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề mới) đối với hai lớp 4 và 5

Bốn năm tới, bậc phổ thông dạy kiểu gì?, Giáo dục - du học, bac pho thong, chuong trinh, sach giao khoa, giao duc, giang day, day hoc phan hoa giao duc, hoc sinh, nha giao, nha truong, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: "Việt Nam nên thực hiện tích hợp và phân hóa..."
Ở cấp THCS cần tăng cường tích hợp các nội bộ môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, GDCD..và xây dựng hai môn học mới: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội. Ở cấp THPT cần tích hợp các môn học và lồng ghép các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu…vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Đối với việc phân hóa, TS Vân cho rằng, có thể lựa chọn một số hình thức phân ban, phân ban kết hợp với tự chọn, tự chọn theo hướng học ít môn và cho HS tự chọn các môn học, chủ đề phù hợp với năng khiếu và khuynh hướng nghề nghiệp.
Trong khi đó, PGS.TS Ngô Minh Oanh - Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc Trường ĐHSP TP.HCM nêu ý kiến cần chú trọng tích hợp tối đa ở các cấp học dưới và phân hóa các cấp học trên, nhất là các lớp cuối cấp. Việc thực hiện phân hóa nên chia thành hai giai đoạn theo kiểu “tú tài bán phần” và “tú tài toàn phần” trong giáo dục Việt Nam thời Pháp và Mỹ.
PGS.TS Nguyễn Lan Phương đề xuất, có thể lựa chọn các phương án như điều chỉnh cấp TH và THCS từ cấp phổ cập thành bắt buộc, THPT có thể chia thành hai giai đoạn định hướng và phân hóa sâu, hoặc khuyến khích khoảng 30% HS tốt nghiệp THCS, THPT chuyển sang đào tạo nghề, bổ sung chính thức các loại trường THPT kỹ thuật…
Quan trọng là giáo viên
Ý kiến của TS Vũ Thị Sơn ở Viện Nghiên cứu Sư phạm thuộc Trường ĐHSP Hà Nội cũng là băn khoăn của nhiều người: có thực hiện được tích hợp - phân hóa chương trình hay không còn phụ thuộc rất nhiều và chất lượng và trình độ tay nghề của giáo viên.
Vì vậy, giáo viên cần phải có các kĩ năng xác lập được mỗi liên hệ giữa mục tiêu, nội dung môn học chuyên ngành với mục tiêu, nội dung môn học khác trong chương trình, xác định mục tiêu tích hợp, kĩ năng xây dựng bộ cây hỏi, bài tập tích hợp, quản lý.
Có mặt tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, xét trong điều kiện hiện nay, các hướng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa vẫn riêng lẻ là do việc thực hiện và đánh giá riêng lẻ và quá tải của nội dung. Sau năm 2015, việc dạy học này phải hợp với từng đối tượng học sinh, vùng miền cụ thể và đáp ứng được mục đích dạy học.
Cũng theo Thứ trưởng, trước đó vấn đề về dạy học tích hợp, dạy học phân hóa trong chương trình GDPT đã được đặt ra nhưng do đội ngũ GV chưa thực hiện được, nay phải thực hiện cho bằng được bằng cách xây dựng, soạn thảo chương trình, xây dựng đội ngũ GV cụ thể.

Đổ xô đi học thạc sĩ

Học sau ĐH, đặc biệt là thạc sĩ, đã trở thành trào lưu. Nhiều người đi học chủ yếu để “giữ ghế” chứ không hẳn là nghiên cứu khoa học

Hai nghiên cứu sinh (NCS) của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới đây đã bị trường này cho dừng làm NCS vì không tham gia sinh hoạt học thuật ở bộ môn, không có báo cáo làm việc định kỳ, không viết báo cáo khoa học.
GS Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay quyết định này xuất phát từ đợt kiểm tra đối với các NCS và thạc sĩ khoa học trong 2 năm 2010 và 2011 của trường. Qua kiểm tra cho thấy có những trường hợp NCS không thực hiện đúng quy chế làm việc, không có báo cáo định kỳ và không tham gia sinh hoạt học thuật của bộ môn. Việc này gây khó khăn cho khâu quản lý NCS của trường cũng như chất lượng đào tạo.
“Tặc lưỡi” cho qua!
Quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Năm 2011, chỉ tiêu đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội lên đến 4.000 thạc sĩ (3.355 chỉ tiêu tại đơn vị, 645 chỉ tiêu liên kết), 376 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường cũng chỉ dừng lại ở mức khoảng 5.500. Chỉ riêng đợt 1 tuyển sinh đào tạo thạc sĩ năm 2012, chỉ tiêu đào đạo của Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội là 1.000 cho cả 2 cơ sở tại Hà Nội và TPHCM.

Đổ xô đi học thạc sĩ, Giáo dục - du học, hoc thac si, trao luu hoc thac si, nghien cuu khoa hoc, chi tieu dao tao, dao tao sau dai hoc, dao tao, tuyen sinh, tien si, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Chất lượng đào tạo thạc sĩ cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Ảnh chỉ có tính minh họa. Ảnh: Trương Thúy
PGS-TS Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu của nhiều người. Tuy nhiên, trái với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng đào tạo bậc học này có chiều hướng đi xuống. PGS-TS Thanh dẫn chứng một giảng viên có học vị tiến sĩ, chỉ trong vòng vài năm có thể hướng dẫn hàng chục thạc sĩ thì không thể có chất lượng cao được.

Cũng theo PGS-TS Thanh, quy trình đào tạo thạc sĩ của nhiều trường hiện vẫn theo kiểu hàm thụ vì phần lớn học viên cao học là người vừa đi học vừa đi làm. Nhiều luận văn có được nhờ công nghệ “cắt dán”, có luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị phát hiện. Nhận xét về thực trạng các luận án tiến sĩ kinh tế ở các trường ĐH khối kinh tế, PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng nhiều NCS chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sĩ nhưng một năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH hoặc tham gia kinh doanh ở một công ty nào đó với doanh thu và số ngày công cao nhất. Tuy nhiên, rất ít trường hợp NCS “đứt gánh giữa đường”, phần đông các trường vẫn “tặc lưỡi” cho qua chứ ít khi mạnh tay dừng việc làm luận án của họ.
Phó mặc cho nghiên cứu sinh
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang, trong thực tế còn nhiều bất cập đối với cán bộ hướng dẫn NCS. Có những cán bộ không am hiểu lĩnh vực nghiên cứu mà NCS đề xuất nhưng vẫn chấp nhận hướng dẫn, thậm chí có cán bộ hướng dẫn trong thời gian được hướng dẫn hoặc 5 năm gần đây chưa bao giờ công bố một công trình khoa học có liên quan đến hướng nghiên cứu của NCS, không bao giờ tham gia các đề tài khoa học các cấp, do vậy hoàn toàn phó mặc cho NCS hoặc lợi dụng sự góp ý của tập thể. Trong khi sinh hoạt khoa học bộ môn đối với NCS ở các trường ĐH nước ngoài rất được coi trọng thì ở nhiều trường ĐH ở Việt Nam, sinh hoạt khoa học chỉ là hình thức. PGS-TS Quang cho hay quy định của Bộ GD-ĐT là NCS phải sinh hoạt khoa học ít nhất 4 lần/năm nhưng thường một NCS trong quá trình đào tạo tiến sĩ chỉ sinh hoạt khoa học bộ môn 1 hoặc 2 lần.
Với 3 vòng chấm đối với luận án tiến sĩ, 2 vòng chấm đối với luận văn thạc sĩ, nhìn bề mặt thì quy trình đánh giá chất lượng luận văn, luận án ở Việt Nam có vẻ chặt chẽ, tuy nhiên, chất lượng lại rất thấp. PGS-TS Ngô Kim Thanh cho hay sự thấp kém này một phần xuất phát từ trình độ và ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ hướng dẫn và sự dễ dãi đối với NCS, phần khác là do người học không nghiêm túc học tập và nghiên cứu, học không gắn với hành trong tương lai mà chỉ cần lấy bằng để củng cố vị trí hiện tại của họ.

Tưởng trượt nhưng vẫn nhận điểm cao
Trong hội đồng chấm, nhiều giám khảo nhận xét rất nghiêm khắc, rất chí lý. Người nghe có cảm tưởng luận văn, luận án đang được đánh giá có thể bị trượt nhưng cuối cùng nó lại nhận được những điểm rất cao. Tư tưởng “giám khảo nhận xét thế nào cũng được, miễn là cho điểm cao” đã giải thích cho lý do tại sao luận văn, luận án điểm rất cao, thậm chí là 10 nhưng chất lượng vẫn thấp.

Trường công thu học phí tư

Với danh nghĩa là trường công lập nhưng một số trường lại có mức học phí cao hơn cả trường ngoài công lập. Điều này khiến thí sinh gặp rất nhiều khó khăn khi chọn trường...

N.C.T. - sinh viên năm nhất bậc CĐ ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho biết thi ĐH được 14 điểm, rớt ĐH và nộp hồ sơ xét tuyển vào bậc CĐ của trường này. Khi nhận được giấy báo trúng tuyển, T. và gia đình mới tá hỏa vì học phí học kỳ đầu phải đóng lên đến 6 triệu đồng.
“Tôi nghĩ đây là trường công lập nên học phí cũng như các trường công lập khác, đâu ngờ cao như vậy. Trúng tuyển rồi, gia đình cũng ráng thu xếp cho theo học chứ lúc đó các trường công lập khác đã xét tuyển xong rồi” - T. cho biết.
Cao hơn tư thục
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trong hệ thống quản lý của Bộ GD-ĐT chỉ có hai loại hình trường đó là công lập và tư thục. Trường công lập buộc phải thu học phí theo quy định chung áp dụng cho từng ngành nghề, trường tư thục được tự quyết định mức học phí.

Trường công thu học phí tư, Giáo dục - du học, thu hoc phi, truong cong lap, hoc phi tu thuc,  hoc sinh, sinh vien, hoc phi cao, muc thu hanh chinh, truong ban cong, giay bao trung tuyen, tung nganh nghe giang day, nha truong, giao vien, nha truong, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng phải đóng học phí cao như các trường ngoài công lập
Ngay cả các trường được tự chủ chi thường xuyên vẫn phải thu học phí theo quy định, không được thu cao hơn. Điều này sẽ khiến các trường gặp khó khăn nhưng được bù lại bằng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ ngân sách.
Mức học phí ĐH của trường này cũng tương đương CĐ. Như vậy, học phí một năm học của trường khoảng 12 triệu đồng (tùy số tín chỉ sinh viên đăng ký). Nếu so với nhiều trường tư thục, mức học phí này còn cao hơn dù là trường công lập. Ở khóa 2007-2011, học phí của trường chỉ dao động ở mức 3-4 triệu đồng/năm.
Chúng tôi thử vào trang web của trường tìm thông tin học phí thì chỉ có văn bản quy định mức học phí theo tín chỉ, không có ước tính chung học phí cho từng học kỳ, từng năm. Điều này khiến thí sinh gặp khó khăn khi chọn trường bởi chưa thể biết học tín chỉ là thế nào, quy định số tín chỉ ra sao để có thể tính ra mức học phí phải đóng.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trong hệ thống quản lý của Bộ GD-ĐT chỉ có hai loại hình trường đó là công lập và tư thục. Trường công lập buộc phải thu học phí theo quy định chung áp dụng cho từng ngành nghề, trường tư thục được tự quyết định mức học phí.
Đến thời điểm hiện tại, Trường CĐ bán công Công nghệ và quản trị doanh nghiệp (trực thuộc Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM) là trường duy nhất còn mang danh bán công. Tuy là bán công nhưng học phí của trường còn cao hơn cả nhiều trường CĐ tư thục hoặc bậc CĐ trong trường ĐH tư thục. Năm học 2012-2013, học phí của trường này là 3,6 triệu đồng/học kỳ đối với khối ngành công nghệ và 3,3 triệu đồng/học kỳ đối với khối ngành kinh tế và ngoại ngữ.
Lý giải về vấn đề này, TS Đặng Chí Chơn - hiệu trưởng nhà trường - cho biết nếu so với trường tư thục tại TP.HCM thì học phí của trường không cao hơn, chỉ cao hơn các trường tư ở địa phương (tỉnh). Sở dĩ học phí các trường địa phương thấp là vì họ ít sinh viên và chấp nhận thu học phí thấp để thu hút người học!
Trong khi đó, cũng từ trường bán công được chuyển sang loại hình trường công lập tự chủ tài chính, học phí học kỳ I năm học 2012 các ngành của Trường ĐH Mở TP.HCM dao động từ 2,5-3,6 triệu đồng (tùy ngành). Mức học phí này cũng tương đương Trường ĐH Tài chính - marketing. Ở bậc ĐH, học phí 5,5 triệu đồng/năm và CĐ 3 triệu đồng/năm. Học phí của hai trường này tương đối so với học phí các trường ĐH công lập thu học phí theo quy định.
Tên công lập, học phí tư thục
Lý giải về mức học phí cao của trường, bà Trịnh Minh Huyền - phó hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng - cho rằng do trường là mô hình trường công lập tự chủ tài chính, do cơ chế đặc thù nên học phí do hiệu trưởng nhà trường quyết định. Văn phòng Chính phủ đã có ý kiến cho phép trường được tự quyết định mức thu tài chính và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật như trường ngoài công lập.
“Từ khi thành lập đến nay, toàn bộ cơ sở vật chất đều do trường xây dựng và không được cấp kinh phí xây dựng cơ bản. Trường vay vốn đầu tư xây dựng cơ sở mới với phòng ốc khang trang kèm các tiện ích như hồ bơi, ký túc xá, nhà thi đấu, kinh phí bảo trì bảo dưỡng... nhằm phục vụ sinh viên tốt hơn nên học phí cũng phải tăng. Với số tiền đã vay đầu tư xây dựng trường phải khấu hao trong 30 năm. Trước đây trường thu một mức học phí cho cả khóa học nhưng từ năm nay trường sẽ cân đối chi phí để tính toán mức học phí hợp lý. Học phí này sẽ được công bố trước khi tuyển sinh để thí sinh cân nhắc điều kiện của mình trước khi dự thi vào trường” - bà Huyền giải thích thêm.
TS Đặng Chí Chơn cho biết mức học phí hiện nay vẫn chưa đủ chi. Mặc dù mang danh là trường bán công nhưng thực tế trường hoạt động như trường tư thục vì không nhận được đầu tư từ ngân sách. “Khi xóa bỏ loại hình bán công, trường nhận được chủ trương chuyển sang công lập. Tuy nhiên sau đó UBND TP.HCM lại chỉ đạo chuyển trường sang loại hình tư thục. Từ đây, cổ đông và nội bộ trường xào xáo và đến nay đề án chuyển sang trường tư thục vẫn chưa hoàn thành. Cũng chính vì vậy mà trường vẫn mang danh bán công nhưng hoạt động theo mô hình tư thục, học phí cũng vậy” - ông Chơn nói thêm.
Trong khi đó, PGS-TS Hoàng Trần Hậu, hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - makerting, cho biết bản chất của trường là công lập hoàn toàn. Mặc dù là trường công lập tự chủ tài chính nhưng theo cơ chế hiện nay trường mới tự chủ chi chứ chưa được tự chủ thu, vẫn nhận kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ Bộ Tài chính.
Phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng cần xác định tên gọi loại hình trường chính xác hơn hoặc yêu cầu các trường công khai học phí trong tài liệu Những điều cần biết... về tuyển sinh như các trường ngoài công lập để thí sinh dễ dàng tham khảo.
Rõ ràng cùng loại hình trường nhưng học phí của các trường chênh nhau rất lớn. Thí sinh muốn vào trường công lập với mục đích giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình nhưng học phí như trường tư thục thì sẽ có nhiều sinh viên gặp khó khăn.

Tiếng trống, tiếng kẻng gọi chữ

Vào mỗi buổi tối, đúng 19 giờ, những tiếng trống, tiếng kẻng vang lên ở nhiều vùng quê để nhắc nhở con em tự học bài ở nhà.

Đi vào nền nếp
Đồng hồ điểm 19 giờ, ông Trần Đình Mến ở khu phố 7, thị trấn Gio Linh (Quảng Trị) vung tay đánh liền 3 hồi, 3 tiếng trống báo hiệu cho lớp trẻ trong khu phố ngồi vào bàn học tại nhà. “Bây giờ bọn trẻ đã ngồi vào bàn học hết rồi đó, chúng nó mà nghe tiếng trống của tôi y như là bộ đội nghe quân lệnh vậy…” - ông Mến kể với chúng tôi. Nghe mãi thành thói quen, trẻ ở đây tùy độ tuổi ngồi tự học khoảng 1-2 giờ đồng hồ. Tuy thời gian không nhiều nhưng diễn ra đều đặn nên thành tích học tập của trẻ rất tiến bộ.

Tiếng trống, tiếng kẻng gọi chữ, Giáo dục - du học, tieng trong hoc dem, vung que, lang que, phu huynh, hoc sinh, hoc sinh gioi, tieng keng hoc bai, hoi khuyen hoc, tin hot, tin nhanh, tin hot, vn
Sau khi nghe tiếng trống, học sinh ở khu phố 7, thị trấn Gio Linh, Quảng Trị bắt đầu buổi học tại nhà.
Cách “gọi học” tại làng Gia Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh cũng diễn ra tương tự, nhưng chỉ khác là thay trống bằng kẻng. Người tình nguyện làm công việc “gọi học” trong thôn là bà Lê Thị Huyên, năm nay 61 tuổi.
“Mặc dầu công việc gia đình, đồng áng rất bận rộn, nhưng bỏ một chút thời gian để gọi các cháu vào học đúng giờ là tui mừng lắm”. Tiếng kẻng mới vang lên ở thôn Gia Môn 2 năm nay nhưng đã tạo sự chuyển biến tích cực trong sự học. Toàn thôn có gần 100 em học sinh thì trên 60 em đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến.
“So với những năm trước thì 2 năm trở lại đây tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cũng như tỷ lệ học sinh khá giỏi trong thôn tăng lên rất nhiều. Những người đánh trống, kẻng khuyến học như tui cũng thấy rất mừng”- bà Huyên nói.
14 năm có tiếng kẻng
Đó là “tiếng kẻng học bài” ở xã Chiến Thắng (An Lão, Hải Phòng), được duy trì từ năm 1999 đến nay. Thôn nào cũng có kẻng báo giờ học bài vào lúc 19 giờ và đã trở thành một hiệu lệnh quen thuộc không thể thiếu được trong nếp sinh hoạt của bọn trẻ.

“Tiếng trống khuyến học” qua một thời gian triển khai đã tạo được chuyển biến tích cực, ý thức tự giác học tập ở nhà của các em học sinh được nâng cao”.
Ông Ngô Thanh Hải - Trưởng phòng Giáo dục huyện Gio Linh
Em Nguyễn Thị Dịu – lớp 7, cho biết: “Trừ thứ 7, Chủ nhật, còn thì ngày nào cũng như ngày nào cứ nghe tiếng kẻng là chúng cháu tự giác học bài. Bố mẹ cháu đi làm xa rất yên tâm khi thấy con cháu học hành chăm chỉ”.
Việc chấp hành hiệu lệnh ở đây cũng có “chế tài”. Nếu phát hiện em nào không chấp hành học 3 lần liên tiếp sẽ bị phê bình trên hệ thống loa truyền thanh của xã.
Hội Khuyến học xã phân công hội viên đi kiểm tra, nhà nào mở ti vi, không có bàn ghế cho con học tập đều bị thôn nhắc nhở. Thấy được hiệu quả của phong trào “tiếng kẻng học tập” nên phụ huynh nào cũng tự nguyện hưởng ứng.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Trên cấm dưới mở

Theo ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM việc quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) của Bộ GD-ĐT đang “trên đóng, dưới mở”. Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị nên phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT?

Có ý kiến cho rằng thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đang làm khó việc quản lý DTHT tại các cơ sở. Ông có đồng quan điểm với ý kiến này?
- Nếu xét cụ thể, rõ ràng việc DTHT là một nhu cầu của xã hội. Trong cuộc sống, người ta luôn cố gắng đạt được những kết quả cao hơn trong học tập nên đây là nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Thứ nữa, hiện nay về chính sách nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của nhà giáo. Việc dạy thêm tạo ra thu nhập giúp nhà giáo đáp ứng được một phần nào nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên cũng từ vấn đề này đang làm nảy sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội.
Trước thông tư 17 đã có nhiều thông tư khác đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa có biện pháp nào tuyệt đối để quản lý. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về DTHT là nhằm hạn chế những tiêu cực trong DTHT mà xã hội và người dân đang đòi hỏi.
Có thể thấy rằng, về vấn đề quản lý, thông tư có những mặt chưa ổn. Điều đó được thể hiện ở việc có những vẫn đề vừa được đóng lại vừa được mở gây không ít khó khăn cho các cấp cơ sở.
Về nhu cầu, đối tượng không nhất quán, đối tượng học cũng khó thực hiện, hơn nữa thông tư chỉ thể hiện mong muốn của Bộ muốn hạn chế tiêu cực dạy thêm những chưa đề ra được giải pháp mang tính khả thi.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Trên cấm dưới mở, Giáo dục - du học, quan ly day them hoc them, phu huynh hoc sinh, tieu cuu giang day, giao duc, nha truong, nha giao, cam giao vien day the,trung tam day them, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Ví dụ thông tư có quy định những đối tượng cụ thể không được DTHT, nhưng lại quy định về việc cấp giấy phép tổ chức DTHT hay việc hạn chế dạy thêm trong nhà trường nhưng lại mở rộng dạy thêm phía ngoài….nên khó thực hiện được.
Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai việc quản lý DTHT như thế nào?
- Sở GD-ĐT TPHCM đã tiến hành tham mưu với UBND TP về vấn đề này, trong thời gian tới thành phố sẽ ban hành quy định về công tác chỉ đạo quản lý việc DTHT trên địa bàn.
Có thể thấy một điều rằng, trong nhiều năm qua TP.HCM luôn dựa vào các quy định của Bộ GD-ĐT, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước, TP.HCM đã có đề ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tiêu cực trong dạy thêm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, phải cân nhắc nên chọn biện pháp tốt nhất để vừa thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của nhà giáo.
Vừa qua một số cơ sở tổ chức thực hiện thông tư này như vây bắt các cơ sở dạy thêm, hay thực hiện luân chuyển giáo viên đó về trường vùng sâu vùng xa nếu dạy thêm sai quy định… theo ông việc triển khai như thế này có đúng với môi trường giáo dục?
Nếu chúng ta thực hiện công tác quản lý về DTHT mà sử dụng các biện pháp xã hội thì rất khó được chấp nhận.
Tôi thấy, ở một số nơi có tình trạng công an ập vào bắt quả tang DTHT hay vây bắt cơ sở dạy thêm…là đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của các nhà giáo. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa người thầy đối với học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị, vì vậy phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT như tình trạng đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và học sinh không học thêm, hay tổ chức lôi kéo học sinh đi học thêm khi không xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh.
Theo tôi, vấn đề quản lý dạy thêm không ai làm tốt hơn là người quản lý tại trường học, đó chính là hiệu trưởng. Bởi vì không ai có thể sâu sát hơn hiệu trưởng để xử lý những vấn đề như phát sinh tiêu cực.
Nếu việc dạy thêm có quy mô thì phải có quy định về cấp phép dạy thêm. Nhưng nếu là dạy kèm thì không thể gọi đó là dạy thêm được, vì vậy những quy định về mặt hành chính phải phải chặt chẽ thì việc quản lý cũng như thực hiện mới rõ ràng.
Việc quy định về những giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm quy định khiến một số nhà quản lý lo ngại sẽ dễ xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám", ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
- Ở chỗ này thông tư cũng không ổn. Chúng ta nên coi đối tượng dạy thêm ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều như nhau. Nếu quy định như thế này, nhiều người sẽ đặt vấn đề tại sao GV ở các trường khác thì được dạy thêm còn những giáo viên trường mình thì không được dạy thêm…
Rõ ràng, thông tư đã phân ra vấn đề dạy thêm trong nhà trường, ngoài nhà trường, cấm giáo viên làm việc trong đơn vị sự nghiệp trong khi lại không cấm những GV đang công tác ở các trường tư, trường dân lập là khó khả thi.
Ngoài ra việc cấm giáo viên dạy thêm theo kiểu dạy kèm học sinh hay cấm những sinh viên có năng lực, có thể kèm cặp bên ngoài thì sẽ dẫn đến đưa họ vào các trung tâm, vô hình dung đang khuyến khích người ngoài ngành tổ chức các trung tâm dạy thêm để các giáo viên có thể đến làm việc.
- Cảm ơn ông!