Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Nghệ An: Đáng khen 3 học sinh nhặt được 30 triệu đồng trả lại người đánh mất

Trên đường đi học, nhặt được một bọc tiền lớn, 3 em học sinh ở huyện Đô Lương, Nghệ An đã cầm đến trường, sau đó trả lại người đánh mất. Hành động của các em được nhà trường tuyên dương ngay sau đó.

Đó là hành động đầy ý nghĩa của 3 em học sinh gồm: Hồ Sỹ Tiến, lớp 12A1; Nguyễn Công Lương, lớp 12C8 (Trường THPT Đô Lương 3) và Lê Đăng Mạnh, lớp 12C Trường THPT Duy Tân. Ba em đã nhặt được 30 triệu đồng vào sáng sớm ngày 4/10/2012 tại địa bàn xóm 2, xã Thượng Sơn (huyện Đô Lương). Sau khi nhặt được, do muộn giờ học nên các em đã mang toàn bộ số tiền đến trường và nhờ nhà trường thông báo trả lại cho người bị mất.
Nhận được thông tin, anh Nguyễn Văn Phượng - người bị mất tiền đã đến Trường THPT Đô Lương 3 để làm thủ tục nhận lại số tiền. Sau khi nghe anh Phượng trình bày số tiền và mệnh giá các tờ tiền đúng với số lượng tiền 3 em nhặt được nên nhà trường đã bàn giao cho anh Phượng. Nhận lại số tiền, anh Phượng muốn đưa các em 500.000 đồng để cảm ơn, song các em kiên quyết không nhận.

Em Nguyễn Công Lương (phải) và Hồ Sỹ Tiến (trái).
 
Em Nguyễn Công Lương (phải) và Hồ Sỹ Tiến (trái).
 
Em Tiến và Lương chia sẻ: “Khi nhặt được tiền, chúng em không biết đó là của ai. Vào giờ trên, do đã gần chậm giờ vào học tiết đầu tiên (nhà các em cách trường hơn 3km) nên đã mang số tiền trên đến trường và bàn giao cho nhà trường trả lại người đánh mất. Chúng em có cùng suy nghĩ sẽ tìm cách trả lại số tiền trên bằng được, dù có thế nào đi chăng nữa. Đó là tiền mồ hôi, nước mắt của họ, phải tích góp mới có được, biết đâu là cả một tài sản của cả gia đình họ. Chắc khi mất đi, họ xót lòng lắm...”.
Nhận được số tiền bị đánh mất, anh Nguyễn Văn Phượng mừng lắm, mừng mà rơi nước mắt: “Sáng hôm đó, tôi gom tiền vay mượn bạn bè để đi mua con trâu. Đi giữa đường thì đánh rơi, qua một quãng khá xa mới biết mình bị mất. Lúc đó, tôi chẳng nhớ chi nữa cả, hoảng loạn và nghĩ thế là hết rồi, không một chút hi vọng. Sau đó, tôi nhận được tin có học sinh nhặt được tiền nên đã đến trường tìm xem có phải không. Lúc đó chỉ nghĩ “còn nước còn tát”, hi vọng có học sinh nào đó nhặt được trả lại cho mình phần nào hay phần đó. Thật phúc đức cho gia đình tôi, các em đã không ngần ngại trả lại toàn bộ số tiền trên. Tôi thật sự cảm ơn các em, gia đình, nhà trường đã nuôi dạy các em trở thành con ngoan, trò giỏi, là người thật thà, tốt bụng...”.
Sinh ra trong một gia đình bố là bộ đội, mẹ làm nông nghiệp, từ nhỏ, Hồ Sỹ Tiến đã rất chăm học, chăm làm. Suốt những năm học Trường Tiểu học Thượng Sơn, Tiến là học sinh giỏi trường, học sinh giỏi huyện; lên THCS, Tiến luôn nằm trong tốp đầu của trường về điểm số, và hiện nay, Tiến là thành viên đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh hai môn Vật Lý và Tin học. Không chỉ học giỏi, sẵn lòng giúp đỡ bạn bè mà Tiến còn được yêu mến bởi sự hiền lành, lòng trung thực. Từ những năm còn học Tiểu học, câu chuyện về lòng thật thà, đức tính trung thực trong sách đạo đức đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí cậu bé.
Bài học đó trở thành những hành động, việc làm hàng ngày của em. Ở nhà, mẹ mở quán tạp hóa, ngoài giờ học, Tiến trông hàng thay mẹ, thi thoảng khách trả thừa tiền, lúc vài ngàn, có khi cả trăm ngàn, Tiến đều trả lại cho khách. Ở lớp, nhặt được cái bút, hay một vài ngàn đồng của các bạn đánh rơi, Tiến đều báo lại cho giáo viên chủ nhiệm để trả lại cho các bạn.
“Bố cháu là bộ đội thường xuyên xa nhà, cháu Tiến nhà tôi con út nhưng nó ngoan lắm, chăm học lắm. Cháu thật thà, trung thực, tự giác trong mọi việc làm, hành động. Tôi rất vui khi biết con mình trả tiền lại cho người đánh mất, đó là việc tốt. Nghe tin, bố cháu cũng gọi điện về khen con, động viên con cố gắng làm nhiều việc tốt hơn nữa...”, chị Nguyễn Thị Lan - mẹ Tiến chia sẻ.
Với Nguyễn Công Lương, em sinh ra trong gia đình thuần nông, mọi chi phí trong nhà đều trông chờ vào mấy sào ruộng khoán, cuộc sống khá chật vật. Vậy nhưng khi nhặt được số tiền lớn, Lương thống nhất với các bạn sẽ tìm người đánh mất để trả lại. Biết chuyện, không ít người tỏ ra nghi ngại lòng tốt của các em, có người bảo các em là dại, ở đời này ai lại làm thế, có của mà không biết dùng…
Lương tâm sự: “Ba mươi triệu hay ba trăm triệu đồng thì đó cũng không phải là tiền mình, không phải do mình làm ra nên trả lại cho chủ nhân của nó thì đó là việc đương nhiên. Chú Phượng là người trong xã, gia cảnh lại khó khăn mà dù của ai đi chăng nữa, số tiền đó là tài sản lớn, là vốn làm ăn của cả nhà cho nên mình càng phải trả lại cho người bị mất”.
Khi biết chuyện con mình nhặt được số tiền lớn đem trả lại cho người đánh mất, bố mẹ Lương rất tự hào về cậu con trai của mình. “Nuôi con, dạy con, chỉ mong chúng lớn lên trở thành người tốt, từ nhỏ gia đình luôn chú ý việc rèn luyện, uốn nắn con về đức tính trung thực. Làm cha mẹ, tôi tự hào vì sự trưởng thành, suy nghĩ chín chắn và lòng trung thực của con, thế cũng bõ công nuôi dạy”, anh Nguyễn Công Nam - bố Lương chia sẻ.
Hai em Nguyễn Công Lương và Hồ Sỹ Tiến cùng thầy, cô giáo của mình tại trường THPT Đô Lương 3.
 
Hai em Nguyễn Công Lương và Hồ Sỹ Tiến cùng thầy, cô giáo của mình tại trường THPT Đô Lương 3.
 
Nói về hành động đẹp của các em, cô Trương Thị Minh - phó hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 3 chia sẻ cùng PV Dân trí vào chiều tối ngày 22/10: “Hành động của các em thật tuyệt vời. Ngay sau đó, nhà trường đã tuyên dương các em trước toàn trường để các em khác noi theo. Với em Tiến, em Lương đều là những học sinh ngoan của trường, luôn được thầy cô bạn bè yêu mến. Riêng em Tiến là một trong số các học sinh giỏi của trường và đang chuẩn bị thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa, còn em Lương cũng là một học tiên tiến. Trường chúng tôi thật tự hào vì hành động của các em”.
 
Sáng ng ày16/10/2012, tại Trường THPT Đô Lương 3, huyện đoàn Đô Lương đã tổ chức trao thưởng cho 3 em học sinh nhặt được 30 triệu đồng trả lại cho người đánh mất.
Tại buổi tôn vinh, Ban giám hiệu Trường THPT Đô Lương 3 cũng cho biết, 3 năm học gần đây, đã có gần 20 lượt em học sinh của nhà trường nhặt được của rơi, bao gồm: Đồ vật, tiền của bạn bè, giáo viên và người dân sau khi nhặt được các em đã mang lên Đoàn trường nhờ trả lại cho người bị mất. Những tấm gương đó đều được nhà trường ghi nhận, biểu dương trước toàn trường.

Vụ trường thu chi không minh bạch: Hiệu trưởng bị cách chức

Liên quan đến việc thu chi không minh bạch tại Trường mầm non Hưng Lộc, xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An, mới đây UBND TP Vinh đã có quyết định cách chức hiệu trưởng trường này.

Vụ trường thu chi không minh bạch: Hiệu trưởng bị cách chức
Hóa đơn hợp thức hóa số tiền mua chăn do Hiệu trưởng và kế toán Trường mầm non Hưng Lộc bày binh bố trận để đút túi riêng, song đã bị người dân phát hiện tố cáo.

Ngày 22/10, lãnh đạo UBND thành phố Vinh (Nghệ An) đã ký quyết định thi hành kỷ luật cách chức đối với bà Trịnh Thị Tâm - Hiệu trưởng trường mầm non Hưng Lộc và cảnh cáo đối với kế toán nhà trường Nguyễn Thị Hoài.
Theo đó, bà Trịnh Thị Tâm và Nguyễn Thị Hoài đã có nhiều sai phạm trong thu chi tài chính tại trường mầm non Hưng Lộc, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm quy chế dân chủ trong đơn vị…
Cụ thể, bà Trịnh Thị Tâm đã cho thu nhiều khoản sai quy định và đã cùng kế toán Nguyễn Thị Hoài chi sai số tiền lớn, gây bức xúc trong dư luận giáo viên và phụ huynh học sinh.
Đặc biệt, thanh tra đã phát hiện có hiện tượng bớt tiền ăn của trẻ và buộc hai bà Tâm và Hoài phải thu hồi số tiền đã bớt từ tiền ăn là hơn 280 triệu đồng. Ngoài ra, còn nhiều khoản tiền khác cũng được thu, chi sai quy định, dẫn đến số tiền sai phạm phải thu hồi là hơn 355 triệu đồng.
Nguyễn Duy
Vụ trường thu chi không minh bạch: Hiệu trưởng bị cách chức Vụ trường thu chi không minh bạch: Hiệu trưởng bị cách chức 10 6 1

 

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh năm 2012.

Ngày cuối tháng 9- tháng đầu tiên của năm học mới, trí thức Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giáo dục. Nói là "trí thức Thủ đô" nhưng thật ra đó là cuộc hội tụ của những "cây đa, cây đề" lớn nhất của nền GD nước nhà, với những tên tuổi như các GS: Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Xuân Hãn, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Minh Đường, GS Phạm Minh Hạc, và nguyên Phó CT nước Nguyễn Thị Bình...
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáng tiếc, hoàn toàn vắng bóng(!)

Con người "một nửa"?

Hội thảo đã đặt ra rất nhiều vấn đề, nói chính xác là đã đưa ra một cách cụ thể, không khoan nhượng về những sai lầm, bất cập không thể chấp nhận hiện nay của GD. Rằng nền GD đã và đang sai về triết lý, mải mê dạy chữ không ra chữ, "quên" mất chuyện... dạy người. Không lo đào tạo thành người như thế nào mà chỉ là những con người "biết vượt qua các kỳ thi", thiếu hẳn kỹ năng sống, trách nhiệm sống...
GD hiện nay không phải lạc hậu mà là đang... lạc đường (GS Hoàng Tụy, Tuổi trẻ, 29/09) trong cái mớ bùng nhùng "triết lý GD bao cấp".
GS Hoàng Tụy nhấn mạnh rằng mấy chục năm qua nền GD nước nhà chìm đắm trong khủng hoảng triền miên, ngày càng trầm trọng bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc. Đã đến lúc có sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền GD ngày càng tụt hậu so với thế giới, góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa- đạo đức xã hội.
Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn GD khai phóng phát triển... (VietNamNet, 30/09)
Điều nguy hiểm là suốt 15 năm qua, hàng ngàn ý kiến đóng góp cứ như "đấm vào bị bông"; cơ quan chủ quản nghe và... im lặng hoặc là cải tiến cho có cái gọi là. Thậm chí cải cách sai, sửa đổi nhỏ giọt. Nghị quyết tầm vĩ mô thì đề ra chung chung, thiếu tính thực tiễn, không tập hợp, chắt lọc được những tinh hoa từ đội ngũ trí thức tiên tiến nhất...
Những vấn đề, những câu hỏi trên đây có thể chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng việc đầu tiên là Bộ GD&ĐT phải xem xét, trả lời chính thức, rốt ráo. Sai hay đúng đều phải được phân định một cách minh bạch. Bởi một trong những thuộc tính bản chất của GD là không chấp nhận những bài học nửa vời- vì chúng ắt dẫn đến kết quả là đào tạo nên những con người... một nửa!
"Một nửa" vì kiến thức cần trang bị thì không có, cái có thì cuộc sống ít khi cần, phần lớn là thừa, lặp lại, nhàm chán. "Một nửa" vì ai cũng thích 'làm thầy' (ưa lý thuyết) mà không thích làm nghề (vì không sang, vì lười biếng, vì khó có cơ hội làm quan).
"Một nửa" vì thiếu những phẩm chất không thể thiếu trong cuộc đời như tự tin, coi thách thức là cơ hội, thích nghi với khó khăn. Coi việc tự đứng vững là thành công.
"Một nửa" vì lệch lạc về nhận thức các giá trị sống, như coi đồng tiền là trên hết, coi các giá trị văn hóa, tinh thần là vô bổ.
"Một nửa" vì sẵn sàng phạm tội, chấp nhận tù tội, và nếu có cơ hội thì... trốn.


 
Đây là lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt. Ảnh minh họa


Nhất thiết phải thay đổi
Câu hỏi thứ nhất là tại sao đã lạc đường - nghĩa là không bao giờ đến được với cái đích trồng người mà ngành GD vẫn cứ mải 

miết... bươn tới? Có lẽ, từ cổ chí kim, đã có hàng ngàn mẩu chuyện kể về vai trò của người dẫn đường trong sa mạc, trong rừng thẳm, trong sương mù. Vậy mà những người dẫn đường GD ở nước ta vẫn bảo thủ đến mức khó hiểu!
Chẳng lẽ đã mất đến 15 năm để đòi hỏi thay đổi nay tiếp tục mất thêm 15 năm nữa để nghĩ xem có nên... thay đổi hay không?
Sự lạc đường có thể không gây nguy hại, có thể làm lại, nếu  không tính đến sự lãng phí của một quốc gia về mặt thời gian, đồng nghĩa với sự tụt hậu. Tuy nhiên, nếu lạc đường đến mức khủng hoảng triền miên, xơ cứng, già cỗi về tư duy, thì đó là điều khó chấp nhận.
Làm sao có thể hình dung nổi nếu như trong thực tế, GD "góp phần làm suy yếu thêm" nền tảng văn hóa- đạo đức vốn đã rất mong manh, bởi nhiều giá trị truyền thống đẹp đẽ đã bị xói mòn, đảo lộn.
Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao?
Hội thảo của các bậc trí thức Thủ đô đã đưa ra sáu kiến nghị mấu chốt để thay đổi tận gốc GD. Trong đó, những việc cần kíp là thay đổi về vấn đề chiến lược- chính sách:
Mọi nghị quyết của Đảng phải ra đời từ sự gắn kết thực sự với thực tiễn GD. Phải có một sự đổi mới triệt để về SGK, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên. Thực hiện chính sách đãi ngộ công bằng để giáo viên yên tâm...
Thật ra, có một vấn đề mà hội thảo chưa đề cập đến. Đó là GD hiện nay đang quá coi trọng việc GD tư tưởng, nhận thức một cách rất bề nổi, hình thức, phong trào.
Nếu cân bằng được các yêu cầu của GD trên cả năm lĩnh vực chủ yếu: Đạo đức - khoa học - tư tưởng - văn hóa - kỹ năng sống; thì mới có thể thay đổi, tạo ra những "sản phẩm" có chất lượng cao, đưa đến bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt, kể cả những nan đề lâu nay được coi là 'nhạy cảm' cũng được phân tích khá thỏa đáng.
Tuy nhiên, đúng như hội thảo đã chỉ ra, cần phải có một Ủy ban cải cách giáo dục có quyền lực thực sự thì mới giải quyết được. Rất tiếc là hội thảo quan trọng như thế, đáng nghĩ và đáng bàn như thế lại không hề được Bộ GD&ĐT quan tâm.
Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao?

Hà Văn Thịnh

GS. Trần Hồng Quân gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

"Một vài trường thuê đủ cơ sở ổn định lâu dài, đủ chỗ dạy và học để chờ đợi giải quyết đất đai, thì sao lại coi là không đủ điều kiện hoạt động? Hầu như đại bộ phận các doanh nghiệp đều thuê văn phòng, thuê đất ổn định dài hạn để xây nhà xưởng, mà không cần sở hữu đất đai. Lao động đều thuê theo hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. Đó cũng chẳng phải là ăn xổi ở thì, chẳng phải là họ hoạt động kém hiệu quả. Đương nhiên các trường thì cần phải tìm đất để xây dựng lâu dài. Nhưng quan niệm cứng nhắc về sở hữu đất đai trường sở và biên chế cơ hữu, không tính đến lực lượng hợp đồng dài hạn là không hợp lý".

LTS: Câu chuyện khó khăn trong tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập vẫn luôn là một vấn đề thời sự của ngành giáo dục. Có rất nhiều trường đã và đang nỗ lực vượt qua những khó khăn về cơ sở vật chất, tìm kiếm đội ngũ giảng viên chất lượng... tuy nhiên do chưa thực sự được tạo điều kiện tốt như các trường thuộc hệ thống công lập nên ít nhiều vẫn còn khó khăn. Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi độc giả cả nước bức tâm thư của GS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam; Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục gửi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bàn về vấn đề này. Xin nói rõ rằng, bức tâm thư này đã được gửi tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vào đầu tháng 1/2012, tức là ngay khi có 3 trường ĐH ngoài công lập bị đình chỉ tuyển sinh.

Chúng tôi được biết, ngày 29 - 12 - 2011 Bộ GD&ĐT đã công bố Kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường đại học năm 2011 tại văn bản số 1319/KL-BGDĐT, trong đó có các quyết định:
- Đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 3 trường đại học ngoài công lập do chưa có đất và tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.Hồ Chí Minh.
- Đình chỉ tuyển sinh đối với 12 ngành thuộc 4 trường Đại học ngoài công lập do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ: Trường ĐH Chu Văn An, ĐH Lương Thế Vinh, ĐH Nguyễn Trãi và Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng.
- Cảnh cáo 3 trường đại học ngoài công lập chưa có đất: Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Đông Đô và Trường ĐH Nguyễn Trãi.
- Cảnh báo cho thời hạn 1 năm đối với 4 trường đại học ngoài công lập chưa xây dựng được cơ sở vật chất: Trường ĐH Hoà Bình, ĐH Chu Văn An, ĐH Kinh tế- Tài chính TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn.


GS. Trần Hồng Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH CĐ NCL Việt Nam. 
Hiệp hội chúng tôi hoan nghênh các quyết định của Bộ GD&ĐT nhằm siết chặt kỷ cương, chấn chỉnh chất lượng giáo dục đại học Việt nam, tạo áp lực để tăng cường điều kiện đào tạo. Nhân dịp này chúng tôi xin gửi tới đồng chí Bộ trưởng một số ý kiến trao đổi và kiến nghị như sau:

Một là, không nên dùng đất đai làm tiêu chí để xét và thực hiện chế tài trực tiếp đình chỉ việc tuyển sinh của các trường vì tìm đất đai xây dựng trường có thể coi là việc khó nhất của phần lớn các trường kể cả công lập và ngoài công lập, và không phải là lỗi chi riêng của các trường. Nếu  lấy diện tích đất bình quân làm một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất để xét tư cách các trường đủ điều kiện tiếp tục được tuyển sinh thì là làm khó cho các trường vậy.

Theo TCVN ban hành 1985 thì các trường phải bảo đảm 55 đến 85 m2/sv. Quyết định 07/2009/TTg ngày 15/1/2009 quy định rút xuống còn 25m2/sv. Nhưng với nhiều trường, vẫn khó thực hiện. Nếu xét riêng khu vực Hà nội có  96 trường ĐH và CĐ công lập, trừ ĐHQG HN và CĐ Hà Tây ra, bình quân các trường chỉ có 13 m2/sv, trong đó có đến 40% chưa đạt 5m2/sv. Điện tích bình quân các trường công lập ở TP.HCM còn thấp hơn, trong đó đến hơn 30% chỉ đạt dưới 5m2/sv. Tuyệt đại bộ phận các trường cả công và tư ở hai thành phố lớn này đều còn xa mới đạt tiêu chí 25m2/sv, trong đó chí ít cũng có đến sáu bảy chục trường chỉ đạt dưới 5m2/sv.

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội bị dừng tuyển sinh năm 2012.

Phần lớn các trường công lập ở Hà nội có lịch sử 50-60 năm mà vẫn không giải quyết nỗi vấn đề đất đai. Ví dụ ĐH Xây dựng chỉ có 0, 84m2/sv, ĐH Luật 0,67 m2/sv, ĐH Thương Mại và ĐH Ngoại Thương có 1,8m2/sv. Coi đồ sộ như ĐH Kinh tế Quốc dân cũng chỉ 2,97m2/sv, ĐH Bách khoa HN cũng chỉ 4,9m2/sv. (Theo báo Dân Trí và website ĐH Văn Hoá Hà nội, ngày 9/2/2011 từ nguồn của Bộ GD&DT). Các trường công lập vốn lại tồn tại lâu năm cả trong thời kỳ đất đai chưa có giá mà đến nay vẫn còn chật chội đến vậy nói gì đến với các trường tư, nhà nước không bỏ ra đồng nào, lại mới thành lập sau này?

Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách xã hội hóa một số lĩnh vực,trong đó có quy định phải giao đất sạch cho các cơ sở giáo dục không kể công  hay tư, lại còn cho vay tín dụng ưu đãi. Nhưng các ban ngành và địa phương có thực hiện đâu? Nếu thực hiện thì các trường đâu đến nỗi quá khó khăn. Trên thực tế hầu như không có trường nào không lo tìm đất đai. Bộ cũng nên hiểu cho các trường, và đáng ra nên cùng lo toan với các trường, tìm cách tác động để thực hiện NĐ 69 nói trên.

Hai là, việc không bảo đảm tiêu chí tỷ lệ thầy giáo/sv cũng không hoàn toàn lỗi của các trường. Bao nhiêu năm nay, Bộ không dành chỉ tiêu NCS cho các trường NCL, chỉ vài năm lại đây mới có mà rất hạn chế. Một số trường nhờ các đại học các nước tiên tiến mở lớp đào tạo thạc sĩ cho thầy giáo trẻ của trường và tại trường theo chương trình của họ, họ cấp bằng (như ở ĐH Phương Đông, ĐH Ngoại  ngữ và tin học) mà Bộ không cho. Còn cử đi nước ngoài thì trường và người học không có tiền.
Hiệp hội chúng tôi xin Bộ cho phối hợp với các cơ sở đại học trong nước có đủ tư cách pháp nhân đào tạo sau đại học, tổ chức đào tạo 5000 thạc sỹ trước hết cho các trường với nguồn kinh phí nhà nước, nhà trường và cá nhân cùng chia xẻ. Bộ đồng ý về nguyên tắc, nhưng cho tới nay Bộ vẫn không thực hiện được. Nhìn lại ta đã giúp gì cho các trường để thực hiện tiệu chí về số lượng và chất lượng thầy giáo?

Ba là,
một vài trường thuê đủ cơ sở ổn định lâu dài, đủ chỗ dạy và học để chờ đợi giải quyết đất đai, thì sao lại coi là không đủ điều kiện hoạt động? Hầu như đại bộ phận các doanh nghiệp đều thuê văn phòng, thuê đất ổn định dài hạn để xây nhà xưởng, mà không cần sở hữu đất đai. Lao động đều thuê theo hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. Đó cũng chẳng phải là ăn xổi ở thì, chẳng phải là họ hoạt động kém hiệu quả. Đương nhiên các trường thì cần phải tìm đất để xây dựng lâu dài. Nhưng quan niệm cứng nhắc về sở hữu đất đai trường sở và biên chế cơ hữu, không tính đến lực lượng hợp đồng dài hạn là không hợp lý.

Bốn là,
việc thanh tra chủ yếu là nhắm vào các trường NCL (16 trong 24 trường được thanh tra) và xử lý chế tài chỉ các trường NCL là bộ phận khó khăn nhất, ít được hỗ trợ nhất của hệ thống. Hãy thử đứng về phía các trường xem vì  sao các nhà giáo không thể nhanh chóng giải quyết đất đai, cái việc mà ngay các trường công lập, con cưng của nhà nước, đã 50-60 năm vẫn không thể giải quyết? Có thê trách các trường rằng sao họ không vạch trời kêu gào xin triển khai Quyết định 69 ư? Rằng các nhà giáo sao không nhanh chóng chuyển nhượng nhà trường (nôm na là bán trường) với bất cứ điều kiện nào cho ai đó có nhiều tiền để sớm có đất đai và thay họ làm chủ nhà trường dù không phải ai cũng biết làm giáo dục? (Gần đây có vài chủ trương của Bộ thực tế là thúc đẩy chiều hướng này).

Năm là, chế tài là để răn đe, tạo áp lực để các trường tích cực khắc phục nhược điểm của mình. Áp lực phải hợp lý phù hợp với khả năng và tiến độ có thể khắc phục nhược điểm. Chúng tôi nghĩ rằng việc đình chỉ hoàn toàn việc tuyển sinh của một trường như một đòn chí mạng, không phải “trị bệnh cứu người". Năm nay đình chỉ tuyển sinh, liệu sang năm họ có tìm được đất đai và tăng cường đội ngũ ngay không? Chắc khó. Sang năm lại đình chỉ, chắc rồi sẽ liên tiếp đình chỉ vài năm thì trường không thể tránh khỏi đóng cửa trước khi tìm được đất đai và tăng cường đội ngũ. Vả lại nếu rà soát tất cả hơn bốn trăm trường ĐH và CĐ cả nước, chắc chắn phần lớn không đạt các tiêu chí nói trên. Ta sẽ xử lý thế nào? Quyết định xử lý có quá sớm không khi chỉ mới kiểm tra 1/16 số trường ĐH và CĐ cả nước.
Sáu là,
cũng cần xem lại các tiêu chí, tiêu chuẩn đề ra. Nếu vài chục năm mà không mấy ai thực hiện được thì có còn hợp lý không ? Nếu tiêu chuẩn, tiêu chí như những mục tiêu phấn đấu lâu dài, không dành cho hiện nay thì không thể thành “luật” hiện hành dùng làm thước đo để xử lý được. Và thực tế phần nhiều trường không thực hiện được thì không phải ai cũng bị xử lý. Sợ rằng ở đây lại được xử lý theo cơ chế "xin-cho". Có trường năm 2009 diện tích bình quân là 2,32m2/sv, đến năm 2011 chỉ còn chưa đến 0,9 m2/sv. Đó không phải do đất bớt đi mà do Bộ vẫn ưu ái cho tăng quy mô đào tạo. Có thể tìm nhiều thí dụ như vậy. Thực tế này làm giảm sức thuyết phục đối với các quyết định của Bộ.

Xin được nhắc lại, chúng tôi rât hoan nghênh việc thúc đẩy củng cố và tăng cường các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo, chúng ta nên nghiêm khắc phê phán các trường chạy theo lợi ích nhóm trước mắt mà không chăm lo việc đâu tư lâu dài, nhưng chúng ta cũng tự yêu cầu minh bạch, công bằng, hợp lý và sát thực tế trong cách xử lý.

Xin gửi đên Đồng chí Bộ trưởng lời chào trân trọng!
GS. Trần Hồng Quân

Thông tin tham khảo về tiểu sử Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận

Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận

 

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phạm Vũ Luận
Sinh ngày: 1/8/1955.
Quê quán: Hà Nội.
Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sỹ.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI.
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII.
3/1976-10/1983: Giảng viên Khoa Kinh tế Thương mại, Trường Đại học Thương mại.
10/1983-10/1987: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế Thương mại Kiev, Liên Xô.
10/1987-2/1998: Giảng viên, rồi Trưởng bộ môn Kinh tế Thương mại kiêm Phó Trưởng khoa, Trường Đại học Thương mại.
3/1998-6/2004: Phó Hiệu trưởng, rồi Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Đại học Thương mại.
6/2004-4/2010: Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4/2010-6/2010: Thứ trưởng Thường trực điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6/2010 đến nay: Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Nguồn Chinhphu.vn

Vị đắng món "canh gà Thọ Xương"

Không ai có thể tránh khỏi sai lầm. Vấn đề là dư luận xã hội, cơ quan chủ quản xử lý sai lầm của cá nhân con người như thế nào? Xin đừng quen, thấy người ta mắc sai lầm lập tức "đánh đòn" hội chợ, thậm chí đánh hôi. Đừng vì một chuyện lầm lỗi nhỏ làm thành lầm lỗi lớn. Trong khi những sai lầm lớn, lại... lặng thinh!


Không biết có phải vì thiếu đề tài hay không mà lâu nay, báo chí chạy theo khai thác những đề tài giật gân liên quan tới cá nhân công dân. Để tránh bị bạn đọc cho là chuyện bịa đặt, có người viết còn "tương" lên báo cả họ tên, địa chỉ, thậm chí "trích ngang lý lịch", bất chấp hậu quả.
Xã hội cần phải biết bảo vệ công dân
Quả thật những bài viết thuộc đề tài này cũng thu hút nhiều người đọc nhất. Một ông bạn người quen, cao tuổi, vừa gặp tôi đã rối rít: "Cậu xem này, xã hội bây giờ thật kinh khủng". "Gì thế ạ ?". "Đến người mẫu cũng đi bán dâm!". Ôi trời, chuyện ấy thì có gì đáng quan tâm nhỉ, xã hội nào cũng có thể có, vì có cầu thì tất nhiên có cung, quy luật kinh tế thị trường mà. Nhưng những tin lá cải ấy thì luôn đầy rẫy trên các báo...
Loạt bài mới đây nhất xung quanh chuyện cô giáo chấm điểm bài viết có dính líu tới "Canh gà Thọ Xương" khiến các báo đua nhau khai thác là một dẫn chứng cụ thể: "Phụ huynh sửng sốt với món canh gà Thọ Xương", "Cô giáo đã sai sót trong vụ canh gà Thọ Xương", "Giật mình với món canh gà Thọ Xương"... khiến cô giáo bị sốc nặng.
Hiện tượng này nói điều gì? Phải chăng cho thấy nếu các tòa soạn không có những chỉ đạo khai thác mang tính nhân văn, công bằng, công tâm, thì thói viết báo thiếu trách nhiệm sẽ còn đi xa... Sẽ còn bao nhiêu người lương thiện bị khốn khổ vì bỗng dưng trở thành nhân vật "hot" trên miệng lưỡi thiên hạ.
Sai lầm về chữ nghĩa và điển tích lịch sử là sai lầm phổ biến nhất mà bất cứ ai cũng có thể mắc, kẻ viết bài này cũng thế.
Thập niên 90, một học giả được coi là giỏi tiếng Anh hàng đầu nước ta từng giải nghĩa từ "sergeant" (trung sĩ) là "hạ sĩ", in trong từ điển hẳn hoi. Bản dịch một tiểu thuyết Trung Quốc dịch từ "Không thư" (nữ tiếp viên hàng không) là "Cô gái trên trời".
Báo Mỹ đưa tin: Ngày 5/6/1992 khi đến thăm trường học nọ, Phó Tổng thống Dan Quayle gọi một học sinh 12 tuổi lên bảng viết từ "khoai tây", chú bé viết xong từ "potato", ông Quayle lại nhất định bắt viết thêm chữ "e" vào cuối từ ấy.

Video quay cảnh này tung lên truyền hình làm cả nước Mỹ ôm bụng cười. Một tờ báo châm biếm: "Không thể nói ông Quayle là idiot (người dốt) nhưng ông ấy cần học thêm". Có điều Quayle không vì bị chê dốt mà bỏ chức Phó Tổng thống.
Những chuyện như trên ở đâu, thời nào cũng thấy, thiển nghĩ có gì mà "sửng sốt", "giật mình" nhỉ ? Những từ ấy nên dành cho
tin về thủy điện Sông Tranh 2, về thị trường bất động sản Việt Nam (đọng vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng) v.v... Trong nghề viết báo có một cái luật bất thành văn là phải hết sức thận trọng khi đưa tên thật và chuyện riêng tư của bất cứ ai lên mặt báo. Hãy xem tin 4 người Nhật một công ty nọ bị dân Trung Quốc ẩu đả. Bạn đọc chẳng những không biết tên 4 người ấy mà ngay cả tên công ty của họ, báo cũng giấu kín.
Chẳng rõ luật pháp nước ta có cho phép đưa những chuyện tương tự vụ "canh gà" ra tòa đòi bồi thường danh dự hay không? Xin các luật gia chỉ giáo.
Thầy cô giáo lại càng cần được bảo vệ
Năm xưa tôi gửi con gái vào lớp mẫu giáo Kim Liên do cô giáo Tường phụ trách (về sau là hiệu trưởng trường). Cô giáo xinh đẹp dịu dàng, khéo dạy các cháu, đến nỗi con bé hôm nào về nhà cũng đòi đổi tên nó là Tường.
Khi lớn lên con gái tôi chẳng bao giờ nhắc lại yêu cầu ngây thơ ấy nữa, nhưng mỗi khi nhớ lại chuyện trên, tôi thấy nghề dạy học quả là nghề cao quý.
Thầy cô giáo là nhân vật quan trọng nhất trong bất cứ nhà trường nào - một nhà giáo dục nước ngoài kết luận. Thuở học phổ thông, lũ học trò chúng tôi vô cùng yêu quý các thầy cô. Vì thế chúng tôi chẳng ai bảo ai, đứa nào cũng cố ngoan và chăm để thầy cô khỏi phiền lòng vì mình.
Các cụ gọi đấy là tôn sư trọng đạo, là truyền thống quý giá của dân tộc ta. Xã hội cần hết sức bảo vệ thanh danh các nhà giáo. Thanh danh ấy chỉ cần sứt mẻ một chút thôi là thầy cô rất khó đứng trên bục giảng. Thế mà bây giờ báo chí đua nhau đưa tên họ, quê quán, lý lịch của cô giáo nọ lên mặt báo cho cả nước biết là cô dốt, cô dại. Nghe nói cô quá xấu hổ phải bỏ trường bỏ lớp, bỏ các học sinh thân yêu của mình, trốn về quê, thậm chí phải vào bệnh viện, thật tội!
"Độc" hơn nữa là những lời bình thiếu cân nhắc của một số bạn đọc các bài báo ấy, theo kiểu suy diễn, tát nước theo mưa (tiếc rằng lại là đa số). Có người lên án cả trường sư phạm đã đào tạo cô giáo.
Như "quá nguy hiểm", "quá kinh khủng, trưa nay cả cơ quan tôi bị choáng", "có lẽ đây là sự xuống cấp của giáo dục", "tôi dám chắc các em đã được 'lĩnh hội' một loại kiến thức sai lệch trầm trọng!" - toàn những từ ngữ đao to búa lớn thiếu lý trí giáng xuống đầu một cô giáo trẻ tuổi đời, và tuổi nghề.
Ban Giám hiệu Trường Lômônôxôp đã không biết bảo vệ thầy, cô giáo của mình khi vội vã cung cấp cho nhà báo tên tuổi, bằng cấp, lý lịch cô giáo. Đem nhân viên dưới quyền ra làm cái khiên che chắn cho mình là cách xử lý rất dở của không ít cán bộ lãnh đạo ta hiện nay khi gặp tình huống bị chê trách, kiểu "lỗi tại cậu đánh máy".
Lẽ ra họ nên nhận lỗi thay thì mới hợp với đạo lý của người lãnh đạo- kẻ đứng mũi chịu sào. Thế mới là bản lĩnh người lãnh đạo.
Thiếu lòng khoan dung- căn bệnh phổ biến
hội ta có một cái rất lạ: Có thể dễ dàng bỏ phiếu bầu những vị đại biểu của dân nhận thức cũng ...rất lạ nốt. Kiểu vị đại biểu quyết tâm "huy động hệ thống chính trị làm đường sắt cao tốc Bắc Nam để phụ nữ đi chợ, trẻ con đi học" v.v,... nhưng lại rất khắt khe khi chọn một nữ người mẫu làm Đại sứ Du lịch. Dạo nọ dư luận bàn chuyện "phản biện xã hội", có nhiều người "ném đá" một nhà khoa học từng làm rạng rỡ tên tuổi đất nước, chỉ vì suy diễn nhà khoa học này không dám "phản biện". Có dứt khoát đã là nhà khoa học phải phản biện về "chính trị" không, nếu như họ toàn tâm toàn ý cho sự phản biện khoa học của họ?
Không ai có thể tránh khỏi sai lầm. Vấn đề là dư luận xã hội, cơ quan chủ quản xử lý sai lầm của cá nhân con người như thế nào? Xin đừng quen, thấy người ta mắc sai lầm lập tức "đánh đòn" hội chợ, thậm chí đánh hôi. Đừng vì một chuyện lầm lỗi nhỏ làm thành lầm lỗi lớn. Trong khi những sai lầm lớn, lại... lặng thinh!
Rốt cục, người lớn chúng ta thua con trẻ. Em học sinh cung cấp thông tin vụ việc "canh gà" bị sốc nặng vì các anh chị lớp trên chỉ trích em "làm hại" cô. Một số em còn lên mạng bênh vực cô giáo đáng thương của mình. Trong vụ này, liệu có người lớn nào, có nhà báo nào biết sốc hoặc ân hận vì hành xử vội vã, sai trái của mình không ? Mong rằng có. Như thế mới hợp luân thường đạo lý.
Cũng xin nói thêm: Có không ít ý kiến "đổ" lên đầu ngành giáo dục lỗi tình trạng giả dối thịnh hành, đạo đức xã hội xuống cấp. Cũng chưa bao giờ ngành giáo dục bị "bới lông tìm vết" như hiện nay.
Rất may là lãnh đạo cao nhất đã tìm ra đâu là nguồn cơn, và vì thế đã có Nghị quyết Trung ương IV. Nhiều người nói đây là lỗi cơ chế, lỗi hệ thống. Ngành giáo dục có thể làm được gì khi xã hội (vẫn đầy rẫy) dối trá?
Người viết bài mong sao cô giáo T. sẽ sớm ngẩng cao đầu trở lại Trường Lômônôxôp với các em học sinh thân yêu đang mong ngóng cô. Nếu có sai sót cô hãy dũng cảm nhận lỗi, vì cái lỗi của cô nếu có, cũng là quá nhỏ, chưa có gì phải xấu hổ và tự dằn vặt mình đến mức như vậy.
Có câu: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Vâng, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.

Rốt cục, người lớn chúng ta thua con trẻ. Em học sinh cung cấp thông tin vụ việc "canh gà" bị sốc nặng vì các anh chị lớp trên chỉ trích em "làm hại" cô. Một số em còn lên mạng bênh vực cô giáo đáng thương của mình. Trong vụ này, liệu có người lớn nào, có nhà báo nào biết sốc hoặc ân hận vì hành xử vội vã, sai trái của mình không ? Mong rằng có. Như thế mới hợp luân thường đạo lý.
Theo baomoi.com

Món nợ 6.000 đồng và cái tát

Dư luận vẫn chờ đợi câu trả lời từ người có trách nhiệm sau nỗi bàng hoàng bởi chuyện thầy “nhỡ tay” rơi bút làm phòi tổ chức nội nhãn mắt học trò hay cô hiệu phó tát học trò lớp 4 chỉ vì… 6.000 đồng. 


Bạo hành trong môi trường giáo dục đã trở thành vấn nạn, xuất hiện với tần suất không nhỏ và “phân bổ” ở nhiều địa phương. Những clip được tung trên mạng cho thấy hành vi bạo lực ở lứa tuổi học trò đã “nhuốm màu” xã hội đen: cắt tóc, lột quần áo, ‘thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” để tra tấn bạn. Học trò đánh học trò, thầy cô giáo đánh học sinh, học sinh đánh thầy cô đã trở thành câu chuyện nhức nhối trong ngành giáo dục.


Xin trở lại câu chuyện bạo hành còn nóng hổi mới xảy ra tại một trường mẫu giáo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Bé Hồ Thị Uynh (Ba Nang, Đăck Rông) mới 5 tuổi đã bị chấn thương nặng ở mắt phải do vật nhọn xuyên rách giác mạc, phòi tổ chức nội nhãn, nguy cơ mù cao. 
Bé Uynh cho hay, sau khi bị thày giáo ném bút bi vào mắt, bé khóc kêu đau và thầy giáo đã “dỗ” bé bằng 2.000 đồng cho để mua kẹo. BS điều trị cho hay, nguy cơ bé bị mù là rất cao. Người thầy được cho là đã ném bút vào mắt bé giải thích rằng, trong giờ ngủ trưa, các bé ồn ào không chịu ngủ nên thầy đi nhắc nhở, chẳng may bút “rơi” vào mắt bé.
Không chỉ gia đình bé Uynh mà dư luận chờ đợi lời nói thật từ thầy giáo Phan Văn Thụn.
Câu chuyện đau lòng thứ 2 đang gây bức xúc dư luận, đó là chuyện Hiệu phó trường tiểu học B Bình Nghĩa (Bình Lục, Hà Nam) đã thản nhiên tát cô học trò lớp 4 vì đã nợ 6.000 đồng tiền mua sách bài tập toán ở cửa hàng của cô giáo bán.
Theo tường thuật của Báo Giáo dục Thời đại, bé Vân Anh do quên sách ở nhà, sợ bị cô giáo phạt nên đã mua chịu sách bài tập toán ở cửa hàng của nhà cô hiệu phó. Vài hôm sau, vào giờ toán, khi cả thày vào trò đang học thì vị hiệu phó xuất hiện, hỏi cả lớp là học sinh nào đã mua chịu sách.
Lứa học trò mới chín tuổi chưa hiểu “đầu xuôi đuôi ngược” thì vị hiệu phó đã nhận ra ngay cô học mua sách chưa trả món nợ 6.000 đồng, lập tức vị hiệu phó xách tai bé và giáng cái tát vào mặt bé Vân Anh trước sự chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp 4C.
Bà ngoại bé Vân Anh nói về hoàn cảnh của cháu: “Có bố cũng như không, mẹ đi làm ăn xa, có nghèo nhưng chúng tôi (ông bà ngoại) cũng không thể bé thiếu thốn - nhất là chuyện học hành. Vì 6.000 đồng mà cô hiệu phó nỡ đánh cháu như vậy”.
Dư luận lại thêm sửng sốt khi bé Vân Anh kể rằng, đã hai lần bị cô hiệu phó Nguyễn Thị Hằng gọi lên để viết bản tường trình nội dung không đúng sự thật, cô bé 9 tuổi đã không chấp nhận nói dối. Không mấy học sinh ở lứa tuổi nhi đồng như Vân Anh đã kiên quyết nói không với sự gian trá của người lớn. Vân Anh thật bản lĩnh và đáng khâm phục
Không thể không nói lại câu chuyện cũng đã gây hiệu ứng mạnh trong dư luận, đó là tân sinh viên
trường Đại học Quy Nhơn - Hồ Công Danh đã bốn năm nuôi người hàng xóm bị bại liệt. Gia đình Danh cũng khó khăn, bố bị tật nguyền, nguồn sống của gia đình trông chờ vào gánh rau của mẹ. Khi Danh đỗ đại học đã mang theo cả người hàng xóm bại liệt ấy từ Quảng Nam vào nhà trọ ở Quy Nhơn để tiện chăm sóc. Thậm chí Danh còn bỏ cả việc luyện thi đại học ở Đà Nẵng, quyết tự ôn ở nhà vì vắng Danh không ai chăm sóc cho người hàng xóm tội nghiệp ấy.
Lương tâm con người không thể đánh đổi bằng vật chất, tiền bạc. Chỉ vì món nợ 6.000 đồng của cô học trò nghèo mà cô hiệu phó đã không ngần ngại cho ăn tát và 2.000 đồng để mua kẹo dụ bé Uynh thôi khóc vì đau của thầy giáo Phan Văn Thun và tấm lòng nhân hậu của tân sinh viên Hồ Công Danh là khoảng cách một trời một vực trong cuộc sống của chúng ta hôm nay.
 

Thanh Hóa: Hiệu trưởng “tiêu” tiền ăn bán trú của HS chỉ bị khiển trách?

Vi phạm qui định của điều lệ Đảng, thu tiền của học sinh không đúng quy định hơn 300 triệu đồng, chi sai gần 100 triệu, “tiêu” cả tiền ăn bán trú của học sinh, nâng khống giá tiền mua sắm cơ sở vật chất để trục lợi…Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này chỉ bị UBND TP Thanh Hóa khiển trách.

Thanh Hóa: Hiệu trưởng “tiêu” tiền ăn bán trú của HS chỉ bị khiển trách?

Quyết định kỷ luật khiển trách ông Lê Đình Quang.

Theo Quyết định số 5423/QĐ – UBND của Ủy ban nhân TP Thanh Hóa do ông Đào Trọng Quy, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa ký ngày 5/10/2012 về việc quyết định kỷ luật viên chức ở mức khiển trách đối với ông Lê Đình Quang, Hiệu trưởng trường tiểu học Đông Vệ 1, thành phố Thanh Hóa. Lý do ông Quang đã có các sai phạm trong công tác quản lý trường học về: vi phạm quy chế dân chủ cơ sở, qui chế chi tiêu nội bộ; Vi phạm việc quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp và vi phạm trong việc thu chi nguồn ngoài ngân sách năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012 tại trường tiểu học Đông Vệ 1.
Tuy nhiên, Quyết định kỷ luật này đã khiến dư luận chưa đồng tình, hoài nghi trước việc “Giơ cao đánh khẽ” của UBND TP Thanh Hóa đối với những sai phạm của ông Lê Đình Quang, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường tiểu học Đông Vệ 1, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, Báo điện tử Infonet đã đưa tin: Theo thông báo số 15 – TB/UBKT của Ủy ban kiểm tra, Thành ủy TP Thanh Hóa do ông Lê Doãn Thành, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra ký ngày 2/8/2012, trong 2 năm học (2010 – 2011 và 2011 – 2012), với cương vị là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường ông Lê Đình Quang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc chấp hành chế độ sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng, Chỉ thị số 10 ngày 30/3/2007 của Ban bí thư và Hướng dẫn số 05 ngày 25/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ.
Thậm chí ông Quang còn lập biên bản sinh hoạt cấp ủy khống, để cấp ủy viên nghỉ hưu tiếp tục tham gia sinh hoạt cấp ủy. Trước khi ban hành một số quy chế, qui định, kế hoạch trong nhà trường không đưa ra chi ủy, chi bộ để thỏa luận và thống nhất lãnh đạo, xem nhẹ vai trò lãnh đạo của chi ủy, chi bộ đối với nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Không những vậy, ông Quang còn tự ý chụp đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết và để lộ đơn thư cho nhiều người biết, gây dư luận không tốt trong cán bộ, giáo viên nhà trường là vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Kết luận cũng nêu rõ, ông Quang còn vi phạm chế độ dân chủ ở cơ sở, quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường ban hành và Nghị định 71/1998/NĐ – CP ngày 9/8/1998 của Chính phủ, điều lệ trường tiểu học.
Ngoài ra, ông Quang còn vi phạm trong việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp. Cụ
thể ông Quang đã duyệt chi sai và không đủ thủ tục một số khoản trong năm học 2011 và 3 tháng đầu năm 2012 với số tiền hơn 94,3 triệu đồng.
Nối tiếp các sai phạm
Trong 2 năm học 2010 – 2011 và 2011 - 2012, ông Quang đã vi phạm trong việc thu, chi nguồn ngoài ngân sách.
Cụ thể, ông Quang đã chỉ đạo thu 6 khoản tiền của học sinh không đúng với số tiền hơn 300 triệu đồng bao gồm các khoản thu: Tiền tuyển sinh lớp 1; học tăng tiết, tăng buổi; tiền trông trẻ; tiền trồng cây; thu tăng tiền quét lớp. Chi sai 18 khoản với số tiền hơn 97 triệu đồng gồm các khoản: Bảo trì máy tính; tiếng Anh khối 1,2 và phonic; bảo hiểm y tế; điện sáng; giấy thi; bếp ga; ghế ngồi ngoài trời…Chi tiền học 2 buổi/ngày cho cán bộ quản lý vượt quá quy định. Ngoài ra, ông Quang còn chi quá nguồn ngân sách hơn 45,7 triệu đồng và để ngoài sổ sách với số tiền hơn 4,1 triệu đồng.

Thanh Hóa: Hiệu trưởng “tiêu” tiền ăn bán trú của HS chỉ bị khiển trách?

Học sinh trường tiểu học Đông Vệ 1 vẫn chưa nhận được tiền ăn còn thừa của mình.

Trong việc thu, chi tiền phục vụ bán trú ông Quang đã chỉ đạo thu sai quy định của cấp trên; thu, chi không phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán. Quá trình mua sắm đã đồ dùng phục vụ cho việc bán trú đã nâng khống số lượng đơn giá để rút tiền của học sinh hơn 42,2 triệu đồng, chi sai mục đích 3,4 triệu đồng. 
Ông Quang và thủ quỹ kiêm thư viện đã lập hồ sơ khống để rút 20 triệu đồng từ ngân sách của UBND phường Đông Vệ, TP. Thanh Hóa hỗ trợ nhà trường mua sách thư viện. Khi lấy được số tiền này, ông Quang và thủ quỹ tự ý mua một số đồ dùng cho phòng hiệu trưởng.
Hiệu trưởng Quang cũng không thực hiện minh bạch trong việc sử dụng nguồn đóng góp của phụ huynh, chậm trễ trong việc thanh quyết toán tiền mua sắm bán trú và chưa trả lại số tiền thừa 67.337.000 đồng cho học sinh bán trú.
Chính việc chậm trễ trong việc thanh quyết toán tiền bán trú cho học sinh nên ngày 25/5/2012 đại diện phụ huynh học sinh khối bán trú đã gửi đơn đề nghị Ban giám hiệu Trường tiểu học Đông Vệ trả lại 13.100.000 đồng số tiền ăn thừa của các học sinh bán trú năm học 2011 – 2012 với lý do đã hết năm học. Tuy nhiên, đến nay hàng trăm học sinh bán trú của trường tiểu học Đông Vệ vẫn chưa nhận được số tiền ăn còn thừa của mình.
Dư luận đang trông chờ một hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh hơn của các cơ quan chức năng TP Thanh Hóa đối với vị hiệu trưởng “không bình thường” này.
Báo điện tử Infonet tiếp tục thông tin về việc này…
Xuân Hải
Theo Infonet



9 học sinh VN nhận học bổng ASEAN 2012

Năm nay, chín học sinh Việt Nam đã được Singapore trao học bổng ASEAN; trong đó, có bảy học sinh ở Hà Nội và hai học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chiều ngày 22/10, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội đã tổ chức lễ trao học bổng ASEAN cho bảy học sinh ở Hà Nội. Bên cạnh đó, một lễ trao học bổng khác cũng được tổ chức tại Tổng lãnh sự quán Singapore tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng ngày.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội, những học sinh này sẽ tới Singapore vào ngày 30/10 để theo học tại các trường trung học phổ thông Singapore. Các em sẽ được tài trợ toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.

9 học sinh VN nhận học bổng ASEAN 2012, Giáo dục - du học,

Chiều ngày 22/10, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội đã tổ chức lễ trao học bổng ASEAN cho bảy học sinh ở Hà Nội (Ảnh: PV/Vietnam+)

Bắt đầu từ năm 1996, chương trình học bổng ASEAN hướng tới mục đích tạo cơ hội cho các bạn trẻ những nước ASEAN phát triển tiềm năng của mình và trang bị cho các bạn những kỹ năng cần thiết, giúp các bạn tự tin hơn khi bước vào thiên niên kỷ mới.
Học bổng ASEAN giúp các em học sinh đạt được chứng nhận tốt nghiệp Phổ thông Trung học hệ Cambridge (GCE A-level). Những học sinh xuất sắc đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp này có thể nộp đơn đăng ký học bổng ASEAN cho bậc đại học được cấp bởi trường Đại học Quốc gia Singapore, trường Đại học Công nghệ Nanyang, trường Đại học Quản trị Singapore,…
Phát biểu tại buổi lễ trao học bổng cho bảy học sinh Hà Nội, ngài NG Teck Hean - Đại sứ Singapore tại Việt Nam, đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Singapore trong suốt thời gian qua.
Những học sinh gửi hồ sơ xét học bổng ASEAN đều là những em có thành tích học tập cao, sử dụng tốt tiếng Anh và có đạo đức tốt do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chọn lựa.

 

Đề án đổi mới giáo dục vẫn chờ thông qua

“Tôi mừng vì Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo chưa được Trung ương (T.Ư) thông qua. Chuẩn bị Đề án chưa tốt, nên việc chưa thông qua cho thấy T.Ư rất thận trọng với sự nghiệp giáo dục”- GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học - Bộ GD&ĐT, nhận định.

Mừng và hy vọng
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Giáo dục, nói rằng, dù đã có đường lối do Đại hội XI đề ra (tính đến nay là gần 2 năm), đã qua nhiều hội thảo, đã có dự án..., nhưng Hội nghị T.Ư 6 không ra được nghị quyết về GD&ĐT.
Điều này chứng tỏ sự chuẩn bị chưa tốt, tờ trình và dự án chưa thỏa mãn yêu cầu.
Tuy nhiên, rất may mắn, GS Hạc nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu một đoạn trong bế mạc HN, có những ý tưởng rất quan trọng về GD&ĐT với định hướng là quay trở lại thực hiện đường lối giáo dục do nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) thông qua năm 1996, và các văn kiện khác của T.Ư và Bộ Chính trị trong 16 năm qua.
Tổng Bí thư kết luận rằng, “đây là vấn đề hệ trọng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau, khi nào thấy đủ điều kiện sẽ ra nghị quyết về GD&ĐT”. Đây là lý do để chúng ta hy vọng sẽ có một nghị quyết về GD&ĐT trong tương lai, GS Hạc nói.
"GD&ĐT còn là vấn đề chung của cả xã hội, không chỉ riêng ngành GD. Nếu còn tâm lý bằng cấp khoa cử, còn sự dối trá, gian lận như hiện nay thì làm sao có nền GD tốt?"
GS Đặng Hữu
GS Đặng Hữu, nguyên Trưởng Ban Khoa giáo T.Ư phân tích: Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng với tình hình giáo dục như hiện nay, chuẩn bị Đề án như vậy chưa đủ tầm để đưa ra hội nghị T.Ư. Đổi mới căn bản, toàn diện và sâu sắc thực chất là cải cách giáo dục. Cải cách là phải giải quyết được tận gốc các vấn đề của giáo dục, là đưa ra được những cái mới nhưng đề án đã không làm được như vậy, GS Hữu nói.
Theo GS Hạc, một văn bản chuẩn mực như nghị quyết của T.Ư là đưa ra đường lối chính sách về giáo dục nhưng Đề án đổi mới giáo dục đã thiếu cái cơ bản đầu tiên là triết lý giáo dục.
Hiện nay, triết lý khá phổ biến của giáo dục Việt Nam là học để thi, để kiếm mảnh bằng...
Vì vậy, hiện nay, cách quản lý, cách thi cử, cách mở quá nhiều trường ĐH cũng là để phục vụ triết lý đó. Nếu chúng ta không vượt qua được điều này thì không có gì có thể đổi mới, GS Hạc nói.

Đề án đổi mới giáo dục vẫn chờ thông qua, Giáo dục - du học, doi moi giao duc, de an doi moi giao duc, giao duc, nen giao duc, sach giao khoa, giao trinh, nganh giao duc, giao duc viet nam, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn

Theo GS Phạm Minh Hạc, cần chỉnh lý ngay SGK phổ thông, giáo trình đại học. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trong thời đại mới, triết lý giáo dục là tạo ra giá trị thực của con người, làm cho mỗi người là một hệ giá trị có năng lực thật để cống hiến cho xã hội.
Vì vậy, giáo dục phải tạo ra các giá trị thật, mỗi người phải có giá trị sống, kỹ năng sống, năng lực tạo ra giá trị sống cho mình. Theo đó mới xác định việc dạy và học, việc thay đổi sách giáo khoa ở phổ thông và ở ĐH đi vào hướng thiết thực như thế nào - thực học và thực nghiệp.
Với kinh nghiệm quản lý lâu năm trong ngành GD&ĐT, GS Thiệp cho rằng, phải xuất phát từ triết lý, mục tiêu GD&ĐT rồi mới thiết kế hệ thống, rồi mới đến sách giáo khoa (SGK).
Triết lý GD&ĐT là gì rồi mới nói đến cần dạy bao nhiêu năm. “Đằng này, chúng ta chưa có triết lý và bắt đầu bàn 10 năm, 11 hay 12 năm; rồi nói đến SGK là đổ tiền vào làm SGK trên triết lý, thời gian học… giả định”, GS Thiệp nói.
Nhanh chóng hoàn thiện đề án
Đề án được kỳ vọng sẽ thay đổi một cách căn bản và toàn diện tác động đến tầng sâu của toàn bộ nền giáo dục, tác động đến tận gốc rễ.
Vì vậy, tốt nhất là sau Hội nghị T.Ư 6, những người có trách nhiệm phải chuẩn bị tiếp, không thể chần chừ, nếu uể oải thì không thể nâng cao chất lượng của đề án để kịp trình hội nghị trung ương tiếp theo, GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, nhận định.
GS Đặng Hữu nhấn mạnh: Đề án phải tiếp thu được cái mới của thời đại trong sự sáng tạo của chúng ta. Ngày nay, giá trị tạo ra không phải là do vốn mà là do phương pháp mới và công nghệ mới; nếu giáo dục không thay đổi, chúng ta sẽ mãi mãi bán tài nguyên, bán nhân công và đất nước càng tụt hậu.
"Đào tạo giáo viên như thế nào cũng đang là vấn đề. Chúng ta đổ tiền vào trường sư phạm thì đào tạo theo cách nào khi mà trường sư phạm của ta đang tư duy theo lối cũ, rất cổ lỗ sĩ. Cách làm cũ mà đổ tiền để đào tạo thì chưa chắc tốt."
GS Lâm Quang Thiệp
Theo GS Thiệp, để có một bản đề án hoàn hảo, phải có những con người uyên bác tập hợp trong một hội đồng giáo dục quốc gia để thảo luận khoa học nghiêm túc, có sự tham gia của chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, nhà giáo trong nước và giải quyết vấn đề từ gốc chứ không phải cải cách là bắt đầu từ SGK.
Theo GS Hạc, trong lúc chờ đợi và hy vọng, nền giáo dục Việt Nam phải thay đổi, sửa chữa những điểm sai chính yếu sau đây.
Một là, phải chấn chỉnh, sửa sai ngay những gì thấy sai trước mắt, ví dụ bộ SGK phổ thông, bộ giáo trình ĐH. Hai là, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng.
Ba là mau chóng phân luồng học sinh để không tiếp tục thừa thày thiếu thợ. Nghị quyết T.Ư 2 đề ra mục tiêu: Sau lớp 9 phải phân luồng học sinh, 20% học tiếp THPT và 80% học nghề và tiếp tục học liên thông nếu có thể. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, năm 2012 có tới 86% học sinh THCS vào học THPT.
Thứ tư, cần nhanh chóng giải quyết những vấn đề liên quan cuộc sống và trình độ giáo viên.
Thứ năm, phải bảo đảm môi trường trung thực và dân chủ trong nhà trường từ cách dạy học sinh. Không thể để trong nhà trường có cảnh mua bằng, bán điểm; có cảnh lớp chất lượng cao, con nhà giàu học sướng như tiên khi xung quanh là con nhà nghèo, có em đi học còn đói cơm.

 

Foxconn từng khốn đốn với iPhone 5

Foxconn vừa thừa nhận, iPhone 5 là thiết bị khó khăn nhất mà hãng này từng sản xuất.

Để có được chiếc iPhone 5 “lột xác” hoàn toàn so với phần còn lại, không chỉ công ty Apple mà ngay cả dây truyền sản xuất Foxconn cũng phải thốt lên những khó khăn khi bắt tay vào sản xuất thiết bị này.

Foxconn từng khốn đốn với iPhone 5, Thời trang Hi-tech, Foxconn khon don vi iPhone 5, iPhone 5, Foxconn gap kho khan voi iPhone 5, gia iPhone 5, Foxconn, dien thoai iPhone 5, nha may Foxconn, cong ty Foxconn, Apple, iPhone, hang Foxconn, anh iPhone 5, ra mat iPhone 5

iPhone 5 gây khó khăn cho cả dây truyền sản xuất của Foxconn

Tờ báo kinh doanh nổi tiếng nhất nước Mỹ, The Wall Street Journal vừa đăng tải thông tin từ một vị quan chức giấu tên của Foxconn cho biết, “iPhone 5 là một trong những thiết bị khó khăn nhất mà Foxconn từng lắp ráp”. Đặc biệt, ngay thời điểm hiện tại người lao động ở các dây truyền sản xuất của Foxconn vẫn phải trau dồi kỹ năng làm thế nào để sản xuất ra chiếc điện thoại thông minh đáp ứng các tiêu chuẩn cao mà phía Apple đề ra.
Vị quan chức giấu tên của Foxconn còn nói rằng, “iPhone 5 sử dụng một loại vật liệu sơn mới, cho nên nó rất dễ trầy xước khi có va quệt”, đây cũng chính là khó khăn mà các dây truyền sản xuất gặp phải khi không đáp ứng được các cuộc kiểm tra chất lượng. Lưu ý, kể từ khi iPhone 5 ra mắt vào tháng 9 vừa qua, Apple đã liên tiếp nhận được những phản hồi trực tiếp từ phía người tiêu dùng về việc lớp viền bên ngoài dễ dàng bị trầy xước.
“Luôn luôn là khó khăn khi phải đáp ứng cả hai nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu thực tế”, vị quan chức của Foxconn nói thêm.
Một thông tin đáng chú ý khác cũng đến từ Foxconn, khi mới đây cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện chi nhánh nhà máy Yantai của Foxconn tại Quảng Đông sử dụng lao động vị thành niên.
Foxconn khẳng định không hề có chuyện bóc lột lao động vị thành niên và sẽ tìm ra bất kì người nào có liên quan nếu quả thực việc những thực tập sinh 14 tuổi này bị đuổi việc là thật. Điều thú vị là công ty này cũng không hề phát ngôn rằng sự việc này xảy ra ở bộ phận sản xuất linh kiện của Apple.
Trong quá khứ, Foxconn đã từng dính rất nhiều nghi vấn liên quan đến vấn đề tiền lương và bạo lực tại nơi làm việc. Tim Cook cũng từng phải tới tận xưởng sản xuất của công ty này để xác minh.

 

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu.

Model có giá ở mức 4.500.000Đ, chạy Android 4.1 có tiếng Việt chuẩn, màn hình 4,5 inch, sở hữu cấu hình chip lõi kép, ram đa luồng và hỗ trợ đầy đủ kết nối Wifi N, GPS, 3G, camera 5 'chấm' với tính năng lấy nét từng điểm và nhận diện nhiều khuôn mặt cùng 1 lúc.

Ngoài ra sản phẩm có thêm cổng HDMI giúp xuất định dạng video HD sang tivi, máy hỗ trợ âm thanh Beats Audio và sử dụng phần mềm bản quyền của Google với logo Google sau lưng máy. Điểm yếu của máy là trọng lượng khá nặng (190g – iPhone 4S chỉ 140g) bởi tích hợp quá nhiều tính năng vào một.

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,
Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Một hình ảnh chính thức của Sky Limo X2
Sky Limo X2 vừa được hãng sản xuất Đài Loan công bố ra thị trường vào tháng 10, là thế hệ tiếp theo của Sky Limo (sau này được gọi là X1), được trang bị chip 2 nhân độc lập với mỗi nhân chạy tần số 1Ghz, Ram 512 kênh đôi, giúp sản phẩm có tốc độ xử lý mượt mà trên tất cả ứng dụng và games nặng. Pin theo máy có dung lượng 2.800 mAh cho thời gian sử dụng trung bình 2 ngày và tốt hơn nhiều dòng sản phẩm trên thị trường hiện nay.

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Tính năng đặc biệt trên Limo X2 là nhờ sử dụng HĐH Android 4.1 bản quyền nên nhà sản xuất có thể can thiệp sâu hơn để thay đổi nhận dạng bộ nhớ, theo đó, khi bạn lắp thẻ nhớ ngoài vào thì máy sẽ hiểu đó là bộ nhớ trong và cho phép cài đặt games, ứng dụng vào, như game Asphalt 7 hiện nay đã chiếm dụng lượng 1,5GB. Các sản phẩm khác có bộ nhớ nhỏ gần như “lực bất tòng tâm”.

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,
Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Máy có ưu điểm là khi sử dụng lâu vị trí đàm thoại vẫn mát mẻ, vì nhiệt được toả ra từ chíp được chuyển hết xuống phần dưới của máy, tuy nhiên vị trí này vẫn mát hơn các sản phẩm cùng loại trên thị trường từ 7-10 độ C. Để đạt danh hiệu máy có nhiệt độ xử lý thấp nhất trên thị trường, hãng đã sản xuất vi mạch nguyên khối và trang bị lá đồng tản nhiệt lớn, lá đồng này cũng khiến máy nặng thêm một phần.

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Kết nối HDMI: Truyền tải được 100% nội dung từ màn hình điện thoại sang tivi, đây là tính năng hiếm có trên các dòng Mobile hiện nay và là tính năng khiến người dùng bất ngờ nhất, chỉ cần cắm cáp kết nối HD với tivi, máy sẽ đóng vai trò là bộ phát thay thế hoàn hảo các thiết bị phát HD truyền thống bởi nguồn phát không phụ thuộc vào đĩa DVD mà thay vào đó là kết nối mạng trực tiếp để xem video trên các kênh phim HD, youtube, zing video…Ngoài ra bạn có thể chơi games, đọc báo mạng… trực tiếp trên màn hình. Theo tiết lộ thì tính năng này đã ngốn hết của nhà sản xuất 40% chi phí sản xuất sản phẩm. Xem video tại đây!
Ảnh chính thức của Sky Limo X2 tại thị trường Việt Nam:

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,
Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Mặt sau thiết kế nguyên khối chắc chắn

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,
Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,
Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

Các góc xung quanh bo tròn, chân sạc và chân tai nghe ẩn sâu bên trong nhằm chịu đứng tốt hơn trong va đập

Sky Limo X2: Android có HDMI giá dưới 5 triệu, Thời trang Hi-tech,

 
Hộp sản phẩm và thẻ BH chính hãng 1 năm

Sản phẩm được phân phối chính thức bởi Skyphone Việt Nam với giá 4.500.000đ. Website: skyphone.vn
Xem thông tin chi tiết: Tại đây!
Hệ thống cửa hàng toàn quốc:
- Hà Nội: 185 Trần Đăng Ninh - Q.Cầu Giấy. 04.8587.8820 - 0166.963.9899
- Hồ Chí Minh: 429 Nguyễn Kiệm - Q.Phú Nhuận. 08.6674.2208 - 0904.529.640
- Đà Nẵng: Tầng trệt trung tâm thương mại 35 Thái Phiên - Q.Hải Châu. 0511.282.8888 - 0905.110486

Miền Bắc
+ Cơ sở HN2: 32 Khu Tân Bình - TT. Xuân Mai. 04.3372.4668 - 0936.956.868
- Thái Nguyên: 376/1 Bắc Kạn - Tp.Thái Nguyên. 0904.718.030
- Bắc Giang: Số 10 Nguyễn Văn Cừ - Tp.Bắc Giang. 0912.589.188
- Hà Nam: 18 Phạm Ngọc Thạch - Tp.Phủ Lý. 0987.142.115
- Nam Định: 35 Nguyễn Bính - Tp.Nam Định. 0943.133.823
- Yên Bái: 607 Điện Biên - Tp.Yên Bái. 0982.598.955

 

Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012.

5 dòng điện thoại thông minh hoàn toàn mới Xperia TX, Xperia V, Xperia J, Xperia SL và Xperia miro với thông điệp "Sáng tạo, xem phim, nghe nhạc, giải trí - Bốn trải nghiệm, một thế giới cảm xúc bất tận với Xperia - Sony smartphone", đã chính thức được ra mắt tại triển lãm Mobile Vietnam 2012 vừa qua.

Với sự góp mặt của 5 dòng Xperia mới với những trải nghiệm tuyệt hảo cùng với sự bày trí đẹp mắt, chương trình đa dạng, khu vực trưng bày của Sony đã thực sự tạo được điểm nhấn trong mắt khách tham quan trong Triển lãm Mobile Vietnam 2012 diễn ra tại Hà Nội. Triển lãm được kéo dài từ ngày 18 đến ngày 21/10 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế. 

Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012, Thời trang Hi-tech,

Ông Yuzo Otsuki - Tổng Giám đốc Sony Electronics Việt Nam cùng với Ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các Lãnh đạo Cấp cao tại lễ cắt băng khai mạc triển lãm Mobile Vietnam 2012

Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012
5 dòng điện thoại thông minh hoàn toàn mới Xperia TX, Xperia V, Xperia J, Xperia SL và Xperia miro với thông điệp "Sáng tạo, xem phim, nghe nhạc, giải trí - Bốn trải nghiệm, một thế giới cảm xúc bất tận với Xperia - Sony smartphone", đã chính thức được ra mắt tại triển lãm Mobile Vietnam 2012 vừa qua.
Ông Yuzo Otsuki - Tổng Giám đốc Sony Electronics Việt Nam chia sẻ: "Triển lãm Mobile Vietnam 2012 là một sự kiện quan trọng của ngành di động diễn ra vào mùa thu, mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Tham gia sự kiện này, Sony mong muốn mang đến người dùng thủ đô cơ hội trải nghiệm trọn vẹn các dòng điện thoại thông minh Xperia được tích hợp những công nghệ đóng mác Sony tiên tiến. Xperia là sản phẩm chiến lược của Sony giúp người dùng sáng tạo, xem phim, nghe nhạc, giải trí một cách tuyệt vời và trọn vẹn nhất, trong sự kết nối hoàn hảo với các thiết bị khác của Sony."
Sắp được “sánh vai” cùng với điệp viên 007 James Bond trong bộ phim Skyfall, Xperia TX mang đến cho người dùng một trải nghiệm tuyệt đỉnh với thiết kế đầy tính nghệ thuật mang phong cách Xperia Arc nổi tiếng toàn cầu, màn hình độ phân giải HD cực nét, camera độ phân giải cao và công nghệ kết nối thông minh "One touch" NFC. Chính từ những yếu tố đỉnh cao này đã giúp cho Xperia TX được nhiều người tham quan chú ý quan tâm. Không trở nên kém cạnh, ngoài việc được tích hợp nhiều tính năng và thiết kế thú vị như của Xperia TX, Xperia V cũng trở thành hàng “top” và thu hút người dùng bằng ưu thế tốc độ truy cập mạng cực nhanh khi được trang bị kết nối 4G LTE. Không chỉ vậy, Xperia V còn trở thành “anh chàng dẻo dai ấn tượng” khi sở hữu các thiết kế đặc biệt giúp chống bám bụi và chống thấm nước ở mức cao nhất (chuẩn IP55/57+), với chuẩn này có thể đảm bảo điện thoại hoạt động tốt dưới nước sâu đến 1m trong vòng 30 phút.

Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012, Thời trang Hi-tech,

 Khách tham quan cùng nhau trải nghiệm những dòng Xperia mới của Sony

Bên cạnh dòng Xperia TX và Xperia V với những thiết kế đỉnh cao thì Sony còn mang đến cho người tham quang những trải nghiệm hoàn hảo từ màn hình HD. Xperia SL trở thành chiếc điện thoại có màn hình HD siêu nét, với mật độ điểm ảnh 342 ppi cao nhất trên thị trường smartphone hiện nay. Bên cạnh đó máy còn có bộ xử lý lõi kép cực nhanh 1.7Ghz giúp cho người dùng hoàn toàn thỏa mãn mơ ước về tốc độ trên một chiếc smartphone. Còn với Xperia J và Xperia miro thì lại thu hút những khách tham quan trẻ với những thiết kế trẻ trung, màu sắc cá tính…
Không chỉ có 5 dòng Xperia mới nhất, tại khu vực trình diễn Xperia- Sony Smartphone người dùng còn có cơ hội trải nghiệm toàn bộ 15 dòng Xperia đa dạng, phong phú với những tính năng thời thượng.

Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012, Thời trang Hi-tech,
Gặp mặt “tân” Xperia tại Triển lãm Mobile 2012, Thời trang Hi-tech,

Nhiều chương trình hấp dẫn, cùng với sự hiện diện của các dòng Xperia mới gian hàng của Sony thu hút khá nhiều sự quan tâm của khách tham quan tại triển lãm

Những tinh hoa công nghệ mang tên Sony
Với sự kế thừa và phát huy những tinh hoa về công nghệ sẵn có, các dòng Xperia mới của Sony đã tạo được những ấn tượng về các tính năng trong mắt người dùng. Xperia T, Xperia V và Xperia SL tích hợp màn hình có độ phân giải sắc nét nhất của Sony. Tốc độ xử lý hình ảnh nhanh (chỉ trong 1 giây kể từ chế độ chờ) và khả năng kết nối thông mình “One touch” NFC giúp người dùng trải nghiệm độ phân giải HD một cách chân thực và thuận tiện nhất. Ngoài ra, với kết nối thông minh NFC, chỉ cần chạm nhẹ và SmartTag để kích hoạt tính năng, chiếc điện thoại Xperia đã có thể tự làm các công việc như mở một trang web, gửi tin nhắn hay mở cùng một lúc nhiều ứng dụng… mà người dùng đã quy định sẵn. Dù là mới hay cũ, các dòng Xperia của Sony cũng không thể thiếu đi các ứng dụng WALKMAN, Album và Movies vốn được xem là điểm trội của Sony từ trước đến nay.
Một điểm mới khác giúp cho người dùng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi chọn dùng Xperia của Sony là sự tích hợp phần mềm bảo mật BKAV và gói ứng dụng Lạc Việt trên app Xtra. Người dùng điện thoại Xperia sẽ được tặng kèm 6 tháng sử dụng miễn phí hai ứng dụng nhiều tiện ích này như diệt virus, chặn spam, chống trộm, hay nhưng bộ từ điển được biên soạn theo giáo trình Oxford và Lạc Việt eBook.

 

Bộ sưu tập điện thoại dành cho người già

Điện thoại di động ngày nay đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, đa phần các mẫu điện thoại trên thị trường đều không phù hợp với người cao tuổi.

Đặc biệt là ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện thoại của người già, người cao tuổi, người tàn tật, người khiếm thị… là rất nhiều. Nhưng thật khó để tìm được một chiếc “dế” đơn giản, loa to, số to, dễ sử dụng và tiện lợi phù hợp với người già.
Đáp ứng nhu cầu đó, Công ty Cổ phần AVIO Việt Nam ra mắt bộ sưu tập điện thoại dành người già nhân dịp Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 với thông điệp: “Yêu thương hơn nữa dành cho Cha Mẹ”. Đây cũng là lời cảm ơn chu đáo đến bậc sinh thành dưỡng dục. Những chiếc điện thoại được thiết kế phù hợp dành riêng cho người cao tuổi với âm lượng loa to, phím bấm lớn kèm chữ hiển thị trên màn hình rõ ràng. Đặc biệt được tích hợp thêm nút gọi điện khẩn cấp SOS vô cùng hữu ích. Với nút SOS, Ông (Bà), Cha (Mẹ) chỉ cần một thao tác đơn giản có thể gọi điện khẩn cấp, đồng thời gửi ngay tín nhắn đến 5 số khẩn cấp được cài đặt các nút khẩn cấp có thể sửa đổi. Rất nhiều trường hợp người cao tuổi đã tránh được sự cố đáng tiếc nhờ nút SOS hữu ích này.
Dưới đây là một số mẫu điện thoại trong bộ sưu tập:

Bộ sưu tập điện thoại dành cho người già, Thời trang Hi-tech,

AVIO V6103
Màu đen
Giá niêm yết: 890.000đ
Giá khuyến mại: 790.000đ

Bộ sưu tập điện thoại dành cho người già, Thời trang Hi-tech,

AVIO i08
Màu đen và trắng
Giá niêm yết: 1.150.000đ
Giá khuyến mại: 949.000đ

Bộ sưu tập điện thoại dành cho người già, Thời trang Hi-tech,

AVIO Z301
Màu đen
Giá niêm yết: 1.090.000đ
Giá khuyến mại: 899.000đ
Một chiếc điện thoại thể hiện sự quan tâm chăm sóc gia đình bạn
Cũng trong dịp này, Quý khách hàng khi mua điện thoại người già bất kỳ đều được tặng thêm phần quà trị giá 500.000đ gồm: 01 Sim tài khoản lớn và Bao da điện thoại chất lượng cao.
Với thiết kế nhỏ gọn và các tính năng đặc thù, Bộ sưu tập điện thoại người già sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho những người lớn tuổi khi muốn sử dụng một chiếc điện thoại di động để liên lạc với người thân và cũng là món quà thiết thực, đầy ý nghĩa để chúng ta dành tặng cho bố mẹ, ông bà và những người cao tuổi trong gia đình mình. Hãy chăm sóc người cao tuổi theo phong cách hiện đại.
Một số tính năng chi tiết của sản phẩm:

Bộ sưu tập điện thoại dành cho người già, Thời trang Hi-tech,


AVIO i08
• Thiết kế đột phá:
- Bàn phím nổi ABC siêu lớn, chức năng đọc số bằng giọng nói độc đáo. Màn hình được thiết kế lớn hơn những dòng máy trước, phông chữ và số rất lớn và dễ nhìn.
- Thiết kế đơn giản tối đa phím bấm với chỉ 2  phím chọn và quay lại. Việc sử dụng điện thoại di động với người già trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

• Loa:
 Hai loa với âm thanh khuyếch đại ,người dùng có thể tự điều chỉnh mức độ âm thanh trong phần Cài đặt và Điều chỉnh âm lượng hoặc thao tác nhanh với phím tắt bên cạnh sườn, phím tăng giảm âm cả trong khi đàm thoại ở vị trí phím số 0.
• Phím tắt gọi nhanh:
- Phím tắt gọi nhanh cho con gái, con trai ở vị trí phím * và # với hình minh họa sinh động chẵc chắn sẽ làm người cao tuổi thấy gần gũi và thân quen với sản phẩm.
- Việc cài đắt số điện thoại gọi nhanh rất đơn giản, chỉ việc vào phần Danh bạ trong Menu, chọn Quay số nhanh, nhập số điện thoại con gái vào chỗ nhập số của phím * và số con trai vào chỗ nhập số của phím #.

• Phím tắt tiện dụng:
- Các phím tắt được thiết kế nổi, gạt ở 2 bên sườn máy và in hình minh họa rõ ràng.
- Chức năng nghe đài FM: Chỉ cần gạt phím FM mà ko cần phải cắm tai nghe rối rắm, dò kênh với 1 phím bấm, cài đặt kênh nghe
- Đèn led: Máy hỗ trợ 2 đèn led siêu sáng rất hữu ích khi trời tối
- Tăng giảm âm lượng, khóa bàn phím

• Phím SOS:
Một điều không thể thiếu và quan trọng trong dòng điện thoại dành cho người cao tuổi đó là phím SOS (được dùng trong trường hợp khẩn cấp). Khi phím SOS được kích hoạt thì máy sẽ nhắn tin vào các số của người thân được cài trong chức năng SOS (tối đa 5 số) và gọi liên tục cho tới khi có một người nhấc máy. Đồng thời bản thân máy cũng phát ra tín hiệu SOS cho người xung quanh biết. Phím được thiết kế gạt lên gạt xuống tránh trường hợp chúng ta sơ ý gạt nhầm thì có thể gạt phím lên để tắt tín hiệu SOS.

Cài đặt số SOS: vào phần Danh bạ  trong Menu ,chọn Số khẩn cấp và nhập mới số điện thoại người thân.
Chi tiết tham khảo tại đây
Công ty AVIO Việt Nam.
Showroom bán và trưng bày sản phẩm chính hãng:
AVIO Việt Nam
Địa chỉ: Số 43 Trường Chinh – Hà Nội
(Gần ngã tư Cầu Vượt Vọng - Giải Phóng)
Điện thoại:
04.8586.6565
Hotline: 0906.40.2222

Shop Người Già
Địa chỉ:
Số 6 ngõ 354 Trường Chinh – Hà Nội 
(Đối diện Viện Y học Hàng không – Ngã tư Sở)
Điện thoại:
04.8586.8484
Hotline: 092.553.4444

 

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD.

IBUY MD-803 2 camera - Cơn sốt máy tính bảng với chất lượng, giá cả vượt trội.

Bạn đang cần một món quà ý nghĩa ? đầy chất công nghệ và phong cách thời trang sành điệu cho nàng ? Ipad chính hãng apple thì hơi quá đắt tiền cho 1 món quà, nhưng với Ipad 8 inch giá 99 USD thì hợp lý hơn nhiều.
Xu hướng công nghệ đang rất thịnh hành những máy tính bảng thời trang sành điệu. Nhỏ gọn, thuận tiện di chuyển, phong cách làm việc hiện đại, giải trí , giao diện thân thiện cùng cấu hình mạnh mẽ sẽ là những món quà hấp dẫn giúp nam giới lấy lòng phái đẹp trong ngày phụ nữ Việt Nam sắp tới.
Vì thế trong dịp lễ này, IBUY giới thiệu sản phẩm đang rất được ưa chuộng, đó là máy tính bảng IBUY MD-803 chính hãng Hàn Quốc với giá gốc 4.400.000 VNĐ, giảm 50% chỉ còn 2.290.000 VNĐ ( tặng thêm bao da trị giá 250.000 VNĐ ).
Ngoài ra khi mua hàng từ 12h30 ngày 18/10 – 12h30 ngày 21/10, bạn còn được tặng thêm rất nhiều quà giá trị khác như thẻ nhớ 8gb, cáp kết nối usb ….. ( lưu ý: quà tặng thêm chỉ áp dụng ở HCM).

 Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,
 
IBUY MD-803 – Chất lượng vượt trội + giá sốc đã tạo nên cơn sốt mới tại thị trường máy tính bảng.

Đây là cơ hội tốt nhất để bạn nhận 1 máy tính bảng giá cực rẻ, chất lượng cao, bảo hành 1 năm nhưng giá chỉ 2.290.000 VNĐ + Tặng thêm bao da trị giá 250.000 VNĐ + nhiều phần quà giá trị khác
IBUY MD-803 là sự kết hợp giữa công ty IBUY Việt Nam và thương hiệu KNC Hàn Quốc.
KNC thương hiệu lớn Hàn Quốc với chất lượng máy cực kỳ ổn định, vừa mới ra một loại máy tính bảng 8 inch IBUY MD-803, với 1 chức năng quan trọng là wifi cực mạnh, đây là chức năng IBUY yêu cầu thêm vào nhằm cho khách hàng bắt wifi ở khuôn viên rộng.
Chúng ta cùng xem chi tiết tính năng của máy tại đây: Máy tính bảng IBUY MD-803
Giới thiệu sơ lược về máy tính bảng IBUY MD-803:
IBUY MD803 với màn hình 8 inch cảm ứng điện dung 5 điểm cùng lúc
Dung lượng 8GB, hỗ trợ khe thẻ nhớ tối đa 32GB, Wifi, USB 3G
Chip Cortex A13 1.2GHZ, DDR3 512MB, Android 4.0.4, 2 Camera phía trước 1.3 Mpx, phía sau 2.0 Mpx

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,
Máy hỗ trợ kho ứng dụng Market Android, cho phép download trực tiếp trên máy các ứng dụng mới thông qua wifi được tích hợp sẵn trên máy. Sử dụng Android mới nhất 4.0.4, giao diện đẹp hơn so với các phiên bản cũ, giúp bạn không bỏ lỡ bất kì ứng dụng mới nào trong kho phần mềm market của Android.

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,

Điểm nổi bật là màn hình lớn 8 inch, lớn hơn rất nhiều so với mẫu 7 inch. Giúp làm văn phòng Office(Word, Excel, Powerpoint), dễ dàng hơn nhiều. Xem phim, nghe nhạc online, chơi games 3D mới nhất, hay cho các bé chơi trò trí tuệ, Chay Yahoo, Skype, Lưu giữ hình ảnh, hay làm việc văn phòng, đọc truyện .......

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,

Máy có 2 camera, camera phía trước giúp chat video bằng yahoo, skype, đôi lúc có thể tự chụp hình, Camera phía sau 2.0 Mpx, giúp bạn có thể chụp mọi thứ xung quanh, hay chụp hình bạn bè để đăng lên Facebook.

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,

Sử dụng Chip A13 1.2 GHZ, DDR3 512 MB, Đây là chip được sản xuất mới nhất giúp giảm nóng khi cầm máy đếm hơn 30% so với phiên bản cũ chip A10 giúp bạn chơi game tiết kiệm pin hơn, cảm ứng nhạy hơn. Máy hỗ trợ đa điểm cảm ứng, nên bạn có thể sử dụng nhiều ngón tay cùng lúc, giúp chơi các games nhạy hơn nhiều như Fruit Ninja, các games đi cảnh.....

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,

Máy hỗ trợ loa ngoài, giúp nghe nhạc, xem phim không cần tai nghe, với âm thanh cực tốt.

Quà cho nàng với máy tính bảng 8 inch giá 99USD, Thời trang Hi-tech,

Wifi cả 3 chuẩn b/g/n, nên cho phép truy cập internet ở khuôn viên rộng mà sóng không bị yếu.
Nếu chỗ nào không có Wifi, có thể gắn USB 3G E173 để kết nối internet.
Nếu bạn muốn mua 1 máy tính bảng tiện dụng, đây là cơi hội của bạn, máy chính hãng bảo hành 12 tháng, chép ứng dụng và games miễn phí trọn đời.
THẾ GIỚI SỐ IBUY
Chuyên cung cấp: Máy tính bảng, Máy nghe nhạc mp3 mp4, điện thoại siêu bền.
Website: www.ibuy.vn
Thời gian làm việc: 8g30-20g (Thứ 2 - Thứ 7), 8g30-12g30 (Chủ nhật)
Tại TPHCM:
Showroom 1: 97 Huỳnh Mẫn Đạt, Phường 7, Quận 5, HCM
Điện thoại: (08) 38.36.36.06
Showroom 2: 333B Minh Phụng, P2, Q11, HCM
Điện thoại: (08) 62.765.797
Tại Đồng Nai:
Showroom 3: Kios 08,09 Công Viên Long Thành,huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ĐT: 061.354.79.79
Tại  Hà Nội:
Showroom 4: 974 Đường Láng - P.Láng Thượng - Q.Đống Đa - Hà Nội   
Điện thoại: (04) 62.752.422