Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

"Không nản trí, vô trách nhiệm trong mỗi bài thi Tốt nghiệp"

“Hãy suy nghĩ tới cùng để tìm ra chân lý, không được nản chí, không được vô trách nhiệm, chủ quan trong mỗi giờ thi”.

Đó là lời tâm sự của Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) nhân ngày Lễ trưởng thành (Lễ tiễn học sinh khối 12) cho các trò lớp 12 của trường. 

Chỉ còn vài ngày nữa là kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2013 sẽ diễn ra, trong thời gian này học sinh khối 12 của các trường đang ở nước rút chặng đường để bắt đầu một kỳ thi. Với trách nhiệm và tình thương trò của mình, thầy Nguyễn Tùng Lâm căn dặn học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng: “Chỉ còn mấy hôm nữa là thi tốt nghiệp, mong các em tiếp tục phấn đấu, không được chủ quan, mệt mỏi thiếu ý chí. Hãy vững vàng tự tin, quyết tâm cao trong mỗi giờ thi của mỗi môn thi Tốt nghiệp. Nghiêm túc thực hiện các nội quy thi, đặc biệt với môn thi trắc nghiệm, các trò hãy cẩn trọng đọc kỹ đầu bài, tìm phương án đúng cho từng câu trả lời. Hãy suy nghĩ tới cùng để tìm ra chân lý, không được nản chí, không được vô trách nhiệm, chủ quan trong mỗi giờ thi”.

TS Nguyễn Tùng Lâm kỳ vọng, thầy cô và cha mẹ đều mong muốn mỗi học sinh lớp 12 đều thành đạt trong cuộc sống bằng chính sự nỗ lực học tập, rèn luyện của mỗi người. Với học sinh trong trường phổ thông, nhà trường đã giúp cho mỗi trò có đủ trí thức và nhân cách, sau này các trò phải tìm kiếm kinh nghiệm sống trong cuộc sống để có thể góp nhiều công sức cho đất nước và cho chính hạnh phúc, sự nghiệp của mỗi trò.

Với học sinh Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm tin tưởng: “Sự nghiệp học để xây dựng đất nước, xây dựng sự nghiệp cho chính bản thân mặc dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng thầy tin các trò sẽ hoàn thành sự nghiệp vẻ vang này. Chỉ cần chúng ta có niềm tin, có ý chí, có quyết tâm, biết học hỏi, biết phát huy những bài học truyền thống của trường”.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, trong những năm qua Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã làm tốt công tác hướng giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của mình, từ đó biết cách lựa chọn và định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai. “Ra trường tôi nghĩ các trò sẽ nhớ mãi ngày khai giảng với Lễ dâng hương, “Cờ lau tập  trận”, bài hợp xướng hào hùng về Hoa Lư ngàn xưa…” TS Lâm xúc động.

Buổi lễ tiến học sinh khối 12 của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng diễn ra tại Bái đường Quốc Tử Giám với nghi thức trang trọng và xúc động. Sau buổi lễ, nhiều học sinh ôm trầm lấy nhau khóc, lưu luyến một thời học sinh trẻ dại.

Xúc động trong buổi lễ, em Đỗ Thảo Ly – Học sinh lớp 12A2 của trường cho biết, hôm nay là một cảm xúc khó tả, vừa vui, vừa buỗn. Vui vì chính ngày hôm nay chúng ta thực sự trưởng thành và bước tiếp để vươn tới những ước mơ của mình, nhưng cũng buồn vì phải xa thời học sinh nhiều kỷ niệm, thân thương, xa mái trường, xa bạn bè thầy cô đã gắn bó và dìu dắt chúng ta trong  suốt quãng thời gian qua.

“Mặc dù mỗi người một tính cách, một sức học khác nhau nhưng thầy cô đều tìm cách dạy tốt nhất phù hợp với tất cả các bạn để phát triển nhân cách tích cực. Đôi lúc chúng em vì sự trẻ con, bốc đồng đã khiến thầy cô phải buồn lòng, cho tới bây giờ chúng em mới thấu hiểu được lời trách mắng, nhắc nhở từ thầy cô, đó là sự quan tâm dành cho chúng em” Thảo Ly xúc động nói.

Một số hình ảnh cảm động trong Lễ tiễn học sinh khối 12 của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội):

Rơi lệ trong ngày chia xa mái trường cũ. 
Chỉ còn vài ngày nữa là chúng em xa cô, xa mái trường yêu dấu đã nuôi dưỡng chúng em nên người. Chúc các trò thành công, tự tin trên con đường học tập và cuộc sống.
Sẽ nhớ mãi những tháng ngày bên nhau tại ngôi trường yêu dấu.
Chúng con sẽ luôn mãi nhớ về mái trường xưa, nơi có cô, có thầy và bạn bè. 
Những tháng ngày còn là bạn bè dưới mái trường Đinh Tiên Hoàng sẽ là những tháng ngày đáng nhớ nhất thời học sinh. 
Mai này, khi ra trường và bước vào cuộc sống mới, môi trường học tập mới các trò không quên nơi mình đã từng lớn lên, từng học và được rèn luyện tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng. 

 

Thầy giáo Khắc Hiếu chia sẻ “tâm lí cần chuẩn bị trong mùa thi”

Sau chùm ảnh "Biết cách học thì bớt cực nhọc" hướng dẫn cách ôn thi khoa học, hiệu quả, thầy Khắc Hiếu tiếp tục đưa ra một số lời khuyên bổ ích giúp sĩ tử có tâm lí vững vàng để bước vào mùa thi sắp tới. 


Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho ki thi tuyển sinh đại học cao đẳng, tâm lí của các em học sinh lớp 12 đều rất căng thẳng mệt mỏi. Ngoài áp lực phải ôn luyện thật tốt để đạt kết quả cao, thời tiết đầu mùa oi bức cũng là nguyên nhân khiến sức khỏe, tinh thần các em giảm sút. Hiểu được điều này, đúc rút từ kinh nghiệm bản thân và kiến thức chuyên môn, thầy giáo tâm lí Khắc Hiếu đã phân tích những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng không tốt tới sĩ tử. Từ đó thầy cũng đưa ra giải pháp giúp các em tháo gỡ và tự xả stress cho mình.
Lời khuyên của thầy được rất nhiều người hưởng ứng và đón nhận.

TÂM LÝ CẦN CHUẨN BỊ TRONG MÙA THI

1. Trong giai đoạn “trăm dâu đổ đầu tằm”, nào là kỳ thi tốt nghiệp, kỳ thi đại học.v.v… thí sinh có 2 điều cần chuẩn bị:

* Một là, đả thông tư tưởng để tránh bị căng thẳng. Sự lo âu quá nhiều thứ làm cho thần kinh căng nặng trĩu dẫn đến sút giảm khả năng học tập và trì trệ trong suy nghĩ. Trường hợp này, thí sinh nên “đả thông tư tưởng” của mình. Đối với kì thi tốt nghiệp THPT, đây chỉ là kì thi kiểm tra kiến thức trong 3 năm học nên đề thi vừa phải, học sinh trung bình cũng có thể dễ thở khi làm bài, vì vậy không cần áp lực quá. Riêng kì thi tuyển sinh đại học – cao đẳng, nếu mục tiêu vừa tầm với thì tâm trạng sẽ nhẹ nhàng thôi. Nếu cảm mất tự tin và lo âu căng thẳng thì cẩn thận mục tiêu đã cao hơn tầm với.

* Hai là, tư thế chủ động để chuẩn bị từ xa.

Đôi khi nhiều bạn chủ quan “Còn cả tuần mới thi tốt nghiệp! Còn cả tháng thi đại học!”, đến gần hạn lại cuống cuồng lên. Do đó, việc ôn thi tốt nghiệp và đại học cũng phải chuẩn bị từ ngay trong lúc còn đang học trên lớp. Cái gì cũng có thời gian chuẩn bị trước, kế hoạch đâu vào đó với một tư thế chủ động thì tâm lý sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2. STRESS TRONG ÔN LUYỆN

Trong giai đoạn “văn ôn võ luyện”, stress là vị khách không mời nhưng thường xuyên tự đến. Thường do 3 nguyên nhân sau:

* Một là, thí sinh không đảm bảo sức khỏe, “pin” cạn nhưng không được “sạc” đầy sẽ khiến thần kinh mệt mỏi dẫn đến tiếp thu kém, gây căng thẳng trong học tập. “Căn bệnh” phổ biến của thí sinh khi ôn luyện là không ngủ đủ giấc, ít vận động cơ thể, hay lạm dụng cà phê và các chất kích thích chỉ để tỉnh táo tạm thời.

* Thứ hai, ôn tập mà không có chiến lược. Nếu chỉ biết có gì học đó, nhắm mắt cố gắng học tới đâu hay tới đó thì hiệu quả không cao. Tuy nhiên trước khi cất bước trên hành trình ôn tập, chúng ta cần có một tấm bản đồ để để tìm ra con đường ngắn nhất. Đó chính là kế hoạch ôn tập có phương pháp.

* Ba là, cha mẹ quan tâm con cái không đúng cách. Nhiều vị phụ huynh dùng phong cách “ngón trỏ” để “giúp” cho con chọn ngành học mà mình thấy “ngon lành” mà không quan tâm đến sở trường và nguyện vọng của con. Nhiều vị phụ huynh khác thì chăm chút cho con từng li từng tí, liên tục hỏi han khiến cho các sĩ tử nhiều khi cảm thấy…phiền phức vì bị quấy rối mất tập trung. Hơn nữa, sự chăm chút quá mức sẽ vô tình ám thị cho con rằng kì thi này là một cái gì đó rất ư là ghê gớm.

Stress cộng với việc xáo trộn nhịp sinh học hàng ngày do thức khuya dậy sớm, làm việc quá sức dẫn đến các bạn bị suy nhược thần kinh, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. Biểu hiện là mỗi ngày thí sinh đều thể hiện sự sầu muộn, từ chối những nguồn vui vốn có cộng với một số trong các triệu chứng sau:

- Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng bất thường.
- Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
- Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
- Mệt mỏi hoặc mất sức.
- Cảm giác vô dụng, vô giá trị.
- Giảm khả năng tập trung.
- Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.

3. PHƯƠNG PHÁP GIỮ TÂM LÝ ỔN ĐỊNH TRONG KỲ THI SẮP TỚI

- Ngoài ra, để an tâm về kì thi sắp tới, thí sinh nên có tầm nhìn thoáng hơn, đừng đặt mục tiêu quá cao. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường dễ bị stress gấp nhiều lần những người biết chấp nhận rằng mình chưa hoàn hảo. Ngoài ra, đừng xem việc thi cử là điều gì quá ghê gớm, cứ xem đống bài kia là một thử thách mà chúng ta cần cố gắng hết sức chứ đừng để tâm trí nghĩ rằng việc học là một món nợ sách đèn.

- Bên cạnh đó thí sinh cần giữ sự giao tiếp với bạn bè, với người thân trong gia đình, đừng tự nhốt mình hay cách ly với mọi người để học. Họ có thể là những chỗ dựa tinh thần tuyệt vời và “tám” với mọi người cũng là liệu pháp xả stress cực kì hiệu quả.

- Cuối cùng, hãy ngủ nghỉ và ăn uống đủ giấc. Thỉnh thoảng thay món cho não bằng cách đi dạo, chơi thể thao hay vào bếp trổ tài nấu nướng chẳng hạn.

“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn là giọt nước mắt cuối mùa thi”. Mọi sự cố gắng sẽ được đền đáp nếu chúng ta biết đặt sự cố gắng đó đúng chỗ.

Ngoài ra, để đến thành công, có nhiều con đường để đi, đại học – cao đẳng cũng chỉ là một trong rất nhiều con đường. Bản lĩnh con người nằm ở chỗ chúng ta biết mình là ai và con đường nào là phù hợp.

 

 

 

 

 

"Học Sử không cần uyên bác mà chỉ cần có tâm hồn"

Nằm trong chủ đề “Biển đảo quê hương”, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Thầy và trò Trường Quốc tế Hà Nội V.I.P luôn có những buổi ngoại khóa nói chuyện về biển đảo bổ ích.

Chương trình dạy cho học sinh kiến thức về biển, đảo, về chủ quyền đất nước được nhà trường chú trọng trong suốt cả năm học. Mục đích để cho học sinh tìm hiểu về biển đảo Trường Sa, phát huy lòng yêu nước và bảo vệ dân tộc.

Có dịp được chứng kiến những học sinh đang say sưa tập luyện những tiết mục văn nghệ cho buổi bế giảng năm học 2012-2013 của VIP School (Trường Hà Nội V.I.P), lòng không khỏi bị cuốn theo những xúc cảm dâng tràn. Lửa hè vẫn thiêu đốt trên từng tán phượng, mà lòng riêng thì rạo rực nỗi không riêng...

Thầy Trịnh Tuấn - Giáo viên Trường quốc tế Hà Nội V.I.P. Ảnh Xuân Trung

Trò chuyện với thầy Trịnh Tuấn (giáo viên của trường - một người thầy lăn lộn với bao nghề, giờ quay lại với đúng sở nguyện của mình là truyền kiến thức lịch sử cho học sinh) nói rằng, nếu giáo dục tri thức mà không giáo dục cho con người ta biết yêu tổ quốc thiêng liêng, yêu đồng bọc chân thành, thì coi như đó cũng chỉ là phản giáo dục mà thôi.

Đặt trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, năm học vừa qua, trường đặc biệt muốn nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước và nâng cao ý thức công dân trong mỗi học sinh. Vì thế, trường đã tổ chức chương trình khai giảng trong một không gian biển đảo với hình ảnh các chú bộ đội canh gác chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, nhằm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

“Nhìn các học sinh chăm chú học bài và vui chơi quanh hai mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa ngay trong khuôn viên sân trường, bên tai tôi cảm giác như nghe được những tiếng sóng muôn đời đang thổn thức. Cảm giác như đang được cùng các con giương buồm cùng các vua Nguyễn ra khơi...” thầy Tùng cho biết.

Trăn trở trước trực trạng học sinh chán môn Sử hiện nay, thầy Trịnh Tuấn cho rằng thực tế môn học lịch sử của giáo dục Việt Nam ngày càng đi xuống, và học sinh ngày càng không thích học môn này...

“Nhưng khi nhìn các bạn nhỏ chăm chú lắng nghe các thầy cô hướng dẫn các em học qua mô hình cột mốc chủ quyền biển đảo, các em say sưa tìm hiểu và đặt những câu hỏi khám phá cho giáo viên, tôi lại rất tin rằng, nếu như môn học lịch sử, thay bằng học lý thuyết quá nhiều, hãy cho học sinh học qua mô hình, ví dụ như mô hình các cột mốc chủ quyền, mô hình các trận chiến nổi tiếng, các chiến dịch, hay mô hình tượng các chân dung các danh nhân như Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Võ Nguyên Giáp v.v... thì không những học sinh dễ thuộc, dễ hiểu mà còn tăng thêm được tinh thần yêu thích môn học, đồng thời cũng tăng thêm tinh thần tự tôn dân tộc”.

Theo thầy Trịnh Tuấn,thay đổi phương pháp truyền đạt cho học sinh học lịch sử là điều cần phải làm ngay, bản thân môn Sử không khô khan như chúng ta tưởng, khô khan là do người truyền đạt mà thôi.

Tại trường quốc tế Hà Nội V.I.P sau một năm học kiến thức về biển đảo, học sinh đã thấm nhuần như sóng, như biển, và cứ dần dần như vậy kiến thức biển đảo của các em đã rất rõ dệt. Bằng các bài giảng minh họa với cột mốc, hình ảnh, sắc phong, video, mô hình…, học sinh rất nhanh hiểu bài.

Theo kinh nghiệm của thầy Trịnh Tuấn, dạy Lịch sử không được mang tư tưởng áp đặt cho học sinh, mà phải đưa những thông tin chính thức về chủ quyền, biển đảo để cho học sinh tự thẩm thấu ý thức bảo vệ lãnh thổ. Có thể từ cấp 1 dạy lịch sử qua hình ảnh, cấp 2 và 3 áp dụng theo mô hình, nhưng tư liệu mà ông cha ta đã có và làm như thế nào để khai phá, phải để cho học sinh tự thấu hiểu tầm quan trọng của biển và tự hào nước Việt Nam có hơn 3.000km bờ biển.

“Tôi vẫn  nói, học Sử không cần uyên bác nhưng phải có một tâm hồn. Thi ca và văn học  là một giá trị, khi lồng ghép văn học và lịch sử để có một phương pháp dạy là rất hay, học sinh lĩnh hội tự nhiên, điều đó cho các em cảm nhận học không có cảm giác là một giờ học mà là một giờ khám phá” thầy Trịnh Tuấn chia sẻ:

Trường Sa – Máu thịt Việt Nam ta

Các em ơi,  ta học bài đầu nhé!
Bài hôm nay có hai tiếng “Trường Sa”
Quần đảo thiêng liêng,  máu thịt Tổ quốc ta
Em hãy học để tạc ghi sử sách!
Em hãy nhớ bài học về biển đảo
Trang sử vẻ vang anh dũng, quật cường
Ông cha ta đã không tiếc máu xương
Cho hôm nay em tới trường rộn bước
Hãy noi gương những người đi trước
Gìn giữ non sông đất nước Tiên Rồng
Tổ quốc gọi ta - con cháu Lạc Hồng
Góp trí lực cùng giữ gìn bờ cõi.
Nào các em, thầy trò ta cùng nói: “ Đây Trường Sa sừng sững hiên ngang "
Trang sử vàng, ánh sáng chói chang
Rọi đường lớn dẫn em về phía trước.
Bài học hôm nay là tình yêu Tổ quốc
Thầy giảng em nghe đâu chỉ bằng lời
Đâu chỉ bằng những trang sách, em ơi!
Thầy dành trọn cả tình yêu tha thiết.
Nào các em, thầy trò ta cùng viết: Trường Sa thân yêu - máu thịt
Tổ quốc mình Tiếp bước cha ông, chúng ta nguyện hy sinh
Để mãi mãi Việt Nam ta toàn vẹn!”

(Trích bài thơ thầy Trịnh Tuấn dùng đề dạy Lịch sử chủ quyền biển đảo cho học sinh).

 

Thêm sự “mù mờ” trong cách tính điểm của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc?

Tiếp tục một thông báo về hạn nộp kết quả học tập đối với người dự tuyển viên chức thuộc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, nhưng theo phản ánh trong thông báo này một lần nữa Sở GD&ĐT lại thể hiện sự “mù mờ” về cách tính điểm học tập…

Có lặp lại cách tính khiến dư luận không đồng tình?

Ngày 27/5 vừa qua Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra một Thông báo dựa trên căn cứ là Văn bản số 500/SNV-CCVN ngày 20/3 của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc về việc tuyển dụng viên chức. Trong Thông báo được gửi cho những đối tượng dự thi đào tạo không theo hệ thống tín chỉ này có nêu: Những đối tượng này phải tách điểm xét tuyển đúng quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Với việc thông báo chung chung này dẫn đến nhiều thí sinh mơ hồ và đặt câu hỏi, rồi sau đây không biết Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tiếp tục áp dụng công thức tính điểm học tập của thí sinh như thế nào, trong khi trước đó chính Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản số 225 ngày 20/3/2013 về thông báo nộp kết quả học tập nhưng lại không áp dụng khác theo cách tính đó?. 


Thông báo mới nhất của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tiếp tục yêu cầu thí sinh tách điểm, nhưng không nói rã cách tính điểm như thế nào?

 
Trong thông báo số 225 như trên của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc có nói rõ, kết quả học tập được tách riêng điểm học tập và điểm tốt nghiệp với nội dung: Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập. Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn.

Sau Thông báo số 225 này đã được các thí sinh thực hiện nghiêm chỉnh về trường tách điểm, tuy nhiên tới hạn là ngày 17/4/2013 thí sinh đến nộp bảng tách điểm đúng như hướng dẫn của Sở GD&ĐT thì không được chấp nhận vì Sở cho rằng, các trường tách điểm chưa đúng và Sở tự áp dụng công thức tính điểm học tập theo cách riêng (Điểm học tập phải được tính bằng cách: Lấy đầu điểm của các môn trong bảng điểm cộng vào nhau, được bao nhiêu đem chia cho số đầu môn học tương ứng).

Trong khi công thức tính phổ biến của các  địa phương hiện nay là đầu điểm của mỗi môn học nhân hệ số (hệ số nhân chính là số đơn vị học trình của môn đó), tất cả cộng lại với nhau, rồi chia cho tổng số đơn vị học trình của tất cả các môn.

Rõ ràng, khi Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc ngày 27/5 vừa qua có ra tiếp một Thông báo là các thí sinh tiếp tục tách điểm để hoàn thiện quá trình xét tuyển, với Thông báo này một lần nữa những thí sinh không có lí do gì để không lo ngại về cách tính điểm của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, vì thực tế trước đó Sở đã không áp dụng đúng với nội dung Văn bản số 225.

Để làm rõ vấn đề trong cách tính điểm học tập tại Thông báo ngày 27/5, chúng tôi đã chủ động liên lạc với Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc nhưng chưa được phúc đáp.

Trước đó, trong cuộc trao đổi, bà Dương Thị Tuyến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, UBND tỉnh đã có Công văn gửi về Bộ GD&ĐT đề nghị có sự chỉ đạo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thực hiện đúng nội dung trong Nghị định 29 của Chính Phủ. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi đã liên hệ sang Bộ GD&ĐT, tuy nhiên Văn phòng Bộ thông tin cần phải kiểm tra lại văn bản chỉ đạo điều hành và chưa có câu trả lời. 

Chờ đợi và hụt hẫng

Sau khi nhận được Thông báo ngày 27/5 vừa qua của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, nhiều thí sinh dự tuyển viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc hoang mang vì sau bao ngày chờ đợi, giờ đây Sở ra Thông báo tiếp tục phải tách điểm lần nữa?

Nhiều sinh viên trong diện thi viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp vẫn còn băn khoăn và hoang mang trước cách ra Thông báo không rõ ràng của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Ảnh Xuân Trung

Thứ hai, theo ý kiến của nhiều thí sinh, trong Thông báo ngày 27/5 hầu như nội dung chỉ chung chung, không rõ ràng về cách tính điểm. Câu hỏi đặt ra là liệu Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục áp tục cách tính như vừa qua (lấy số điểm đầu môn học cộng lại rồi chia trung bình hay lấy số điểm nhân số đơn vị học trình?).

Liên hệ về tòa soạn báo Giáo dục Việt Nam, chị Dương Thị Ánh (một trong những sinh viên nằm trong diện xét tuyển viên chức của tỉnh Vĩnh Phúc) hoang mang cho biết, thông báo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa qua là không hề rõ ràng. Bản thân chị và nhiều thí sinh khác đã chờ đợi rất lâu cho đến thời điểm có bản Thông báo này nhưng hoàn toàn thất vọng vì Sở không nói rõ cách tính được áp dụng cụ thể ở đây là như thế nào.

“Đến hôm nay khi nhận được Thông báo của Sở GD&ĐT tất cả các sinh viên đều nhốn nháo, và chính bản thân tôi vô cùng hoang mang. Điều không rõ ràng ở đây mà chúng tôi băn khoăn đó là Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc sẽ tính điểm học tập theo cách nào. Lấy số điểm nhân số đơn vị học trình hay là lấy số điểm đầu môn học cộng lại rồi chia trung bình?

Theo thông báo của Sở GD&ĐT, lần một chúng tôi đã về trường làm điểm, tất cả các trường ĐH đều tính điểm như nhau, đó là lấy số điểm nhân số đơn vị học trình. Nhưng Sở tự đưa ra cách tính điểm riêng (lấy đầu môn học cộng lại rồi chia trung bình).

Tôi được biết, do các trường ĐH nghĩ đến các sinh viên của mình đi đường xa vất vả nên mặc dù không muốn làm theo cách của Sở nhưng vẫn tạo điều kiện cho sinh viên. . Còn trường tôi (ĐH Tây Bắc) nhất quyết không làm theo. Như vậy vấn đề ở đây là Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đang thu hai bảng điểm không đồng nhất” chị Ánh nói về cách  không đồng nhất trong cách tính điểm của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.

Theo chị Ánh, bảng điểm được tách của chị tại Trường ĐH Tây Bắc rất đúng với Nghị định 29, và chị cần có một sự thống nhất, rõ ràng, khách quan về cách tính điểm. “Nguyện vọng của tôi cũng như các sinh viên khác mong đây là lần cuối cùng Sở GD&ĐT hãy đưa ra thông báo cho cụ thể, rõ ràng, khách quan,minh bạch. và cách tính điểm như truyền thống các trường ĐH vẫn tính, đó là điểm trung bình có trọng số. Tôi tha thiết khẩn cầu điều đó” chị Dương Thị Ánh đề nghị.

Cũng có băn khoăn như chị Dương Thị Ánh, một số sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, sau những gì đã xảy ra thì sự can thiệp, chỉ đạo của Sở Nội vụ và UBND tỉnh không đem lại kết quả khá hơn, vì thực tế Thông báo mà Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đưa ra khá chung chung.

“Sau hơn 1 tháng (kể từ ngày nộp bảng tách điểm từ ngày 17/4 - 22/4 cho đến nay) không biết Tỉnh họp, Sở Nội vụ họp gì, chỉ đạo như thế nào mà cuối cùng Sở GD&ĐTmới ra được thông báo ngày 27/5 (về việc gia hạn thời gian nộp kết quả học tập đối với người đào tạo không theo hệ thống tín chỉ dự xét tuyển giáo viên 2012 khối trực thuộc Sở GD&ĐT) với một nội dung thật ra cũng không khác gì "tinh thần" những thông báo trước đó? Có chăng chỉ là sự gia hạn về thời gian mà họ không hiểu đây không phải là bản chất vấn đề” một sinh viên trong diện này nói.

Sinh viên này cũng nhận định, phải chăng những chỉ đạo của cấp trên không có tác dụng với một Sở GD&ĐT ngoan cố? Và mong Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT vào cuộc?
 

 

Sĩ tử Hà Nội nô nức về Văn Miếu cầu may

Ngày mai, các sĩ tử đến nhận số báo danh và phòng thi để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐH, Cao đẳng sắp tới, những kỳ thi bước ngoặt của đời học sinh. Sáng nay, nhiều sĩ tử cùng phụ huynh đến Văn Miếu Quốc Tử Giám cầu xin điều lành trong kỳ thi.

Lo lắng về kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi ĐH sắp tới, nhiều sĩ tử đến Văn Miếu Quốc Tử Giám cầu may từ sáng sớm.
"Sắp phải bước qua hai sự kiện quan trọng trong đời của mình, nên hôm nay em đến "xin" các học sĩ cho em thi cử thuận lợi, kết quả như ý", nữ sinh Nguyễn Hà Linh, trường THPT Nguyễn Trãi chia sẻ.
Các nam sĩ tử cũng dâng hương, cầu nguyện với mong muốn tương tự.
Những gương mặt thành tâm và có phần lo lắng...
Nhiều bà mẹ dẫn con đến Văn Miếu, nguyện cầu cùng con.
Văn Miếu đông dần, sĩ tử phải đứng vái từ xa. Có em vẫn mặc đồng phục học sinh.
Họ cầu nguyện rất lâu...
Và viết điều ước của mình lên tấm may mắn được đặt hai bên cung thờ.
Minh Tuấn, trường THPT Đống Đa chia sẻ: "Em học cũng không chắc chắn, nên em đến Văn Miếu Quốc Tử Giám để củng cố tinh thần. Em cũng hơi áp lực, vì bố mẹ rất kỳ vọng vào hai kỳ thi này của em".

 

Hà Nội: Hàng nghìn trẻ mẫu giáo dự tuyển vào lớp 1

Do đặc thù của một trường ngoài công lập nên hàng năm trường Đoàn Thị Điểm không tổ chức thi mà chỉ kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của học sinh để tuyển vào trường.


Theo bà Nguyễn Thị Hiền- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, năm nay con số đăng ký dự tuyển vào lớp 1 đông hơn năm trước (1.478 hồ sơ). Với hình thức tuyển đầu vào chỉ kiểm tra trắc nghiệm đó là sự khác biệt lớn, vì mục đích đào tạo bắt buộc phải tuyển như vậy.

Theo bà Hiền, về cơ bản năm nay hình thức tuyển sinh không khác so với mọi năm, mọi trẻ đủ 6 tuổi, trí tuệ bình thường đều có khả năng học tại đây. Thực tế, do nhu cầu của cha mẹ học sinh quá lớn nên nhà trường phải áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của học sinh để lựa chọn những em đủ tiêu chuẩn vào học. Theo đánh giá của bà Hiền, đây là một cách thức tuyển dụng công bằng nhất.

Thông tin từ bà hiệu trưởng cho biết, năm học 2013-2014 nhà trường tuyển khoảng gần 600 chỉ tiêu, như mọi năm tình trạng chung là rất đông thí sinh dự tuyển. Do vậy, trong nội dung kiểm tra trắc nghiệm sẽ gồm: Trắc nghiệm trí tuệ, ở nội dung này không yêu cầu học sinh phải viết mà giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh từng bài làm một. Nội dung thứ hai là học sinh kể chuyện theo tranh và kiểm tra năng khiếu ngoại ngữ (nhắc lại âm của cô giáo với mục đích tìm ra những học sinh nói ngọng).

Đối với trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, khi phát hiện ra học sinh nói ngọng dấu hỏi thành ngã, vấn đề này sẽ được sửa rất nhanh sau khi vào học, nhưng khi học sinh nói ngọng âm N thành L thì rất khó sửa. Tuy nhiên, theo bà Hiền học sinh mà mắc một trong hai lỗi này sẽ bị trừ một số điểm nhất định và nếu đủ điều kiện vẫn nhận vào học, trong quá trình học sẽ sửa dần.

Nói về cách ra đề kiểm tra kiến thức trắc nghiệm hàng năm, bà Nguyễn Thị Hiền cho biết, xuất phát từ lịch sử 20 năm trước đó chỉ có lớp 1 tăng cường tiếng Pháp thuộc trường Sư phạm Ngoại ngữ. Thời gian đầu, lớp 1 điểm mới chỉ có từ năm 1993, trường phổ thông chuyên ngữ được lựa chọn theo dự án tăng cường tiếng Pháp, lúc đó học sinh muốn tham gia lớp này đều phải dự tuyển kiểm tra trắc nghiệm. Cho tới 2 năm sau (1995) trường mới tuyển lớp tiếng Anh theo mô hình của tiếng Pháp (mô hình tuyển tiếng Pháp lúc đó do Bộ GD&ĐT khởi hành).

“Đối với học sinh bị khuyết tật hoặc có biểu hiện trầm cảm nhưng trí óc bình thường, nếu đạt điều kiện nhà trường vẫn nhận. Trong quá trình đào tạo trường sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho học sinh đó hòa nhập, nếu không hòa nhập được trường sẽ bàn với phụ huynh để đưa học sinh đó vào trường hòa nhập” hiệu trưởng Nguyễn Thị Hiền cho biết.

Trong buổi sáng nay rất nhiều phụ huynh cùng con tới trường làm thủ tục dự tuyển kiến thức đều chung một kỳ vọng: dù có vất vả tới đâu nhưng khi con đỗ vào trường là vui mặc dù đầu tư có tốn kém.

Một phụ huynh lý giải việc cho con học bằng được trường này: “Mình rất muốn cho con vào trường dân lập, học dân lập không phải nuôi thầy cô, mọi thứ đều chọn gói. Con lớn nhà mình đã tốt nghiệp cấp 1, hiện đang học cấp 2, thấy rằng cháu học ở đây phát triển toàn diện về tư duy cũng như kỹ năng sống. Sáng nay cháu nhà mình làm bài cũng khá tốt, mọi câu hỏi của cô giáo con đều trả lời được, nhất là phần thi luyện âm tiếng Anh” phụ huynh này cho biết.

Một số hình ảnh trong buổi kiểm tra kiến thức đối với học sinh chuẩn bị vào lớp 1 sáng nay tại Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm: 

Chăm chú tìm số báo danh và tên của mình xem ở đâu?
Các bé xếp hàng ngay ngắn chuẩn bị bước vào phòng thi.
Trên tay cầm phiếu thi, trong đó có số báo danh, phòng thi, các bé đợi các cô gọi vào phòng thi.
Một bé trai nhất quyết không cầm phiếu thi từ mẹ do không có mẹ đi cùng.
Bên ngoài phòng thi, nhiều phụ huynh đứng, ngồi chờ đợi con làm bài. 
Hàng dãy phụ huynh ngồi chờ con làm bài. 
Tranh thủ lúc con đang làm bài, vị phụ huynh này đang chăm chú đọc lại một số điểm lưu ý sau khi con đỗ vào trường.
Những "thí sinh" nhí sau khi làm bài xong ngồi chờ bố mẹ tới đón về. 
Gọi điện thoại thông báo cho người thân biết kết quả làm bài sáng nay. 
Một bé gái vui mừng vì bài làm của mình được đánh giá cao.
Trong buổi sáng nay, do số lượng đông thí sinh nhí nên nhà trường đành sắp xếp thành nhiều ca  thi. Trong ảnh là một ca thi hoàn thành xong phần thi của mình.
Thời tiết nóng nực buổi sáng khiến nhiều thí sinh vã mồ hôi. 

Thanh Hóa: Thị trường “phao” thi yên ắng trước giờ G

Chỉ còn vài ngày nữa là học sinh lớp 12 bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Tại thời điểm này, theo ghi nhận của phóng viên, thị trường “phao” thi tại Thanh Hóa không rầm rộ như các năm trước.

Đến hẹn lại lên, hết năm học, khi các học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi cuối cấp cũng là lúc các điểm bán tài liệu thi tại TP Thanh Hóa bắt đầu “vào vụ”. Dường như đã nắm bắt được nhu cầu của các em học sinh trước kỳ thi nên nhiều quán photocopy đã “tung” ra các loại tài liệu ôn thi. Tuy nhiên, để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, nên năm nay, các điểm bán tài liệu hoạt động khá tinh vi.
Tại các điểm photocopy quanh khu vực cổng trường như: Trường THPT Lý Thường Kiệt, Trường THPT Tô Hiến Thành… có bán tài liệu dành cho các môn thi tốt nghiệp THPT như: 100 bài văn hay, những bài làm văn lớp 12, hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Sinh học, Hóa Học, Địa Lý, Toán, Tiếng Anh. Những cuốn tài liệu này được làm khá công phu, hầu hết chỉ bằng bàn tay với đủ các môn.
Trong vai người đi mua tài liệu vào quầy bán dụng cụ học sinh trên đường Lê Lai, bên cạnh Trường THPT Lý Thường Kiệt, phóng viên quan sát thấy không như các năm trước, tài liệu ôn thi được bày bán công khai trên kệ. Năm nay, chủ quầy bán tài liệu, sách và dụng cụ học tập này rất kín đáo.
Phải đợi khách hỏi, chủ quán mới đi vào trong nhà lấy ra. Qua khảo sát của PV, giá mỗi cuốn tài liệu nhỏ trung bình 5.000 đồng/cuốn. Có những điểm, tài liệu được bỏ trong thùng các-tông rất kín đáo.
Về phía học sinh, cũng không rầm rộ như mọi năm, thời điểm này, cũng chỉ có lác đác học sinh đến các quầy photocopy mua tài liệu.

Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại một vài điểm có bán tài liệu ôn thi:

Khi có người hỏi mua, chủ cửa hàng mới đưa tài liệu ra theo yêu cầu của khách.
 
Khi có người hỏi mua, chủ cửa hàng mới đưa tài liệu ra theo yêu cầu của khách.

Các cuốn tài liệu được in và đóng lại khá công phu.
 
Các cuốn tài liệu được in và đóng lại khá công phu.

Các cuốn tài liệu được in và đóng lại khá công phu.

Các cuốn tài liệu được in và đóng lại khá công phu.
 
Có những điểm, khi khách đến hỏi, chủ quán đưa ra một thùng các-tông để khách lựa chọn.

Máy photocopy đang in tài liệu.
 
Máy photocopy đang in tài liệu.

Tài liệu thi năm nay được các chủ cửa hàng cất khá kín đáo.
 
Tài liệu thi năm nay được các chủ cửa hàng cất khá kín đáo.

 

Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Cuối tuần này, học sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này. Các Ban chỉ đạo thi quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, đúng quy chế và đạt hiệu quả cao.

 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Hà Tĩnh bố trí 40 hội đồng coi thi gồm 904 phòng thi, 21.294 học sinh, trong đó hệ THPT có 19.974 học sinh và hệ GDTX có 1.420 thí sinh.
Năm nay, Hà Tĩnh tiếp tục tổ chức thi tại trường cho các học sinh, chỉ luân chuyển giáo viên giữa các trường làm nhiệm vụ coi thi. tạo sự thuận tiện và sức khỏe cho người dự thi ăn ở, đi lại.
Ngoài ra, 5 trường có quy mô nhỏ và số lượng học sinh ít (chủ yếu là các trung tâm giáo dục thường xuyên), Sở GD-ĐT đã tổ chức thi ghép vào các trường THPT trên địa bàn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị có 10.274 thí sinh tham gia dự thi, trong đó thí sinh đăng ký dự thi ở hệ THPT là 9.414; thí sinh đăng ký dự thi ở hệ Giáo dục thường xuyên là 860; thí sinh tự do là 117 thí sinh, trong giáo dục phổ thông là 31 thí sinh, giáo dục thường xuyên là 86 thí sinh.
Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã thành lập 30 hội đồng coi thi; trong đó có 24 hội đồng thi ghép, 6 hội đồng thi độc lập.
Bên cạnh đó, ngành Công an tỉnh Quảng Trị đã triển khai các phương án bảo đảm an ninh trật tự để kỳ thi được diễn ra an toàn đúng quy chế. Trong đó có dự kiến tất cả các tình huống bất thường và phương án xử lí.
Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, toàn tỉnh có 22.223 thí sinh của 50 trường trung học phổ thông và 318 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên đăng ký dự thi.
Sở GD-ĐT Bình Định đã thành lập 48 hội đồng coi thi với 954 phòng thi; huy động 2.188 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi.
Bên cạnh đó, ngành Công an tỉnh Bình Định cũng đã triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự để kỳ thi được diễn ra an toàn đúng quy chế.
Đến nay học sinh trên địa bàn tỉnh đã cơ bản ôn xong chương trình và sẵn sàng bước vào kỳ thi qua trọng này. Em Vũ Hoàng (lớp 12 A2 Trường THPT Quốc Học Quy Nhơn dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn), chia sẻ: “Tụi em đã ôn thi xong từ tuần trước, bây giờ chỉ xem lại bài củng cố lại kiến thức. Em nghĩ kỳ thi này sẽ không quá khó để các bạn không thể vượt qua nhưng với em học khối A nên vẫn hơi sợ môn Văn…”.
Chiều 27/5, ông Đoàn Đức Liêm - Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cho biết, số lượng thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 giảm hơn 10% so với năm ngoái.
Theo đó, năm nay Quảng Bình có tổng số học sinh (HS) đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT là 11.843 HS, trong đó THPT có 11.036 HS, GDTX có 807 học viên, giảm gần 1.500 HS, hơn 10% so với năm ngoái. Các thí sinh sẽ được thi tại 32 hội đồng thi với 25 cụm thi.
Tổng số cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi (chưa tính công an bảo vệ tại các hội đồng thi) năm nay là 1.824 người, trong đó gồm có chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, giám thị, giám thị dự phòng, phục vụ, ý tế, bảo vệ nhà trường.
Tính đến thời điểm này, về cơ bản tất cả các khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 đã hoàn thành.

Tính đến thời điểm này, Quảng Bình đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. (Ảnh: Đặng Tài)
 
Tính đến thời điểm này, Quảng Bình đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. (Ảnh: Đặng Tài)

Cụ thể, về công tác tổ chức, chỉ đạo kỳ thi, Sở đã tiến hành gửi các văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi; tổ chức các cuộc hội nghị, tập huấn về thi cử. Đặc biệt về công tác thanh tra kỳ thi, Sở đã tổ chức cuộc họp nhằm quán triệt quy chế thi THPT và nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ phụ trách công tác thanh tra của các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố và các cán bộ, giáo viên, giáo viên được Sở điều động làm nhiệm vụ thanh tra.
Ngoài ra, công tác phối hợp với các ban ngành liên quan, công tác chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất và những công việc liên quan phục vụ kỳ thi cũng đã được Sở thực hiện một cách nghiêm túc, chu đáo, đúng lịch trình, quy trình và kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 đã được chuẩn bị chu đáo. Năm nay, Nghệ An sẽ bố trí 60 cụm thi, với 90 Hội đồng coi thi, gồm 1.736 phòng thi, 38.617 thí sinh THPT và 2.445 thí sinh bổ túc THPT.
 
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, Sở GD-ĐT Nghệ An đã điều 4497 cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi; ngoài 4 đoàn thanh tra lưu động, Sở thành lập 90 đoàn thanh tra tại 90 điểm thi với 254 cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra thi và cử 22 cán bộ thanh tra cắm tại 20 huyện, thành phố, thị xã”.
Song song với triển khai các giải pháp nâng cao dạy và học, tổ chức ôn thi, Sở GD-ĐT Nghệ An đã tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất tại các trung tâm, các trường được đặt làm địa điểm thi.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn cho biết thêm: “Chúng tôi đã tổ chức tập huấn quy chế thi cho cán bộ, giáo viên coi thi, thanh tra thi; qua rà soát thì 100% cơ sở thi đảm bảo thoáng mát, đủ ánh sáng và an toàn trong thời gian thi. Công tác đảm bảo ANTT trong kỳ thi được xem là vấn đề quan trọng. Tại các trường tổ chức thi, phối hợp với lực lượng Công an chốt chặn các điểm đảm bảo ANTT, ATGT để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Dự báo thời gian thi sẽ vào đợt nắng nóng kéo dài nên phụ huynh cần phải đảm bảo việc đi lại, ăn ở cho thí sinh thi, nhất là đối với thí sinh ở xa điểm thi”.
 
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có trên 7.800 thí sinh đăng ký dự thi (trong đó hệ THPT 7.027 em, hệ GDTX có 817 em). Tỉnh cũng đã bố trí 29 hội đồng coi thi với 352 phòng thi đặt tại 38 đơn vị trường học THCS, THPT trên địa bàn.

Còn tỉnh Đồng Tháp năm nay có hơn 12.500 thí sinh dự thi tại 28 hội đồng coi thi. Theo Sở GD-ĐT tỉnh cho hay, qua thống kê có một số trường THPT nằm biệt lập, khá xa và điều kiện đi lại khó khăn nên tỉnh đã bố trí 5 trường THPT tổ chức độc lập 5 hội đồng coi thi, gồm: THPT Châu Thành 2, THPT Lai Vung 2, THPT Phú Điền, THPT Thạnh Bình 2 và THPT Tam Nông để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh dự thi. Trong khi đó, toàn tỉnh Vĩnh Long có 9.652 thí sinh đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT năm nay. Trong đó, có 9.171 em hệ THPT và 481 em hệ GDTX, các thí sinh dự thi ở 25 hội đồng coi thi với 413 phòng thi. Sở GD-ĐT tỉnh cũng đã huy động hơn 1.100 cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi.
Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang cũng cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay toàn tỉnh có 5.460 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó hệ THPT có 4.544 em, hệ GDTX có 916 em. Sở đã bố trí 1 hội đồng chấm thi, 15 hội đồng coi thi với 233 phòng thi.
Toàn tỉnh Sóc Trăng có hơn 8.200 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Sở bố trí 33 hội đồng coi thi với 388 phòng thi tại các điểm trường THPT và Trung tâm GDTX để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh tham gia dự thi.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh có trên 4.850 thí sinh tham gia dự thi tại 14 hội đồng coi thi. Qua thống kê, có khoảng 450 thí sinh dân tộc thiểu số dự thi, chủ yếu là người dân tộc Khmer. Tỉnh cũng đã huy động trên 750 lượt cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi.
Được biết, trong kỳ thi thử tốt nghiệp THPT vừa qua, có trên 3.290 thí sinh đạt điểm trung bình từ 5 trở lên, hệ THPT có 3.230 em, hệ GDTX có 63 em.
Theo ngành giáo dục Bạc Liêu, những năm trước, tỉnh có tình trạng một số em học sinh có hoàn cảnh khó khăn không thể tham gia được kỳ thi dẫn đến bỏ thi. Do đó, trong năm nay, UBND tỉnh đã có chỉ đạo các địa phương rà soát nắm số lượng để hỗ trợ kịp thời cho các em trên tinh thần “không để em học sinh nào bỏ thi vì khó khăn kinh phí”.
Trong khi đó, Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre cho biết, Sở cũng đã có thông báo rộng rãi các vật dụng mà thí sinh được mang vào phòng thi cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình dự thi đến tất cả thí sinh.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT tỉnh, tính đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất công tác chuẩn bị thi theo đúng kế hoạch. Lãnh đạo UBND tỉnh có chỉ đạo các địa phương quan tâm hơn nữa công tác thi, kiểm tra các hội đồng thi về cơ sở vật chất, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và đạt kết quả cao.
Sở GD-ĐT Bến Tre cho biết, toàn tỉnh có khoảng 10.576 thí sinh hệ THPT, 1.258 thí sinh hệ GDTX tham gia dự thi. Sở tổ chức 25 cụm thi, 33 hội đồng thi với 447 phòng thi cho hệ THPT và 55 phòng thi cho hệ GDTX. Sở cũng huy động khoảng 142 cán bộ, giáo viên tham gia lãnh đạo hội đồng thi; 1.355 giáo viên THPT, 347 giáo viên THCS làm giám thị coi thi và lực lượng dự phòng khác.

Học sinh ĐBSCL sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Huỳnh Hải)
 
Học sinh ĐBSCL sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Huỳnh Hải)
 
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang, kỳ thi năm nay các đơn vị tiếp tục tổ chức thi ghép hệ THPT và hệ GDTX cùng một hội đồng thi (có phòng thi riêng cho hệ GDTX). Toàn tỉnh có trên 13.580 thí sinh đăng ký dự thi (hệ THPT có 11.786 thí sinh, hệ GDTX có 1.821 thí sinh), có 30 hội đồng coi thi với 579 phòng thi được đặt tại các trường THPT và THCS trên địa bàn.
UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành giáo dục cùng phối hợp với các ngành chức năng khác bảo đảm an toàn, thuận lợi cho các thí sinh tham gia dự thi.
Toàn tỉnh Long An có khoảng 13.500 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013 (hệ GDTX có 1.000 em), có 39 hội đồng coi thi (24 hội đồng hệ THPT) với gần 600 phòng thi. Đến nay, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự cho kỳ thi như: hội đồng in sao, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi cơ bản được thành lập theo đúng tiến độ.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay, Sở đã phối hợp với các ngành liên quan thành lập 5 đoàn thanh tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, hồ sơ thí sinh của các đơn vị thuộc một số huyện trên địa bàn tỉnh để đảm bảo kỳ thi đúng quy chế.
Thống kê của ngành giáo dục Thanh Hóa, kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT năm 2013, địa phương này có 43.699 thí sinh tham gia dự thi. Trong đó: Khối THPT 39.541 thí sinh, Khối Giáo dục thường xuyên có 4.158 thí sinh (năm 2012, có hơn 47.000 thí sinh đăng ký dự thi).
Với tổng số 93 Hội đồng coi thi, được tổ chức tại 94 địa điểm (trong đó có 55 hội đồng độc lập và 38 hội đồng liên trường). Kỳ thi năm nay tại Thanh Hóa có 1.880 phòng thi (năm 2011 có 2.207 phòng, năm 2012 có 2.040 phòng).
Để chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã điều động 6.300 người gồm: Lãnh đạo Hội đồng, giám thị, thanh tra và phục vụ kỳ thi; số cán bộ, giám khảo, thanh tra cho chấm thi khoảng 1.200 người.
Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã có công văn đề nghị phối hợp phục vụ thi tới điện lực, Công an, Sở Thông tin và Truyền thông.  Từ ngày 20 - 22/5, Sở đã kiểm tra hồ sơ thí sinh của các trường CĐ, TCCN dự thi tốt nghiệp GDTX và 7 trường THPT ngoài công lập, yêu cầu khắc phục ngay những hồ sơ thiếu, không hợp lệ.
 
Ôn thi tốt nghiệp THPT
 
Ôn thi tốt nghiệp THPT.
 
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Cần Thơ, năm nay Cần Thơ có 9.073 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 7.795 thí sinh hệ THPT và 1.278 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên với 23 Hội đồng coi thi, trong đó có 9 hội đồng có cả 2 đối tượng thí sinh giáo dục thường xuyên và giáo dục THPT với tổng số 368 phòng thi, trong đó có 56 phòng của giáo dục thường xuyên và 330 của THPT.
 
Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, tại Đà Nẵng có hơn 12.300 thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, có khoảng hơn 11.000 thí sinh thuộc khối THPT và hơn 1.300 thí sinh ở khối bổ túc THPT. Sở GD-ĐT TP đã thành lập 26 Hội đồng thi, trong đó, có 6 Hội đồng thi chung cho thí sinh khối THPT và bổ túc THPT, với 521 phòng thi. Hơn 1.500 cán bộ, giáo viên được điều động làm công tác kiểm tra, giám sát tại các Hội đồng thi năm nay.
 
Để đảm bảo điều kiện cho HS toàn thành phố đi thi thuận lợi, an toàn hơn, Sở đề xuất ngành chức năng liên quan tạm dừng lưu thông xe ben trên tuyến Quốc lộ 14B qua địa phận thành phố vào các giờ cao điểm trong những ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới; cũng như bố trí lực lượng chức năng chốt chặn ở các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố, đảm bảo giao thông thuận lợi và an ninh trật tự xung quanh các điểm trường thi.
 
Trong giai đoạn nước rút trước kỳ thi tốt nghiệp THPT này, ông Lê Trung Chinh - Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho rằng không nên nhồi nhét kiến thức cho học sinh trong những ngày trước kỳ thi, mà dặn dò thí sinh chú ý giữ gìn sức khỏe, cũng như hệ thống lại kiến thức cơ bản đã học trong thời gian qua, không nên có tư tưởng học “tủ”.
 
Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Lắc cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, tỉnh Đắc Lắc có 24.211 thí sinh dự thi, tăng 263 thí sinh so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
 
Đắc Lắc: Hơn 24.000 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013
 
Cuộc họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại tỉnh Đắc Lắc. (Ảnh: Thủy Nguyên)
 
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cũng cho biết, hiện mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 trên địa bàn tỉnh này đã hoàn tất, từ cơ sở vật chất, nhân lực; cho đến việc tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi cho cán bộ, giáo viên đã hoàn thành.
Cụ thể, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Lắc thành lập 53 Hội đồng coi thi, với 1.049 phòng thi, trong đó có 176 phòng thi Anh văn, 754 phòng thi Vật lý, 1 phòng thi Pháp Văn và 118 phòng thi GDTX. Có 18 Hội đồng coi thi liên trường; huy động gần 4.000 cán bộ, giám thị, bảo vệ, phục vụ thi làm công tác thi, trong đó: Ban chỉ đạo cấp tỉnh 17 người, Ban thường trực thi và ban xử lý dữ liệu 31 người; lãnh đạo (Chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký): 285 người; thanh tra thi: 141 cán bộ; hội đồng in sao đề thi 14 người; hơn 2.900 giám thị; có 530 người làm công tác phục vụ và bảo vệ hội đồng thi.
Đối với hội đồng in sao đề thi đã bảo dưỡng toàn bộ thiết bị đáp ứng cho kỳ thi, nơi tổ chức in sao đề thi đảm bảo đủ điều kiện cơ bản để tiến hành in sao; tại các Hội đồng chấm thi: các thiết bị, phần mềm chấm thi đã được bảo dưỡng và chạy thử, cơ sở vật chất đã được kiểm tra đáp ứng được cho Hội đồng chấm thi làm việc bình thường.
Bên cạnh đó, để học sinh có kỹ năng, tâm lý vững vàng trước khi bước vào mùa thi, Sở GD-ĐT tỉnh Đắc Lắc cũng đã tổ chức kiểm tra học kỳ 2 các môn có tổ chức thi tốt nghiệp THPT đối với HS lớp 12. Tăng cường thời lượng ôn tập cho các môn thi tốt nghiệp trên cơ sở phân loại học sinh, nhất là đối với các học sinh có học lực hạn chế.
 
Trao đổi với PV, thầy Nguyễn Hóa - phó Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum cho biết, đến thời điểm này các công việc chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 trên địa bàn tỉnh đã được tiến hành chu đáo, theo đúng kế hoạch.
Tham gia thi tốt nghiệp năm nay Kon Tum có 3.709 thí sinh hệ giáo dục THPT (tăng 61 thí sinh so với năm 2012) và 494 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên (giảm 240 thí sinh so với năm 2012).
Sở đã thành lập 13 Hội đồng coi thi, 2 Hội đồng in sao đề thi, 1 Hội đồng chấm thi và 1 Hội đồng phúc khảo để triển khai tốt nhiệm vụ. 
Tiếp tục cập nhật...

Cử nhân giấu bằng đi học... nghề

Khó tìm được việc đúng ngành học, nhiều cử nhân chấp nhận làm lao động phổ thông trong thời gian chờ việc với tâm thế “lấy ngắn nuôi dài”. Nhiều khi chờ đợi mãi vẫn không có việc đúng trình độ, có những cử nhân đành đi học nghề để làm công nhân kỹ thuật.

Cử nhân giấu bằng đi học nghề
 
Hiện học viên tốt nghiệp trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp lại dễ tìm việc hơn so với cử nhân có tấm bằng đại học trong tay.
 
Học nghề để có lương cao hơn
Thu Th. tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình 2 từ năm ngoái nhưng tìm mãi không có được việc làm phù hợp đành phải xin làm công nhân tại một công ty may mặc ở KCN Tân Bình (TPHCM). Th. tâm sự: “Khóa mình có nhiều bạn phải làm công nhân lắm. Kinh tế khó khăn kiếm việc khó quá, trong khi chờ đợi tình hình khá hơn đành phải làm công nhân nuôi sống mình cái đã”.
Anh Thanh N. tốt nghiệp Đại học KHXH&NV TPHCM đã gần 3 năm. Sau khi ra trường anh cũng được tuyển dụng làm văn phòng tại 1 công ty nhỏ. Nhưng đầu năm 2012, công ty tinh giản nhân sự, bộ phận văn phòng bị thu hẹp đầu tiên nên Thanh N. được “vận động” xin nghỉ việc. Sau 3 tháng rải hồ sơ khắp nơi mà không tìm được chỗ làm phù hợp trình độ, Thanh N. đành xin vào làm công nhân tại một xưởng làm bàn ghế giả mây mà người bạn cùng phòng đang làm.
Ông Nguyễn Minh Hiếu - Trưởng bộ phận nhân lực Chonviec cho biết: “Hiện cử nhân đi làm lao động phổ thông không phải là hiếm. Trong những hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi có anh H. tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính ngân hàng mà phải đi làm công nhân may hơn 2 năm qua. Suốt 2 năm, mỗi khi có doanh nghiệp tuyển dụng vị trí nào phù hợp là tôi lại gọi cậu ấy đến phỏng vấn nhưng đã gần 10 lần rồi vẫn không được tuyển nên cậu ấy cũng nản lòng”.
Ông Hiếu thở dài: “Rốt cuộc H. cũng rút hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi rồi. Nghe nói cậu ấy chấp nhận làm công nhân luôn rồi. H. bảo suốt 2 năm quần quật lao động chân tay, tăng ca suốt nên không có thời gian học nên kiến thức dần dà quên hết, không còn cơ hội tìm việc mà mình có bằng cấp trong tay nữa”.
Khác với H., Thu Th. đang cố gắng học thêm khóa ngoại ngữ ngắn hạn sau giờ làm việc để tìm kiếm cơ hội làm việc phù hợp với trình độ của mình. Còn Thanh N. thì giấu tấm bằng cử nhân để xin học cơ khí ở một trường nghề. Anh tâm sự: “Công nhân hàn tiện trong xưởng thu nhập cao hơn mình nhiều. Mình nghĩ với kiến thức cơ bản của mình thì học nghề này cũng không khó, biết thêm nghề dễ kiếm việc mà thu nhập cũng cao hơn lao động không có chuyên môn”.
Nguyên nhân vì đâu?
Các chuyên gia lao động việc làm không mấy bất ngờ trước tình trạng trên. Bởi theo ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) thì có đến 80% sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm trong 3 tháng, 50% thất nghiệp trong 6 tháng, thậm chí sau 1 năm vẫn có đến 30% sinh viên không tìm được việc làm hoặc buộc phải làm trái nghề.
Theo ông Tuấn, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nghịch lý cung cầu của thị trường lao động: nhu cầu nhân lực trình độ cao ít mà cung nhiều, ngành có ít nhu cầu lại nhiều người học. Mấy năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể nhiều càng khiến nghịch lý này bộc lộ rõ rệt hơn, nhân lực trình độ đại học ngày càng khó kiếm việc.
Người sử dụng lao động thì đánh giá nguyên nhân là do trình độ chuyên môn của cử nhân mới ra trường quá yếu. Ông Hồng Xuân Viên - Trưởng ban Đào tạo của công ty Micro Game cho biết:“Chúng tôi từng tuyển dụng hơn 60 người có bằng cấp vào công ty cùng một lúc. Nhưng sau 6 tháng chỉ còn lại vài ba người đạt yêu cầu, làm được việc”.
Còn Thạc sĩ Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông lâm TPHCM cho rằng: “Nếu cho rằng chất lượng đào tạo thấp khiến sinh viên ra trường không tìm được việc thì cũng chỉ là một nguyên nhân nhưng không quyết định tất cả. Cấu trúc chương trình, chuẩn kiến thức do Bộ GD-ĐT quy định chiếm 80% trong chương trình đào tạo. Ngoài phần “cứng” bắt buộc trên thì 20% còn lại là tùy thuộc vào các trường xây dựng sao cho cho phù hợp với mỗi trường”.
Theo ông Lý, cử nhân tốt nghiệp ĐH với kiến thức chuẩn đã học khi ra trường là đủ điều kiện để làm việc ở mọi doanh nghiệp. Kỹ năng để vận dụng kiến thức vào bối cảnh, môi trường cũng tương đối tốt. Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao ở kiến thức và kỹ năng của sinh viên.
Thạc sĩ Trần Đình Lý cho rằng nguyên nhân lớn đến từ thái độ ứng xử, ứng phó những tình huống đời sống của sinh viên còn rất kém. Ông nói: “Một doanh nghiệp từng kể một câu chuyện tuyển dụng rằng: công ty đã “đánh rớt” thẳng một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế với tấm bằng giỏi, bảng điểm rất tốt ứng cử vào vị trí kế toán của công ty chỉ vì sinh viên này làm ngơ khi thấy vòi nước công ty xả nước tràn lan”.
“Như vậy, có những trường hợp sinh viên bị từ chối không phải do kiến thức mà ở thái độ!” -  Thạc sĩ Trần Đình Lý phân tích.

 

83 tuổi vẫn “say” đứng lớp

Là giáo viên Toán, nhưng bà giáo Đàm Lê Đức có nhiều trăn trở với việc học lễ nghĩa, kỹ năng mềm của học trò và các giá trị trong cuộc sống. Đã ở tuổi 83, hàng tuần cô vẫn đứng lớp 4 - 5 tiết dạy về đạo đức.

Dạy trò làm người
Học trò Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, TPHCM - nơi học sinh (HS) học thêm và gần đây là Trường THCS - THPT Đức Trí, TPHCM đã rất quen thuộc với hình ảnh bà giáo Đàm Lê Đức với bộ áo dài, giọng sang sảng trong tiết dạy về Đức dục - Trí dục.
Bao nhiêu năm nay, hàng tuần cô Đức đều đặn lên lớp giảng bài về đạo đức cho học trò với giáo án cho chính mình biên soạn tập trung vào các nội dung: hiếu thảo với cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô và thân ái với bạn bè.
Những bài giảng của cô Đức không quá cầu kỳ, không mang tính giáo huấn, khuyên răn mà là những điều rất giản dị, đời thường trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng nhận ra.

Bà giáo 83 tuổi Đàm Lê Đức
 
Bà giáo 83 tuổi Đàm Lê Đức.

Có khi giảng bài xong, cô nhẹ nhàng hỏi học trò: “Bố mẹ chính là người thầy đầu tiên và lớn nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy đã bao giờ ngày 20/11, em nào tặng cho bố mẹ một món quà, bông hoa hay lời cảm ơn chưa?”
Giờ học nào cũng vậy, lời giảng mộc mạc, chân thành của cô Đức làm nhiều học trò rơi nước mắt, nhiều tiếng nức nở vang lên. Đó cũng là niềm hạnh phúc của bà giáo già vì theo cô đó là giọt nước mắt của nhận thức và thấu cảm.
Nhiều học trò nghe cô giảng bài xong đã thốt lên: “Giá như con được nghe điều này sớm hơn thì con đã không như thế này. Bài giảng của cô giúp con nhận ra nhiều điều”.

Không chỉ là người bạn của học trò, cô Đức còn là bạn thân thiết của nhiều phụ huynh
 
Không chỉ là người bạn của học trò, cô Đức còn là bạn thân thiết của nhiều phụ huynh.

Cô Đức tâm niệm, đạo đức con người là trên hết, nhất là ở lứa tuổi phổ thông, ngoài việc học chữ thì việc học làm người quan trọng vô cùng. Thế nên, cô biên soạn môn Đức dục - Trí dục, HS học thêm tại Trường bồi dưỡng 218 Lý Tự Trọng cũng phải học.
Tuy nhiên, không như các môn học khác, việc mời được giáo viên dạy đạo đức rất khó nên chính cô giáo đứng lớp. Cô Đức đã truyền cảm hứng cho rất nhiều giáo viên bộ môn khác khác về môn đạo đức. Đến nay, khi mình cô không thể trực tiếp giảng dạy được hết số lớp tại hai ngôi trường trên thì môn học này được giao cho giáo viên Giáo dục công dân.
Bà giáo “cầu nối”
Cô Đức chia sẻ, dạy đạo đức cho tuổi mới lớn trước hết phải xuất phát bằng chính tấm lòng và sự chân thành của mình. Cô đưa môn học Đức dục - Trí dục vào trường học không phải thực hiện cho có mà cô làm tới nơi tới chốn, theo sát sự thay đổi trong cách ứng xử của học trò. Sau bài dạy, HS sẽ làm bài thu hoạch, qua đó cô nắm được hoàn cảnh, tâm tư, chia sẻ của các em.
Nhiều lần chứng kiến cảnh phụ huynh chở con đến trường, hoặc ngồi chờ con vào học hàng giờ đồng hồ nhưng các em đi thẳng không chào, không cảm ơn bố mẹ lấy một tiếng, cô giáo Đức không khỏi buồn lòng. Và xót xa không kém khi nhiều học trò tâm sự: “Con không thiếu cái gì cả, thích cái gì cũng có nhưng con thèm một bữa ăn gia đình”.

Cô Đức trong một buổi trò chuyện với học sinh, phụ huynh về giá trị sống
 
Cô Đức trong một buổi trò chuyện với học sinh, phụ huynh về giá trị sống.

Cô thấy rằng, chỉ giáo viên dạy HS về đạo đức là chưa đủ, phải làm sao để phụ huynh cũng phải hiểu để trở thành người bạn đồng hành của
Cô Đàm Lê Đức sinh năm 1932 tại Quảng Ninh. Năm 25 tuổi, cô đỗ vào khoa Toán ĐH Tổng hợp và từ năm 1983 cô dạy Toán tại Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Năm 1995, cô thành lập Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng. Năm 2010, cô thành lập trường THCS - THPT Đức Trí với mục tiêu giáo dục toàn diện.
con trẻ. Vì lẽ đó cô đã thành lập Câu lạc bộ Cha mẹ HS, trở thành “cầu nối” giữa phụ huynh - HS - nhà trường. Thông qua trường học, cha mẹ và con cái không chỉ hiểu nhau thêm mà không ít khúc mắc, mâu thuẫn cũng được giải tỏa.
Có phụ huynh gọi điện cho cô Đức rơi nước mắt khi họ đón nhận tình cảm của con cũng như họ nhận ra thiếu sót của mình. Đây chính là liều thuốc tiếp thêm sức khỏe để cô Đức vẫn dành thời gian lên bục giảng khi mà công việc quản lý ở trường học vốn đã rất bận bịu.
Bà giáo 83 tuổi ấy luôn chạy thoăn thoắt để kịp lo việc này đến việc khác, những người biết về cô nói rằng chỉ thấy cô Đức chạy chứ chẳng thấy cô bước đi bao giờ. Không chỉ dạy ở trường, hiện nay rất tại nhiều chương trình giao lưu với phụ huynh, HS ở TPHCM, cô Đức tham gia rất nhiệt tình để chia sẻ tâm huyết của mình về các giá trị sống.
Thấy cô Đức giảng dạy, đi nói chuyện hăng say, nhiều người thắc mắc: "Đến tuổi này sao cô có thể làm việc hăng say đến vậy", cô Đức cười: “Mình chưa lúc nào thấy mệt mỏi, cứ lên bục giảng là hết mệt”.
Cô nói rằng, mình còn khỏe, còn làm được rất nhiều việc. Với cô nghề giáo thiêng liêng và cao cả vô cùng, cô sẽ là “bà giáo Đức” đứng trên bục giảng cho đến khi không thể đứng lớp. Cô lạc quan nói rằng mình đó là lúc mình nhắm mắt xuôi tay, an lòng bước sáng kiếp khác… khi đã sống một đời đẹp đạo với nghề, với cuộc sống.

Đau đầu với các khoản tiền trường mới

Dịch vụ chụp ảnh cuối cấp, tốt nghiệp ra trường và cả tốt nghiệp mầm non nở rộ có thể lưu lại một thời nhưng đang là gánh nặng của nhiều phụ huynh học sinh.

Thêm gánh nặng
Học kì 2012 – 2013 vừa kết thúc, chị Lê Thị Huyền (Thái Bình) chưa kịp “ngồi thở” vì hàng tháng lo tiền ăn, tiền học cho con lại tất tả chạy sang bà ngoại vay tiền cho con “chụp ảnh”.
Chị Huyền chia sẻ: Trước kì nghỉ hè, cứ giữa tháng là nộp tiền ăn, tiền học cho cháu. Tưởng nghỉ hè mình đỡ được 1 - 2 tháng thì 2 đứa con, 1 đứa vừa hết mầm non, 1 đứa vừa học xong lớp 12 lại xin tiền chụp ảnh. Nói là tự nguyện, ai thích thì chụp, nhưng lịch ngày chụp được thông báo tới từng cha mẹ phụ huynh qua điện thoại.
Cứ nghĩ cả lớp chụp mà con mình thì không lại ngại cho cháu. Đành vay cố, 2 chị em nó mất tới gần 1 triệu.
Cũng như chị Huyền, anh Nguyễn Đăng Hai (Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội) cũng dở khóc dở cười khi vừa đến trường, cô giáo chủ nhiệm của con gái anh nhắc khéo anh nộp tiền chụp ảnh cho con. Anh Hai cho biết: Lúc trường thông báo về việc chụp ảnh lưu niệm cho các cháu, mình cũng nghĩ là chụp 1 - 2 kiểu làm kỉ niệm một thời. Nhưng lúc nhận 3 - 4 tấm ảnh lớn, có khung hoành tráng và báo giá gần 1 triệu thì mình hoảng thật. Lương cả nhà mới có 10 triệu/tháng thì con số này không nhỏ. Con chụp rồi, đành trả.
Không chỉ có khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam cũng có tình trạng tương tự.Ở một trường tiểu học trên đường Võ Thị Sáu (TP. Bạc Liêu), mấy tuần trước, tại trường cấp 1, nhà trường thông báo phụ huynh đóng tiền mua lễ phục trạng nguyên cho các em. Mỗi em một bộ với giá tiền trăm. Nhiều phụ huynh thật sự “choáng váng” với thông tin này.
Từ trước đến nay, những bộ lễ phục “trạng nguyên” chỉ dành cho những sinh viên mặc nhận bằng tốt nghiệp khi ra trường, còn đằng này, các em chỉ mới học hết lớp 1 mà đã bắt mua lễ phục. Không biết mục đích của nhà trường là gì, nhưng trước mắt, phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để mua lễ phục cho con, mà bộ lễ phục này chỉ để phục vụ cho buổi chụp hình lưu niệm vào lễ tổng kết cuối năm.
Giá cao
Đánh từ khóa “chụp ảnh lưu niệm cuối cấp” lên trang Google, hàng loạt các thông tin về dịch vụ chụp ảnh lưu niệm được hiện ra. Tuy nhiên, hãng dịch vụ chụp ảnh thì ít mà thông báo từ các trang web của các trường thì nhiều.
Cô con gái học hết lớp 5 của anh Trần Văn Ngân (Long Biên, Hà Nội) mang về nhà một tấm ảnh kích cỡ 15 x 20 chụp ảnh mũ cử nhân cười gượng gạo. Anh Ngân cho biết: Nhà không có điều kiện nhưng cả lớp đều chụp ảnh lưu niệm nên tôi cũng để cho cháu chụp một kiểu. So với giá thị trường, tôi đoán chỉ hết khoảng 50.000 đồng nhưng cháu cho biết, giá của tấm ảnh này 150.000 đồng. Giá mắc quá!
Không chỉ dừng lại ở việc giá cả “lung tung”, ở nhiều trường mẫu giáo, mầm non, nhất là các trường tư thục, còn xảy ra tình trạng ép phụ huynh lấy hình.
Nhiều phụ huynh trường Mầm non ở tỉnh miền Tây chia sẻ, một nhóm thợ chụp ảnh đến trường tổ chức chụp lưu niệm cho các cháu với giá 25 ngàn đồng/ảnh. Sau khi chụp 10 ảnh với giá 250.000 đồng, khi lấy ảnh thì nhóm người này không giao ảnh (khổ 13x18cm) mà ép phụ huynh phải rửa thêm 1 ảnh lớn (khổ 60x40cm) với giá 350.000 đồng/ảnh. Nếu phụ huynh nào không rửa ảnh lớn thì nhóm người này không giao ảnh nhỏ. Nhiều phụ huynh đành ngậm ngùi chi thêm tiền (tổng cộng là 600.000 đồng) để lấy ảnh con mình về.
Phụ huynh đau đầu
Lấy ảnh trong tâm trạng không vui, một số phụ huynh bày tỏ: “Nếu bỏ, không lấy ảnh thì sợ người ta lấy ảnh con mình làm bậy nên đành ép bụng chi thêm tiền để lấy”. Điều mà nhiều người thắc mắc là Ban giám hiệu các trường có chủ trương chuyện này hay không, hay tự các nhóm thợ chụp ảnh vào trường tự tung tự tác?
Khi được hỏi về vấn đề này, lãnh đạo một trường mầm non cho biết: Việc chụp ảnh cho các cháu là trên tinh thần tự nguyện. Nhà trường không ép buộc bất kì một cá nhân nào. Với các hãng chụp ảnh, họ tự làm việc với hội phụ huynh học sinh chứ nhà trường không can thiệp, không hưởng hoa hồng.
Chị Nguyễn Thị Hoa, phụ huynh một học sinh trường tư thục tại Hà Nội chia sẻ: hết mầm non vào lớp 1, lên cấp 2, cấp 3 rồi ĐH ra trường giờ đều chụp ảnh lưu niệm cử nhân. Tiền tăng theo từng cấp. Dịch vụ tại trường... mọc ra tua tủa. Tâm lý chung là khi đến cuối năm ai cũng muốn chụp vài tấm hình lưu niệm với bạn bè, thầy cô… để lưu lại những khoảnh khắc của thời học sinh.
Thế nhưng, chuyện chụp hình lưu niệm vào cuối năm đã khiến phụ huynh phải đau đầu vì sự o ép của các trường lâu dần thành...lệ?.

Hiệu trưởng “ép” GV dạy thay để lấy tiền

Ngày 30/5, trả lời báo chí về việc “ép” các giáo viên dạy thay để lấy tiền đứng lớp, ông Vy Viết Quý - Hiệu trưởng Trường THCS nguyễn Thái Bình, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa - thừa nhận: Do bận tập huấn, họp hành, xử lý công việc… nên phải nhờ các giáo viên khác dạy thay. Những giáo viên dạy thay này đều thiếu tiết dạy/tuần nên không được hưởng tiền tăng tiết.

Theo phản ánh của một số giáo viên, nhiều năm liền, ông Vy Viết Quý, việc ông Quý và bà Hoàng Thị Hạnh, hiệu phó, liên tục “ép” các giáo viên, nhất là các giáo viên trẻ, dạy thay để nhận tiền đứng lớp xảy ra nhiều năm (theo quy định, hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, hiệu phó 4 tiết/ tuần mới được hưởng tiền phụ cấp đứng lớp là 35% lương đương chức).

Hiệu trưởng “ép” GV dạy thay để lấy tiền, Giáo dục - du học, hieu truong bat giao vien day thay, hieu truong ep giao vien, ep giao vien day thay lay tien dung lop, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Sổ đầu bài có chữ ký ông Quý nhưng được giáo viên khác dạy thay

Sau khi dạy xong, các giáo viên phải để trống ô chữ ký ở sổ đầu bài để ông Quý, bà Hạnh ký vào. Theo ông Quý, việc nhờ dạy thay là trên tình thần “tương thân tương ái”.
Ông Bùi Hữu Hóa, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Khánh Vĩnh, cho biết sẽ xử lý rốt ráo vụ việc và bảo vệ quyền lợi của giáo viên.

Phụ huynh "căng mình" vì con thi lớp 1

Sáng nay, hàng ngàn phụ huynh đã đưa con đến trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội tham dự kỳ thi trắc nghiệm kiến thức trước khi vào lớp 1. Thời tiết nóng bức, sĩ tử nhí mệt mỏi làm cha mẹ lo bội phần.

Trời nóng, ngột ngạt, nhiều phụ huynh đã phải sử dụng nhiều biện pháp để trấn an sĩ tử nhí làm bài thật tốt.
Ngay từ 7h sáng, nhiều ôtô đưa con đi thi đỗ nối đuôi nhau thành dãy dài hai vỉa hè đường. Thậm chí vào giờ sĩ tử nhí rời khỏi phòng thi, nhiều ô tô đến đón con đã chen chúc nhau đỗ ở cổng trường gây nên cảnh tắc đường. Lực lượng cảnh sát giao thông đã phải có mặt để giải tỏa ách tắc.

Phe phẩy chiếc quạt giấy trên tay, chị Lan 30 tuổi, ở quận Cầu Giấy cho biết, trước hôm thi một ngày gia đình chị phải cho con trai Tuấn Khang đi chơi công viên một buổi chiều để cu cậu thoải mái tâm lý.

“Học ở trường điểm chất lượng đào tạo khá tốt, học sinh không bị áp lực bài tập nhiều, lại có thời gian vui chơi. Nên gia đình tôi quyết tâm cho con thi đỗ vào trường. Trước hôm thi, tôi thấy cháu đòi đi chơi Hồ Tây, dù công việc khá bận nhưng gia đình phải đồng ý ngay”, chị Lan chia sẻ.

Không giống như gia đình chị Lan, anh Đặng Minh Hải 32 tuổi, ở quận Hoàng Mai phải khá vất vả với cậu con trai Minh Khoa của gia đình. Gần ngày thi Khoa bỗng nhiên bị cảm, chán nản không muốn thi. Anh Hải đã phải chạy đôn đáo đi tìm bác sỹ khám cho con.

Phụ huynh "căng mình" vì con thi lớp 1, Giáo dục - du học, di thi lop 1, tuyen sinh vao lo 1, heo vang thi vao lop 1, thi vao truong tieu hoc dan lap, cang thang nhu thi vao lop 1, hoc sinh mau giao thi vao lop 1, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Phụ huynh tiếp sức sữa hộp cho con trước khi vào phòng thi

“Để an ủi con ăn nhiều, mau khỏe để đi thi tôi đã phải mua tặng con chiếc ô tô đồ chơi giá hơn hai triệu đồng”, anh Hải nói.

Chị Hằng ở cầu Diễn, huyện Từ Liêm cho biết, con chị thi ca 2 từ 9h đến 10h nhưng chị đã phải đến khá sớm. Trong lúc ngồi chờ, thấy con tỏ ra mệt mỏi chị đã phải an ủi con bằng cách cho con mượn điện thoại chơi điện tử.

Còn anh Thành, ở quận Hai Bà Trưng lại có cách động viên con khác. “Trước khi vào phòng thi tôi nói với con nếu cu cậu làm bài tốt tôi sẽ thưởng cho một chuyến đi du lịch ở Đà Nẵng. Nghe tôi nói con rất vui và hào hứng trước lúc vào phòng thi”, anh Thành kể.

Cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm cho biết, để vào được lớp 1 của trường các em học sinh phải trải qua phần kiểm tra trắc nghiệm kiến thức. Nội dung sẽ có ba phần, phần đầu là phần trắc nghiệm kiến thức, không yêu cầu học sinh biết đọc, biết viết. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh làm từng bài. Phần hai, kể chuyện theo tranh vẽ. Phần ba, kiểm tra năng khiếu ngoại ngữ của các em học sinh bằng việc cô giáo đọc câu, học sinh nhắc lại.

Phụ huynh "căng mình" vì con thi lớp 1, Giáo dục - du học, di thi lop 1, tuyen sinh vao lo 1, heo vang thi vao lop 1, thi vao truong tieu hoc dan lap, cang thang nhu thi vao lop 1, hoc sinh mau giao thi vao lop 1, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Phụ huynh kể chuyện cho con nghe nhằm giảm áp lực khi thi

“Ngoài ra, trong phần kiểm tra năng khiếu ngoại ngữ của học sinh cô giáo sẽ lưu ý đến việc phát âm xem học sinh có nói ngọng chữ l và n hay ngọng theo dấu hỏi không. Nếu các em ngọng mỗi phần bị trừ 0,25 điểm. Tuy nhiên nếu học sinh đủ điểm vẫn được vào học ở trường bình thường, trong quá trình học cô giáo của nhà trường sẽ chỉnh sửa”, cô Hiền nói.

Năm học 2013, trường có gần 1.500 bộ hồ sơ đăng kí dự tuyển. Chỉ tiêu của trường lấy gần 600 em học sinh. Trong ngày kiểm tra trắc nghiệm sáng nay, có 34 phòng thi, mỗi phòng 44 em và chia làm 3 ca, mỗi ca 60 phút.

Cô Hiền cho biết thêm, sở dĩ có việc kiểm tra như vậy là bởi số lượng học sinh đăng kí đông, chỉ tiêu nhà trường có hạn. Nên nhà trường bắt buộc phải tổ chức buổi kiểm tra trắc nghiệm nhận thức của các em học sinh để loại dần học sinh.

Kiến nghị giải thể ĐH kém chất lượng

Tốc độ thành lập trường ĐH vẫn còn cao; Hàng loạt ĐH sau nhiều năm hoạt động vẫn thuê mướn... Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến Giáo dục đại học (GD ĐH) của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) vừa công bố.

Từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2012, Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát 50/419 cơ sở GDĐH trong cả nước đại diện cho các vùng, miền, các loại hình và các cấp độ chất lượng đào tạo. Đến nay, Ủy ban đã nhận được báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 264/419 cơ sở GDĐH (140 trường CĐ và 124 trường ĐH, đạt tỉ lệ 63%).
Tốc độ thành lập trường vẫn cao
Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ, trong 3 năm qua, công tác thành lập trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, chú trọng tới chất lượng thay vì chạy theo số lượng cơ sở được thành lập...Việc thành lập trường đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐH còn bất cập; việc thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường còn nhiều khó khăn
"Sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, việc thành lập trường đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do chưa có sự kiên quyết trong điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ nên tốc độ thành lập trường trong các năm 2010 và 2011 vẫn còn cao" - ông Thi nhận định.
Thêm nữa, việc phân bố các trường mới thành lập theo địa lý còn chưa hợp lý (các trường mới được thành lập, nâng cấp vẫn tập trung chủ yếu ở các vùng thuận lợi, như ĐB Sông Hồng: 13 trường, Đông Nam Bộ: 06 trường). Việc cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa thực sự gắn với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng như Quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương.
Nhiều cơ sở GDĐH, khi lập dự án thành lập trường thì các bộ, ngành chủ quản, lãnh đạo các địa phương đưa ra rất nhiều cam kết cả về đất đai, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các chính sách về đào tạo, phát triển đội ngũ, nhưng sau khi đi vào hoạt động, việc thực hiện các cam kết này rất hạn chế.
Bên cạnh đó, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường mới thành lập chỉ đạt khoảng 50% so với cam kết, thậm chí có trường chỉ đạt khoảng 10% (Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ,…).
Việc tuyển dụng GV, nhất là GV có trình độ cao của các cơ sở GDĐH mới thành lập, đặc biệt là các trường ngoài công lập và các trường của địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết thành lập trường về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người (Trường ĐH Thành Đông, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi,…).
Công tác hậu kiểm chưa tốt
Vẫn theo kết quả Đoàn giá sát thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa đưa ra được những quy định cụ thể về công tác hậu kiểm. Vì đó, dẫn đến tình trạng có những trường sau nhiều năm hoạt động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy như vẫn phải đi thuê cơ sở đào tạo ở nhiều địa điểm khác nhau.
Theo quy định, sau 3 năm kể từ năm 2010, các trường chưa có cơ sở riêng của mình thì phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ hoặc giải thể, nhưng sau nhiều đợt thanh tra, Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra danh sách các trường dự kiến phải giải thể.
Hạn chế nữa mà báo cáo kết quả giám sát nêu ra là việc kiểm soát chất lượng đào tạo chưa được chặt chẽ. Cụ thể là cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo giữa các ngành, nghề, lĩnh vực và trình độ đào tạo phát triển chưa cân đối, hợp lý.
Công tác tuyển sinh của nhiều trường còn gặp khó khăn, chất lượng đầu vào thấp. Để thu hút người học, nhiều trường tìm mọi cách lôi kéo SV như không trả giấy chứng nhận kết quả thi hoặc không cho rút hồ sơ thí sinh,… Nhiều trường tuyển sinh ở mức điểm sàn tối thiểu, thậm chí còn xin vận dụng những quy định ưu tiên để tuyển sinh dưới điểm sàn tối thiểu.
Phần lớn các trường, đặc biệt là trường ngoài công lập vẫn tập trung tuyển sinh chủ yếu các ngành dễ dạy, dễ học, ít tốn kém đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành… như Quản trị kinh doanh, Ngân hàng, Tài chính, Ngoại ngữ,..
Hình thức và trình độ đào tạo cũng không cân xứng, trong đó hình thức đào tạo vừa làm vừa học chiếm trên 65%. Vẫn chưa có cơ chế, chính sách tạo bước đột phá, khuyến khích SV vào học các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông-lâm- ngư cũng như thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong và ngoài nước đến làm việc trong các trường ĐH, CĐ.
Tốc độ tăng quy mô đào tạo giáo dục đại học vẫn còn cao so với năng lực đào tạo của các cơ sở GDĐH. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số 1002 ngành/chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được kiểm tra, rà soát trong năm 2012 có tới 161 chuyên ngành thuộc 50 cơ sở GDĐH đào tạo thạc sĩ không đảm bảo điều kiện theo quy định.
Nhiều trường chưa thực hiện đúng cam kết về tuyển dụng đội ngũ GV cơ hữu đủ bảo đảm giảng dạy 70% chương trình theo quy định. Một số trường có số lượng GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn thấp, dưới 50 người. Nhiều ngành đào tạo chưa có GV có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ theo đúng quy định....
Giải thể những ĐH không đảm bảo chất lượng
Đó là một trong những kiến nghị Chính phủUỷ ban VHGDTNTN&NĐ đề xuất. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH trong cả nước, gắn quy hoạch này với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Đặc biệt không thành lập thêm các trường công lập ở những vùng đã có nhiều trường và các trường thuộc địa phương nhưng ngân sách địa phương không đủ đảm bảo; ưu tiên thành lập các trường ngoài công lập có vốn đầu tư lớn; giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ mở ngành và đình chỉ hoạt động, sáp nhập, hạ cấp hoặc giải thể những cơ sở GDĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn không thực hiện cam kết thành lập trường, không đảm bảo chất lượng đào tạo.
Uỷ ban cũng đề nghị Chính phủ nới rộng trần học phí, mức chênh lệch học phí giữa các ngành để các trường công lập tự chủ quyết định mức học phí phù hợp.
Với Bộ GD-ĐT, Uỷ ban đề nghị giao quyền tự chủ để các trường chủ động trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội, hỗ trợ các trường mới thành lập và trường ngoài công lập trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ...
Chính quyền địa phương cần nhất quán trong việc thực hiện cam kết, đặc biệt là trong việc quy hoạch đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các trường mới thành lập.
Đối với các trường, cần đẩy nhanh việc thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo làm cơ sở cho việc thực hiện quyền tự chủ của nhà trường....

 

 

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Mở lớp học xóa mù chữ cho độ tuổi từ 15 - 60

Để triển khai thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020", Bộ GD-ĐT đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Tổ chức điều tra đến tận hộ gia đình để thống kê chính xác số người mù chữ trong độ tuổi từ 15-60, phân nhóm theo địa bàn, dân tộc, giới tính.

Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - chống mù chữ các cấp. Tổ chức điều tra đến tận hộ gia đình để thống kê chính xác số người mù chữ trong độ tuổi từ 15 - 60, phân nhóm theo địa bàn, dân tộc, giới tính... để phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các đoàn thể, tổ chức, cá nhân tham gia vận động các đoàn viên, hội viên chưa biết chữ ra lớp học xóa mù chữ; tham gia tổ chức lớp học và  trực tiếp dạy xóa mù chữ.
Cùng với việc tổ chức các lớp học xóa mù chữ (lớp 1, 2, 3), tích cực mở các lớp học giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (lớp 4, 5) để củng cố bền vững kết quả biết chữ, duy trì và từng bước nâng cao chuẩn biết chữ đối với cá nhân.
Đối với 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và có tỷ lệ người mù chữ cao (phụ lục kèm theo), các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, cần nghiên cứu các giải pháp đặc thù như: tăng cường công tác tuyên truyền; mở rộng nhiều hình thức học xóa mù chữ phù hợp tập quán sinh hoạt của người dân tộc; tổ chức các lớp học xóa mù chữ đến tận địa bàn dân cư; phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản trong việc vận động người mù chữ ra lớp học; tăng cường giáo viên chuyên trách xóa mù chữ cho các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách của địa phương hỗ trợ người học xóa mù chữ...

Đà Nẵng: Đến hẹn lại… xếp hàng chờ xin cho con vào trường mầm non

Từ năm 2011, từ khi trường mầm non Hướng Dương (P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng), được đưa vào hoạt động, cứ đến ngày nhận hồ sơ tuyển sinh vào trường cho năm học mới lại có cảnh phụ huynh thâu đêm suốt sáng chờ nộp hồ sơ xin cho con vào trường.

Suốt đêm 24 đến sáng 25/5, đúng ngày nhận hồ sơ tuyển sinh trẻ vào trường mầm non Hướng Dương, phụ huynh xếp hàng thâu đêm suốt sáng chờ nộp hồ sơ cho trẻ vào trường.

 
Phụ huynh xếp hàng thâu đêm suốt sáng chờ nộp hồ sơ xin cho con vào trường mầm non Hưởng Dương ở Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng. (Ảnh: K.N)

Trao đổi với PV, bà Trịnh Thị Thu Tâm - hiệu trưởng Trường mầm non Hướng Dương xác nhận: “Mặc dù nhà trường đã thông báo rộng rãi và công khai là đúng 7h sáng ngày 25/5 mới bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh vào trường cho năm học 2013 - 2014 tới, nhưng từ 22-23h đếm 24/5 trước đó, phụ huynh đã xếp hàng chờ đợi để nộp hồ sơ xin cho trẻ vào trường. Trường đã nhờ đến lực lượng an ninh đến đảm bảo trật tự và nhắc nhở phụ huynh đúng 7h sáng hôm sau mới nhận hồ sơ, nhưng nhiều người vẫn kiên trì thâu đêm đến sáng bám cổng trường chờ đến giờ vào nộp hồ sơ dự tuyển cho các cháu”.
Theo bà Tâm, việc phụ huynh sẵn sàng thâu đêm suốt sáng xếp hàng chờ xin cho con vào trường một phần là do chất lượng chăm sóc trẻ của trường trong những năm qua được phụ huynh đánh giá cao nên tin tưởng gửi gắm con em, thêm nữa là học phí ở trường tương đối vừa phải với thu nhập của người dân (khoảng 1 triệu đồng/học sinh/tháng). Nhà trường không ưu tiên xét tuyển con em cán bộ hay người thân người quen, mà cứ ai nộp trước, đúng tuyến thì xét tuyển trước cho đến khi hết chỉ tiêu.
Việc phụ huynh phải xếp hàng nộp hồ sơ xin cho con em vào trường còn do chỉ tiêu tuyển sinh của trường có hạn so với số trẻ trong độ tuổi vào mầm non ở địa phương. Theo khảo sát, trên địa bàn có hơn 1.300 trẻ trong độ tuổi đến trường, trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ có 500 trẻ.
Được biết, không phải tới năm nay, mà từ năm 2011, từ khi trường mầm non Hướng Dương được đưa vào hoạt động tại đây, cứ đến hẹn ngày nhận hồ sơ tuyển sinh vào trường cho năm học mới lại tái diễn cảnh phụ huynh thâu đêm suốt sáng chờ nộp hồ sơ xin cho con vào trường. Anh Tiến Dũng, một phụ huynh ở địa bàn phường Khuê Trung (Q. Cẩm Lệ) cũng từng trải cảnh thâu đêm suốt sáng chờ nộp đơn cho con vào trường này cho biết: “Nhiều người chờ cả đêm nhưng vẫn đến muộn hơn những người xếp hàng xin cho trẻ vào trường trước đó theo thứ tự. Cả phường chỉ có một trường này, mà số lượng trẻ đến tuổi đi học lại quá lớn. Nếu không mở rộng thêm cơ sở của trường hoặc xây thêm trường trên địa bàn, thì tôi nghĩ cảnh này sẽ lại tái diễn”.