Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Xưng “tôi” gọi “anh/chị”: Thầy e dè, trò “ngượng miệng”

Có giảng viên “mạnh dạn” xưng "tôi" gọi "anh/chị" với sinh viên thì bị phán xét thầy khó tính, lên mặt hoặc trò không dám nhận. Việc xưng hô “tôi - anh/chị” thể hiện sự bình đẳng, dân chủ ở trường đại học vẫn đang gặp không ít rào cản.

SV “ngượng miệng” xưng “tôi”
Nguyễn Thanh Nh., sinh viên (SV) Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho biết do từng đi thực tập ở công ty từ năm thứ nhất, thứ hai nên Nh. nhận thấy cách xưng hô theo ngôi thứ nhất rất thuận lợi và tạo cho mình sự tin khi trao đổi. Nhưng khi Nh. áp dụng cách xưng hô này ở giảng đường với giảng viên thì kết quả trái ngược với mong muốn.

Sinh viên còn “ngại miệng” xưng tôi với giảng viên.
 
Sinh viên còn “ngại miệng” xưng tôi với giảng viên.
Nh. kể: “Khi tôi xưng “tôi” với giảng viên hơn 50 tuổi trong tiết học, các bạn trong lớp đều sững sờ rồi im phăng phắc như thể tôi đang gây ra gì vậy. Giảng viên cũng “sựng” lại trong chốc lát, cảm giác không hài lòng nên không khí trong lớp rất nặng nề. Sau lần đó thấy không ổn nên tôi dùng lại cách gọi thầy xưng em”.
Theo Nh., cách xưng hô này tuy “trôi miệng” nhưng thể hiện sự bị động trong việc tiếp nhận kiến thức của SV, hạn chế sự tương tác nên việc học ở giảng đường vẫn nặng kiểu thầy nói gì trò biết nấy như bậc phổ thông.
Một SV trường ĐH Mở TPHCM cho biết, cậu từng bị bạn bè đánh giá là “tự tin một cách quá trớn” khi xưng “tôi” với giảng viên. “Cũng vì cách xưng hô đó, tôi thấy mình cách biệt và không thân thiện với thầy cô so với các SV khác”, cậu SV này cho hay.
Không ít SV bày tỏ, chủ yếu chỉ với môn tiếng Anh, họ sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất để trao đổi với giáo viên. Còn hầu hết ở các môn học khác, SV vẫn xưng “em” thầy, việc xưng “tôi” với thầy cô là rất hiếm. Họ mang nặng tâm lý người nghe (mà ở đây là giảng viên) sẽ khó chịu và phản cảm với cách xưng hô quá ngang hàng của học trò.
Ngay cả trong thuyết trình được khuyến khích xưng “tôi” thì nhiều SV vẫn… “em” vì họ rất ngại phải mở miệng xưng “tôi”, không riêng gì với thầy mà với cả những người lớn tuổi.
“Khi đi làm dù biết rằng mình nên xưng “tôi” để thể hiện bản thân mình nhưng em vẫn không làm nổi vì… ngượng miệng. Cách xưng em tuy nhẹ nhàng nhưng không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp và tương tác cao”, Nguyễn Thùy Anh, cựu SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho hay.
Thầy dạn, trò lại ngại
Khuyến khích xưng “tôi” với thầy cô, Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm về xưng hô trong trường học để tiếp thêm sự tự tin trong giao tiếp cho SV. Thậm chí, trường này không sử dụng bục giảng trong lớp học để thu hẹp khoảng cách và tạo sự bình đẳng, dân chủ giữa chủ thể dạy và học.
TS Bùi Trân Phượng - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho hay, cách xưng hô ở trường ĐH hiện nay vẫn thể hiện một quyền lực hay nhiều quyền lực đan xen lẫn nhau lẫn nhau của người dạy.
“Tôi luôn ủng hộ cách xưng hô ở trường ĐH phải có tôn ti, trên dưới nhưng không đè bẹp sức bật của SV. Theo tôi SV nên xưng “tôi” với thầy cô để khẳng định mình trong việc trao đổi kiến thức”, bà Phượng nói.

Sinh viên còn “ngại miệng” xưng tôi với giảng viên.
 
Nhiều người cho rằng, việc xưng hô “thầy - em” ở giảng đường chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của chủ thể học tập là SV.
Theo bà Phượng, một rào cản hiện nay trong việc giáo dục kiến thức và nhân cách cho SV ở bậc ĐH là liệu người thầy đã thật sự xem như SV như một đối tượng trưởng thành và thật sự tôn trọng những quyền trưởng thành của SV chưa? Cụ thể trong cách xưng hô, thầy cô đã thật sự chấp nhận với việc xưng “tôi” của SV.
Thực tế, không ít giảng viên “khó chịu” và không bằng lòng khi thấy SV “xưng” tôi với mình chủ yếu do cách xưng hô truyền thống “thầy - em” từ lâu mà họ trải qua, họ khó chấp nhận được cách gọi "ngang hàng" của SV đối với mình.
“Cách xưng hô “em” với người lớn tuổi hơn của chúng ta có từ lâu đời, trong mọi mối quan hệ như là một nét văn hóa. Nên tôi nghĩ việc việc trò xưng "tôi" với thầy rất khó khăn cho cho cả học trò và giảng viên”, một giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM bày tỏ.
Tuy nhiên, không ít giảng viên mạnh dạn xưng “tôi” và gọi SV là “anh/chị” khi lên lớp để thể hiện sự bình đẳng thầy trò lại gặp cản trở từ chính học trò.
Thầy Võ Văn Dân (Trường CĐ Sư phạm Bình Phước) cho hay trong giao tiếp với SV, thầy đều xưng “tôi” và gọi “anh/chị”. Thời gian đầu nhiều SV phản ứng không dám nhận vì… “thầy làm vậy bọn em tổn thọ”. Có SV còn cho rằng thầy khó tính, khó gần hoặc đang hạch sách SV. Chỉ khi thầy giải thích cho SV hiểu lợi ích của việc xưng hô như vậy, SV mới bớt… ngại.
“Tôi ủng hộ trò xưng “tôi” với giảng viên vì khác với bậc phổ thông, chúng ta bước vào giảng đường là để tìm kiếm tri thức chứ không phải để chờ đợi sự che chở. Nhiều người nói cách xưng hô không quan trọng nhưng khi xưng “tôi” cho các em thấy mình có vị thế, trách nhiệm trong mọi việc chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giảng viên. Việc xưng “em” hạ vai trò của SV đi rất nhiều”, ông Dân chia sẻ.
 
 “Cách xưng hô thầy - em phổ biến trong trường học ở Việt Nam thể hiện người thầy có trách nhiệm về tri thức, về nhân cách của học trò. Sự hiểm ngầm về mối quan hệ ấy của người Việt sản sinh ra những cụm từ “thầy nào trò ấy, thầy sao trò vậy”. Tuy nhiên ở bậc ĐH, sinh viên là chủ thể nghiên cứu nên cách dùng đại từ các bạn hay anh/chị sẽ làm cho thầy và trò gần gũi hơn, phát huy được tính chủ động của người học, dễ dàng tiếp cận kiến thức khoa học.
Nhưng có lẽ chúng ta nên linh hoạt chứ không nên quá cứng nhắc trong xưng hô vì ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú. Trong giờ dạy có thể gọi học trò là “anh/chị” nhưng khi thầy trò trao đổi trực tiếp có thể xưng em để thân thiện hơn” - ThS Lê Hoàng Giang (Trường ĐH Sư phạm TPHCM).
“Chúng ta bàn nhiều đến cách xưng hô ở trường ĐH và ai cũng thấy mặt lợi của việc sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất góp phần thể hiện sự dân chủ, tự tin ở trường ĐH. Tuy nhiên hiện nay thầy và trò đều ngại xưng “tôi” là do sức “đè” văn hóa, hai bên chưa vượt qua được. Trò sợ mình gọi như vậy là hỗn, là thiếu tôn trọng thầy còn người thầy cũng sợ mình khác người, sợ SV nghĩ không hay về mình. Theo tôi phải có sự đồng thuận giữa hai bên, giữa các trường để giảng viên và SV hiểu rằng cách xưng hôi “tôi” “anh/chị” là hoàn toàn bình thường” - Ông Võ Văn Dân (Trường CĐ Sư phạm Bình Phước.
"Cách xưng hô quá nhiều phân cấp văn hóa của Việt Nam đôi khi trở thành rào cản cho môi trường chuyên nghiệp, hợp tác trong công việc như hiện nay. Khoan đã nói đến SV, ngay nhiều bạn đi làm để thể hiện khả năng của mình mà phải đặt nặng vấn đề “gọi” như thế nào cho phù hợp. Theo tôi, cả bên nghe và bên nói phải thật sư cởi mở với nhau và chấp nhận cách gọi “anh - tôi”, kể cả cách biệt tuổi tác. Ở trường ĐH, SV cần phải được làm quen với cách xưng hô “thầy - tôi” để khi đi làm các bạn tự tin hơn” - Phó giám đốc một ngân hàng ở TPHCM. 

Chính thức giảm chỉ tiêu đào tạo liên thông chính quy

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư mới quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ. Đáng chú ý, thông tư quy định chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH.

So với các quy định trước đây Bộ GD-ĐT siết chặt hơn rất nhiều, từ điều kiện mở ngành đào tạo liên thông cho đến hình thức dự thi liên thông. Đặc biệt hơn cả là từ nay trở đi chỉ đào tạo liên thông chính quy theo hình thức học tín chỉ, không còn đào tạo theo niên chế.
Cụ thể, Cơ sở giáo dục đại học chỉ được tổ chức đào tạo liên thông khi có đủ các điều kiện: Có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo chính quy trình độ cao đẳng, đại học của ngành đào tạo liên thông; Có báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục đại học và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD-ĐT quy định; Đã công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trên trang thông tin của trường theo quy định.
Có Hội đồng để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học (gọi là Hội đồng đào tạo liên thông); Đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ CĐ, ĐH hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục đại học đăng ký đào tạo liên thông chính quy.
Thông tư này cũng quy định, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định đào tạo liên thông từ trình độ TCCN lên trình độ CĐ hoặc từ trình độ CĐ lên trình độ ĐH. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định đào tạo liên thông từ trình độ TCCN, Trung cấp (TC) nghề lên trình độ ĐH, từ trình độ TC nghề lên trình độ CĐ, từ trình độ CĐ nghề lên trình độ ĐH.
Kiểm soát chặt đầu vào và đầu ra
Bộ GD-ĐT cho biết, thông tư mới này chỉ áp dụng đối với hình thức liên thông chính quy và vừa học vừa làm. Đối với đào tạo liên thông từ xa sẽ có quy định riêng. Riêng liên thông chính quy ngoài việc siết chặt về chỉ tiêu còn yêu cầu thi tuyển đầu vào và kiểm soát nghiêm ngặt khâu đầu ra.
Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển;
Người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT chức hằng năm. Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Đào tạo liên thông chính quy được tổ chức, quản lý theo các quy định hiện hành của Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH được phép đào tạo liên thông để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên hệ liên thông chính quy học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy.
Đối với đào tạo liên thông hình thức vừa học vừa làm thì về cơ bản giống như các quy định đối với liên thông chính quy. Điểm khác là thực hiện việc tuyển sinh, đào tạo thực hiện theo quy chế và quy định đối với hệ vừa học vừa làm.
Với việc siết chặt này Bộ GD-ĐT cũng giao cho các trường xem xét để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập. Cụ thể, chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức chính quy là chương trình đào tạo trình độ CĐ, trình độ ĐH chính quy đang áp dụng tại cơ sở giáo dục ĐH. Chương trình đào tạo đối với người học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học là chương trình đào tạo hình thức vừa làm vừa học đang áp dụng tại cơ sở giáo dục ĐH.
Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng đào tạo liên thông, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH căn cứ vào chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, văn bằng, kết quả học tập đã có của người học để quyết định công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học và công bố công khai trước khi tổ chức đào tạo.
Sai phạm xử lý nghiêm
Thông tư mới cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ kiểm tra, thanh tra thi tuyển sinh và tổ chức đào tạo liên thông của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định hiện hành. Sở GD-ĐT là đầu mối giúp uỷ ban nhân dân tỉnh/thành kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định về đào tạo liên thông hình thức vừa làm vừa học đối với các lớp liên kết đặt tại địa phương; phát hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo những trường hợp vi phạm Quy định về đào tạo liên thông của các đơn vị tham gia liên kết tại địa phương quản lý. Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm tự thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo của cơ sở mình theo quy định hiện hành.
Việc xử lý các vi phạm trong tuyển sinh và đào tạo liên thông cấp bằng CĐ, ĐH thực hiện theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy, Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quy chế tuyển sinh và đào tạo vừa làm vừa học hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Về xử lý sai phạm Bộ GD-ĐT khẳng định, người học bị phát hiện có sai phạm trong tuyển sinh hoặc quá trình đào tạo, khai man hồ sơ bị buộc thôi học, thu hồi bằng tốt nghiệp. Cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đào tạo liên thông, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH và những người tham gia tuyển sinh, tổ chức đào tạo nếu vi phạm các quy định về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cấp phát văn bằng, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở giáo dục ĐH tổ chức tuyển sinh và đào tạo liên thông khi chưa có quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với hình thức liên thông nhảy bậc từ TCCN lên ĐH -PV) sẽ bị đình chỉ đào tạo liên thông tùy theo mức độ vi phạm, thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ GD-ĐT sẽ công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đào tạo liên thông.
Thông tư mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/2/2013. Bộ GD-ĐT cũng cho hay, đối với các khóa tuyển sinh đào tạo liên thông trước thời điểm Thông tư mới có hiệu lực, cơ sở giáo dục ĐH thực hiện đào tạo liên thông theo các quy định đang có hiệu lực. Tuy nhiên các cơ sở giáo dục ĐH phải rà soát đảm bảo các điều kiện tổ chức đào tạo liên thông quy định theo thông tư mới báo cáo Bộ GD-ĐT trước ngày 30/6/2013.

 

ĐH Đà Nẵng: Trình độ tiếng Anh của sinh viên còn ở mức trung bình, kém

Theo ghi nhận tại hội thảo dạy tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra cho sinh viên ĐH Đà Nẵng, qua khảo sát các trường thành viên ĐH Đà Nẵng cho thấy trình độ tiếng Anh của phần lớn sinh viên hiện còn ở mức trung bình và kém.

Hội thảo “Chương trình dạy tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra cho SV các trường ĐH, CĐ thành viên ĐH Đà Nẵng) do ĐH Đà Nẵng tổ chức ngày 24/12.
 
Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, trình độ tiếng Anh của phần lớn SV chỉ đạt mức trung bình và kém. Nhiều SV tốt nghiệp ra trường vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng mềm, trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ, được xem là những chìa khóa quan trọng để đạt hiệu quả cao trong công việc. 
 
Trình độ tiếng Anh của sinh viên còn ở mức trung bình, kém
 
Nhiều ý kiến tại Hội thảo chương trình tăng cường dạy tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra cho SV ĐH Đà Nẵng cho rằng trình độ tiếng Anh của phần lớn SV hiện còn ở mức trung bình, kém.
Ngoài nguyên nhân chủ quan từ chính trình độ tiếng Anh đầu vào các SV, bên cạnh đó, còn có nguyên nhân từ việc lâu nay chương trình dạy tiếng Anh ở các trường chưa thống nhất với chuẩn đầu ra mà SV phải đạt qua kỳ thi TOEIC, dẫn tới việc SV không có động cơ để hào hứng với chương trình dạy tiếng Anh ở trường. Chương trình với 105 tiết tiếng Anh theo quy định của Bộ GD-ĐT chưa đủ thời lượng đáp ứng nhu cầu học tập của SV để đạt chuẩn trình độ tiếng Anh đầu ra.
Đó cũng là những tiền đề cho chương trình tiếng Anh tăng cường dành cho SV các trường thành viên ĐH Đà Nẵng. Chương trình này nằm trong Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, do nhóm giảng viên trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng biên soạn. Theo đó, giúp SV khi tốt nghiệp ra trường đã có thể đạt chuẩn B1 về tiếng Anh theo Khung tham chiếu trình độ Ngoại ngữ chung của Châu Âu (TOEIC)
Tại hội thảo, nhóm biên soạn đã trình bày nội dung chương trình tăng cường tiếng Anh dành cho SV. Theo đó, chương trình có 400 tiết học từ cấp độ A1 đến B 1, tập trung cả 4 kỹ năng Ngoại ngữ, bao gồm nghe, nói, đọc, viết. Chương trình không chỉ hướng mục tiêu đào tạo SV có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra như Đề án Ngoại ngữ Quốc gia tới năm 2020; mà còn được xem là nền tảng để liên thông giữa các cấp học trong việc dạy và học Ngoại ngữ, àm cơ sở để kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh của SV theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi nhóm biên soạn trình bày nội dung chương trình, đa phần ý kiến của các đại biểu thống nhất với khung chương trình, mục tiêu của chương trình như trên. Bên cạnh đó, các ý kiến hội thảo cũng lưu ý việc cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như thu hẹp khoảng cách chênh lệch trình độ tiếng Anh đầu vào khá lớn của SV các trường.
Song song với khung chương trình đào tạo hợp lý, PGS.TS Đoàn Quang Vinh - phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh tại hội thảo: “Điều cơ bản có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo vẫn là phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp và ý thức học tập của SV”.

TPHCM: Thêm một trường học bị đình chỉ

Tiếp sau Trường THCS - THPT Khai Trí (Q.5, TPHCM), Sở GD-ĐT TPHCM vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với Trường THCS - THPT Hiền Vương (Q. Tân Bình) với lý do trường gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự, tài chính.

Trường THCS - THPT Hiền Vương đóng tại địa chỉ 65/79/2A Tân Sơn, P.15, Q. Tân Bình, trước đây là trường THPT Hữu Hậu được chủ đầu tư xây dựng trên diện tích hơn 1.500m2 đất của gia đình.
Trường khá khang trang nhưng theo một số thông tin, suốt sáu năm qua trường vẫn không thể hoạt động ổn định vì thiếu người học và thiếu cả sự thống nhất trong việc quản lý giữa hiệu trưởng và chủ đầu tư.
Đầu năm học này, trường đã âm thầm ngưng hoạt động vì gặp nhiều khó khăn về tài chính và gửi tờ trình về việc xin tạm ngưng hoạt động. Sau khi kiểm tra hoạt động thực tế của trường, Sở GD-ĐT TPHCM ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường THCS - THPT Hiền Vương với thời hạn là 2 năm gồm năm học 2012 - 2013 và năm học 2013 - 2014.
Sở GD-ĐT yêu cầu Trường Hiền Vương phải đảm bảo chế độ tiền lương, tiền công đúng quy định hiện hành đối với giáo viên, nhân viên, người lao động đang công tác tại trường. Đồng thời phối hợp với Sở để chuyển học sinh sang học trường khác (loại hình tư thục).
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, hai trường học loại hình tư thục tại TPHCM đã phải đình chỉ hoạt động vì thiếu học sinh và gặp khó khăn về tài chính.

 

Cháy trường, hơn 1.200 học bạ bị thiêu rụi

Rạng sáng 24/12, hỏa hoạn đột ngột xảy ra đã thiêu rụi toàn bộ dãy phòng hành chính Trường THPT Lấp Vò 1, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp).

Vụ cháy đã thiêu rụi gần như toàn bộ số hồ sơ của hơn 100 cán bộ, giáo viên và hơn 1.200 sổ học bạ học sinh nhà trường cùng rất nhiều tài sản khác như 3 máy photocopy, 27 máy vi tính, máy quay phim, dàn âm thanh...

Theo công an địa phương, ước tổng thiệt hại của vụ cháy gần 1 tỉ đồng.

Cháy trường, hơn 1.200 học bạ bị thiêu rụi, Giáo dục - du học, chay truong hoc, chay hoc ba, hoa hoan, truong thpt, hoc sinh, phong hanh chinh, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Toàn dãy phòng hành chánh Trường THPT Lấp Vò 1 bị thiêu rụi
Dãy phòng hành chính của Trường THPT Lấp Vò nằm ở một khu riêng biệt được xây dựng từ năm học 2001-2002 gồm 3 phòng học có diện tích hơn 160m2, dạng nhà tiền chế, khung sắt, mái và vách nhà được lợp tôn cách nhiệt có mút xốp ở giữa. Hiện nguyên nhân của vụ cháy đang được lực lượng công an điều tra làm rõ.

* Trước đó, vào khoảng 2h30 ngày 23/12, tại ấp 5, xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa (Long An) xảy ra vụ hỏa hoạn làm 4 căn nhà bị thiêu rụi, thiệt hại hơn 600 triệu đồng. Ngoài ra còn làm hư hỏng đường dây hạ thế, cáp viễn thông gây mất điện trên diện rộng.

Hộ ông Nguyễn Văn Thành thiệt hại nặng nhất với khoảng 500 triệu đồng. Trong đó có 300 triệu đồng tiền mặt mà ông dành dụm lâu nay chuẩn bị xây dựng lại nhà và 100 két bia dự trữ bán dịp tết

 

Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH"?

Có nhiều ý kiến xung quanh đề tài “giải cứu bong bóng ĐH" nhưng chưa ai nhắc đến người đã ký quyết định cho mở trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Vì thế trong cuộc khủng hoảng bong bóng giáo dục này, Nhà nước không nên “mặc cho nó chết" - mà có trách nhiệm vực khối trường giáo dục bậc cao tư nhân đó ra khỏi khủng hoảng và truyền cho "họ" một sinh khí mới, tiếp tục tồn tại bình đẳng với các cơ sở giáo dục bậc cao công lập.

Ta không lo cho ta thì đừng trông mong ai sẽ lo cho ta. Thế giới sẽ nhìn vào thái độ ứng xử của Nhà nước đối với khối trường tư nhân lúc này, để quyết định thái độ hỗ trợ đối với nền giáo dục của nước ta.
Nhà nước nên có 5 cách ứng xử sau:
Một là rà soát lại “cái ruột “ của các trường ĐH, CĐ đang lâm vào khủng hoảng. Nếu sứ mạng đích thực của họ là giáo dục đào tạo chứ không chỉ nhằm kiếm lợi nhuận và cái ruột của nó (đội ngũ giảng viên cơ yếu, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, xưởng trường) đều đạt yêu cầu mức trung bình để hoạt động giáo dục đào tạo thì Nhà nước nên giúp họ tự chọn trong 2 hướng:
Hoặc là tự nguyện sáp nhập với 1 số trường khác thành 1 trường có quy mô lớn hơn nhằm tận dụng nguồn vốn có sẵn (quan trọng hơn cả là nguồn vốn con người), để giành lại thị phần giáo dục trong thị trường lao động bậc cao.
Hoặc là chuyển hướng sang đào tạo nghề, kể cả nghề bậc cao, tương tự mô hình ĐH khoa học ứng dụng , đang có thị phần bỏ ngỏ trong thị trường lao động bậc cao . Xin lưu ý kinh nghiệm của nước Đức: "Rất nhiều trường ĐH khoa học ứng dụng của Đức được nâng cấp từ các trường nghề để tận dụng thầy thực hành giỏi và các xưởng thực hành của trường nghề". Đây là hướng phù hợp với các ĐH, CĐ đang trong tình trạng khủng hoảng, vốn được nâng cấp từ các trường trung học chuyên nghiệp, kể cả công và tư. Nhà nước nên tạo thuận lợi ban đầu cho họ chuyển hướng .
Hai là có những trường đang phát triển tốt , chẳng hạn Trường ĐH Bắc Hà , ĐH Thăng Long ... nay cũng bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng chung của khối trường ĐH, CĐ ngoài công lập thì Nhà nước nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp họ tiếp tục duy trì và phát triển. Để mai một đi sẽ rất khó tạo lại được những trường ngoài công lập như vậy.

Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH"?, Giáo dục - du học, bong bong dai hoc, khung hoang giao duc, co so giao duc bac cao ngoai cong lap, dao tao dai hoc, giao duc, cuu nen giao duc, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ai có trách nhiệm cứu bong bóng ĐH"?
Kinh nghiệm của Pháp là: sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của những cở sở giáo dục bậc cao tư nhân là cần thiết trong cuộc đua tranh chất lượng đào tạo nhân lực bậc cao. Ở Pháp hiện tồn tại Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân tư nhân Paris, Viện quang học Orsay tư nhân nổi tiếng nước Pháp, Trường ĐH điện – điện tử Supelec tư nhân khá nổi tiếng nước Pháp với học phí không cao hơn phí đăng ký vào trường ĐH công lập là bao nhiêu.
Ba là kiên quyết chuyển chương trình đào tạo CĐ từ 3 năm xuống 2 năm sẽ rút bớt được không ít chi phí cho ngân quỹ đào tạo .
Bốn là đối với các cơ sở giáo dục bậc cao ngoài công lập chỉ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và chỉ có cái vỏ hoành tráng bề ngoài (trường sở, mác liên kết với nước ngoài) cũng đang lâm vào khủng hoảng thì việc đóng cửa trường hay không là do phụ huynh và chính họ tự xử lý, Nhà nước đừng hắt hủi họ để thế giới còn nhìn vào sự ứng xử của Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Năm là thực hiện sớm 1 trong những cách đề phòng "bong bóng giáo dục" tái diễn: Nhà nước tập hợp danh sách toàn bộ các trường ĐH, CĐ từng năm, có đầy đủ thông tin cụ thể về trường sở (là sở hữu hay thuê), lực lượng giảng viên cơ hữu với mọi học vị học hàm là bao nhiêu? thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành?, có những chuyên ngành nào, học phí bao nhiêu, công khai trên Internet để mọi phụ huynh đều biết lựa chọn cho con em mình theo học?. Đồng thời, thúc đẩy các trường đua tranh cải thiện chất lượng đào tạo, như rất nhiều quốc gia đã làm như Mỹ, Pháp, Đức, Phần Lan …
Ở Pháp, các Université và Grande Ecole có đăng ký vào danh sách của Campus France thì được hưởng rất nhiều thuận lợi so với những trường không có tên trong danh sách.

 

Nghịch lý tiếng mẹ đẻ

Tại một hội thảo mới đây, dự thảo đề án đổi mới tuyển sinh Đại học Quốc gia TP.HCM đã tách môn tiếng Việt thành môn thi độc lập. Với quan điểm này, tiếng mẹ đẻ ở nước ta được đánh giá đúng tầm quan trọng của nó.

Và việc này cũng là giải pháp thỏa đáng, khắc phục được sai lầm từ bấy lâu nay trong giảng dạy môn tiếng Việt ở nhiều cấp học.
Trò ngơ ngác, trường thờ ơ
Trong một cuộc khảo sát đầu vào môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt do tôi trực tiếp phụ trách dành cho sinh viên năm 2-4, có không ít sinh viên đăng ký môn học này (tự chọn) vì lý do “dễ qua” (dễ thi đậu cuối kỳ). Thậm chí có sinh viên cho biết đăng ký vì... tò mò, bởi nghe tên môn học không hình dung được là môn này sẽ dạy những gì.
Sinh viên ngơ ngác với môn học về tiếng mẹ đẻ theo kiểu của sinh viên. Nhà trường thờ ơ theo kiểu của nhà trường, bất kể là công lập hay ngoài công lập.
Ở các trường cao đẳng, đại học công lập, trừ trường sư phạm (và một số trường có đào tạo ngành khoa học nhân văn), các trường hầu hết đều không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành, đặc biệt là các trường đào tạo khối ngành tự nhiên.
Chẳng hạn tại Đại học Quốc gia TP.HCM, chương trình đào tạo hiện hành của hầu hết các khoa thuộc các trường đại học nhóm khoa học tự nhiên của Đại học Quốc gia TP.HCM đều không có môn tiếng Việt thực hành. Những khoa đào tạo sinh viên về kiến thức lập trình, dịch tự động, có giảng dạy môn lý thuyết automat và ngôn ngữ hình thức, nguyên lý ngôn ngữ lập trình, xử lý ngôn ngữ tự nhiên... nhưng không tổ chức dạy môn tiếng Việt thực hành thì không hiểu sinh viên sẽ lấy kiến thức nền tảng (về ngôn ngữ tự nhiên) từ đâu để xử lý ngôn ngữ tự nhiên?

Nghịch lý tiếng mẹ đẻ, Giáo dục - du học, tieng me de, tuyen sinh dai hoc, tieng viet mon thi doc lap, dao tao dai hoc, giao duc, tieng me de o viet nam, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Thí sinh dự thi vào Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM) tại kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 - Ảnh: Minh Đức
Phạm vi cao đẳng, đại học ngoài công lập còn tệ hơn. Ngoại trừ số rất ít trường nhờ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược tốt nên có môn này (hoặc một tên gọi khác tương đương), còn lại hầu như không có. Có trường đại học trước kia còn tổ chức, từ sau năm 2009 trở đi tất cả khoa trong trường này đều loại môn tiếng Việt thực hành ra khỏi chương trình đào tạo.
Hậu quả nhãn tiền
Ở các công ty xây dựng, kỹ sư rất sợ phải thảo văn bản. Những kỹ sư mà tôi tiếp xúc, đến gần 100% đều nghĩ được nhưng không biết phải trình bày như thế nào. Giám đốc nhân sự một công ty chuyên sản xuất kính cường lực có nhà máy đặt tại Bình Dương than phiền: “Nhân viên nói chuyện với mình thì ổn. Nhưng chỉ cần đặt bút thảo văn bản là có sai sót. Không sai chỗ này thì sai chỗ khác mặc dù được nhắc nhở nhiều lần, kể cả cử nhân ngành luật”.
Trong các lớp tôi phụ trách giảng dạy môn kỹ năng sử dụng tiếng Việt, ngay buổi đầu tiên trước khi tôi tiến hành khảo sát bằng văn bản thì dao động 90-95% sinh viên cho biết “hiểu được nhưng không biết nói thế nào”. Và tỉ lệ cao hơn cho biết: “Nói được nhưng khi viết thành văn bản lại không biết viết như thế nào”.
Tình trạng chệch choạc trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ ở VN còn yếu, không chỉ ở lĩnh vực nhân lực ngành kỹ thuật mà còn thể hiện ngay trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.
Theo một bản tin của Đại học Văn hóa Hà Nội (dẫn lại từ VnMedia), kết quả đợt xếp hạng tháng 6-2010 về tình hình chính tả trong văn bản tiếng Việt của một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ GRID (Công ty VIEGRID JSC) cho biết: báo chí và truyền thông là đối tượng có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất. Nhóm tác giả nói trên đã thống kê trên 67.000 mẫu với kết quả: tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu tối thiểu.
Trong chương trình giáo dục phổ thông của ta, môn tiếng Việt lâu nay được gộp chung với môn văn học. Và đấy là sai lầm. Vì như thế, hệ quả là môn tiếng Việt được nhìn nhận chủ yếu ở chức năng thẩm mỹ. Còn chức năng giao tiếp và chức năng suy luận thì gần như không được người học (và cả người dạy) ý thức đến.
Trưởng khoa ngôn ngữ và Đông phương Trường đại học HUFLIT (TP.HCM) - tiến sĩ ngôn ngữ học Trần Văn Tiếng - cho biết: “Sinh viên các khoa quản trị kinh doanh quốc tế, du lịch - khách sạn... mà không vững tiếng mẹ đẻ thì rất khó trong công việc. Bởi vì nếu vững ngôn ngữ thì có thể tự tin trình bày các vấn đề cũng như tự tin trong giao tiếp với khách hàng”.

 

Mỗi năm VN có thêm 53 Giáo sư, 495 Phó Giáo sư

Sáng 24/12, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cho 469 người.

GS. TSKH. Trần Văn Nhung - Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước cho biết: Trong đợt xét công nhận chức danh GS, PGS lần này đã có 42 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và 427 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS.

Tổng cộng có 469 tân GS và PGS trong năm 2012. Trong đó, hai người được xét đặc cách: một được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS và một là PGS. Cả hai đều thuộc lĩnh vực Toán học.

GS trẻ nhất năm nay là Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970, Toán học, được công nhận đặc cách).

Mỗi năm VN có thêm 53 Giáo sư, 495 Phó Giáo sư, Giáo dục - du học, pho giao su, giao su, chuc danh giao su, giao su tre nhat, pho giao su tre nhat, tap chi khoa hoc, bao, tin tuc tin hot, tin hay, vn

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trao hoa và chứng nhận cho GS Phùng Hồ Hải
Theo GS Nhung, PGS Phùng Hồ Hải là nhà toán học trẻ, có nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng trên thế giới, có thành tích khoa học xuất sắc. Ông là Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012).

GS nhiều tuổi nhất lần này là GS.NSND Nguyễn Trung Kiên (73 tuổi) - người thầy của nhiều GS, PGS và nhiều thế hệ các nghệ sĩ nổi tiếng ở trong và ngoài nước.

Từ năm 2009 đến năm HĐ đã xét và công nhận 212 nhà giáo đạt tiêu chuân chức danh GS và 1.979 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Như vậy trong 4 năm gần đây, bình quân mỗi năm thêm được 53 GS và 495 PGS.
Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung: “Con số này vẫn chưa bù kịp cho số GS và PGS về hưu hàng năm. Vì thế hiện nay nhiều người đề xuất cần tăng tuổi về hưu của GS, PGS và TS để tận dụng tối đa lực lượng khoa giáo cao cấp này”.

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012

Nhìn lại sự kiện năm 2012 cho thấy "bức tranh" giáo dục nước nhà có không ít tín hiệu... buồn. Làn sóng nói không với bằng tại chức; Gian lận thi cử tập thể; Cải tiến thi càng rối; Bát nháo liên kết đào tạo; bạo lực học đường.... là những "bài toán" đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tìm lời giải.

Làn sóng nói không với tại chức

Bước sang năm 2012, sau các tỉnh Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương … thì Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam cũng đã có quyết định không tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp hệ tại chức (tức hệ vừa làm vừa học).

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Nhiều nơi đóng cửa với bằng tại chức (Ảnh minh họa)
Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.

Với hàng loạt các tỉnh "quay lưng" với hệ đào tạo tại chức, đồng nghĩa với việc nói không ngay với sản phẩm do chính các trường ĐH của ngành giáo dục thực hiện. Đây được xem là hồi chuông cảnh báo về chất lượng giáo dục cho các nhà hoạch định chính sách phải xem xét.

Xô đổ cổng trường để xin học cho con

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Hàng ngàn phụ huynh đạp đổ cổng trường để có được "vé" cho con thi vào Trường Thực nghiệm
Khát vọng con được học một môi trường học tốt theo GS Hồ Ngọc Đại "đó là mong muốn bình thường. Một khát vọng chính đáng". Sự bình thường đã trở nên bất thường khi hàng ngàn phụ huynh chầu chực thâu thêm, dầm mưa... thậm chí đạp đổ cổng trường để có được "vé" thi vào Trường Thực nghiệm.

Họ bất chấp tất cả để con được học môi trường tốt. Một cuộc thi... chạy theo nghĩa đen đã diễn ra trong sự ngỡ ngàng và thương cảm.

Thế nhưng, những môi trường thế này vì sao không được nhân rộng vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ?

Tiêu cực thi tập thể


Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Clip ghi lại gian lận trong thi cử ở Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang)
Đầu tháng 6, hơn 1 triệu thí sinh Việt Nam đã dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một thực tế tréo nghoe diễn ra ngay lập tức: Nhận định kỳ thi "an toàn, nghiêm túc" vừa ngớt hôm trước thì hôm sau, sự gian lận trong thi cử đã được phát giác qua các clip ở hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) với các hình ảnh giám thị vô tư ném 'phao' cho thí sinh.

Clip tiêu cực được một học sinh nông thôn ở tận huyện miền núi Lục Nam dùng “công nghệ bút quay” để làm lộ sáng một phần nhỏ giả dối của giáo dục: những tiêu cực bấy lâu trong thi tốt nghiệp.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: Chuyện Bắc Giang là danh dự ngành giáo dục. Các chuyên gia, nhà giáo dục cho rằng đây là vấn đề xã hội đáng quan tâm. "Vì Việt Nam không chỉ có một Đồi Ngô mà có cả một rừng Ngô" - lời GS Nguyễn Lân Dũng. 

Ông đề xuất, từ Đồi Ngô, Bộ GD-ĐT cần xem lại 'Hai không', xem xét lại cách thi tốt nghiệp...
"Nở rộ" học sinh tự tử

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Bức xúc với cô nhảy lầu tự tử; Xấu hổ bị bị bạn "tụt quần" tự tử; Phản đối cô cứa tay tự tử; Để mất quỹ lớp tự tử... Đó là những lý do dẫn đến những cái chết thương tâm để lại nỗi ám ảnh cho các bậc cha mẹ và những người làm công tác giáo dục.

Người ta vẫn chưa quên nữ học sinh lớp 12 ở huyện Đông Hưng, Thái Bình đã nhảy lầu tự vẫn do bị cô giáo dạy môn Toán xúc phạm. Một học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Nam Định thắt cổ... không do căn nguyên.

Đáng thương hơn khi chỉ vì dại dột suy nghĩ "bị làm nhục" mà nữ sinh Lương Thị Hoa (thôn Hòa Tô, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đã nhảy xuống sông tự tử.

Chỉ vì làm mất số tiền quỹ lớp hơn 600.000 đồng, em Nguyễn Thị Cẩm Tú, học sinh lớp 9/6, Trường THCS Trung Lập, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP.HCM đã tìm đến cái chết.
Vào khoảng 9h30 ngày 20/10, Công an xã Mê Linh nhận được tin báo của gia đình em Nguyễn Thị L. (sinh lớp 10, Trường THPT Tiền Phong) cho biết, L. vừa được gia đình đưa đi cấp cứu vì cô bé đã uống thuốc diệt cỏ để tự tử.

Lý do tự tử vì được giao cầm khoảng 500.000 đồng tiền quỹ lớp nhưng L. đã để mất.

Mới đây, dư luận thêm phen hú vía khi hay tin tại lớp 11B1, Trường THPT Trần Kỳ Phong (xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) nữ sinh tên Trần Thị Thế Y, đã cứa tay phản đối cách dạy của cô giáo.           

Quy định mới về dạy thêm

Chiều 17/5, Bộ GD-ĐT chính thức công bố quy định mới về dạy thêm, học thêm.

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư 17 quy định về dạy thêm học thêm, nhiều địa phương đã chấp hành bằng cách cấm tuyệt đối tất cả hình thức dạy thêm học thêm. Tại một số tỉnh thành, nhiều lớp dạy thêm đã đóng cửa.

Dù quy định đã đi vào cuộc sống, nhưng những "nền tảng" vốn có của việc dạy thêm học thêm khiến người trong cuộc lo ngại: quy định này có dấu hiệu phá sản.

Càng cải tiến càng rối

Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Chưa năm nào các trường tuyển sinh chật vật như năm nay
Mùa tuyển sinh năm 2012 các trường được kéo dài thời gian xét tuyển đến hết tháng 11. Nhưng, chưa năm nào các trường tuyển sinh chật vật, ế ẩm như năm nay. Dù Bộ GD-ĐT có nhiều điều chỉnh hướng đến tăng nhiều quyền lợi hơn cho thí sinh, nhưng, thực tế diễn ra không như mong đợi. Các trường ĐH ngoài công lập đã nhóm họp đưa thông điệp "nguy cơ sẽ giải thể vì không tuyển được người học".

Sự ế ẩm này theo chuyên gia Phạm Thị Ly (ĐHQG TP.HCM) đó là sự sàng lọc của cơ chế thị trường.

Sự sàng lọc này đòi hỏi phải có nghiên cứu đổi mới thi và tuyển sinh ngay từ bây giờ để kịp thực hiện sau năm 2015.

Lùm xùm liên kết đào tạo


Những sự kiện "chấn động" giáo dục 2012, Giáo dục - du học, su kien giao duc 2012, su kien chan dong, gian lan o doi ngo, bang tai chuc, dao tao lien thong, bao luc hoc duong, hoc them, tu tu, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Giám đốc trường kinh doanh Melior ôm tiền tỷ biến mất
Liên tiếp các vụ liên kết đào tạo một đằng, tuyển sinh một nẻo đã bị phanh phui trong năm khiến dư luận thêm một lần đặt dấu hỏi: Công tác quản lí nhà nước có vấn đề?

Điển hình là vụ giám đốc trường quốc tế ôm tiền tỷ biến mất. Trường kinh doanh Melior thuộc Tập đoàn Melior Education Group tại Singapore, đăng ký tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn, nhưng thực tế, Melior đã liên kết đào tạo nước ngoài các trình độ ĐH và CĐ.

Khảo sát trên địa bàn TP.Hà Nội, có rất nhiều trường tiểu học tại các quận đang triển khai thực hiện chương trình Tiếng Anh liên kết. 

Hàng chục bà giáo già kêu cứu

Nhiều giáo viên mầm non (GVMN) ở huyện Mê Linh (Hà Nội) rơi vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu: 28 - 40 năm trong nghề vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.

Hơn 3 năm qua, họ đã gõ cửa nhiều cơ quan chức năng từ huyện đến thành phố và vẫn đang chờ đợi câu trả lời thỏa đáng.

Có thâm niên công tác nhưng khi nghỉ hưu, các giáo viên lại gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.

Nghỉ hưu, nhưng chỉ được hưởng trợ cấp BHXH một lần

Công cuộc ''gõ cửa'' các cơ quan chức năng của các bà giáo về hưu nhưng không được hưởng chế độ hưu trí bắt đầu từ năm 2009. Bản danh sách “kêu cứu” gồm 23 GVMN đứng tên có chung hoàn cảnh: Thâm niên trong nghề từ 28 - 40 năm vẫn không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Trong đó có những người đã nghỉ hưu, nhưng không đành lòng nhận “khoản trợ cấp một lần”; có người ngấp nghé đến tuổi về nghỉ mà vẫn không thể đủ thời gian tham gia BHXH.

Cô giáo Nguyễn Thị Thêu – nguyên giáo viên Trường Mầm non Quang Minh B - kể: “Tôi bắt đầu công tác trong nghề từ năm 1977. Khi tôi nghỉ hưu vào tháng 4.2011 thời gian tham gia BHXH mới được 9 năm, chưa đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí. Tôi về hưu chỉ được hưởng chế độ trợ cấp một lần, thẻ BHYT cũng bị thu lại luôn. Đến nay tôi vẫn chưa nhận khoản trợ cấp này”.

Chưa đến tuổi nghỉ hưu, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Hợi – giáo viên Trường Mầm non Chi Đông - cũng ở vào tình trạng tương tự như cô giáo Thêu. Cô Hợi dạy học từ năm 1982, thời điểm đó lương GVMN nhận được là 40kg thóc/tháng. Đến nay, cô Hợi có thâm niên 31 năm công tác, nhưng khi về hưu vào năm 2014 cô cũng mới tham gia BHXH được hơn 12 năm, vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

Không chỉ giáo viên, cả hiệu trưởng, hiệu phó các trường có thâm niên công tác gần 40 năm cũng có chung hoàn cảnh. Cô Ngô Thị Minh – nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A - cho hay: “Từ năm 2002, chúng tôi bắt đầu tham gia BHXH, nhưng sắp đến tuổi nghỉ hưu nên không đủ thời gian để được hưởng chế độ hưu trí. Sau này tôi mới biết cơ quan chức năng đã có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn này cho các giáo viên, nhưng chúng tôi chưa được thực hiện theo chế độ hướng dẫn đó”.

Hàng chục bà giáo già kêu cứu, Giáo dục - du học, giao vien gia, che do huu tri, nghe giao, luong huu, luong giao vien, me linh, giao vien mam non, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Cô giáo Ngô Thị Minh (phải) – nguyên Hiệu trưởng Trường Mầm non Quang Minh A - khi về hưu vẫn không được hưởng chế độ hưu trí
Vì đâu nên nỗi?

Các bà giáo ở huyện Mê Linh có cớ để cho rằng mình đã bị bỏ quên chế độ.

Năm 2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Thứ trưởng Bộ GDĐT ký công văn liên tịch số 2150/GDĐT-BHXH gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ. Thời điểm này, huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong danh sách 23 GVMN  gửi đơn kêu cứu vì chưa được hưởng chế độ hưu trí, người công tác trong ngành lâu nhất là cô giáo Tạ Thị Viền (từ năm 1972), người có thời gian công tác ít nhất là cô giáo Phan Thị Dần (từ năm 1975). Các cô giáo trước khi về nghỉ hưu đều được nhận Huy chương Vì Sự nghiệp giáo dục, nhiều cô liên tục đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (Vĩnh Phúc - PV).
Đây là công văn đề nghị các địa phương thực hiện chính sách BHXH và BHYT theo những nội dung cụ thể đã được Chính phủ quy định và các bộ chức năng hướng dẫn; trong đó nêu: “Những NLĐ đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành NĐ số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1/1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH. Mức đóng bằng 15% mức tiền lương tính trên mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu, nộp”.

Ngoài hướng dẫn thực hiện chế độ cho NLĐ trong các cơ sở mầm non đã được Chính phủ quy định, công văn còn nhấn mạnh đến đối tượng cần quan tâm “đặc biệt là đối với những đối tượng GVMN có nhiều năm công tác...”. Vậy nhưng, vẫn có những giáo viên cống hiến lâu năm trong nghề nhưng vẫn bị bỏ quên.

Cô Ngô Thị Minh cho rằng, chiếu theo hướng dẫn trên thì những giáo viên có thâm niên và tham gia đóng BHXH từ năm 2002 sẽ được đóng lùi lại cho thời gian tính từ tháng 1/1995. Thực hiện đúng như vậy, đến khi nghỉ hưu các cô sẽ có đủ 15 năm được tham gia BHXH và chỉ thiếu 5 năm theo điều kiện như hiện nay để được hưởng chế độ hưu trí.

Tuy nhiên, ở thời điểm đó, những hướng dẫn trong công văn chưa được thực hiện ở địa bàn huyện Mê Linh. Không được đóng BHXH lùi lại từ tháng 1/1995, các GVMN tiếp tục bị thiệt thòi khi không được thực hiện quyền lợi theo Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện đối với GVMN có thời gian công tác từ trước 1995, nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí. Vì thế, nhiều GVMN cống hiến hơn 30 năm trong nghề ở Mê Linh về nghỉ gần như trắng tay, có người phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống qua ngày.

Nghi trộm tiền, giao HS lớp 2 cho CA

Chuyện đau lòng đã xảy ra tại một trường tiểu học ở TP.HCM: cô giáo nghi ngờ một học sinh lớp 2 lấy của mình hơn 1 triệu đồng. Nhà trường đã mời công an xã đến trường hỏi cung và sau đó đưa em học sinh này về trụ sở.

Đến chiều em học sinh này mới được thả sau khi cô giáo phát hiện tiền vẫn còn trong giỏ của mình! Theo lời bà Ngô Thị Mai - hiệu trưởng Trường tiểu học Trung Lập Thượng, Củ Chi, TP.HCM, sự việc có thể tóm tắt như sau: Sau giờ sinh hoạt dưới cờ vào buổi sáng 26/11, cô Th. - giáo viên khối lớp 2 Trường tiểu học Trung Lập Thượng - phát hiện số tiền hơn 1 triệu đồng đã không còn trong giỏ của mình. Một học sinh trong lớp mách: “Hồi nãy con thấy bạn T. (học sinh lớp 2/3) lục giỏ của cô”. Thế là cô Th. chạy sang lớp 2/3. Mới đầu cô Th. và giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 tra hỏi nhưng T. không nhận.

“Chỉ để dọa” (?)

Tiếp theo, cô Th. đã dẫn học sinh này xuống sảnh (phía trước văn phòng trường, đối diện với cổng chính của trường), tại đây có thêm thầy tổng phụ trách Đội và một giáo viên khác xúm lại cùng hỏi T. về việc lấy tiền. Lúc này cô bé gật đầu xác nhận và khai giấu ở nhà vệ sinh trên lầu 2. Nhóm giáo viên cùng bé T. lên lầu 2: không thấy gì cả. Lại tra hỏi. Bé T. nói giấu ở đám cỏ sau hè. Tìm nát đám cỏ vẫn không thấy gì. Bà Mai kể: “Bữa đó tôi hỏi “con có lấy không, có thì trả cô đi con”. Mọi người kiếm đổ mồ hôi hột mà không thấy.

Lúc đó, có giáo viên lên báo với tôi cách đó khoảng một tuần, T. quá giang xe của bà bán vé số và móc của bà ấy 1,2 triệu đồng, sự vụ này công an có vào cuộc và sau đó tiền đã trả lại cho người bị mất. Tôi nghĩ sự việc này lớn quá rồi, tưởng 5.000, 10.000 đồng thì rầy thôi chứ đây là sự việc lớn, để như vậy đâu có được. Thế nên khi thầy Đ. - tổng phụ trách Đội kiêm công tác tư vấn học đường - đề nghị báo công an, tôi “ừ” và nghĩ “ừ” là để dọa học sinh mà thôi” - bà Mai cho biết.

Nghi trộm tiền, giao HS lớp 2 cho CA, Giáo dục - du học, truong giao hoc sinh cho cong an, hoc sinh lay trom tien, co giao mat tien, hoi cung, hoc sinh lop 2, co giao, lay trom tien, nguoi giam ho, phu huynh, tra hoi, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Trường tiểu học Trung Lập Thượng - nơi xảy ra sự việc
Người giám hộ ở đâu?
Cô Th.: “Tôi đã đến nhà xin lỗi phụ huynh”
Khi chúng tôi đặt câu hỏi: “Chị nghĩ như thế nào về những chuyện đã xảy ra?”. Cô Th. suy nghĩ một hồi lâu rồi ngập ngừng: “Thì rút kinh nghiệm thôi, tôi cũng không muốn sự việc xảy ra như vậy, chỉ là sơ suất, giỏ xách này hồi nào giờ tôi không xài nên không biết ngăn này thông qua ngăn bên kia. Tôi đã đến nhà xin lỗi phụ huynh (ngày xin lỗi là ngày 3/12, tức sau khi sự việc xảy ra một tuần - PV). Phụ huynh cũng nói ở trường thì nhờ trường giáo dục, ở nhà thì phụ huynh sẽ giáo dục thêm. Nói chung, phụ huynh cũng không làm khó gì mình”.
Khi hai công an xã Trung Lập Thượng đến trường và tiến hành hỏi cung, T. khai gửi tiền cho một người bạn đang học lớp 4. Nhóm người này kéo lên phòng học của lớp 4 nhưng không có học sinh nào nhận đã cầm tiền của T.. T. lại khai để ở nhà vệ sinh, đám cỏ, sọt rác... Lúc này mặc dù đang trong giờ học nhưng Th. - anh trai của T., hiện học lớp 5 cùng trường - cũng được gọi xuống để động viên em gái trả lại tiền nhưng vẫn không có kết quả.

Cuối cùng, T. bị giải về trụ sở công an xã. Theo lời ông Phạm Thanh Tâm - phó trưởng Công an xã Trung Lập Thượng, người trực tiếp thẩm vấn T.: “T. khai có lấy 1,9 triệu đồng của cô giáo, cột vào tờ giấy và bỏ ở hàng rào nhà trường. Tôi cho người chở bé T. về lại trường nhưng tìm ở hàng rào rất lâu không thấy gì. Rồi T. lại nói đưa cho mẹ hết rồi. Qua xác minh được biết mẹ T. không sinh sống tại địa phương. Sau đó, công an xã đành đưa T. cùng anh trai mình về trụ sở”. Hai học sinh tiểu học bị giữ ở xã suốt buổi trưa để phục vụ việc điều tra của công an.

Cũng theo lời ông Phạm Thanh Tâm: “Đến hơn 13h cùng ngày, khi nhà trường gọi điện lên báo rằng tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo thì chúng tôi cho hai cháu về nhà”. Tại sao công an xã bắt học sinh về trụ sở mà không có người giám hộ?

Ông Tâm lý giải: “Tình cờ bữa đó có một nữ trinh sát trên huyện xuống đây làm việc nên chúng tôi nhờ làm giám hộ luôn”. Nhưng nữ trinh sát ấy không phải người giám hộ hợp pháp? Ông Tâm thừa nhận: “Đúng ra người giám hộ phải là người thân của bé nhưng chúng tôi không liên lạc được. Bà ngoại bé thì đi chặt trúc thuê, không có nhà. Ở trường thì đang là giờ dạy, giáo viên không đi được(?)” (Trường Trung Lập Thượng dạy hai buổi nên 10h30 đã kết thúc giờ học buổi sáng - PV).

Bà Mai nói: “Khi công an lên làm việc thì tôi họp giao ban lãnh đạo, để thầy Đ. tiếp. Công an chở học sinh về xã hồi nào tôi cũng không biết. Khi biết, tôi có đề nghị thầy Đ. đi theo” (thầy Đ. kể với chúng tôi: “Tôi có đến công an xã nhưng ngồi ở ngoài chứ không vào trong” (?); ông Phạm Thanh Tâm thì khẳng định: “Khi đưa học sinh về xã, công an có xin phép giáo viên và ban giám hiệu nhà trường” - PV). Bà Mai tỏ ra buồn rầu: “Nói thật là sau chuyện này tôi day dứt lắm. 30 năm trong nghề tôi chưa bao giờ nói nặng học sinh. Tôi đã rút kinh nghiệm đối với giáo viên trong cuộc họp hội đồng sư phạm đợt vừa rồi”.

Hoàn cảnh đáng thương

Trao đổi với chúng tôi, bà Mai cho biết thêm: “Hoàn cảnh em T. rất đáng thương, ba mẹ ly hôn, hai anh em T. phải ở với bà ngoại đã hơn 60 tuổi. Gia cảnh của em rất khó khăn. T. sinh năm 2001 mà năm nay mới học lớp 2, sức học cũng chậm lắm”.

T. là một cô bé rất ít nói. Đôi mắt luôn mở to nhưng thường xuyên nhìn xuống. Hầu hết các câu hỏi của chúng tôi đều do anh trai T. và bà ngoại T. trả lời thay. Thỉnh thoảng T. mới gật đầu hoặc lắc đầu kèm theo câu trả lời rất nhỏ: “Dạ, có” hoặc “Dạ, không”. Khi chúng tôi hỏi: “Ở trường, hai bạn thích thầy cô nào nhất?”, cả hai anh em T. đều cúi đầu lặng im.

... Buổi trưa một ngày giữa tháng 12, hai anh em T. về nhà. Căn nhà của ba bà cháu T. trống trước trống sau, không có gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp đã cũ mà theo bà P.T.T. - bà ngoại của T.: “Bị hư lâu rồi mà không có tiền sửa nên hai anh em nó đi xe buýt (miễn phí - PV) đi học. Ba mẹ nó ly dị rồi bỏ hai đứa cho tôi từ hồi con T. mới hơn 1 tuổi. Hằng ngày tôi đan liếp cũng được vài chục ngàn đồng đắp đổi cơm, cháo cho ba bà cháu. Bữa hai anh em nó bị đưa lên trụ sở công an từ sáng đến chiều, tôi đi mua trúc nên không biết. Buổi chiều về nhà thì... hai đứa đã được cho về rồi”.

Thạc sĩ Lê Ngọc Điệp (trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM):

Rút kinh nghiệm với tất cả các trường

“Tôi không thể hiểu được một giáo viên đã được đào tạo sư phạm, có kỹ năng, có nghiệp vụ lại hành xử như thế. Cô giáo và nhà trường chưa nắm vững nghiệp vụ sư phạm. Về nguyên tắc, đã là nhà giáo thì không được có thành kiến với học sinh. Trong câu chuyện, cô giáo đã áp đặt là em T. lấy tiền, dọa nếu con không trả thì sẽ bị này bị kia... Đây là hành động xúc phạm học sinh, vi phạm quyền trẻ em. Số tiền hơn 1 triệu đồng có thể rất lớn nhưng vấn đề quan trọng hơn là tấm lòng người thầy, đáng lẽ với hoàn cảnh đáng thương như em T., thầy cô phải thương em nhiều hơn mới phải.

Ngay cả nếu em có lấy tiền thật thì cũng không nên đưa ra công an như vậy, không an toàn cho học sinh, nhất là không có người giám hộ. Nếu cô thủ thỉ với trò: “Con có thiếu thốn gì không, có khó khăn gì không? Con đang cần gì? Con gửi lại tiền cho cô, cô sẽ mua cho con...” như vậy thì có phải tốt hơn không! Hiện chúng tôi đã yêu cầu nhà trường, cụ thể là cô giáo phải đến nhà học sinh xin lỗi, đồng thời yêu cầu Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi rút kinh nghiệm đối với tất cả các trường trên địa bàn huyện”.

Người lớn phải xin lỗi

* Bà Đặng Huỳnh Mai (nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT):


Em T. cần sự nâng đỡ về tinh thần

Những người lớn có liên quan đến sự việc (cả trong và ngoài ngành giáo dục) phải xin lỗi học sinh dưới cờ. Cần công bố trước các giáo viên và học sinh Trường Trung Lập Thượng về sự thật của câu chuyện, rằng em học sinh đó không lấy tiền của cô giáo. Cách làm này sẽ tạo sự thân thiện đối với học sinh trong trường, làm cho em T. đỡ mặc cảm. Bên cạnh đó, em T. rất cần sự nâng đỡ về tinh thần, cần sự chăm sóc tình cảm của các thầy cô. Nếu em học chậm thì giáo viên chủ nhiệm thực hiện dạy cá thể, dành thời gian kèm cặp để em theo kịp bạn bè. Ngoài ra, nhà trường nên phát động phong trào bạn giúp bạn trong trường, trong lớp cho em T. hoặc một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khác. Ví dụ bạn yếu thì cùng học và hỗ trợ bạn làm toán, tập đọc, tập viết, bạn thiếu bút, thiếu thước kẻ... thì quyên góp cho bạn có đầy đủ đồ dùng học tập...

* Tiến sĩ Võ Văn Nam (khoa tâm lý - giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM):


Là dấu ấn không tốt trong tâm hồn em

Câu chuyện trên thể hiện sự lỗi lầm về mặt tâm lý không phải của một mình cô Th. mà cả một số đồng nghiệp của cô ở Trường tiểu học Trung Lập Thượng. Rất tiếc công an xã lại ghi thêm một sai lầm nữa: tức là có thành kiến với em T.. Trong giáo dục, tuyệt đối không được có thành kiến cho dù học sinh đó có tiền sử không tốt, không hay. Lối thoát duy nhất của đứa trẻ trong câu chuyện này là phải thừa nhận có lấy cắp tiền để được yên thân. Tâm lý học sinh ở lứa tuổi ăn chưa no, lo chưa tới sẽ cuống cuồng và co mình lại. Thời gian hai học sinh bị giữ tại trụ sở công an suốt buổi trưa chắc chắn sẽ gây căng thẳng cho em, là dấu ấn không tốt âm ỉ trong tâm hồn em và tác động không nhỏ trong việc hình thành nhân cách của em sau này.

Nếu học sinh có lấy tiền thật thì cũng không được dùng biện pháp như nhà trường và Công an xã Trung Lập Thượng đã làm. Về mặt luật pháp, đây là một hình thức bức cung. Đáng lẽ phải ôn hòa, mềm mỏng hơn để học sinh nhận ra lỗi lầm mà điều chỉnh, sửa đổi.

*Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng (Trưởng bộ môn tâm lý học và giáo dục học, khoa tâm lý - giáo dục ĐH Sư phạm TP.HCM):


Làm sai phải biết nhận lỗi

Theo tôi, những người lớn có liên quan trong sự việc này phải xin lỗi học sinh, nói rõ sự thật cho các học sinh trong lớp, trong trường biết. Đây là cách dạy cho trẻ một bài học: làm sai thì phải biết nhận lỗi.

Nỗi niềm của giáo sư trẻ nhất Việt Nam

“Điểm mới của công tác xét duyệt năm nay có tác dụng động viên cao đối với các nhà khoa học, giảng viên trẻ tuổi có nguyện vọng được cống hiến cho đất nước. Tôi biết, có nhiều nhà nhà khoa học, giảng viên rất xuất sắc và trẻ hơn tôi nhiều, nếu được tạo điều kiện, chắc chắn họ sẽ có nhiều đóng góp có giá trị cho khoa học Việt Nam”- GS Phùng Hồ Hải tâm sự.

2012 là năm đầu tiên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước xét đặc cách các chức danh GS-PGS cho những người đang làm việc trong nước.

PGS Phùng Hồng Hải (sinh năm 1970): Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012) là người trẻ nhất Việt Nam được xét đặc cách chức danh GS.

Tại buổi lễ trao giấy chứng nhận chức danh GS-PGS sáng 24/12 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, GS Hải tâm sự mình phải cố gắng hơn nữa trong nghiên cứu khoa học.

GS Hải chia sẻ: “Tôi cảm nhận được sức nặng của sự tin tưởng đó trên vai. Ở vị trí GS, tôi hiểu trách nhiệm của mình không chỉ thực hiện những nghiên cứu khoa học cho riêng bản thân mà còn ở việc hỗ trợ lớp trẻ, đào tạo kế cận, bổ sung cho cộng đồng Toán học Việt Nam...”.

Nỗi niềm của giáo sư trẻ nhất Việt Nam, Giáo dục - du học, giao su tre nhat, pho giao su, giao su, chuc danh giao su, pho giao su tre nhat, tap chi khoa hoc, bao, tin tuc tin hot, tin hay, vn

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS cho GS Phùng Hồ Hải
Trong “ngày đặc biệt của cuộc đời làm khoa học”, GS Hải cho hay: Việc xét duyệt năm nay có tác dụng động viên cao đối với các nhà khoa học, giảng viên trẻ tuổi có nguyện vọng được cống hiến cho đất nước.

GS Hải cho rằng: “Có nhiều nhà nhà khoa học, giảng viên rất xuất sắc và trẻ hơn tôi nhiều, nếu được tạo điều kiện, chắc chắn họ sẽ có nhiều đóng góp có giá trị cho khoa học Việt Nam”.

Bản thân vị GS trẻ mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của nhà nước, sự quan tâm cần được thể hiện qua việc xây dựng một cơ chế quản lý, cơ chế tài chính phù hợp với hoạt động NCKH, hoạt động giảng dạy và đào tạo.

Theo GS: “Các nhà khoa học luôn mong muốn một cơ chế quản lý gọn nhẹ, công khai nhằm tạo ra những cạnh tranh lành mạnh, tránh đầu tư không hiệu quả, thất thoát. Như thế, các nhà giáo, các nhà khoa học tâm huyết mới có cơ hội có những đóng góp thực sự cho đất nước”.

GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cho biết: “Tuy có thể làm việc và sống ở nước ngoài với chế độ đãi ngộ, lương bổng cao, nhưng PGS Phùng Hồ Hải vẫn quyết tâm làm việc và sống tại Việt Nam. Vì vậy, dù chưa đủ một số tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư nhưng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, các nhà khoa học vẫn đánh giá rất cao”.

Tiếp bước bố mẹ, GS Hải với nhiều đóng góp cho ngành toán học nước nhà đã trở thành GS trẻ nhất của VN. Bố ông là GS.TS.Phùng Hồ, nhà Vật lý, nguyên là CBGD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Mẹ GS là PGS.TSKH.Kiều Thị Xin, nguyên là CBGD Khoa Khí tượng – Thủy văn và Hải dương học Trường ĐHKHTN (ĐHQGHN).

Theo GS.TSKH Trần Văn Nhung: hiện nay, cả nước có khoảng 30 gia đình, bố hoặc mẹ cùng với con cùng là GS, vợ cùng với chồng đều là GS.

Giờ đây, GS Phùng Hồ Hải đã hợp tác chặt chẽ với GS Ngô Bảo Châu (Giải thưởng Fields cao quý nhất trong Toán học năm 2010) và GS Lê Tuấn Hoa (Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam) trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển Viện Toán học cao cấp và hoạt động của Hội Toán học VN, Hội toán học Asean và Hội Toán học thế giới.
Thành tích tiêu biểu của GS Phùng Hồng Hải

GS Phùng Hồ Hải có nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng trên thế giới, có thành tích khoa học xuất sắc. Ông được mời làm việc tại các Viện Nghiên cứu Toán - Lý lớn như: Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste (Italia), Viện Max Planck về toán ở Bonn (Đức), Viện Nghiên cứu các khoa học về toán tại Berkeley (Mỹ).

Ông Hải từng được nhận giải thưởng Baedeker dành cho luận án tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất của Đức năm 2005, Giải thưởng Von Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006, Học bổng Heisenberg các năm 2005-2010, được Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (TWAS) bầu làm Viện sĩ trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013.

PGS Hải từng giảng dạy một số năm tại ĐH Essen (Đức), nhưng chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông là Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012).

 

Đỏ mặt đọc phiên âm tiếng Việt

Phiên âm tên riêng nước ngoài ra tiếng Việt đôi khi đọc đỏ mặt, “méo cả mồm” cũng không biết đúng sai...

Đỏ mặt đọc phiên âm
Khi HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam, ông Falko Goetz, đặt chân đến Việt Nam nhận nhiệm vụ, việc đọc tên chính xác của ông từng là chủ đề tranh luận. Trong buổi họp báo ra mắt vị HLV, có PV hỏi: “Đọc tên ông Falko Goetz như thế nào cho đúng?”. Một người biết tiếng Đức đã trả lời: “Tiếng Đức viết thế nào thì đọc thế, đọc thế nào thì viết thế”. Cuối cùng, cho đến nay, cuộc tranh luận tên HLV trưởng này vẫn chưa ngã ngũ, đọc “méo cả mồm” vẫn chưa biết đúng sai. Có người gọi là “ông Phan-cô Oết”, “ông Phan-cao Ghêt”, ông Gu-ết”, “ông Oét”...
Vị huấn luyện viên người Áo của đội tuyển Việt Nam trước đó, ông Alfred Riedl cũng từng lên báo ta thán việc phiên âm tên của mình “lung tung”. Có tờ báo phiên âm tên ông này thành “ông Ri- Ét”, chỗ lại phiên âm là “ông Rít- Đừ” hay “Rít- Đồ”…

Đỏ mặt đọc phiên âm tiếng Việt, Giáo dục - du học, phien am tieng nuocn goia, ngon ngu hoc, tieng viet, dac san tieng viet, nhung cai ten la, nhung cai ten dep, ten doc, ngu phap viet nam, hoc tieng viet, chinh ta, loi chinh ta, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn

Đến nay, cuộc tranh luận về tên HLV Falko Goetz vẫn chưa ngã ngũ
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, kể lại câu chuyện: “Nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo có lần hỏi nhà ngữ học Pháp Ferlus là phát âm thế nào tên Ferlus cho đúng. Ferlus trả lời rằng bản thân cũng chẳng biết phát âm thế nào cho đúng, và nói thêm là bố ông ấy cũng không biết. Ferlus còn nói vui là ông chẳng quan tâm tên mình được phát âm như thế nào, mà chỉ quan tâm là nó được viết đúng để nếu có ai gửi tiền cho ông thì nó đến được đúng địa chỉ của ông.”
Ông Hiệp nhấn mạnh, người bản ngữ còn như vậy, thì chắc chắn khi người Việt phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài, tình trạng thiếu thống nhất là “chuyện thường ngày ở huyện”. Ví dụ, về nguyên tắc thì phiên âm là đọc thế nào phiên thế ấy nên một từ như tên nhà vật lý học nổi tiếng Newton, có thể được phiên âm thành Niu-tơn hoặc Niu-tân.
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn, Chủ nhiêm Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng tình trạng phiên âm hiện đang đang hỗn loạn, mỗi nơi một “phách”. Ông Cổn phân tích những điểm yếu của phiên âm như gây khó khăn cho việc tra cứu thông tin, đôi khi phản cảm... Ví dụ, chúng ta thường đọc tên bác sĩ Yersin là Y-éc-xanh, nhưng khi ra phố bỗng thấy tên đường Yersin, chắc hẳn nhiều người phân vân, có khi nhầm lẫn hai cái tên này là hai người khác nhau.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp phân tích, âm tiết tiếng Việt có khả năng mang nghĩa rất cao nên việc phiên âm tên riêng tiếng nước ngoài có thể dẫn đến những kết quả phản cảm. Nhà máy quân sự El Yarmouk phiên âm thành En Y-ác-múc; HLV bóng đá Mourinho phiên âm thành Mu-ri-nhô... “Dĩ nhiên, nếu để nguyên dạng mà đọc thì vẫn có khả năng đồng âm như vậy, nhưng “lời nói gió bay”, ấn tượng phản cảm không đậm và lâu như khi phiên âm ra, ghi lại bằng chữ viết”, ông Hiệp nói.
Giữ nguyên ngữ hay phiên âm?
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn cho rằng người dân không phải ai cũng biết ngoại ngữ. Do vậy mới có chủ trương ủng hộ phiên âm tên nước ngoài ra tiếng Việt. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân ông, phiên âm chỉ phù hợp với một giai đoạn trong quá khứ, dân trí thấp, ít người biết ngoại ngữ. Hiện nay, dân trí cao hơn, người biết ngoại ngữ tăng, vai trò của truyền thông lớn nên việc khó đọc tiếng nước ngoài đã cơ bản được giải quyết. Do vậy, nên thống nhất chuẩn chính tả theo hướng để nguyên dạng.
Đồng tình quan điểm trên, nhưng GS.TS Nguyễn Văn Hiệp lưu ý đối với tên riêng nước ngoài không thuộc hệ chữ La Tinh có thể tham khảo cách viết của tiếng Anh. Ông Hiệp lấy ví dụ: “Thủ đô nước Nga được viết trong tiếng Anh là Moscow, còn tiếng Pháp là Moscou. Ta cứ Moscow mà dùng, không băn khoăn gì cả”. Ngoài ra, những trường hợp tên riêng tiếng nước ngoài phổ biến đã phiên âm qua tiếng Hán như Pháp, Mỹ, Úc... nên tiếp tục sử dụng.

Đỏ mặt đọc phiên âm tiếng Việt, Giáo dục - du học, phien am tieng nuocn goia, ngon ngu hoc, tieng viet, dac san tieng viet, nhung cai ten la, nhung cai ten dep, ten doc, ngu phap viet nam, hoc tieng viet, chinh ta, loi chinh ta, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn

Cẩn thận quá hóa thừa?
Ủng hộ quan điểm để nguyên dạng tên riêng nước ngoài, nhưng ông Nguyễn Hồng Cổn cũng để ngỏ một số trường hợp văn bản có tính đại chúng. Ví dụ một số báo phục vụ công chúng toàn dân, vẫn dùng nguyên dạng, có chú thích cách đọc. Tuy nhiên, chỉ dùng với những từ mới, khó và dần tiến tới bỏ hẳn chú thích. Với các báo phục vụ độc giả trẻ tuổi, nên để nguyên ngữ.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, có quan điểm gần với quan điểm của PGS Nguyễn Hồng Cổn. Theo ông, tên riêng nước ngoài trên các loại sách báo, văn bản có tính phổ cập cần được phiên âm; nếu cần, bên cạnh tên phiên âm chua thêm nguyên dạng.
“Đồng bào ta bây giờ nhiều người đọc, viết còn khó khăn, viết nguyên dạng tên nước ngoài sẽ gây trở ngại cho việc tiếp nhận thông tin. Việc viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài cũng chỉ nên áp dụng đối với sách báo, văn bản chuyên môn”.
Ông Thuyết đưa ra giải pháp tránh phiên âm lộn xộn, Chính phủ cần giao cho một cơ quan hướng dẫn nguyên tắc phiên âm (ví dụ: giao Viện Khoa học Xã hội VN) và theo nguyên tắc đó hướng dẫn cách phiên âm tên riêng nước ngoài xuất hiện hằng ngày (ví dụ giao Thông tấn xã VN). Người biết tiếng Đức đọc tên HLV Falko Goetz còn khó, bởi vậy cũng không nên đòi hỏi phiên âm hoàn toàn chính xác. Người Anh gọi Moskva là Moscow, người Pháp gọi là Moscou, chẳng ai coi đó là chuyện “quê mùa”. Người nước ngoài cũng chưa bao giờ đặt vấn đề phải viết nguyên dạng tên người Việt, đất Việt và phát âm thật đúng các tên đó.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Muốn tránh những trường hợp phải "đỏ mặt" thì phiên âm trại đi một chút, có sao đâu. Các nước người ta đều làm thế cả. Hồi tôi học ở Nga, những ai tên là "Huy", người Nga đều viết trại đi là "Ghiu" cho khỏi liên tưởng đến từ tục”.

Chính tả không thống nhất
GS.TS Nguyễn Văn Khang (Viện Ngôn ngữ học) nhớ lại cách đây vài năm, địa chỉ số 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội là trụ sở của Viện Văn học và Viện Ngôn ngữ học. Đây cũng là nơi “đóng quân” của 3 tạp chí Ngôn ngữ; Văn học và tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. Cùng một địa điểm là vậy, nhưng cũng cùng một chữ có vần “i”, ở tạp chí Văn học dùng y (dài), ở tạp chí Ngôn ngữ dùng chữ i (ngắn).
Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, trong chữ Quốc ngữ, trường hợp âm i đứng liền sau các chữ ghi phụ âm đầu h, k, l, m, s, t viết i hay y đều được. Từ những năm 1980, Bộ Giáo dục và Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam cùng ký một văn bản quy định về chính tả tiếng Việt trong sách giáo khoa phổ thông, trong đó những trường hợp có thể viết i hoặc y như đã nói trên thì nhất loại viết i. Nhưng quy định trên không điều chỉnh hành vi toàn xã hội, đặc biệt là báo chí. Từ đó, có tình trạng mỗi nơi dùng một “phách”.

2013: Nhiều trường thêm ngành, tăng chỉ tiêu

Theo thông tin từ nhiều trường ĐH- CĐ, mùa tuyển sinh 2013, một số trường sẽ mở thêm ngành mới và tăng nhẹ về chỉ tiêu.

Khối các trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia TPHCM có 2 trường là ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn và ĐH Bách khoa dự kiến sẽ tăng 50 chỉ tiêu/trường.

TS. Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa cho biết: Mùa tuyển sinh năm 2013, trường sẽ chia tách lại một số chuyên ngành nằm trong các nhóm ngành theo hướng tập trung hơn.

Ví dụ: Nhóm ngành Công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học sẽ được phân chuyên ngành cụ thể hơn gồm các chuyên ngành Thực phẩm, Công nghệ sinh học và Kỹ thuật hóa học.

PGS. TS. Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết: Trường dự kiến mở thêm ngành mới là: Kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro, ngành dược.

Dự kiến chỉ tiêu của hai ngành này là 100 sinh viên. Trong khi đó, các trường khác của ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến vẫn giữ nguyên chỉ tiêu như năm 2012 là: ĐH Kinh tế Luật: 1.700 chỉ tiêu, ĐH Công nghệ thông tin: 710 chỉ tiêu, ĐH Khoa học Tự nhiên: 3.500 chỉ tiêu, Khoa Y: 100 chỉ tiêu.

2013: Nhiều trường thêm ngành, tăng chỉ tiêu, Giáo dục - du học, tuyen sinh 2013, them nganh, tang chi tieu, dao tao, sinh vien, mua tuyen sinh, truong dai hoc quoc gia tphcm, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Học sinh tham quan xưởng thực hành của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
ThS. Hứa Minh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM cho biết: Năm 2013, trường chỉ tuyển sinh bậc ĐH (tuyển sinh khối A, D1), không tuyển sinh bậc CĐ. Tổng chỉ tiêu dự kiến của trường năm 2013 là 4.000.

Trường cũng dự kiến mở thêm 2 ngành học mới là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (khối A, D1) gồm các chuyên ngành: Quản trị lữ hành, Quản trị tổ chức sự kiện; ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống (khối A, D1) gồm các chuyên ngành: Quản trị ẩm thực, Quản trị bar.

TS. Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết, năm 2013, trường dự kiến tăng khoảng 500 chỉ tiêu bậc ĐH (tổng chỉ tiêu 5.550), bậc CĐ vẫn giữ nguyên với 500 chỉ tiêu.

Trường ĐH Hoa Sen cũng dự kiến tăng 200 chỉ tiêu vì có một ngành mới là Kỹ thuật phần mềm Trường đang xin phép mở 2 ngành khác là Thiết kế nội thất (70 chỉ tiêu), Quản trị công nghệ môi trường (70 chỉ tiêu).

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM dự kiến tăng 500 chỉ tiêu ở bậc ĐH và dự kiến mở mới ngành Thương mại điện tử.

Trường ĐH Kinh tế TPHCM dù tổng chỉ tiêu không tăng nhưng sẽ tuyển mới ba ngành đào tạo gồm: Kinh doanh quốc tế, Marketing.

TS. Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho biết, trường đang lấy ý kiến về chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh - chuyên ngành tiếng Anh pháp lý dự kiến tuyển sinh trong năm 2013.

 

Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc

Đạo đức sinh viên (SV) đang tụt dốc, lối sống buông thả… đã đến lúc cần phải tìm thuốc đề kháng là ý kiến của các nhà nghiên cứu tại hội thảo Giáo dục đạo đức cho SV trong các trường CĐ, ĐH Việt Nam do Viện nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) tổ chức cuối tuần qua.

“Mù” lịch sử, sống cá nhân

“SV ngày nay đang xem nhẹ, thậm chí quay lưng lại với giá trị truyền thống của dân tộc, một bộ phận HS-SV thờ ơ với truyền thống, không hiểu gì về văn hóa dân tộc, sùng bái văn hóa ngoại, lối sống ngoại mà kết quả của môn thi lịch sử tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ trong mấy năm gần đây đã nói lên điều này” - ThS Trần Hoàng Phong (Trường ĐH Đồng Tháp) nêu ý kiến.

Theo thầy Phong trong khoảng 1.800 SV thuộc 9 trường ĐH, 6 trường trung học và học nghề, 2 xí nghiệp trên địa bàn TPHCM đã được khảo sát, có tới 40,75% không biết sự kiện lịch sử hoặc lai lịch nhân vật lịch sử của con đường mình đang sống, tên trường đang/đã theo học; 43% cho rằng Việt Nam có 100 dân tộc khác nhau, 23% kể sai hoặc không kể được tên một danh nhân văn hóa hoặc danh tướng trong lịch sử, 60% kể sai hoặc không kể được một di tích lịch sử văn hóa cũng như di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thành phố.

Trong khi đó, thạc sĩ Đào Thị Vân Anh – Trung tâm nghiên cứu GDPT, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP TP.HCM) phân tích: Trong tổng số 200 SV các Trường ĐHSP TP.HCM, ĐH Kinh tế, ĐH Bách Khoa… được hỏi về biểu hiện đạo đức của SV, đánh giá mức độ hành vi đạo đức của bản thân, tự đánh giá hạnh kiểm… có 41% cho rằng đạo đức SV hiện nay đang ở mức đáng lo ngại, 11,5% ý kiến ở mức “báo động về sự xuống cấp đạo đức” và chỉ có 33% ý kiến ở mức độ trung bình, chỉ có 5,5% cho rằng “nhìn chung là tốt”.

Theo nghiên cứu của TS Huỳnh Văn Sơn cho thấy sự lệch chuẩn về lối sống, đạo đức lẫn suy nghĩ của SV khá rõ. Cụ thể, 36% SV cho biết làm theo lương tâm sẽ bị thua thiệt, 41% bảo rằng không nhất thiết phải sống cao thượng, 28% có tư tưởng trả thù, báo oán…

Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc, Giáo dục - du học, loi song sinh vien, dao duc sinh vien, sinh vien, chay diem, truong dai hoc, sinh vien mu lich su, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

Các nhà nghiên cứu lo ngại về đạo đức SV
Ở một khía cạnh khác, cô Lê Thị Tần – giảng viên khoa lý luận chính trị, Trường ĐH An Giang cho rằng, đạo đức SV đang xuống cấp nghiêm trọng. SV đang tồn tại chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỉ, thực dụng, vụ lợi ngày càng nhiều. Một bộ phận SV thể hiện lối sống xa hoa, lãng phí, đua đòi, tiêu xài những đồng tiền không lợp lý và vô cảm trước những khó khăn của người khác.

Nhiều SV thể hiện một lối sống thiếu trung thực, cơ hội, chạy chọt vì lợi ích cá nhân như điểm số, thi cử. Ngoài ra một bộ phận khác thì luôn có hành động nói không đi đôi với làm và đa số SV sống xa nhà nên cũng có lối sống buông thả, hưởng thụ, thiếu hoài bão, thiếu quyết tâm và có nhiều tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, xa đọa…

Nhân cách thầy là tấm gương đạo đức

Đạo đức, lối sống sinh viên đang tụt dốc, Giáo dục - du học, loi song sinh vien, dao duc sinh vien, sinh vien, chay diem, truong dai hoc, sinh vien mu lich su, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn

SV lên lớp cần được dạy chữ và dạy người (Ảnh: SV Trường ĐH Sư phạm TPHCM)
Cô Lê Bích Thủy – Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) cho rằng, nếu học ở phổ thông thầy cô gần gũi với HS bao nhiêu thì lên ĐH thầy cô lại xa rời SV bấy nhiêu. GV là người gắn bó với cái tên ThS, TS, PGS, GS cạnh tên môn, trong khi đó SV chỉ là hàng trăm cái tên gắn với khoa, khóa, lớp học rộng lớn hàng trăm con người cùng ngồi, cùng chép, cùng chờ chuông reo.

“Không có những sự trao đổi, hỏi han về tâm tư nguyện vọng, tình cảm, không có sự chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, vì “không có thời gian”, “không liên quan” “không có tâm huyết” nên SV học được sự thờ ơ và học được bài học lớn: “Không chia sẻ, không quan tâm”.

Ở góc độ khác, bà Bùi Trân Phượng - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen TP.HCM cho rằng, rất cần thiết phải rèn luyện tính trung thực cho SV và cần phải tạo ra diện mạo một nền “giáo dục sạch” bằng việc chấm dứt “đạo văn” đang phổ biến hiện nay bởi nếu không tạo ra chuẩn mực đạo đức cho SV Việt Nam thì chúng ta tự đóng cửa và không thể hợp tác hội nhập với nền giáo dục tiên tiến, hội nhập.

PGS.TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐHSP TP.HCM), vai trò của người GV trong việc giáo dục đạo đức cho SV ở các trường ĐH, CĐ là rất quan trọng. Người giảng viên có thể là người ‘thần tượng” của sinh viên, có thể sử dụng công cụ hữu hiệu nhất thông qua “Dạy chữ để dạy người” thậm chí với những bài học “không lời” cũng có thể đem lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên để được như vậy người GV phải là “vừa hồng, vừa chuyên” xem việc truyền nghề như thể thực chất; người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.

"Nhân cách của người thầy chính là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục nhất đối với sinh viên. Sự giáo dục “không lời” mà đem lại hiệu quả cao" - PGS.TS Ngô Minh Oanh khẳng định.
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)

 

Thiếu tổng chủ biên sách giáo khoa

Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải trình với Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Giáo viên mầm non không được trả tiền vượt giờ
Bà Phạm Thị Hải, đại biểu tỉnh Đồng Nai, phản ảnh thực trạng hiện nay nhiều giáo viên mầm non đang phải làm việc vượt tới 300-400 giờ/năm. Trong khi theo quy định của Luật lao động thì chỉ khống chế giờ làm việc dôi dư tối đa 200 giờ/năm. Bởi thế, nhiều giáo viên mầm non phải làm vượt giờ nhưng lại không được trả tiền vượt giờ. Về điều này, ông Phạm Vũ Luận thừa nhận Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, theo đó giáo viên mầm non chỉ phải làm việc 6 giờ/ngày. Nhưng trên thực tế giáo viên mầm non ở các địa phương đang phải làm việc trung bình 10-12 giờ/ngày. “Quy định về giờ làm việc đối với giáo viên mầm non chưa thể thực hiện được do chưa ban hành thông tư liên tịch về vị trí việc làm của giáo viên mầm non thay thế thông tư hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở mầm non công lập”- ông Luận giải thích.
Việc giải trình này liên quan đến các chính sách liên quan đến việc phổ cập mầm non 5 tuổi, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên mầm non, những bất cập và giải pháp gỡ rối cho giáo dục phổ thông.

Thiếu tổng chủ biên sách giáo khoa, Giáo dục - du học, tong chu bien sach giao khoa, giao vien mam non, giao duc, kiem soat chat luong giao duc, giao duc pho thong, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Một tiết dạy của giáo viên lớp chồi 2 Trường mầm non Sơn Ca 11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Ảnh: H.HG.
Thừa nhận những yếu kém trong giáo dục phổ thông
Bà Lê Thị Tám (đại biểu tỉnh Nghệ An), ông Nguyễn Trung Thu (đại biểu tỉnh Long An), ông Huỳnh Thành Đạt (đại biểu TP.HCM) nhận xét một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục còn nhiều bất cập là do chương trình - sách giáo khoa (SGK) hiện hành nặng tính hàn lâm, chuyên sâu, xa rời thực tiễn, chủ yếu phục vụ thi cử khiến giáo viên và học sinh gặp khó khăn. Tính liên thông của chương trình yếu, chưa phân luồng, hướng nghiệp có hiệu quả đối với học sinh cuối cấp. Ông Nguyễn Đắc Vinh (đại biểu tỉnh Đắk Nông) cho rằng giáo dục phổ thông hiện nay bị “lệch”. Người dạy và người học chỉ tập trung vào một số môn chính để thi cử, không quan tâm giáo dục toàn diện, đặc biệt không quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
Người đứng đầu ngành GD-ĐT thừa nhận thực trạng mà các đại biểu phản ảnh và cho biết thêm: chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến chương trình từng môn học; không có một tổng chủ biên chương trình - SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Việc thực hiện chương trình - SGK ở các địa phương nặng tính hành chính (giám sát theo phân phối chương trình, không theo chuẩn kiến thức, kỹ năng). Chương trình chưa thật sự chú trọng đến tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Hình thức phân ban kết hợp tự chọn ở cấp THPT chưa thật sự đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học...
“Chương trình giáo dục phổ thông mới không ăn nhập với chương trình đào tạo ở các trường sư phạm cũng như việc đào tạo bổ sung với đội ngũ giáo viên đang làm nghề. Điều này khiến giáo viên ngại thay đổi, không thực hiện hiệu quả tinh thần đổi mới” - ông Luận nhấn mạnh. Đồng thời ông cũng thừa nhận “chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, khả năng tự học, tự sáng tạo của một bộ phận học sinh còn kém”. Ông Luận cho biết sẽ rút kinh nghiệm từ bất cập hiện nay, kinh nghiệm của thế giới để xây dựng chương trình - SGK sau năm 2015.
Tuy nhiên trước câu hỏi của ông Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - về quan điểm của bộ trưởng Bộ GD-ĐT với chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK, ông Phạm Vũ Luận không trả lời cụ thể. “Làm giáo dục cần làm trong bình lặng, tránh những tranh cãi ầm ĩ không cần thiết. Bộ GD-ĐT xác định đây là vấn đề nghiêm túc, hệ trọng và rất khó khăn. Hiện nay Bộ GD-ĐT vẫn đang nghiên cứu hướng đi này, khi nào chín muồi mới báo cáo ủy ban” - ông Luận nói.
Tách kết quả thi tốt nghiệp THPT với kiểm soát chất lượng giáo dục
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Minh Diệu (tỉnh Quảng Bình) về biện pháp giải quyết những bất cập trong kiểm tra, đánh giá ở bậc phổ thông, ông Phạm Vũ Luận cho biết “sẽ tách tỉ lệ tốt nghiệp THPT với việc kiểm soát chất lượng giáo dục phổ thông” để tránh gây áp lực cho các địa phương dẫn đến việc tổ chức thi cử gian lận, đối phó. “Chúng tôi đang tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục theo chuẩn Pisa của châu Âu (là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do các quốc gia công nghiệp và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần - PV). Dự kiến năm 2013 sẽ công bố công khai kết quả đánh giá này làm cơ sở điều chỉnh chính sách và tạo động lực cho các địa phương triển khai các giải pháp nâng chất lượng giáo dục” - ông Luận cho biết.
Liên quan đến việc này, ông Luận cũng cho biết sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Bộ GD-ĐT đã tiến hành họp kín với 63 tỉnh, thành. Tại cuộc họp này nhiều sở GD-ĐT khẳng định đã làm nghiêm túc, nhưng có sở thừa nhận sai sót trong coi thi, chấm thi. Bộ GD-ĐT cũng tổ chức chấm thẩm định trên 10.000 bài thi của 17 tỉnh, thành có dấu hiệu bất thường ở kết quả thi tốt nghiệp. Từ kết quả chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT phân tích rõ nơi nào có sai sót và thông báo cho từng địa phương.
“Năm nay chúng tôi chỉ gửi thông báo mật cho các địa phương nhưng năm 2013 chúng tôi sẽ công khai kết quả kiểm tra để xã hội cùng biết”- ông Luận hứa.
Bà Tòng Thị Phóng - phó chủ tịch Quốc hội - khẳng định “sẽ thành lập ủy ban giám sát nội dung thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục mầm non và chất lượng giáo dục phổ thông” trong thời gian tới.

 

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Đà Nẵng: Trao học bổng bảo trợ cho 142 học sinh mồ côi, nghèo

Ngày 15/12, Hội Khuyến học phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) tổ chức lễ trao học bổng bảo trợ cho 142 học sinh mồ côi, nghèo trên địa bàn phường.

Theo đó, mỗi học sinh được nhận số tiền bảo trợ là 700 ngàn đồng/em. Đây là số tiền do 19 cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp nhằm giúp các em học sinh có thể học hết ít nhất một cấp học.
 
Lễ trao học bổng bảo trợ cho học sinh mồ côi, nghèo quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
 
Lễ trao học bổng bảo trợ cho học sinh mồ côi, nghèo quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
Trong đó Công ty cổ phần Bình Vinh nhận bảo trợ 66 em, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hòa Minh bảo trợ 10 em, chùa Quang Minh bảo trợ 10 em, công an phường Hòa Minh bảo trợ 2 em…
Hòa Minh là phường có nhiều hộ nghèo nhất của quận Liên Chiểu. Những năm qua, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ giúp đỡ địa phương và các em học sinh mồ côi, nghèo.

Đi bộ 2.500 km để kêu gọi hỗ trợ cho trẻ khuyết tật

Một chàng trai khuyết tật ở Hàn Quốc cùng người bố của mình đã hoàn thành 4 cuộc đi bộ với tổng cộng 2.500 km kể từ năm ngoái để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến trẻ khuyết tật cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.

Korea Times cho biết anh Lee Gyun-do, 20 tuổi, bị chứng rối loạn phát triển, đã cùng bố của mình là ông Lee Jin-sub, 48 tuổi, đã thực hiện 4 cuộc đi bộ dài như vậy với một mục đích rõ ràng.
Ông Lee Jin-sub cho biết: “Hiện nay hầu như không có sự hỗ trợ của chính phủ cho những người bị chứng rối loạn phát triển. Phần lớn hỗ trợ dành cho người khuyết tật tập trung vào những người có khuyết tật thể chất".

Trong khi đó, chứng rối loạn phát triển là một chứng rối loạn trong đó có việc thiểu năng trí tuệ do tổn thương não. Ông Lee cho biết những người bị rối loạn như vậy đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện dài hạn hơn và lớn hơn.

Anh Lee Gyun-do (
 
Anh Lee Gyun-do (bên trái) và người cha Lee Jin-sub chụp ảnh trong chuyến đi bộ từ Busan đến Seoul. Hai cha con ông Lee đã thực hiện 4 chuyến đi bộ với tổng cộng 2.500 km để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến người bị chứng rối loạn phát triển cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của những người này. (Ảnh: Yonhap)
Với chứng rối loạn phát triển, anh Lee Gyun-do sở hữu trí thông minh tương đương với một người 4 tuổi. Anh Lee Gyun-do tốt nghiệp một trường giáo dục đặc biệt vào tháng 2 năm ngoái, nhưng đã không có cơ sở hoặc nơi làm việc nào muốn nhận anh.

Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, ông Lee Jin-sub đã dắt tay cậu con trai mình và thực hiện cuộc đi bộ dài 600 km mất 40 ngày từ Busan đến Seoul bằng chân. Ông Lee cho biết ông muốn chỉ cho con trai mình thấy một thế giới bên ngoài khác với thế giới mà cậu đang sống.
Được biết, ông Lee đã thực sự được chẩn đoán bị bệnh ung thư đại trực tràng ngay trước khi bố con ông bắt đầu cuộc đi bộ, nhưng ông đã không để bệnh tật làm mình nhụt chí.

Sau cuộc đi bộ đầu tiên, hai bố con ông Lee đã hoàn thành thêm ba cuộc đi bộ khác, mỗi cuộc kéo dài khoảng 600 km trên những tuyến đường khác nhau. Chuyến đi bộ gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 10 và kết thúc vào tháng trước.

Ông Lee đã kêu gọi các người dân, các chính trị gia và các công chức mà ông gặp trong chuyến đi và kết quả là, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc có điều luật về phúc lợi và hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được thông qua tại Quốc hội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn vẫn còn ở phía trước. Hiện nay ông Lee đang đặt mục tiêu để điều luật về người bị chứng rối loạn phát triển được thực thi đồng thời bãi bỏ quy định trong đó người bị chứng rối loạn phát triển sẽ không được hỗ trợ tài chính nếu họ sống với các thành viên trong gia đình là những người có thu nhập.
Năm ngoái, ông Lee đã học xong bằng về Phúc lợi xã hội và trở thành một nhân viên xã hội toàn thời gian.

"Tôi tin rằng một thế giới hạnh phúc thực sự là một thế giới mà trong đó tất cả các thành viên đều hạnh phúc", ông Lee nói.
Ông Lee cũng cho biết ông sẽ sẵn sàng bắt đầu một cuộc hành trình thứ năm để thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng tới những người bị chứng rối loạn phát triển.

 

Cậu học trò khiếm thính sở hữu nhiều giải thưởng

Chưa đầy 2 tuổi, nỗi bất hạnh ập đến khiến trước mắt em chỉ là khoảng không tối mịt. Vượt qua nghịch cảnh, em Võ Văn Nhật, lớp 12/2 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã gặt hái nhiều huy chương và giải thưởng về bóng đá, cờ vua và đánh đàn organ.

"Khó khăn mấy em cũng cố gắng học"
Niềm hạnh phúc khi nghe con bập bẹ hai tiếng "bố, mẹ" chưa được bao lâu thì vợ chồng cô Anh (mẹ em Võ Văn Nhật) đã ôm con mà đau từng khúc ruột. Chỉ nghĩ rằng mắt em bị vồng trắng nếu cố gắng chữa trị thì mắt sẽ sáng lại bình thường. Nuôi hy vọng ấy, bố mẹ Nhật cố gom góp những đồng lương công nhân ít ỏi, vay mượn khắp nơi để đưa con ra Hà Nội rồi lại về Đà Nẵng chữa bệnh. Nhưng càng nuôi hy vọng bao nhiêu thì lại tuyệt vọng bấy nhiêu, khi biết rằng con mình  sẽ không còn nhìn thấy ánh sáng nữa.
Khi Nhật lên 6 tuổi, vợ chồng cô Anh thương con nên cũng muốn con được đi học để mong con sẽ được hòa nhập với cuộc sống. Những ngày đầu, em còn rụt rè, ít nói nhưng nhờ sự tận tình của các thầy cô giáo trong trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu nâng đỡ và dìu dắt, em đã sớm quen dần với môi trường. Đặc biệt, khi chập chững bước vào lớp 1, Nhật may mắn được học chữ nổi Braille dưới sự động viên và quan tâm của cô giáo Ngân. Cô là người thầy đầu tiên thắp sáng lên ước mơ và niềm đam mê trong Nhật.
Thương bố mẹ vất vả và ngặt nghèo với đồng lương công nhân ít ỏi nên Nhật đã cố gắng học tập ngay từ những ngày đầu bước vào ngôi trường này. Khi bước vào cấp II, em học chung với các bạn sáng mắt. Những ngày đầu thật sự rất khó khăn đối với một người không nhìn thấy ánh sáng như em. Thử thách của Nhật là việc đi đến trường, việc tiếp nhận kiến thức trên lớp. Em tâm sự: "Khó khăn mấy em cũng cố gắng học cho được kiến thức, chứ mình không biết mà lại không học thì tiếc lắm!". Những tập sách chữ nổi của các môn tự nhiên yêu thích luôn được em gối đầu giường. Kỳ kì thi học kỳ sắp đến, đêm nào Nhật cũng thức khuya mò mẫm từng con chữ nổi để ôn bài.
Bằng sự thông minh, chăm chỉ và cần cù nên nhiều năm liền Nhật được học sinh giỏi. Đặc biệt năm lớp 10 và 11, Nhật giành giải Ba và giải Khuyến khích học sinh giỏi Hóa học do thành phố Đà Nẵng tổ chức.

Ngày ngày cậu học trò khiếm thính vẫn miệt mài trau dồi đèn sách.
 
Ngày ngày cậu học trò khiếm thính vẫn miệt mài trau dồi đèn sách.
Đam mê bóng đá, cờ vua và đàn Organ
Không chỉ đam mê học tập, Nhật còn có thêm niềm đam mê đá bóng, cờ vua và chơi đàn Organ. Được tiếp cận với sân đá bóng, Nhật cảm thấy tự tin hơn. Nhờ chơi bóng đá khéo léo và uyển chuyển, Nhật có thêm cơ hội để đi nhiều nơi để giao lưu bóng đá với các bạn khiếm thính và giành nhiều huy chương.
Bên cạnh những thành tích về bóng đá, Nhật còn chơi đàn Organ rất hay. Nhật đã vinh dự đoạt huy chương vàng trong chương trình "Tiếng hát từ trái tim" do Hội Người mù thành phố Đà Nẵng tổ chức năm 2005. Sáu năm sau, bằng đôi tay đánh đàn khéo léo của mình, Nhật lại tự hào đứng lên bục nhận giải thưởng huy chương bạc tại Hà Nội. Cũng trong năm đó, Nhật được ban tổ chức thành phố Đà Nẵng trao huy chương vàng trong cuộc thi đàn Organ.
Càng tiếp xúc càng cảm phục cậu học trò khiếm thính đa tài. Bằng tinh thần đoàn kết và hợp sức cùng nhau, Nhật và các bạn của mình đã giành huy chương đồng đồng đội môn cờ vua trong hội thi thể thao người khuyết tật toàn quốc được tổ chức năm 2010.
Khi được hỏi về ước mơ sau này của Nhật, em mỉm cười chia sẻ: "Từ năm lớp 9, em mong sau này mình có thể làm công việc kinh doanh. Em đang cố gắng học tập để thi đậu vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Em mong mình có một chiếc máy vi tính để tiếp cận thông tin, học hỏi, mở mang kiến thức, tiến gần hơn tới ước mơ trong tương lai".