Ngày 3/5, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố GS vật lý Ngụy Như Kontum (3/5/1913 - 3/5/2013). Ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và là Thạc sĩ Vật lý đầu tiên của Việt Nam tại Pháp.
GS. Ngụy Như Kontum.
Tại
buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho
biết: “GS Ngụy Như Kontum thuộc mẫu hình người trí thức theo Đảng của
thế kỷ XX, trưởng thành từ nền giáo dục châu Âu, nhưng với tinh thần yêu
nước, tinh thần trách nhiệm cao nhất, dấn thân hy sinh và gánh vác sứ
mệnh, ông đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của
đất nước. Ông đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu, tựu trung và chắt lọc
nhiều giá trị của một thế hệ tri thức gắn liền với sự chuyển hóa mạnh
mẽ của nền giáo dục đại học Việt Nam thế kỷ XX”.
Nói
về người thầy của mình, GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu cho biết: “Là người đứng
đầu ngành Vật lý nước ta, ngoài công việc lãnh đạo Trường đại học Tổng
hợp Hà Nội trên cương vị Hiệu trưởng, thầy Ngụy Như Kontum đã dành nhiều
công sức chăm lo việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ môn
Vật lý ngay từ những ngày đầu tiên khi trường vừa mới được thành lập.
Thầy đã rất chú trọng việc phát triển Vật lý hạt nhân ngay từ những ngày
đầu tiên ấy. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Prasad,
Bác Hồ đã cùng đi với Tổng thống Ấn Độ đến thăm Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Sau đó, Chính phủ Ấn Độ tặng nhà trường một số suất học bổng để
đào tạo giảng viên trẻ. Đồng thời với việc ưu tiên tận dụng sự giúp đỡ
của các nước bè bạn để phát triển hướng nghiên cứu mới nhất của Vật lý
trên thế giới là Vật lý hạt nhân, thầy đích thân đứng ra tổ chức nhóm
nghiên cứu về Quang phổ với mục tiêu rõ rệt là phát triển các phương
pháp phân tích quang phổ để ứng dụng vào y tế và nghiên cứu tài nguyên
khoáng sản”.
GS Ngụy Như Kontum đứng cạnh Bác Hồ trong buổi Bác Hồ về nói chuyện với thầy và trò trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1958).
Năm Ngụy Như Kontum tròn 11 tuổi, gia đình chuyển về Huế. Tại đây, ông đã phấn đấu trở thành một học sinh xuất sắc của Trường Quốc học Huế, đậu “đíp - lôm” (diplomat) năm 1930 và được học bổng ra học tại Ban tú tài bản xứ ở trường Bưởi, Hà Nội.
Năm 1932, với trí tuệ thiên bẩm và sự nỗ lực của bản thân, Ngụy Như Kontum đã tốt nghiệp xuất sắc cả 2 bằng Tú tài bản xứ gồm Tú tài Tây ban Toán và Tú tài Tây ban Triết. Ông được cấp học bổng toàn phần sang Pháp học đại học. Chỉ sau gần 3 năm ông đã nhận tấm bằng cử nhân khoa học xuất sắc và cũng chỉ thêm bằng đó thời gian, ông trở thành Thạc sĩ Vật lý đầu tiên của Việt Nam trên đất Pháp.
Đầu năm 1939, chàng thanh niên trí thức Việt Nam Ngụy Như Kontum được nhà bác học Vật lý hạt nhân người Pháp nổi tiếng, GS Giôliô Quyri đồng ý nhận hướng dẫn làm luận án Tiến sĩ Vật lý. Đây cũng chính là khoảng thời gian ông bắt đầu tiếp xúc với những tư tưởng yêu nước tiến bộ.
Về sau khi kể lại với học trò, đồng
nghiệp về giai đoạn này, GS. Ngụy Như Kontum vẫn còn trăn trở: “Rất tiếc
khi tôi đang làm luận án Tiến sĩ mới được một năm thì đại chiến thế
giới thứ 2 bùng nổ. Phòng thí nghiệm của nhà bác học G.Quyri bị Bộ Quốc
phòng Pháp trưng dụng. Giáo sư G. Quyri khuyên, nếu tôi muốn tiếp tục ở
lại phải có hai điều kiện là xin nhập quốc tịch Pháp và được Bộ Quốc
phòng Pháp tuyển dụng, nhưng tôi nghĩ rằng đất nước của anh cần anh hơn
là nước Pháp”.
Không đắn đo, ông đã nghe theo
lời khuyên chân thành đó và trở về nước vào cuối năm 1939 tham gia giảng
dạy tại trường Trung học Chasseloup (Sài Gòn) rồi trường Bưởi (Hà Nội)
chính vào thời điểm phong trào Việt Minh chống Pháp đang dâng cao trên
toàn quốc. Không chỉ đóng là một thầy giáo, ông còn là một thành viên
tích cực tham gia các phong trào của giới trí thức để giáo dục tinh thần
yêu nước cho thanh niên. Năm 1942, ông cùng các đồng nghiệp như Nguyễn
Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Thúc Hào... cho ra đời tờ Khoa học, một tờ
báo khoa học có giá trị, do GS. Nguyễn Xiển làm chủ bút.
Đến
nay, tròn 22 năm, GS Ngụy Như Kontum về theo các bậc tiền nhân nhưng ký
ức về nhà Vật lý tài ba, đức độ còn trong ký ức, trái tim những người
thân, bạn bè đồng nghiệp, các thế hệ học trò, hình ảnh của ông luôn hiện
hữu một cách gần gũi, tôn kính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét