Nằm trong chủ đề “Biển đảo quê hương”, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Thầy và trò Trường Quốc tế Hà Nội V.I.P luôn có những buổi ngoại khóa nói chuyện về biển đảo bổ ích.
Chương trình dạy cho học sinh kiến
thức về biển, đảo, về chủ quyền đất nước được nhà trường chú trọng trong
suốt cả năm học. Mục đích để cho học sinh tìm hiểu về biển đảo Trường
Sa, phát huy lòng yêu nước và bảo vệ dân tộc.
Có dịp được chứng kiến những học sinh
đang say sưa tập luyện những tiết mục văn nghệ cho buổi bế giảng năm học
2012-2013 của VIP School (Trường Hà Nội V.I.P), lòng không khỏi bị cuốn
theo những xúc cảm dâng tràn. Lửa hè vẫn thiêu đốt trên từng tán
phượng, mà lòng riêng thì rạo rực nỗi không riêng...
Thầy Trịnh Tuấn - Giáo viên Trường quốc tế Hà Nội V.I.P. Ảnh Xuân Trung |
Trò chuyện với thầy Trịnh Tuấn (giáo
viên của trường - một người thầy lăn lộn với bao nghề, giờ quay lại với
đúng sở nguyện của mình là truyền kiến thức lịch sử cho học sinh) nói
rằng, nếu giáo dục tri thức mà không giáo dục cho con người ta biết yêu
tổ quốc thiêng liêng, yêu đồng bọc chân thành, thì coi như đó cũng chỉ
là phản giáo dục mà thôi.
Đặt trong điều kiện và hoàn cảnh hiện
tại, năm học vừa qua, trường đặc biệt muốn nhấn mạnh đến lòng yêu quê
hương đất nước và nâng cao ý thức công dân trong mỗi học sinh. Vì thế,
trường đã tổ chức chương trình khai giảng trong một không gian biển đảo
với hình ảnh các chú bộ đội canh gác chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải Việt
Nam, nhằm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
“Nhìn các học sinh chăm chú học bài và
vui chơi quanh hai mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa ngay
trong khuôn viên sân trường, bên tai tôi cảm giác như nghe được những
tiếng sóng muôn đời đang thổn thức. Cảm giác như đang được cùng các con
giương buồm cùng các vua Nguyễn ra khơi...” thầy Tùng cho biết.
Trăn trở trước trực trạng học sinh
chán môn Sử hiện nay, thầy Trịnh Tuấn cho rằng thực tế môn học lịch sử
của giáo dục Việt Nam ngày càng đi xuống, và học sinh ngày càng không
thích học môn này...
“Nhưng khi nhìn các bạn nhỏ chăm chú
lắng nghe các thầy cô hướng dẫn các em học qua mô hình cột mốc chủ quyền
biển đảo, các em say sưa tìm hiểu và đặt những câu hỏi khám phá cho
giáo viên, tôi lại rất tin rằng, nếu như môn học lịch sử, thay bằng học
lý thuyết quá nhiều, hãy cho học sinh học qua mô hình, ví dụ như mô hình
các cột mốc chủ quyền, mô hình các trận chiến nổi tiếng, các chiến
dịch, hay mô hình tượng các chân dung các danh nhân như Trần Quốc Tuấn,
Quang Trung, Võ Nguyên Giáp v.v... thì không những học sinh dễ thuộc, dễ
hiểu mà còn tăng thêm được tinh thần yêu thích môn học, đồng thời cũng
tăng thêm tinh thần tự tôn dân tộc”.
Theo thầy Trịnh Tuấn,thay đổi phương
pháp truyền đạt cho học sinh học lịch sử là điều cần phải làm ngay, bản
thân môn Sử không khô khan như chúng ta tưởng, khô khan là do người
truyền đạt mà thôi.
Tại trường quốc tế Hà Nội V.I.P sau
một năm học kiến thức về biển đảo, học sinh đã thấm nhuần như sóng, như
biển, và cứ dần dần như vậy kiến thức biển đảo của các em đã rất rõ dệt.
Bằng các bài giảng minh họa với cột mốc, hình ảnh, sắc phong, video, mô
hình…, học sinh rất nhanh hiểu bài.
Theo kinh nghiệm của thầy Trịnh Tuấn,
dạy Lịch sử không được mang tư tưởng áp đặt cho học sinh, mà phải đưa
những thông tin chính thức về chủ quyền, biển đảo để cho học sinh tự
thẩm thấu ý thức bảo vệ lãnh thổ. Có thể từ cấp 1 dạy lịch sử qua hình
ảnh, cấp 2 và 3 áp dụng theo mô hình, nhưng tư liệu mà ông cha ta đã có
và làm như thế nào để khai phá, phải để cho học sinh tự thấu hiểu tầm
quan trọng của biển và tự hào nước Việt Nam có hơn 3.000km bờ biển.
“Tôi vẫn nói, học Sử không cần uyên
bác nhưng phải có một tâm hồn. Thi ca và văn học là một giá trị, khi
lồng ghép văn học và lịch sử để có một phương pháp dạy là rất hay, học
sinh lĩnh hội tự nhiên, điều đó cho các em cảm nhận học không có cảm
giác là một giờ học mà là một giờ khám phá” thầy Trịnh Tuấn chia sẻ:Trường Sa – Máu thịt Việt Nam ta
Các em ơi, ta học bài đầu nhé!
Bài hôm nay có hai tiếng “Trường Sa”
Quần đảo thiêng liêng, máu thịt Tổ quốc ta
Em hãy học để tạc ghi sử sách!
Em hãy nhớ bài học về biển đảo
Trang sử vẻ vang anh dũng, quật cường
Ông cha ta đã không tiếc máu xương
Cho hôm nay em tới trường rộn bước
Hãy noi gương những người đi trước
Gìn giữ non sông đất nước Tiên Rồng
Tổ quốc gọi ta - con cháu Lạc Hồng
Góp trí lực cùng giữ gìn bờ cõi.
Nào các em, thầy trò ta cùng nói: “ Đây Trường Sa sừng sững hiên ngang "
Trang sử vàng, ánh sáng chói chang
Rọi đường lớn dẫn em về phía trước.
Bài học hôm nay là tình yêu Tổ quốc
Thầy giảng em nghe đâu chỉ bằng lời
Đâu chỉ bằng những trang sách, em ơi!
Thầy dành trọn cả tình yêu tha thiết.
Nào các em, thầy trò ta cùng viết: Trường Sa thân yêu - máu thịt
Tổ quốc mình Tiếp bước cha ông, chúng ta nguyện hy sinh
Để mãi mãi Việt Nam ta toàn vẹn!”
(Trích bài thơ thầy Trịnh Tuấn dùng đề dạy Lịch sử chủ quyền biển đảo cho học sinh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét