Đó là quan điểm của cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ với các bạn học sinh (HS) cả nước về cách ôn tập bộ môn này ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Để kiếm điểm cao môn Địa không khó, chỉ cần bao quát toàn bộ chương trình, sau đó hệ thống lại nội dung kiến thức từng chuyên đề hoặc từng phần, chương, bài theo một dàn ý rõ ràng, chặt chẽ. Bên cạnh đó, biết cách sử dụng, phân tích dữ liệu từ tập Atlat.Đó là quan điểm của cô Vũ Thị Mai Huế, giáo viên Địa Lý, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) chia sẻ với các bạn học sinh (HS) cả nước về cách ôn tập bộ môn này ở kì thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Cũng theo cô Huế, mấu chốt qua trọng khi ôn tập là bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD-ĐT. Không cần phải học chuyên sâu mà chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản để có thế kết hợp với dữ liệu của bảng Atlat được sử dụng là hoàn toàn có thể kiếm được điểm cao.
Điều đặc biệt đối với môn Địa lý, HS ban A có khả năng tiếp thu kiến thức cũng như định hướng cách làm bài rất nhanh. Chính vì thế, nếu có được kĩ năng khai thác được kiến thức từ Atlat tốt thì chỉ cần trong vòng từ 1-1,5 tháng là HS có thể hoàn thành tốt khâu ôn tập.
Tuy nhiên để đạt điểm cao nhất thì điều quan trọng là HS cần phải nắm được kiến thức cơ bản, biết cách lập dàn ý cho từng vấn đề và Atlat là công cụ để các em lấp đầy những dàn ý. Bên cạnh đó các em cần rèn cho mình kĩ năng làm bài thi: tâm lí bình tĩnh, đọc kĩ đề bài, định hướng chính xác yêu cầu đề bài và phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Đề thi Địa lý thường rơi vào một trong các hình thức sau: một là dạng đề trình bày nhằm kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của thí sinh. Hai là dạng đề phân tích - chứng minh. Đối với câu hỏi dạng này thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh một vấn đề.
Ba là dạng đề so sánh đòi hỏi thí sinh cần tổng hợp kiến thức để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng địa lý. Bốn là dạng đề giải thích nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS.
Và tất cả những dạng câu hỏi này đều có thể khai thác được kiến thức từ Atlat và thực tiễn cuộc sống để làm bài.
Đối với phần vẽ biểu đồ thì các dạng thường gặp là biểu đồ cột, biểu đồ đường hay đồ thị, biểu đồ tròn, biểu đồ miền, biểu đồ kết hợp (cột và đường). HS cần nắm vững đặc điểm của từng dạng biểu đồ như dạng biểu đồ so sánh thường là biểu đồ cột, dạng thể hiện cơ cấu hay chuyển dịch cơ cấu thường dùng biểu đồ tròn hay miền... Bên cạnh đó HS cần chú ý kỹ năng tưởng đơn giản nhất nhưng rất quan trọng như phân chia tỷ lệ, chọn độ dài các trục và thể hiện trị số, đơn vị trên đó, vị trí và thứ tự cách vẽ thành phần trong biểu đồ cơ cấu, sử dụng các ký hiệu để thể hiện nội dung khác nhau, ghi chú giải và tên biểu đồ; ngay như xử lí số liệu thì tên bảng và đơn vị của bảng số liệu mới cũng cần phải rất chính xác (mà vấn đề này HS không hay để ý, vì thế rất dễ bị mất điểm).Một trong những vấn đề nhiều HS thường kêu khó đó là phân tích bảng số liệu. Đối với dạng này đòi hỏi kỹ năng tính toán, phân tích bảng số liệu, tìm ra quy luật, mối liên hệ giữa các số liệu, rút ra nhận xét hoặc giải thích. Về tính toán thì HS cần chuyển đổi số liệu, tùy từng yêu cầu của đề bài mà có thể chuyển từ số liệu tuyệt đối sang tương đối (%); tạo đại lượng mới như từ dân số (người) và diện tích (km2) và để tính mật độ dân số (người/km2); từ sản lượng (tấn) và diện tích (ha) để tính năng suất (tấn/ha; tạ/ha)... Về nhận xét: Phải nêu được bản chất của vấn đề theo đùng yêu cầu đề bài.
“Nếu biết sử dụng Atlat thì việc học Địa lý sẽ “nhàn” hơn rất nhiều vì không phải ghi nhớ nhiều địa danh và số liệu. HS cần biết đọc và mô tả được các đặc điểm của hiện tượng địa lý trên bản đồ. HS cần nghiên cứu để hiểu nội dung Atlat, nắm chắc ký hiệu, ước hiệu bản đồ, xác định được phạm vi các lãnh thổ” - cô Huế nhấn mạnh.
Mặc dù bảng Atlat được coi như là “phao cứu sinh” dành cho môn Địa lý nhưng cô Huế vẫn cảnh bảo: “Tài liệu này giổng như là kiến thức tổng quát, HS phải biết cách chọn nội dung để khai thác. Chính vì thế để làm được bài tốt cần nắm vững các kiến thức cơ bản”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét