Dự thảo thông tư về ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ được Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến rộng rãi 4/12. Theo đó, dự kiến việc thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 đến 2 lần/năm. Thủ trưởng các trường ĐH nếu để xảy ra sai phạm trong đào tạo thạc sĩ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu nhận được đồng thuận, thông tư Quy chế tuyển sinh và đào
tạo thạc sĩ sẽ được áp dụng từ năm 2014 theo phương thức đào tạo tín
chỉ.
Theo đó, các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện phải có văn bằng tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi.
Ngành tốt nghiệp ĐH được coi là ngành gần với ngành dự thi đào tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng
Người có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.
Danh mục các ngành gần được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ĐH xác định trong thông báo tuyển sinh hàng năm.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định cụ thể điều kiện văn bằng được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH.
Các đối tượng được ưu tiên trong quy chế được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
Quá trình học, học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽ bị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó. Nếu học viên có bốn học phần phải học lại hoặc có một học phần học lại mà điểm thi vẫn đạt dưới 5,0 điểm thì sẽ bị đình chỉ học tập.
Theo đó, các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải có các điều kiện phải có văn bằng tốt nghiệp ĐH đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi.
Ngành tốt nghiệp ĐH được coi là ngành gần với ngành dự thi đào tạo thạc sĩ khi chương trình đào tạo của ngành này ở trình độ đại học khác nhau không quá 20% đối với chương trình đào tạo theo hướng nghiên cứu và không quá 40% đối với chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng
Người có bằng tốt nghiệp ĐH ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.
Chất lượng đào tạo thạc sĩ cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu (Ảnh: Người lao động).
Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng ký theo ngành
ngoại ngữ đúng với bằng tốt nghiệp ĐH theo hình thức giáo dục thường
xuyên thì phải có bằng tốt nghiệp ĐH hình thức chính quy thuộc ngành
ngoại ngữ khác.Danh mục các ngành gần được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đối với từng ngành hoặc chuyên ngành do cơ sở giáo dục ĐH xác định trong thông báo tuyển sinh hàng năm.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quy định cụ thể điều kiện văn bằng được dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH.
Các đối tượng được ưu tiên trong quy chế được cộng một điểm vào kết quả thi (thang điểm 10) cho môn cơ bản; 10 điểm (thang điểm 100) cho môn ngoại ngữ. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
Quá trình học, học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽ bị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó. Nếu học viên có bốn học phần phải học lại hoặc có một học phần học lại mà điểm thi vẫn đạt dưới 5,0 điểm thì sẽ bị đình chỉ học tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét