Trong dự thảo quy chế tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ vừa công bố, Bộ GD-ĐT khôi phục việc miễn thi ngoại ngữ với một số trường hợp, tương tự quy chế từ năm 2008 và khác với quy chế mới ban hành.
Nhiều học viên, giảng viên không giấu được bối rối trước những thay đổi khi quy chế hiện hành mới được triển khai hơn một năm.
“Xoay 180 độ”
Theo dự thảo, việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào thạc sĩ với môn ngoại ngữ sẽ dựa vào khung trình độ năng lực ngoại ngữ dạng thức đề thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu.
Song thủ trưởng cơ sở giáo dục có quyền miễn thi cho một trong các trường hợp: có bằng tốt nghiệp ĐH đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp ĐH chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo thạc sĩ; chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 khung châu Âu; học viên là người nước ngoài.
Theo các cán bộ đào tạo, quy định mới đã “xoay 180 độ” so với quy định hiện hành. Từ tháng 8-2011 đến nay, thí sinh dự thi cao học bất luận có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nào cũng phải qua thi tuyển.
Thậm chí khi một số trường cố tình lờ quy định, vận dụng quy định cũ, cho miễn thi ngoại ngữ người học từ nước ngoài về, người có bằng ĐH chính quy... liền bị Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy kết quả trúng tuyển” với hơn 1.000 học viên của 14 trường ĐH lớn.
Trong cuộc họp với các trường, để giải thích lý do việc bắt thi ngoại ngữ với những trường hợp đặc biệt này, lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT “bật mí” lý do “có quá nhiều bằng giả”, “mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ”.
Bằng chứng khi đó được viện dẫn là một trường ĐH sư phạm phía Nam miễn thi ngoại ngữ cho hàng trăm người vì có những văn bằng ngoại ngữ khác nhau, đến khi bộ bắt phải thi lại theo quy chế thì có đến hơn 100 người bị... trượt.
Rõ ràng, để miễn thi ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT phải có biện pháp giám sát chặt chẽ khi chính bộ cũng thấy bằng cấp về ngoại ngữ nhiều khi chỉ là “cái vỏ” bề ngoài.
“Nếu làm chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn B1, B2 thì rất khó. Song vấn đề chính là thực hiện. Bộ thả cho các trường đào tạo thì việc đạt chứng nhận trình độ ngoại ngữ như vậy lại không quá khó khăn” - ông Thể nói.
Chặt đầu vào, thoáng đầu ra?
Một điểm mới của dự thảo thông tư mà bộ vừa công bố là tiêu chuẩn tốt nghiệp của học viên cao học không có điều kiện về ngoại ngữ như quy chế hiện hành.
Quy định hiện hành yêu cầu thi đầu vào ngoại ngữ và để đủ điều kiện
tốt nghiệp, người học phải đạt trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1.
Trong khi với quy chế mới, các điều kiện tốt nghiệp không đi kèm về
trình độ tiếng Anh.
“Đây là bước ngoặt lớn trong sự thay đổi quy chế. Hiện nay, đầu ra của học viên cao học phải đạt trình độ ngoại ngữ B1, nhưng sắp tới ứng viên phải đạt trình độ này mới trúng tuyển làm học viên. Do đó, dù không có quy định với đầu ra nhưng đầu vào đã rất chặt” - PGS.TS Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, khẳng định.
Theo ông Tuấn, quy định này được đưa ra xuất phát từ việc triển khai thực tế quy chế hiện hành nhiều bất cập. “Quy định đầu ra đạt trình độ ngoại ngữ B1, nên nhiều học viên dành quá nhiều thời gian lo cho ngoại ngữ, không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn, chất lượng học tập, nghiên cứu không tốt.
Lại có trường hợp như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cố để đạt chuẩn đầu ra cho học viên lại xảy ra vụ giáo viên tìm sửa bài, nâng điểm cho hàng loạt. Bộ quy định trình độ ngoại ngữ phải đạt ngay từ đầu vào để tránh những hiện tượng nêu trên”- ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn cho hay bộ cũng lường trước việc quy chế mới sẽ làm giảm người dự tuyển, quy mô đào tạo thạc sĩ có thể hạn chế hơn, nhưng sự ảnh hưởng này chỉ diễn ra ở những đợt tuyển sinh đầu tiên khi áp dụng quy chế mới.
“Xoay 180 độ”
Theo dự thảo, việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào thạc sĩ với môn ngoại ngữ sẽ dựa vào khung trình độ năng lực ngoại ngữ dạng thức đề thi ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 của khung châu Âu.
Song thủ trưởng cơ sở giáo dục có quyền miễn thi cho một trong các trường hợp: có bằng tốt nghiệp ĐH đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; bằng tốt nghiệp ĐH chính quy ngành ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo thạc sĩ; chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo thạc sĩ, tương đương cấp độ B1 khung châu Âu; học viên là người nước ngoài.
Theo các cán bộ đào tạo, quy định mới đã “xoay 180 độ” so với quy định hiện hành. Từ tháng 8-2011 đến nay, thí sinh dự thi cao học bất luận có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ nào cũng phải qua thi tuyển.
Thậm chí khi một số trường cố tình lờ quy định, vận dụng quy định cũ, cho miễn thi ngoại ngữ người học từ nước ngoài về, người có bằng ĐH chính quy... liền bị Bộ GD-ĐT yêu cầu “hủy kết quả trúng tuyển” với hơn 1.000 học viên của 14 trường ĐH lớn.
Trong cuộc họp với các trường, để giải thích lý do việc bắt thi ngoại ngữ với những trường hợp đặc biệt này, lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT “bật mí” lý do “có quá nhiều bằng giả”, “mà chủ yếu là bằng giả về ngoại ngữ”.
Bằng chứng khi đó được viện dẫn là một trường ĐH sư phạm phía Nam miễn thi ngoại ngữ cho hàng trăm người vì có những văn bằng ngoại ngữ khác nhau, đến khi bộ bắt phải thi lại theo quy chế thì có đến hơn 100 người bị... trượt.
Rõ ràng, để miễn thi ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT phải có biện pháp giám sát chặt chẽ khi chính bộ cũng thấy bằng cấp về ngoại ngữ nhiều khi chỉ là “cái vỏ” bề ngoài.
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh cao học năm 2011 tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh Như Hùng
PGS.TS Trương Đoàn Thể - phó viện trưởng Viện đào tạo sau ĐH Trường
ĐH Kinh tế quốc dân - cho rằng thực tế các quy định về trình độ ngoại
ngữ đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh mà Bộ GD-ĐT đặt ra hiện
không dễ thực hiện.“Nếu làm chặt chẽ theo đúng tiêu chuẩn B1, B2 thì rất khó. Song vấn đề chính là thực hiện. Bộ thả cho các trường đào tạo thì việc đạt chứng nhận trình độ ngoại ngữ như vậy lại không quá khó khăn” - ông Thể nói.
Chặt đầu vào, thoáng đầu ra?
Một điểm mới của dự thảo thông tư mà bộ vừa công bố là tiêu chuẩn tốt nghiệp của học viên cao học không có điều kiện về ngoại ngữ như quy chế hiện hành.
Ngày 5/12, PGS.TS Bùi Anh
Tuấn cho biết hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về trình độ ngoại ngữ
của học viên cao học, nghiên cứu sinh. Song từ phản ảnh của giáo viên
thì thấy chỉ có khoảng 50% học viên có thể tham khảo tài liệu bằng
tiếng nước ngoài ở những chừng mực rất khác nhau.
“Riêng việc miễn thi ngoại
ngữ với học viên là người nước ngoài xuất phát từ việc nhiều học viên
nước ngoài gửi đơn lên Bộ GD-ĐT xem xét vì họ đến Việt Nam học thì
tiếng Việt đã là một ngoại ngữ, nếu yêu cầu thêm trình độ một ngoại ngữ
nữa thì quá sức và không phù hợp” - ông Tuấn dẫn giải.
|
“Đây là bước ngoặt lớn trong sự thay đổi quy chế. Hiện nay, đầu ra của học viên cao học phải đạt trình độ ngoại ngữ B1, nhưng sắp tới ứng viên phải đạt trình độ này mới trúng tuyển làm học viên. Do đó, dù không có quy định với đầu ra nhưng đầu vào đã rất chặt” - PGS.TS Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, khẳng định.
Theo ông Tuấn, quy định này được đưa ra xuất phát từ việc triển khai thực tế quy chế hiện hành nhiều bất cập. “Quy định đầu ra đạt trình độ ngoại ngữ B1, nên nhiều học viên dành quá nhiều thời gian lo cho ngoại ngữ, không còn thời gian đầu tư cho chuyên môn, chất lượng học tập, nghiên cứu không tốt.
Lại có trường hợp như Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cố để đạt chuẩn đầu ra cho học viên lại xảy ra vụ giáo viên tìm sửa bài, nâng điểm cho hàng loạt. Bộ quy định trình độ ngoại ngữ phải đạt ngay từ đầu vào để tránh những hiện tượng nêu trên”- ông Tuấn phân tích.
Ông Tuấn cho hay bộ cũng lường trước việc quy chế mới sẽ làm giảm người dự tuyển, quy mô đào tạo thạc sĩ có thể hạn chế hơn, nhưng sự ảnh hưởng này chỉ diễn ra ở những đợt tuyển sinh đầu tiên khi áp dụng quy chế mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét