Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra “mổ xẻ” trong 3 ngày (10-12/12). Ngay trong ngày khai mạc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước lo ngại về tính khả thi của Đề án...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, phó Trưởng ban Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 nhìn nhận: “Giáo dục phổ thông hiện nay bộc lộ nhiều bất cập về nội dung, phát triển chương trình, xác định mục tiêu, phương pháp và tổ chức đánh giá kết quả”.Dạy học tích hợp "bị" phản pháo
GS.TS Đinh Quang Báo – thành viên Ban soạn thảo chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 cho biết, chương trình sắp tới sẽ mô tả năng lực bằng những tiêu chí cụ thể.
“Trước đây mỗi môn học có một cuốn SGK. Nay có thể đưa ra “môn học tích hợp, nguyên liệu được tập trung để giáo viên và học sinh dễ nắm bắt" - GS Báo nói. Chương trình có thể thiết kế sẵn những chủ đề để thầy trò hoạt động, tập trung khắc phục năng lực học sinh còn yếu kém hay thế giới đang hướng đến.
Theo GS Báo, dạy học, giáo dục theo logic phát triển “đơn tuyến” từng lĩnh vực, từng môn học là sai lầm lớn đang phổ biến ở nhà trường Việt Nam hiện nay.
Nên khắc phục bằng giáo dục tích hợp với bản chất không phải phép cộng các kiến thức khác nhau mà tạo thành cấu trúc vốn có của năng lực nhận thức của con người về thế giới khách quan. Tích hợp không được coi là tăng tải và cũng không được làm quá tải chương trình...
Đề
án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng
viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra “mổ xẻ”
trong 3 ngày (10-12/12)
Trước các chuyên gia trong nước và quốc tế - GS Báo đưa ra nhiều lập
luận để minh chứng cho việc dạy học tích hợp là...tối ưu. Tuy nhiên, bà
Quỳnh Anh, công tác tại một trường ĐH ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch băn
khoăn: “Có nhất thiết phải hình thành một cách tuần tự từ năng lực
chung, cơ bản đến cốt lõi, chuyên biệt như GS Báo nói? Làm như thế nào
đo được năng lực chuyên biệt? Một số năng lực chỉ hình thành sau khi học
một thời gian hoặc trong môi trường thực hành nhất định”.Ý kiến khác cho rằng rất khó để đào tạo được giáo viên tích hợp. Giáo viên môn Địa lý Đỗ Thị Minh Đức (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: "Việc tích hợp các môn như GS Báo không mới. Nhiều đồng nghiệp từ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore cấp phổ thông đều tích hợp Địa lý với Lịch sử, Giáo dục công dân từ nhiều năm nay.
Thế nhưng các giáo viên đang cực lực đấu tranh để ra khỏi sự tích hợp này. Họ phản ánh cả cô/trò đều khổ. Họ nói chúng tôi chưa “bị tích hợp” là còn hạnh phúc. Tôi rất sợ việc tích hợp”.
TS Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: “Chuyển từ giáo dục nội dung sang kĩ năng là khác biệt lớn”.
Về ý kiến của GS Báo cần chọn một số môn cốt lõi khiến bà Phương “rất e ngại”. Theo bà: “Chúng ta đã phải đấu tranh rất nhiều để dạy cho học sinh một cách đầy đủ, không dừng lại ở các kiến thức khoa học cơ bản. Như vậy học sinh được giáo dục một cách toàn diện. Nay muốn tương đồng với thế giới có thể các môn này bị chìm đi?”
Những điều GS Báo trình bày, theo TS Phương “cần phải nhấn mạnh vấn đề phương pháp. Nếu không có thì tất cả những điều mong muốn chỉ nằm trên giấy tờ mà thôi”.
Đổi mới theo hướng nào?
Ông GS Jens Rasumssen - Trường ĐH Aashurs (Đan Mạch) cho biết trong 20 năm trở lại đây các quốc gia trên thế giới đã có nhiều thay đổi hướng tới một nền giáo dục toàn diện cho học sinh.
Không khí buổi hội thảo xung quanh Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015
Mô hình "Đòn bẩy PISA" được vị GS nhấn mạnh như “luồng gió mới” đem
lại kết quả cao khi thực hiện tại các quốc gia phát triển như Đan Mạch,
Na Uy, Canada, Singapore, ..Việc chuyển giáo dục chú trọng đến nội dung
sang tập trung phát triển năng lực học sinh được các quốc gia tích cực
đón nhận.“PISA đưa những tiêu chuẩn năng lực của học sinh và có hướng dẫn cụ thể để các em đạt được những năng lực đó” – GS Jens tóm tắt.
Với "Đòn bẩy PISA", mỗi quốc gia tùy vào điều kiện để đặt ra các tiêu chí khác nhau giữa 3 lựa chọn mục tiêu: tối thiểu (tập trung vào HS yếu), bình thường (tập trung vào đối tượng HS trung bình), tối đa (hướng tới HS xuất sắc).
Thụy Sĩ chọn tối thiểu; Đức, Áo chọn trung bình, Singapore chọn cả 3 nhưng đều tập trung vào 3 kỹ năng đọc, viết, tính toán. Kết quả đánh giá được xem xét qua các kỳ thi quốc gia.
Đầu những năm 2000, Mỹ lại đưa ra Luật cải tiến nhà trường gây xôn xao dư luận thế giới. Mục tiêu của lần đổi mới nhằm đo lường kết quả học tập của học sinh. “Không chỉ vậy, luật này còn chú ý thưởng phạt. Trường nào đạt được các tiêu chí (kết quả của học sinh) sẽ được cấp nhiều ngân sách và ngược lại. Kinh phí các trường không đạt sẽ bị cắt giảm” – GS Jens dẫn giải.
Trước nhiều ý kiến lo ngại của các chuyên gia giáo dục Việt Nam, GS Jens giải thích thêm: Các giáo viên được hỗ trợ tài liệu và người giám sát giúp công tác giảng dạy thuận lợi.
Một điểm khác được vị GS nêu: “Các quốc gia chỉ đưa ra những tiêu chuẩn chương trình. Dựa vào đó, SGK do nhiều nhà xuất bản làm. Giáo viên chủ động phương pháp giáo dục để HS đạt các tiêu chuẩn. Điều này khác với cách làm của Việt Nam”.
Quá trình thực hiện một số quốc gia thực hiện Đòn bẩy PISA gặp khó khi chọn chuẩn trung bình, 10-15% học sinh dù cố gắng nhưng chỉ dừng lại ở mức yếu kém. Bản thân GS Jens cho rằng các nước nên tập trung vào HS yếu.
Trả lời câu hỏi của PGS Nguyễn Hữu Chí về việc các chương trình này làm như thế nào để kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh, GS Jens thẳng thắn: “Nhiều nước khi đưa ra các bài kiểm tra phải tốn kém rất nhiều.
Chuẩn đầu ra được xây dựng kĩ lưỡng. Phần Lan có thành tích PISA cao. Họ có nhiều hệ thống đánh giá kết quả của các trường, trên lớp học mà không làm trên phạm vi quốc gia”.
GS Nguyễn Viết Thịnh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu ý kiến: “Thực tế nhiều năm qua các môn học đã được thiết kế dựa trên năng lực học sinh như tiếng Anh, thể dục, nghệ thuật.
Muốn theo những quốc gia như Singapore, dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép. Như vậy sẽ bỏ đi nhiều cái hay mà các GS đã dày công viết ra”.
Giữ nguyên cơ cấu 12 năm học phổ thông
Theo GS Đinh Quang Báo:
Giáo dục phổ thông sau 2015 dự kiến là 12 năm với cơ cấu: Tiểu học là 5
năm (từ lớp 1 đến lớp 5), độ tuổi từ 6 đến 11; THCS: 4 năm (từ lớp 6
đến lớp 9), độ tuổi từ 12 đến 15; THPT: 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12),
độ tuổi 16 đến 18.
Từ năm học 2016-2017 đến 2021-2022, chương trình, SGK phổ thông sau 2015 sẽ được tiến hành thử nghiệm và dạy đại trà.
Từ năm học 2016-2017 đến 2021-2022, chương trình, SGK phổ thông sau 2015 sẽ được tiến hành thử nghiệm và dạy đại trà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét