“Giáo viên mầm non hiện nay vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Vị trí của họ trong chính ngành giáo dục còn bị đánh giá thấp. Muốn có chế độ đãi ngộ tốt bản thân giáo viên cũng phải được đào tạo kĩ, nhất là nghiệp vụ sư phạm. Thời gian 4 năm ĐH theo tôi cần phải nâng lên 5 năm” – TS Hồ Lam Hồng, Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến.
Hội thảo khoa học “Mô hình nhân cách giáo viên mầm non thời
kỳ hội nhập quốc tế” do Trường ĐH Sư phạm HN tổ chức sáng 6/12 nhận được
nhiều ý kiến đóng góp, trăn trở của các chuyên gia, nhà quản lí đến các
trường và giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Thiếu nhiều kĩ năng
Năm 2008, Bộ GD-ĐT ban hành chuẩn giáo viên mầm non nhưng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: “Nhiều địa phương lượng đạt chuẩn và trên chuẩn rất cao, có nơi 100% song nhiều GVMN chưa đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới. Nhiều trường, đội ngũ giảng viên chưa phù hợp, các điều kiện nâng cao chất lượng còn thiếu, nội dung chương trình có đổi mới song còn chậm”.
Điều tra thực tiễn với 146 giáo viên mầm non ở Hải Dương và huyện Phú Xuyên (Hà Nội) về năng lực sử dụng tiếng Anh, Tin học và Quản lý lớp, GV Đào Thanh Âm – Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN nhận thấy trình độ tiếng Anh của GVMN còn quá thấp (82/106 cô giáo không có chứng chỉ). 87% tự học Tin học hoặc không có chứng chỉ này. 100% cô giáo nhận thưc chưa đúng và đầy đủ về nội dung quản lý lớp trẻ MN.
Theo GV Âm 3 năng lực trên là những yêu cầu nhằm đáp ứng sự phát triển, hội nhập thế giới không thể thiếu của GVMN bên cạnh tình yêu, trách nhiệm lớn với trẻ.
Còn theo GV Hoàng Thị Phương, Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN: “Mô hình nhân cách GVMN giai đoạn đổi mới hiện nay không thể thiếu vắng kĩ năng quan sát trẻ. Việc sử dụng thuần thục kĩ năng này sẽ giúp GVMN thu thập các thông tin cho hoạt động giáo dục trẻ một cách kịp thời, tạo điều kiện cho học thực thi các nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả. Sinh viên cần phải được đào tạo kĩ năng này”.
Thế nhưng qua khảo sát 106 giáo viên mầm non ở các quận huyện của Hà Nội trong 2 tháng 9 và 10/2012 bằng phiếu hỏi, PGS.TS Nguyễn Thị Như Mai, Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN có được kết quả: “Trong 16 phẩm chất và năng lực được hỏi, các GVMN cho rằng năng lực sáng tạo chỉ xếp vị trị thứ 10. Với họ, quan trọng nhất là tôn trọng trẻ, chịu khó học hỏi, giao tiếp và ứng xử đúng mực”.
“Có người dù có 17 năm công tác nhưng họ chưa bao giờ nghĩ và làm theo cách mới. Họ cho rằng rất cả các giáo viên phải làm theo đúng quy định của nhà nước; Nên làm theo người có kinh nghiệm, cần học hỏi những người này trước và giáo viên nên thống nhất “không nên nghĩ độc lập” để trẻ phát triển đồng đều” – bà Mai phân tích.
PGS.TS Lê Thị Thanh Thủy đến từ Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN lại nhấn mạnh đến “trí tuệ cảm xúc” – một trong những nhân cách không thể thiếu của GDMN.
Bà Thủy phân tích: “Công tác chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những khả năng liên quan đến cảm xúc, phải hiểu chính mình, khéo léo thể hiện cảm xúc, tình cảm để tạo nên hiệu quả giáo dục.
Những căng thẳng, áp lực lớn GVMN gặp phải nếu biết sử dụng trí tuệ cảm xúc tức biến những cảm xúc thành trí thông minh phục vụ cho công việc sẽ tạo động lực và tình yêu nghề của người giáo viên.
Để làm được việc này với mỗi giáo viên cần phải là tấm gương là hình mẫu trước trẻ. GVMN có thể áp dụng một số phương thức rèn luyện kĩ năng bằng việc nhanh chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng, tăng cường các hình thức giao tiếp không lời, sử dụng sự hài hước hay nghệ thuật hoặc qua trò chơi,..”.
GS.TS Đinh Quang Báo - Viện trưởng viện nghiên cứu Sư phạm thì gói gọn những yêu cầu: “Họ vừa phải là người cô, người mẹ, người y tá, người bạn, nhà nghệ thuật sáng tạo…”
Đáng sợ nhất là vô cảm
PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng – Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà ngành giáo dục mầm non phải tổ chức cả một cuộc hội thảo khoa học bàn về việc xây dựng mô hình nhân cách cho giáo viên trong thời kỳ hội nhập.
Mặc dù đa số các vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các cơ sở giáo dục tư nhân, ngoài luồng nhưng cũng đã có những sự vụ đau lòng do chính những giáo viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nhất định tại các trường mầm non công lập chính quy”.
Theo TS Hồ Lam Hồng – Nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm trong nhân cách của một bộ phận giáo viên mầm non như: Áp lực công việc lớn, thời gian làm việc nhiều, lương thấp… GVMN vất vả nhưng không nhận được thái độ thông cảm từ phụ huynh thậm chí có người khinh thường, đe dọa họ
Trong một khảo sát quy mô vừa, cô Trần Thị Kim Liên – Khoa giáo dục Mầm non, Trường ĐH SP HN cho thấy: Chỉ có 26,67% giáo viên mầm non say sưa, tâm huyết với nghề, 36,67% giáo viên tỏ thái độ bình thường, chấp nhận nghề và 36,67% giáo viên muốn bỏ nghề.
Song một nguyên nhân quan trọng được bà Hồng thẳng thắn chỉ ra: “Trình độ của giáo viên mầm non hiện nay cực kỳ thấp, thấp đến đau lòng. Ngay cả các cơ sở giáo dục công lập cũng khó tuyển được giáo viên trình độ CĐ, ĐH, chủ yếu là trình độ Trung cấp và liên thông. Học sinh giỏi cũng không mặn mà thi tuyển vào ngành này”.
Cần được đào tạo 5 năm
Với hàng loạt yêu cầu, đòi hỏi như vậy, TS Hồ Lam Hồng đề xuất: “Sinh viên sư phạm phải được đào tạo ít nhất 5 năm chứ không phải ở trình độ Trung cấp hay chỉ là chứng chỉ cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu…như hiện nay”
Bản thân bà từng chứng kiến một trẻ 5 tuổi ở Hà Nội nói đặc giọng địa phương “mô, tê, răng, rứa…” chỉ vì người giữ trẻ quê Thanh Hoá.
Tất cả các ý kiến đều cho rằng nhà nước cần có những chính sách quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo bậc học mầm non: từ thay đổi nhận thức xã hội, cải cách mô hình đào tạo, bồi dưỡng tình yêu nghề cho GV.
“Không có lòng yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên mầm non sẽ làm hỏng những hạt giống đầu tiên cho một tương lai đất nước” – TS Hồ Lam Hồng nêu ý kiến.
Thiếu nhiều kĩ năng
Năm 2008, Bộ GD-ĐT ban hành chuẩn giáo viên mầm non nhưng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: “Nhiều địa phương lượng đạt chuẩn và trên chuẩn rất cao, có nơi 100% song nhiều GVMN chưa đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới. Nhiều trường, đội ngũ giảng viên chưa phù hợp, các điều kiện nâng cao chất lượng còn thiếu, nội dung chương trình có đổi mới song còn chậm”.
Điều tra thực tiễn với 146 giáo viên mầm non ở Hải Dương và huyện Phú Xuyên (Hà Nội) về năng lực sử dụng tiếng Anh, Tin học và Quản lý lớp, GV Đào Thanh Âm – Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN nhận thấy trình độ tiếng Anh của GVMN còn quá thấp (82/106 cô giáo không có chứng chỉ). 87% tự học Tin học hoặc không có chứng chỉ này. 100% cô giáo nhận thưc chưa đúng và đầy đủ về nội dung quản lý lớp trẻ MN.
Theo GV Âm 3 năng lực trên là những yêu cầu nhằm đáp ứng sự phát triển, hội nhập thế giới không thể thiếu của GVMN bên cạnh tình yêu, trách nhiệm lớn với trẻ.
Còn theo GV Hoàng Thị Phương, Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN: “Mô hình nhân cách GVMN giai đoạn đổi mới hiện nay không thể thiếu vắng kĩ năng quan sát trẻ. Việc sử dụng thuần thục kĩ năng này sẽ giúp GVMN thu thập các thông tin cho hoạt động giáo dục trẻ một cách kịp thời, tạo điều kiện cho học thực thi các nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả. Sinh viên cần phải được đào tạo kĩ năng này”.
Phòng học của học sinh lớp Mầm non của điểm trường Trống Chùa (Tà Xì Láng, Yên Bái). Ảnh: Lê Anh Dũng.
Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người sáng tạo là mục tiêu của
tất cả các nền giáo dục trên thế giới. GVMN là người thầy đầu tiên của
trẻ, có ảnh hưởng lớn đến nhân cách trẻ.Thế nhưng qua khảo sát 106 giáo viên mầm non ở các quận huyện của Hà Nội trong 2 tháng 9 và 10/2012 bằng phiếu hỏi, PGS.TS Nguyễn Thị Như Mai, Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN có được kết quả: “Trong 16 phẩm chất và năng lực được hỏi, các GVMN cho rằng năng lực sáng tạo chỉ xếp vị trị thứ 10. Với họ, quan trọng nhất là tôn trọng trẻ, chịu khó học hỏi, giao tiếp và ứng xử đúng mực”.
“Có người dù có 17 năm công tác nhưng họ chưa bao giờ nghĩ và làm theo cách mới. Họ cho rằng rất cả các giáo viên phải làm theo đúng quy định của nhà nước; Nên làm theo người có kinh nghiệm, cần học hỏi những người này trước và giáo viên nên thống nhất “không nên nghĩ độc lập” để trẻ phát triển đồng đều” – bà Mai phân tích.
PGS.TS Lê Thị Thanh Thủy đến từ Khoa GDMN, Trường ĐH Sư phạm HN lại nhấn mạnh đến “trí tuệ cảm xúc” – một trong những nhân cách không thể thiếu của GDMN.
Bà Thủy phân tích: “Công tác chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những khả năng liên quan đến cảm xúc, phải hiểu chính mình, khéo léo thể hiện cảm xúc, tình cảm để tạo nên hiệu quả giáo dục.
Những căng thẳng, áp lực lớn GVMN gặp phải nếu biết sử dụng trí tuệ cảm xúc tức biến những cảm xúc thành trí thông minh phục vụ cho công việc sẽ tạo động lực và tình yêu nghề của người giáo viên.
Để làm được việc này với mỗi giáo viên cần phải là tấm gương là hình mẫu trước trẻ. GVMN có thể áp dụng một số phương thức rèn luyện kĩ năng bằng việc nhanh chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng, tăng cường các hình thức giao tiếp không lời, sử dụng sự hài hước hay nghệ thuật hoặc qua trò chơi,..”.
GS.TS Đinh Quang Báo - Viện trưởng viện nghiên cứu Sư phạm thì gói gọn những yêu cầu: “Họ vừa phải là người cô, người mẹ, người y tá, người bạn, nhà nghệ thuật sáng tạo…”
Đáng sợ nhất là vô cảm
PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng – Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục cho rằng: “Không phải ngẫu nhiên mà ngành giáo dục mầm non phải tổ chức cả một cuộc hội thảo khoa học bàn về việc xây dựng mô hình nhân cách cho giáo viên trong thời kỳ hội nhập.
PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng – Phó cục trưởng Cục nhà giáo và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, đã có rất nhiều những sự việc
bạo hành trẻ em đau lòng xảy ra mà nguyên nhân từ việc người giáo viên
thiếu nhân cách đạo đức nhà giáo, trong khi đối tượng đạo tạo của bậc
học mầm non là những đứa trẻ chưa đủ khả năng bảo vệ mình.Mặc dù đa số các vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các cơ sở giáo dục tư nhân, ngoài luồng nhưng cũng đã có những sự vụ đau lòng do chính những giáo viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nhất định tại các trường mầm non công lập chính quy”.
Theo TS Hồ Lam Hồng – Nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm trong nhân cách của một bộ phận giáo viên mầm non như: Áp lực công việc lớn, thời gian làm việc nhiều, lương thấp… GVMN vất vả nhưng không nhận được thái độ thông cảm từ phụ huynh thậm chí có người khinh thường, đe dọa họ
Trong một khảo sát quy mô vừa, cô Trần Thị Kim Liên – Khoa giáo dục Mầm non, Trường ĐH SP HN cho thấy: Chỉ có 26,67% giáo viên mầm non say sưa, tâm huyết với nghề, 36,67% giáo viên tỏ thái độ bình thường, chấp nhận nghề và 36,67% giáo viên muốn bỏ nghề.
Song một nguyên nhân quan trọng được bà Hồng thẳng thắn chỉ ra: “Trình độ của giáo viên mầm non hiện nay cực kỳ thấp, thấp đến đau lòng. Ngay cả các cơ sở giáo dục công lập cũng khó tuyển được giáo viên trình độ CĐ, ĐH, chủ yếu là trình độ Trung cấp và liên thông. Học sinh giỏi cũng không mặn mà thi tuyển vào ngành này”.
Cần được đào tạo 5 năm
Với hàng loạt yêu cầu, đòi hỏi như vậy, TS Hồ Lam Hồng đề xuất: “Sinh viên sư phạm phải được đào tạo ít nhất 5 năm chứ không phải ở trình độ Trung cấp hay chỉ là chứng chỉ cô nuôi dạy trẻ, bảo mẫu…như hiện nay”
Thời
gian 4 năm ĐH theo tôi cần phải nâng lên 5 năm” – TS Hồ Lam Hồng,
Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
nêu ý kiến.
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng bổ sung: “Ngay cả bảo mẫu, ôsin trông trẻ
cũng phải cần được đào tạo bài bản và có trình độ. Nhưng các mẹ hiện nay
mới chỉ yêu cầu người chăm trẻ thực hiện đúng một chức năng: nuôi và
đảm bảo dinh dưỡng còn việc dạy thì không mấy quan tâm”.Bản thân bà từng chứng kiến một trẻ 5 tuổi ở Hà Nội nói đặc giọng địa phương “mô, tê, răng, rứa…” chỉ vì người giữ trẻ quê Thanh Hoá.
Tất cả các ý kiến đều cho rằng nhà nước cần có những chính sách quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo bậc học mầm non: từ thay đổi nhận thức xã hội, cải cách mô hình đào tạo, bồi dưỡng tình yêu nghề cho GV.
“Không có lòng yêu nghề, yêu trẻ, giáo viên mầm non sẽ làm hỏng những hạt giống đầu tiên cho một tương lai đất nước” – TS Hồ Lam Hồng nêu ý kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét