Sau một năm thực hiện về quy định xét tuyển thí sinh huyện nghèo tại các trường đại học trong cả nước, các vướng mắc và khó khăn đã dần hiện ra như trước kia dự đoán, nhiều trường đã thẳng thừng từ chối tuyển sinh kiểu này.
Năm 2012 bộ GDĐT quyết định xét tuyển các thí sinh thuộc huyện nghèo để tăng cường nhân lực chất lượng cao tại các vùng trũng về giáo dục, theo đó các trường sẽ xét tuyển và đào tạo thí sinh trong một năm trước khi tuyển chính thức. Nhưng từ quy định cho đến thực tế vẫn là một khoảng cách rất xa khi mà các trường còn nhiều vướng mắc thậm chí là từ chối tuyển hệ này.
Xét tuyển thí sinh huyện nghèo đầy khó khăn
Trong nhiều lý do được viện minh ra thì có lẽ lý do trình độ của những đối tượng này tương đối thấp và chính là rào cản lớn nhất để đào tạo đối với trường. Thậm chí nhiều trường thẳng thừng từ chối tuyển sinh thí sinh huyện nghèo theo quy chế của bộ.
Nổi tiếng là một trường đào tạo ngành y phía bắc - Đại học Y Thái Bình đã xác định ngay từ đầu là không tuyển vì thật sự đối tượng này nếu tuyển được thì cũng quá ít so với quy mô đào tạo và khó khăn trong việc sắp xếp lớp học cho phù hợp.
Tương tự, trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội vẫn tuyển sinh đối tượng này chỉ tuyển chiếu lệ khi đưa ra các yêu cầu gắt gao về hộ khẩu, quá trình học tập và thành tích cá nhân phải vượt trội. Điều hiển nhiên là không phải học sinh nào thuộc đối tượng này đều có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra đó. Thậm chí ngay cả khi trường bị sở GDĐT Thanh Hoá - nơi trường này đặt cơ sở 2 gửi công văn đề nghị thì trường vẫn giữ nguyên quy định xét tuyển như ban đầu.
Ngặt nghèo hơn sau khi đào tạo kiến thức bổ sung
Trường đại học Y Hải Phòng nêu ra một thực tế rất đáng để lưu ý đó là do số lượng tuyển quá ít (chỉ 5% trên tổng chỉ tiêu tuyển sinh) nên rất khó khăn trong việc tổ chức lớp học, và cũng không dễ dàng gì tuyển được đối tượng này vì các em còn gặp trở ngại lớn hơn đó là lý do kinh tế. Nhiều sinh viên đã có giấy trúng tuyển trong tay nhưng cũng không thể theo học được vì điều kiện tai chính không cho phép.Điều đáng nói ở đây là sự hỗ trợ về kinh phí cho những học sinh này có thực sự thu hút được thí sinh theo họ hay không. Nhiều học sinh huyện nghèo tỏ ra băn khoăn trước việc phải học bổ sung kiến thức một năm, chi phí phát sinh trong một năm học là gánh nặng mà không phải gia đình nào cũng chịu được nếu không được san sẻ, hỗ trợ. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga “Nếu thí sinh là đối tượng được miễn, giảm học phí, hoặc là đối tượng được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách thì sẽ được kéo dài việc hưởng chế độ thêm một năm”-
Đại học Vinh là cơ sở tuyển nhiều h5oc sinh huyện nghèo nhất hiện nay cũng rất băn khoan về mô hình này tại trường và trường đang gặp khó khăn thật sự khi các học sinh này khi phải tố chức tới mười lớp học cho 450 thí sinh và phai quản lý tương tự như khi học sinh còn học ở PTTH.
Ông Phạm Minh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh "Khối các em theo học ngành gần với tự nhiên sẽ được tổ chức học năm môn toán, văn, ngoại ngữ, lý, hóa; khối khoa học xã hội học năm môn toán, văn, ngoại ngữ, sử, địa. Tổ chức lớp học thực hiện được một kỳ cho thấy học lực các em nhìn chung rất hạn chế”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét