Một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi học thêm trước khi vào lớp 1 cũng như trong quá trình học dù đã bị cấm một phần do giáo viên đánh giá bằng điểm số quá thấp, gây áp lực cho học sinh và phụ huynh. Điều này sẽ được hướng dẫn lại ngay trong năm học này, ông Phạm Ngọc Định khẳng định trong buổi trao đổi với phóng viên chiều 25/3.
Năm nào cũng vậy, tình trạng học thêm trước lớp 1 lại
diễn ra vào thời điểm này. Phải chăng quy định cùng các cảnh báo của Bộ
GD-ĐT về việc không nên học trước không phát huy tác dụng?
Tôi vẫn khẳng định việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học. Tôi đã tiếp xúc với nhiều giáo viên và đều nhận được câu trả lời là học sinh học trước thường hay sao nhãng học tập và đuối dần so với những bạn đang hào hứng học vì không học trước chương trình. Việc học trước cũng dẫn tới nguy cơ mắc phải những lỗi, tật rất khó sửa chữa, khắc phục như tư thế ngồi, cách cầm bút... Ngay cả với trường hợp học trước đúng chuẩn mực thì các chuyên gia tâm lý cũng đã khẳng định là ép sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ từ hệ cơ, hệ thần kinh, tâm lý nhận thức...
Cũng không ít trường hợp phụ huynh phản ánh cô giáo đã quen với
việc học sinh lớp 1 phải biết đọc, biết viết nên dạy nhanh, dạy lướt.
Vậy ai là người kiểm soát chuyên môn, chất lượng giáo viên trên lớp?
Hiện đã có phân cấp quản lý, trước hết hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu giáo viên không thực hiện đúng chương trình, tổ chức dạy thêm, sau là các cấp quản lý. Bình bầu thi đua cuối năm đều đánh giá trừ điểm đối với cơ sở, địa phương phát hiện sai phạm. Năm trước chúng tôi có kiểm tra đột xuất ở Hà Nội, qua tìm hiểu học sinh được biết giáo viên có dạy trước và đã yêu cầu Hà Nội có biện pháp nhắc nhở, xử lý. Tới đây Bộ cũng sẽ kiểm tra đột xuất và cũng rất mong báo chí cung cấp địa chỉ cụ thể để có hình thức xử lý phù hợp.
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn không tạo áp lực cho học sinh tiểu học bằng việc không lấy điểm học kỳ I. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn phải nhận điểm 1, 2 thậm chí là điểm 0 ngay khi mới vào học khiến cả học sinh lẫn phụ huynh đều chịu áp lực lớn, Bộ có ý kiến gì về tình trạng này?
Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về việc đánh giá học sinh tiểu học chỉ bằng nhận xét thay vì cho điểm để không gây áp lực cho học sinh. Tuy nhiên vẫn có nhiều giáo viên chưa bỏ thói quen cho điểm. Trong tuần tới, Bộ sẽ xem xét để có công văn yêu cầu các địa phương phổ biến đến các trường về việc giáo viên không được chấm điểm đối với học sinh lớp 1 trong học kỳ I. Việc thay đổi cách đánh giá hy vọng sẽ làm giảm bớt áp lực trong việc học thêm của phụ huynh, học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ bàn với địa phương có biện pháp khắc phục ở những lớp quá tải học sinh để đảm bảo chất lượng chung.
Tôi vẫn khẳng định việc cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 là phản khoa học. Tôi đã tiếp xúc với nhiều giáo viên và đều nhận được câu trả lời là học sinh học trước thường hay sao nhãng học tập và đuối dần so với những bạn đang hào hứng học vì không học trước chương trình. Việc học trước cũng dẫn tới nguy cơ mắc phải những lỗi, tật rất khó sửa chữa, khắc phục như tư thế ngồi, cách cầm bút... Ngay cả với trường hợp học trước đúng chuẩn mực thì các chuyên gia tâm lý cũng đã khẳng định là ép sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ từ hệ cơ, hệ thần kinh, tâm lý nhận thức...
Việc cho điểm học sinh mới vào lớp 1 gây áp lực lớn cho học sinh và phục huynh (Ảnh minh họa)
Hiện đã có phân cấp quản lý, trước hết hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu giáo viên không thực hiện đúng chương trình, tổ chức dạy thêm, sau là các cấp quản lý. Bình bầu thi đua cuối năm đều đánh giá trừ điểm đối với cơ sở, địa phương phát hiện sai phạm. Năm trước chúng tôi có kiểm tra đột xuất ở Hà Nội, qua tìm hiểu học sinh được biết giáo viên có dạy trước và đã yêu cầu Hà Nội có biện pháp nhắc nhở, xử lý. Tới đây Bộ cũng sẽ kiểm tra đột xuất và cũng rất mong báo chí cung cấp địa chỉ cụ thể để có hình thức xử lý phù hợp.
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn không tạo áp lực cho học sinh tiểu học bằng việc không lấy điểm học kỳ I. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn phải nhận điểm 1, 2 thậm chí là điểm 0 ngay khi mới vào học khiến cả học sinh lẫn phụ huynh đều chịu áp lực lớn, Bộ có ý kiến gì về tình trạng này?
Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về việc đánh giá học sinh tiểu học chỉ bằng nhận xét thay vì cho điểm để không gây áp lực cho học sinh. Tuy nhiên vẫn có nhiều giáo viên chưa bỏ thói quen cho điểm. Trong tuần tới, Bộ sẽ xem xét để có công văn yêu cầu các địa phương phổ biến đến các trường về việc giáo viên không được chấm điểm đối với học sinh lớp 1 trong học kỳ I. Việc thay đổi cách đánh giá hy vọng sẽ làm giảm bớt áp lực trong việc học thêm của phụ huynh, học sinh tiểu học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ bàn với địa phương có biện pháp khắc phục ở những lớp quá tải học sinh để đảm bảo chất lượng chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét