Đó là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học (Bộ GD&ĐT) trong buổi trao đổi với báo chí chiều tối qua (25/3) về câu chuyện quen thuộc: “Có nên hay không nên cho trẻ học trước lớp 1”.
Người đứng đầu ngành giáo dục tiểu học
của Bộ GD&ĐT cho rằng, việc cho trẻ học trước khi vào lớp 1 chẳng
khác nào “bắt chín ép” khiến tâm lí của trẻ sợ, ức chế và phản khoa
học.
Theo ông Định, nguyên cớ để nói phản
khoa học là trẻ được học trước vào lớp sẽ không còn sự háo hức, mất tập
trung vì thấy kiến thức cô dạy đã học rồi dẫn tới tâm lí chủ quan. Càng
về sau các cháu sẽ càng đuổi dần.
Hơn nữa, việc cho trẻ học trước lớp 1 sẽ khiến mọi hoạt động của trẻ bị ảnh hưởng như tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết, sau này khi trẻ vào lớp 1 đã quen với cách học trước nên việc sửa rất khó. “Trẻ rất dễ gặp phải những khuyết tật về cơ, hệ thần kinh. Kể cả cô dạy tốt cũng không nên. Như thế là có tội với trẻ em” ông Định cho biết.
Hơn nữa, việc cho trẻ học trước lớp 1 sẽ khiến mọi hoạt động của trẻ bị ảnh hưởng như tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết, sau này khi trẻ vào lớp 1 đã quen với cách học trước nên việc sửa rất khó. “Trẻ rất dễ gặp phải những khuyết tật về cơ, hệ thần kinh. Kể cả cô dạy tốt cũng không nên. Như thế là có tội với trẻ em” ông Định cho biết.
Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học Phạm Ngọc Định cho biết, nếu phát hiện địa điểm nào dạy thêm cho trẻ trước khi vào lớp 1 sẽ xử lí nghiêm. Ảnh Xuân Trung |
Vẫn theo Vụ trưởng Phạm Ngọc Định,
trước 6 tuổi, trẻ mầm non có chương trình nuôi dạy rất phù hợp với lứa
tuổi. Trẻ chơi là chính và có được làm quen với chữ cái và chữ số. Sang
lớp 1, đầu năm các bé có 1 tuần để làm quen với nề nếp học tập, trường
lớp, bạn bè. Đây là hoạt động quan trọng giúp trẻ chuyển từ chơi sang
học.
Vấn đề có nên hay không nên cho trẻ
học trước lớp 1, quan điểm của Bộ là không nên, và vấn đề này phụ huynh
đóng vai trò rất quan trọng. Theo bà Nguyễn Thị Hiếu – Vụ phó Vụ GD Mầm
non (Bộ GD&ĐT) thì những phụ huynh trong trường hợp này không nên
quá kì vọng vào con phải giỏi ngay hay tâm lí ganh đua mà làm khổ trẻ.
Theo phân tích của bà Hiếu, một nguyên
do nữa khiến nhiều phụ huynh hiện nay thường cho con học trước lớp 1 là
do tâm lí của trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp về điểm số khi các cô chấm
điểm sau mỗi môn. Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn khi cả tâm lí kỳ vọng
của phụ huynh.
Câu chuyện có hay không dạy trước cho
trẻ vào lớp 1, bà Hiếu với tư cách là một phụ huynh và là người làm
trong ngành đưa ra lời khuyên: “Việc cần làm của phụ huynh là trò
chuyện, khuyến khích trẻ nói suy nghĩ về trường lớp, môi trường sắp tới
của các cháu như thế nào.
Cha mẹ sẽ giúp phát triển kĩ năng quan sát, tập trung chú ý, biết sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực học tập, kĩ năng giao tiếp với bạn trẻ. Phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên cho trẻ thông qua các hình thức như tham quan, đi chơi, dã ngoại, hoạt động kể chuyện sáng tạo. Một cách nữa để trẻ sớm thích nghi với môi trường mới là tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học”.
Cha mẹ sẽ giúp phát triển kĩ năng quan sát, tập trung chú ý, biết sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực học tập, kĩ năng giao tiếp với bạn trẻ. Phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên cho trẻ thông qua các hình thức như tham quan, đi chơi, dã ngoại, hoạt động kể chuyện sáng tạo. Một cách nữa để trẻ sớm thích nghi với môi trường mới là tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học”.
Một giải pháp nữa, nếu có anh chị học
tiểu học, bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với phương pháp cũng như đồ dùng
học tập để trẻ quen dần. Một lưu ý khác là giúp trẻ sử dụng thành tạo
tiếng Việt thông qua trò chuyện, đọc sách cho trẻ. Có thể hướng dẫn cách
cầm sách, ngồi như thế nào hay thao tác bàn tay sao việc sử dụng gọn
gàng, khéo léo.
Xung quanh câu chuyện này, Vụ trưởng
Vụ GD Tiểu học Phạm Ngọc Định đề nghị báo chí nếu phát hiện địa điểm và
cơ sở giáo dục nào có tổ chức dạy trước cho trẻ vào lớp 1 hãy cung cấp
địa chỉ đẻ bộ xử lí nghiêm.
Sắp tới, Bộ GD&ĐT cũng sẽ có văn
bản và chỉ đạo siết chặt việc nghiêm cấm nhà trường, giáo viên cho điểm
học sinh lớp 1. Cùng với đó, Bộ sẽ có chỉ đạo quyết liệt, đánh vào trách
nhiệm, xét thi đua của giáo viên, hiệu trưởng, phòng và các sở
GD&ĐT nếu xảy ra dạy thêm học thêm trước tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét