Kỳ thi đại học, cao đẳng đang gần đến, quãng thời gian gần 3 tháng nữa là giai đoạn quyết định đối với các sĩ tử. Làm thế nào để có phương pháp học thật tốt và hiệu quả? Các thủ khoa đi trước sẽ “mách nước” cho các bạn.
Khối D: Mưa dầm thấm lâu
Theo bạn Nguyễn Kim Lâm, là thủ khoa khối D1 năm 2011- Đại học Ngoại Thương Hà Nội, việc học tiếng Anh không thể trong một chốc một lát là được, nó là cả một quá trình tích luỹ lâu dài.
Kim Lâm chia sẻ: “Mình cũng đi học thêm tiếng Anh nhiều, mỗi ngày mình đều dành thời gian để học 10-15 từ mới để tăng vốn từ, trong khi học từ mình sẽ học theo từ điển Anh - Anh để có thể hiểu rõ bản chất của từ hơn. Còn trong lúc thi, không nên bỏ sót câu nào, nếu không chắc chắn kết quả, thì các bạn nên tận dụng phương pháp loại trừ để tìm ra câu trả lời đúng nhất”.
Theo Lâm, khi thi môn Toán, các bạn nên làm câu dễ trước, câu khó
sau, cần trình bày sao thật sạch sẽ, logic để người chấm ấn tượng ngay
từ đầu. Cần dành thời gian 3-5 phút để kiểm tra chắc chắn một lần nữa
bài giải trước khi nộp bài thi.
Còn với môn Văn, kinh nghiệm của Lâm là cần đọc nhiều sách tham khảo ở nhà, để có thể có những chi tiết phong phú khi làm bài. Việc ghi nhớ ý chính, học bài theo sơ đồ là rất quan trọng. Còn khi làm bài thi, phần nghị luận tuy ít điểm (thường là 3 điểm) thì nên làm cuối cùng, tránh lan man, dài dòng.
Khối C: Học ý chính, ôn nghị luận theo từ khoá
Nhiều người cho rằng, học và thi đỗ khối C là điều khá đơn giản, chỉ cần có trí nhớ tốt mà không cần có sự tư duy, có phương pháp học. Điều đó là sai lầm, vì nếu học các môn xã hội (Văn - Sử - Địa) mà không có phương pháp đúng đắn, các bạn sẽ dễ thành học vẹt, học trước quên sau.
Theo bạn Vũ Thu Thảo, thủ khoa 27,5 điểm Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010, việc học các môn xã hội theo sơ đồ tư duy, theo từ khoá là rất hiệu quả.
Thảo chia sẻ: “Không phải cứ thức thâu đêm để “cày”, để học thuộc là có thể đạt kết quả cao. Các bạn cần có phương pháp học cho chính mình, để đạt kết quả tốt nhất. Khi học văn, mình vẽ sơ đồ cây, gạch chân những từ khoá quan trọng để nhớ và phát triển theo. Khi học thơ cũng vậy, mình sẽ nhớ kỹ từ nào trong câu thơ là trọng tâm, cần phân tích và liên hệ những ý như nào”.
Đối với các sĩ tử, môn Sử luôn là môn “đáng gờm” nhất, nhưng thực sự theo Thảo, nếu biết cách học thì cũng “dễ nhằn” thôi. Học môn Sử, Thảo thường liệt kê các sự kiện kèm theo mốc thời gian cho dễ học. Khi làm bài thi, sẽ trình bày theo kết cấu một bài văn, có mở - thân – kết, tránh dùng gạch đầu dòng, để cho bài làm có sự liền mạch. Phần kết luận cho bài là không thể thiếu, như vậy thầy cô chấm bài sẽ nhận ra sự khái quát, cũng như khả năng hiểu vấn đề một cách sâu sắc của mình.
Còn môn Địa có vẻ là môn thi nhẹ nhất trong 3 môn, nhưng không vì thế mà chủ quan được. Với môn thi này, Thảo khuyên các bạn nên cẩn thận khi vẽ biểu đồ, làm sao cho tránh tẩy xoá, và phải sạch đẹp. Còn lời nhận xét, nên trình bày theo từng ý lớn, mạch lạc, ngắn gọn.
Khối A: Làm nhiều bài tập
“Làm càng nhiều dạng bài tập càng tốt, để từ đó có thể ghi nhớ công thức một cách tự nhiên, hiểu bản chất. Từ đó, khi gặp những dạng bài như thế, sẽ dễ làm nhanh mà chính xác”. Đó là kinh nghiệm của bạn Phạm Thành Công (Hải Dương), thủ khoa khối A năm 2012 - Học viện Tài chính, với 29 điểm.
Không có thời gian đi học thêm nhiều, theo Công, việc tự học ở nhà và có phương pháp học tốt thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao. Công chia sẻ: Học môn nào cũng vậy, muốn học tốt thì các bạn phải chăm chỉ, tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà làm nhiều bài tập thực hành ở các dạng bài khác nhau. Các bạn cần ôn thi theo nhiều dạng đề khác nhau, làm bài trắc nghiệm, nhưng vẫn phải giải chi tiết, cụ thể để hiểu được bản chất.
Với môn Lý, có nhiều lý thuyết hơn, nên việc làm trước những câu dễ và quay lại làm câu khó là giải pháp tốt nhất. Tránh dừng lại quá nhiều thời gian ở một câu hỏi, có thể bỏ qua, nếu còn thời gian sẽ quay lại làm tiếp.
Còn với môn Toán và Hoá, khi học cũng như ôn tập, các bạn cần nắm rõ lý thuyết và các công thức, để gặp bài tập là có thể nhận dạng, áp dụng được luôn. Cần trình bày bài thi sạch đẹp, logic, dễ nhìn.
Một kinh nghiệm nữa trước khi đi thi, là cần có một tinh thần thoải mái, tự tin bình tĩnh.Trước hôm thi không nên quá lo lắng, không nên thức khuya, mà cần phải thư giãn, để đầu óc thực sự tỉnh táo. Đó cũng là một trong những “bí kíp” tốt và hiệu quả để các sĩ tử có một kì thi thật thành công với kết quả thật cao.
Theo bạn Nguyễn Kim Lâm, là thủ khoa khối D1 năm 2011- Đại học Ngoại Thương Hà Nội, việc học tiếng Anh không thể trong một chốc một lát là được, nó là cả một quá trình tích luỹ lâu dài.
Kim Lâm chia sẻ: “Mình cũng đi học thêm tiếng Anh nhiều, mỗi ngày mình đều dành thời gian để học 10-15 từ mới để tăng vốn từ, trong khi học từ mình sẽ học theo từ điển Anh - Anh để có thể hiểu rõ bản chất của từ hơn. Còn trong lúc thi, không nên bỏ sót câu nào, nếu không chắc chắn kết quả, thì các bạn nên tận dụng phương pháp loại trừ để tìm ra câu trả lời đúng nhất”.
Nguyễn Kim Lâm (phải)- thủ khoa khối D1 - Đại học Ngoại Thương năm 2011
Còn với môn Văn, kinh nghiệm của Lâm là cần đọc nhiều sách tham khảo ở nhà, để có thể có những chi tiết phong phú khi làm bài. Việc ghi nhớ ý chính, học bài theo sơ đồ là rất quan trọng. Còn khi làm bài thi, phần nghị luận tuy ít điểm (thường là 3 điểm) thì nên làm cuối cùng, tránh lan man, dài dòng.
Khối C: Học ý chính, ôn nghị luận theo từ khoá
Nhiều người cho rằng, học và thi đỗ khối C là điều khá đơn giản, chỉ cần có trí nhớ tốt mà không cần có sự tư duy, có phương pháp học. Điều đó là sai lầm, vì nếu học các môn xã hội (Văn - Sử - Địa) mà không có phương pháp đúng đắn, các bạn sẽ dễ thành học vẹt, học trước quên sau.
Theo bạn Vũ Thu Thảo, thủ khoa 27,5 điểm Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010, việc học các môn xã hội theo sơ đồ tư duy, theo từ khoá là rất hiệu quả.
Thảo chia sẻ: “Không phải cứ thức thâu đêm để “cày”, để học thuộc là có thể đạt kết quả cao. Các bạn cần có phương pháp học cho chính mình, để đạt kết quả tốt nhất. Khi học văn, mình vẽ sơ đồ cây, gạch chân những từ khoá quan trọng để nhớ và phát triển theo. Khi học thơ cũng vậy, mình sẽ nhớ kỹ từ nào trong câu thơ là trọng tâm, cần phân tích và liên hệ những ý như nào”.
Đối với các sĩ tử, môn Sử luôn là môn “đáng gờm” nhất, nhưng thực sự theo Thảo, nếu biết cách học thì cũng “dễ nhằn” thôi. Học môn Sử, Thảo thường liệt kê các sự kiện kèm theo mốc thời gian cho dễ học. Khi làm bài thi, sẽ trình bày theo kết cấu một bài văn, có mở - thân – kết, tránh dùng gạch đầu dòng, để cho bài làm có sự liền mạch. Phần kết luận cho bài là không thể thiếu, như vậy thầy cô chấm bài sẽ nhận ra sự khái quát, cũng như khả năng hiểu vấn đề một cách sâu sắc của mình.
Còn môn Địa có vẻ là môn thi nhẹ nhất trong 3 môn, nhưng không vì thế mà chủ quan được. Với môn thi này, Thảo khuyên các bạn nên cẩn thận khi vẽ biểu đồ, làm sao cho tránh tẩy xoá, và phải sạch đẹp. Còn lời nhận xét, nên trình bày theo từng ý lớn, mạch lạc, ngắn gọn.
Khối A: Làm nhiều bài tập
“Làm càng nhiều dạng bài tập càng tốt, để từ đó có thể ghi nhớ công thức một cách tự nhiên, hiểu bản chất. Từ đó, khi gặp những dạng bài như thế, sẽ dễ làm nhanh mà chính xác”. Đó là kinh nghiệm của bạn Phạm Thành Công (Hải Dương), thủ khoa khối A năm 2012 - Học viện Tài chính, với 29 điểm.
Không có thời gian đi học thêm nhiều, theo Công, việc tự học ở nhà và có phương pháp học tốt thì chắc chắn sẽ đạt kết quả cao. Công chia sẻ: Học môn nào cũng vậy, muốn học tốt thì các bạn phải chăm chỉ, tập trung nghe thầy cô giảng bài trên lớp, về nhà làm nhiều bài tập thực hành ở các dạng bài khác nhau. Các bạn cần ôn thi theo nhiều dạng đề khác nhau, làm bài trắc nghiệm, nhưng vẫn phải giải chi tiết, cụ thể để hiểu được bản chất.
Với môn Lý, có nhiều lý thuyết hơn, nên việc làm trước những câu dễ và quay lại làm câu khó là giải pháp tốt nhất. Tránh dừng lại quá nhiều thời gian ở một câu hỏi, có thể bỏ qua, nếu còn thời gian sẽ quay lại làm tiếp.
Còn với môn Toán và Hoá, khi học cũng như ôn tập, các bạn cần nắm rõ lý thuyết và các công thức, để gặp bài tập là có thể nhận dạng, áp dụng được luôn. Cần trình bày bài thi sạch đẹp, logic, dễ nhìn.
Một kinh nghiệm nữa trước khi đi thi, là cần có một tinh thần thoải mái, tự tin bình tĩnh.Trước hôm thi không nên quá lo lắng, không nên thức khuya, mà cần phải thư giãn, để đầu óc thực sự tỉnh táo. Đó cũng là một trong những “bí kíp” tốt và hiệu quả để các sĩ tử có một kì thi thật thành công với kết quả thật cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét