Với mong muốn giúp bà con chủ động hơn trong việc phòng chống lụt, đề tài "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt” của 3 học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đoạt giải nhất Hội thi Khoa học và Kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông (VISEF) Quảng Trị 2013.
Lũ miền Trung thường lên xuống rất nhanh, diễn biến phức
tạp. Địa hình nhiều nơi hiểm trở, chia cắt nên việc di dời, cứu hộ, cứu
nạn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy rất cần có những giải pháp tại chỗ để
ứng phó. Nhóm nghiên cứu đề tài nói trên gồm các học sinh Trần Thị Tố
Như (lớp 9C), Võ Duy Khánh (9B) và Lê Thanh Thiên (9C) đã xuất sắc vượt
qua gần 80 mô hình ở cuộc thi cấp tỉnh để giành giải nhất ngoạn mục ở
Hội thi VISEF Quảng Trị 2013.
Nước lên, nhà nổi
Về mặt khoa học, ý tưởng của nhóm học sinh thiết kế "Ngôi nhà sống chung với lũ lụt” chủ yếu dựa trên hai phần. Phần cố định chính là 8 trụ sắt trượt chống rỉ, mái hiên trước và mái hiên sau làm bằng gỗ hoặc mái tôn. Phần nổi bao gồm bên dưới là hệ thống thùng phi với khoảng từ 30 - 42 thùng, và phần nhà bên trên làm bằng gỗ (nhóm 3, 4) nhẹ.
Tính toán tất cả chi phí của vật liệu, ngôi nhà trên thực tế theo giá cả thị trường chỉ có 45 - 50 triệu đồng, tương đương với số tiền xây nền nhà cao, xây hành lang bảo vệ lũ. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên nguyên lý khi có lũ, nước dâng đến đâu, nhà sẽ dâng đến đấy nhờ lực đẩy của thùng phi và hệ thống trượt để ngôi nhà nổi lên tránh lũ, trọng tải mà ngôi nhà có khả năng nâng lên đến 4,7 tấn.
Khả năng sáng tạo của nhóm còn thể hiện ở chỗ: bên cạnh việc tránh lũ, ngôi nhà còn có khả năng chống bão, bằng cách tính lực gió đẩy, gió hút hai bên để cân đối mua dây cáp neo về 8 múi của ngôi nhà đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Em Trần Thị Tố Như cho biết thêm: Quê em ở thôn Tân Định thuộc vùng trũng xã Triệu Long - một xã nghèo nằm ven sông Thạch Hãn. Hằng năm mùa mưa kéo dài mỗi trận lụt ngập úng thường tới 5 - 6 ngày. Người dân chỉ biết nước lên đến đâu kê đồ đạc lên đến đó, hoặc di dân đến vùng cao vô cùng vất vả. Nhà cửa tạm bợ, thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Em muốn sáng tạo giúp bà con quê em bớt vất vả mỗi khi lũ đến, mưa về và yên tâm ở lại quê nhà làm ăn sinh sống…
Giá trị phục vụ dân sinh cao
Để thực hiện được đề tài này, nhóm các em phải vận dụng nhiều kiến thức ở trường kết hợp với tiến hành khảo sát thực tế ở các vùng trũng nơi thường hay bị lũ lụt. Đặc biệt được cô giáo dạy toán Nguyễn Thị Vân trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn, các em đã vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu… Trong khoảng 6 tháng, nhóm vừa đảm bảo học tập vừa dành thời gian cùng nhau hoàn thành "ngôi nhà” dịp cuối năm 2012.
Chỉ một trận lũ lớn vào tháng 9/2009 chia cắt miền Trung đã làm chết và mất tích 86 người. Tại Quảng Trị trận lũ này nhấn chìm hơn 21.400 căn nhà ngập sâu trong nước từ 1 - 3m, đã làm chết 5 người và bị thương 18 người.
Cô giáo Vân cũng quê ở Triệu Phong. Đồng cảm với bà con quê hương vùng lũ lụt và hiểu thấu mơ ước của học trò, mặc dù bận nhiều việc của trường nhưng cô tìm mọi cách hỗ trợ, tận tình động viên các em. "Nếu không có sự giúp đỡ của cô Vân thì ước mơ của các em chỉ dừng lại ở mơ ước. Trong lúc chuẩn bị thi huyện, con cô phải đi điều trị ở Bệnh viện 108 (Hà Nội) nhưng cô vẫn nán lại một vài ngày giúp các em, để chồng đưa con đi trước. Sau đó, khi ra Hà Nội, cô liên tục gửi email chỉnh sửa bài và không quên động viên các em phải cố gắng hoàn thành ước mơ của mình” - em Tố Như nhớ lại.
Chứng kiến thí nghiệm đổ nước vào ngôi nhà tự động nổi lên, nước dâng đến đâu nhà nâng đến đó tại hội thi cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người mong muốn có sự hỗ trợ của các nhà khoa học và sự quan tâm của các cấp chính quyền, để đề tài có tính khả thi của các em sớm được áp dụng vào thực tế.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết ngày 27/3, thầy Lê Bá Cường - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ: "Trường chúng tôi đóng trên địa bàn thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, có bề dày thành tích và từng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu là nhiệm vụ được nhà trường quan tâm thường xuyên”. Kỳ thi VISEF năm trước, trường đoạt giải 3 cấp tỉnh. Năm nay đoạt giải nhất với "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt”. Ban giám hiệu luôn có kế hoạch, nội dung chỉ đạo phù hợp để hằng năm có được số lượng học sinh giỏi thuộc tốp đầu các trường THCS trong tỉnh.
Nhóm 3 học sinh đoạt giải 2013 này nhiều năm liền đều là học sinh giỏi. Kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật cấp tỉnh 2013, Lê Thanh Thiên đạt giải nhì và Võ Duy Khánh đạt giải ba. Trần Thị Tố Như đạt giải ba cuộc thi giải toán qua mạng. "Tuổi dù nhỏ nhưng đề tài của các em có ý nghĩa xã hội rất lớn, hội đủ các yếu tố của một công trình nghiên cứu khoa học về tính sáng tạo và có giá trị phục vụ dân sinh cao. Ngôi nhà có khả năng ứng dụng rất cao này hy vọng mở ra cơ hội cho người dân miền Trung sống chung với lũ, trước hết là giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra” - cô giáo Vân nói.
Nước lên, nhà nổi
Về mặt khoa học, ý tưởng của nhóm học sinh thiết kế "Ngôi nhà sống chung với lũ lụt” chủ yếu dựa trên hai phần. Phần cố định chính là 8 trụ sắt trượt chống rỉ, mái hiên trước và mái hiên sau làm bằng gỗ hoặc mái tôn. Phần nổi bao gồm bên dưới là hệ thống thùng phi với khoảng từ 30 - 42 thùng, và phần nhà bên trên làm bằng gỗ (nhóm 3, 4) nhẹ.
Tính toán tất cả chi phí của vật liệu, ngôi nhà trên thực tế theo giá cả thị trường chỉ có 45 - 50 triệu đồng, tương đương với số tiền xây nền nhà cao, xây hành lang bảo vệ lũ. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên nguyên lý khi có lũ, nước dâng đến đâu, nhà sẽ dâng đến đấy nhờ lực đẩy của thùng phi và hệ thống trượt để ngôi nhà nổi lên tránh lũ, trọng tải mà ngôi nhà có khả năng nâng lên đến 4,7 tấn.
Khả năng sáng tạo của nhóm còn thể hiện ở chỗ: bên cạnh việc tránh lũ, ngôi nhà còn có khả năng chống bão, bằng cách tính lực gió đẩy, gió hút hai bên để cân đối mua dây cáp neo về 8 múi của ngôi nhà đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Em Trần Thị Tố Như cho biết thêm: Quê em ở thôn Tân Định thuộc vùng trũng xã Triệu Long - một xã nghèo nằm ven sông Thạch Hãn. Hằng năm mùa mưa kéo dài mỗi trận lụt ngập úng thường tới 5 - 6 ngày. Người dân chỉ biết nước lên đến đâu kê đồ đạc lên đến đó, hoặc di dân đến vùng cao vô cùng vất vả. Nhà cửa tạm bợ, thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Em muốn sáng tạo giúp bà con quê em bớt vất vả mỗi khi lũ đến, mưa về và yên tâm ở lại quê nhà làm ăn sinh sống…
Cô giáo Nguyễn Thị Vân và nhóm tác giả "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt”
Để thực hiện được đề tài này, nhóm các em phải vận dụng nhiều kiến thức ở trường kết hợp với tiến hành khảo sát thực tế ở các vùng trũng nơi thường hay bị lũ lụt. Đặc biệt được cô giáo dạy toán Nguyễn Thị Vân trực tiếp giúp đỡ hướng dẫn, các em đã vượt qua mọi khó khăn trong quá trình nghiên cứu… Trong khoảng 6 tháng, nhóm vừa đảm bảo học tập vừa dành thời gian cùng nhau hoàn thành "ngôi nhà” dịp cuối năm 2012.
Chỉ một trận lũ lớn vào tháng 9/2009 chia cắt miền Trung đã làm chết và mất tích 86 người. Tại Quảng Trị trận lũ này nhấn chìm hơn 21.400 căn nhà ngập sâu trong nước từ 1 - 3m, đã làm chết 5 người và bị thương 18 người.
Cô giáo Vân cũng quê ở Triệu Phong. Đồng cảm với bà con quê hương vùng lũ lụt và hiểu thấu mơ ước của học trò, mặc dù bận nhiều việc của trường nhưng cô tìm mọi cách hỗ trợ, tận tình động viên các em. "Nếu không có sự giúp đỡ của cô Vân thì ước mơ của các em chỉ dừng lại ở mơ ước. Trong lúc chuẩn bị thi huyện, con cô phải đi điều trị ở Bệnh viện 108 (Hà Nội) nhưng cô vẫn nán lại một vài ngày giúp các em, để chồng đưa con đi trước. Sau đó, khi ra Hà Nội, cô liên tục gửi email chỉnh sửa bài và không quên động viên các em phải cố gắng hoàn thành ước mơ của mình” - em Tố Như nhớ lại.
Chứng kiến thí nghiệm đổ nước vào ngôi nhà tự động nổi lên, nước dâng đến đâu nhà nâng đến đó tại hội thi cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người mong muốn có sự hỗ trợ của các nhà khoa học và sự quan tâm của các cấp chính quyền, để đề tài có tính khả thi của các em sớm được áp dụng vào thực tế.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết ngày 27/3, thầy Lê Bá Cường - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm bày tỏ: "Trường chúng tôi đóng trên địa bàn thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, có bề dày thành tích và từng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009. Việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu là nhiệm vụ được nhà trường quan tâm thường xuyên”. Kỳ thi VISEF năm trước, trường đoạt giải 3 cấp tỉnh. Năm nay đoạt giải nhất với "Ngôi nhà sống chung cùng lũ lụt”. Ban giám hiệu luôn có kế hoạch, nội dung chỉ đạo phù hợp để hằng năm có được số lượng học sinh giỏi thuộc tốp đầu các trường THCS trong tỉnh.
Nhóm 3 học sinh đoạt giải 2013 này nhiều năm liền đều là học sinh giỏi. Kỳ thi học sinh giỏi kỹ thuật cấp tỉnh 2013, Lê Thanh Thiên đạt giải nhì và Võ Duy Khánh đạt giải ba. Trần Thị Tố Như đạt giải ba cuộc thi giải toán qua mạng. "Tuổi dù nhỏ nhưng đề tài của các em có ý nghĩa xã hội rất lớn, hội đủ các yếu tố của một công trình nghiên cứu khoa học về tính sáng tạo và có giá trị phục vụ dân sinh cao. Ngôi nhà có khả năng ứng dụng rất cao này hy vọng mở ra cơ hội cho người dân miền Trung sống chung với lũ, trước hết là giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra” - cô giáo Vân nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét