"Buổi trưa con bê thùng inox đựng cơm canh rỗng từ tầng 4 xuống tầng 1, cũng không nặng lắm. Nhưng đến buổi chiều, con phải mang thùng đựng có đồ ăn bên trong lên thì rất nặng và mệt. Đồ ăn buổi chiều là bánh, mì tôm hoặc bún..."
"Thùng nặng lắm"
Như tin đã đưa, ngày 20/3 Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản ánh từ bạn đọc về tình trạng một số bé 5 tuổi ở Trường Mầm non Lê Quý Đôn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang bị lạm dụng sức lao động. Tuy nhiên, ngày 21/3 trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thuý Khanh, quyền Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Quý Đôn nhiều lần khẳng định: Không có việc các cháu bé trong trường phải mang những thùng thức ăn, đựng cơm (kể cả có thức ăn và rỗng)!
Như tin đã đưa, ngày 20/3 Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản ánh từ bạn đọc về tình trạng một số bé 5 tuổi ở Trường Mầm non Lê Quý Đôn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang bị lạm dụng sức lao động. Tuy nhiên, ngày 21/3 trả lời Báo Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thuý Khanh, quyền Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Quý Đôn nhiều lần khẳng định: Không có việc các cháu bé trong trường phải mang những thùng thức ăn, đựng cơm (kể cả có thức ăn và rỗng)!
Ngày 24/2, PV Báo Giáo dục Việt Nam
đến gia đình nhà anh Luyện Thanh Tùng, chị Kiều Thị Sợi, thường trú tại
phố Lò Đúc, Hà Nội. Đây là phụ huynh của bé Luyện Quang Minh (mặc áo sọc
đỏ), trong clip cháu là người bê đồ nhiều nhất.
Gia đình cháu Luyện Quang Minh đã đón
nhận sự việc với thái độ rất bình tĩnh, dưới cái nhìn rộng lượng. Sau
khi xem xong clip, chị Sợi cho biết: "Tôi nghĩ rằng bé cũng đã 6 tuổi,
đã lớn nên được cô giáo…nhờ bê hộ xoong nồi". Chị Sợi chia sẻ thêm, cháu
Minh lớn hơn so với các bạn trong lớp, ở nhà chị cũng thường xuyên phải
“phanh” cháu ăn vì sợ cháu béo phì.
Hình ảnh được cắt từ clip do độc giả cung cấp.
Có lần về nhà, bé Minh cũng kể lại với mẹ: "Hôm nay con bị cô giáo bắt bê đồ vì không chịu ngủ trưa".
"Nếu cô muốn các cháu giúp đỡ nhẹ nhàng thì chị đồng ý nhưng nếu cô bắt các cháu bên nặng thì không nên", chị Sợi cho biết.
Lúc này, bé Luyện Quang Minh ngồi ngay cạnh mẹ nói: “Thùng nặng lắm”.
Bé Luyện Quang Minh kể lại công việc
của mình: "Buổi trưa con phải mang thùng inox đựng cơm canh rỗng từ tầng
4 xuống tầng 1, cũng không nặng lắm. Nhưng đến buổi chiều, con phải
mang thùng đựng có đồ ăn bên trong từ tầng 1 lên tầng 4 thì rất nặng và
mệt". Được biết, đồ ăn buổi chiều thường bánh, mì tôm hoặc bún nước.
Khi được hỏi: "Con có thích công việc này không?" Bé Minh lắc đầu.
“Trong lúc bê nồi có hôm bị rơi xuống
cầu thang nhưng nồi bị bẹp. Có hôm con và bạn đang tranh nhau nồi nhỏ để
bê cho nhẹ, không ai nhường ai rồi hai người dỗi nhau, mỗi đứa một
thùng to bê”, bé Minh kể rồi nhắc lại: “Nặng lắm”.
"Chúng con mang xuống sân trường cho bác Trung chở đi", bé Minh cho biết thêm.
Anh Luyện Thanh Tùng, bố bé Minh bày
tỏ sự lo lắng: Một trong hai cô giáo phụ trách lớp MG lớn cũng vừa sinh
con xong, hơn hết khi làm me họ phải hiểu được tình yêu với con trẻ chứ?
Sao lại bắt con làm như thế này?
"Hành vi ngược đãi trẻ em?"
Ngày 23/3, PV Báo Giáo dục Việt Nam
liên hệ tới gia đình anh Nguyễn Anh Vũ, chị Nguyễn Thị Chung, thường trú
tại Bạch Đằng (Hà Nội) là phụ huynh của cháu Nguyễn Minh Quân (cháu bé
mặc áo vàng nâu trong clip).
Sau khi xem xong clip do PV cung cấp,
chị Chung và anh Vũ đã nhận ngay ra hình ảnh con trai mình, sự mệt mỏi
và gắng sức của các em qua lời hội thoại và gắng sức mỗi khi nhấc chiếc
thùng lên. Lúc này, anh Vũ nhận định: Đây có thể được coi là hành vi
ngược đãi trẻ em, gia đình chúng tôi có thể khởi kiện được.
Bé Quân có trò chuyện cùng PV: Ngày nào sau khi cả lớp ăn xong con cũng bê thùng inox.
Được biết, bé Quân tuy mới 5 tuổi
nhưng đã nặng 32kg. Mẹ của bé cho biết, có thể vì lý do to khỏe, nhanh
nhẹn nên cô giáo mới “ưu ái” giao cho “trọng trách” mang xoong nồi,
thùng cơm, thùng canh từ tầng 4 xuống tầng 1, trong khi các bạn khác ăn
xong thì được đi ngủ.
Anh Vũ, bố của cháu Quân không khỏi lo
lắng: “Việc các cô giáo bắt các cháu bê đồ có thể mang ý tích cực khi
mang lại cho các cháu sự độc lập hơn là việc bảo ăn là ăn, ngủ là ngủ.
Ngay ở nhà, sau khi ăn xong, bố mẹ cũng hướng dẫn cháu bê nồi cơm, bát
đũa đến đúng vị trí quy định. Điều này hình thành cho cháu thói quen tự
lập.
Nhưng đó là giáo dục riêng trong gia đình, còn đối với nhà trường cần xác định rõ rằng, đây không phải là việc của các cháu. Đó là còn chưa nói đến trường hợp, cháu bê xoong nồi nhưng sơ ý làm rơi, bị bẹp thì liệu cô giáo có đánh cháu hay không?
Nhưng đó là giáo dục riêng trong gia đình, còn đối với nhà trường cần xác định rõ rằng, đây không phải là việc của các cháu. Đó là còn chưa nói đến trường hợp, cháu bê xoong nồi nhưng sơ ý làm rơi, bị bẹp thì liệu cô giáo có đánh cháu hay không?
Anh Nguyễn Anh Vũ nhấn mạnh: Nếu đây
là một lần do cô giáo bận đi họp, do thiếu người mà nói các em phụ giúp
thì còn chấp nhận được. Bởi bản thân cháu ở nhà đôi khi cũng lười nên có
lần nói chuyện với cô giáo, tôi cũng bảo rằng, nếu trong trường hợp cần
thiết cô có thể hướng dẫn các cháu làm thêm công việc khác. Nhưng nếu
xảy ra trong nhiều lần thì nhà trường cần xem xét lai, cô Hiệu phó phải
làm việc với nhân viên của mình.
[Dieucanbiet.edu.vn] sẽ tiếp tục đưa tin về vụ việc này....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét