Đặc thù của môn Toán là phải tính toán nhiều, chính vì thế khi ôn tập cần phải có hệ thống và phân phối thời gian hợp lý. Nguyên tắc của việc làm bài thi môn Toán là dễ làm trước, khó làm sau, tránh việc mất nhiều thời gian cho một câu hỏi khó.
Về cách ôn tập môn Toán, thầy Phạm Văn Quốc - giáo viên
Toán Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH KHTN - ĐH Quốc gia Hà Nội)
chia sẻ: Cần ôn đủ các chủ đề chính theo sách hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp THPT năm nay, mặc dù trọng tâm là lớp 12 nhưng với môn Toán,
nhiều kiến thức cũ liên quan vẫn luôn sử dụng. Nắm được cấu trúc đề thi,
tham khảo các đề thi năm trước để biết dạng cũng như biết cách hỏi các
kiến thực liên quan. Khi bắt đầu ôn tập nên học theo từng chủ đề, có kế
hoạch phân phối thời gian đến lúc thi cho hợp lý.
Một cách khá hiệu quả để dễ nhớ công thức, hiểu và nắm
chắc là làm nhiều bài tập về vấn đề đó, kể cả các bài tưởng chừng là
dễ. Nhiều bài toán ta có thể biết cách giải nhưng khi giải cụ thể, ở mỗi
bước ta vẫn cần kỹ năng và kinh nghiệm để xử lý hợp lý.
Thí sinh trao đổi sau khi dự thi môn Toán, khối A, kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2012.
Khi đã ôn các chủ chủ đề thì việc giải và tham khảo đáp
án các đề thi những năm trước, hoặc tham khảo thêm các sách khác, cũng
rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, tính toán. Sau mỗi lẫn tự
giải nên so sánh đáp số và phương pháp của đáp án, qua đó ta có thể biết
những chỗ hay sai, những chỗ chưa hay, hoặc học hỏi cách cách giải mới.
Khi có vấn đề mới thì nên tự giải lại để hiểu kỹ hơn. Trong quá trình
ôn có thể học theo nhóm để bổ sung kiến thức cho nhau.
Cách làm bài hiệu quả
Theo thầy Quốc, một số lỗi có thể xảy ra khi làm bài thi
môn Toán đó là bài toán khảo sát hàm số thiếu bước, bài toán có căn,
phân thức, logarit, quên đặt điều kiện và thử lại. Tích phân thì khi đổi
biến nhớ đổi cả cân. Một số bài toán phương trình, hệ phương trình,
phương trìhh lượng giác có điều kiện nên thử cẩn thận. Các bài hình học
không gian thì có thể tưởng tượng sai dẫn đến vẽ sai hình, hình giải
tích thì nhầm trong tính toán.
Nhìn chung các lỗi này hoàn toàn khắc phục được khi ôn
tập, trong quá trình tự giải và so sánh đáp án. Chình vì thế việc tập
trung giải nhiều bài toán là để lúc thi không còn sai nữa.
Khi bắt đầu cầm đề thi, nên xem lướt qua tất cả các bài,
phán đoán sơ bộ bài dễ bài khó, những bài ta chưa biết rõ ràng, những
bài đã biết phương pháp… Sau đó viết vắn tắt các ý tưởng để giải một số
bài toàn vì lúc này đầu óc minh mẫn và ít bị ảnh hưởng của cách nghĩ các
bài toán khác, sau này xem lại khi cần.
Nên bắt đầu làm bằng những bài toán dễ, quen thuộc. Giải
được những bài toàn này sẽ cổ vũ tinh thần cho các bài sau. Sau đó mới
dần giải bài khó hơn, nên trách các bài tính toán phức tạp làm mất nhiều
thời gian. Chú ý là không nhất thiết phải giải theo trình tự các câu
hoặc trình tự các ý nhỏ trong một câu.
Trong quá trình làm bài thi nên phân bố thời gian hợp
lý, không dành quá nhiều thời gian vào 1 bài, vì thời gian có hạn nên
luôn tận dụng đối đa có thể, viết nhanh (đặc biệt trong lúc nháp) cũng
là một lợi thế. Luôn giữ bình tĩnh, quyết tâm cao dù chỉ còn ít phút,
nhiều trường hợp thí sinh làm thêm được ở những phút cuối cùng. Nếu làm
bài xong cần rà soát cẩn thận, thử đáp số kỹ càng và không nên nộp bài
sớm.
Khi bắt đầu làm bài cụ thể: Cần chú ý đọc kỹ đề, chỉ cần
sơ sẩy một chút cũng có thể làm sai cả bài. Cố gằng nhận dạng và chọn
phương án tốt nhất, tránh những phương án nặng về tính toán phức tạp vì
chúng rất dễ nhầm lẫn và mất nhiều thời gian. Nếu chẳng may gặp khó khăn
trong tính toán, cần bình tĩnh và rà soát lại quy trình giải hoặc cách
giải. Trình bày cần rõ ràng, sạch sẽ, đầy đủ các bước, các bước quan
trọng cần viết rõ vì khi chấm theo biểu điểm đến 0,25. Cần luôn chú ý
đến đặt điều kiện bài toán, thử lại khi làm xong và nên viết kết luận
của bài toán. Không nên quá trau chuốt trong trình bày và cũng không làm
tắt. Các bài mà đã quen thì vừa viết vừa giải, nháp các phép tính khi
cần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét