Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trườngtrọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”. Theo đó, đến 2016 sẽ có khoảng 22.000 sinh viên Luật.
Đến năm 2016 cần 900 giảng viên Luật
Mục tiêu của Đề án, tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học
Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm đào
tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ
thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật
chất trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại..
Theo đó, từ năm 2013 đến năm 2016, tổng quy mô đào tạo đại học chính
quy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP.HCM khoảng
22.000 sinh viên; mở rộng quy mô tuyển sinh văn bằng 2, thạc sĩ và tiến
sĩ với mức tăng năm sau so với năm trước khoảng 12%, kết hợp nâng cao
chất lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học.
Xây dựng đội ngũ giảng viên đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà
Nội và Trường Đại học Luật thành TP.HCM có khoảng 900 giảng viên, trong
đó khoảng 80% có trình độ sau đại học (khoảng 35% giảng viên là giáo sư,
phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 15 đến 20 giảng viên
có thể giảng dạy ở nước ngoài. Đến năm 2020, hai trường đại học trên sẽ
có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó 90% có trình độ sau đại học.
Ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại giỏi
Theo đó, thực hiện đa dạng các nguồn tuyển dụng, trong đó ưu tiên
tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các cơ sở đào tạo trong và
ngoài nước, những người có trình độ thạc sỹ trở lên, phấn đấu đạt tỷ lệ
tối thiểu 10% giảng viên trình độ tiến sỹ, 20% giảng viên trình độ thạc
sỹ trong tổng số nguồn tuyển dụng; thu hút những người có trình độ lý
luận và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo khác, từ các Viện Nghiên cứu và
những người đang làm công tác thực tiễn làm giảng viên.Tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước; mời các giáo sư có uy tín là người Việt Nam yêu nước định cư ở nước ngoài, các thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, chuyên gia pháp luật, các luật sư nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam, cán bộ quản lý đang công tác tại các toà án, các cơ quan tư pháp, các cơ quan đơn vị hành chính - sự nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành cho sinh viên.
Đặc biệt, Đề án yêu cầu các trường nghiên cứu và có lộ trình chậm nhất đến năm 2016 có thêm một số ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kinh tế học pháp luật, Sư phạm luật, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Hành chính học; đến năm 2020, có 1 - 2 chuyên ngành và sau năm 2020 có từ 3 - 4 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
Rà soát, cập nhật kiến thức mới và chỉnh lý hệ thống giáo trình
hiện có, chuẩn hóa nội dung và sự tương thích giữa giáo trình của các
môn học. Tập trung biên soạn một số giáo trình phục vụ giảng dạy các
chuyên ngành mới và bổ sung một số môn học chuyên sâu liên quan công tác
của ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án.
Tổ chức biên soạn một số giáo trình bằng tiếng Anh; tổ chức biên
dịch một số giáo trình, sách tham khảo của nước ngoài sang tiếng Việt và
dịch một số giáo trình có chất lượng sang tiếng Anh phục vụ cho việc
nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét