Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, để đảm bảo quyền lợi của trẻ mầm non nói chung, Sở này đang nghiên cứu đề nghị thành phố cấp kinh phí định mức cho cả trẻ ngoài công lập.
Bà Hương cho biết: Đến cuối tháng 12/2012 toàn thành phố có
gần 1.300 nhóm lớp độc lập tư thục, thu hút khoảng 40.000 trẻ em. So với
tổng số trẻ mầm non được đi học (gần 424.000 trẻ), trẻ học trong các
nhóm lớp độc lập chỉ chiếm khoảng 9% nhưng lại khiến chúng tôi không
thật sự yên tâm.
Cơ sở vật chất của các nhóm lớp độc lập vốn thiết kế không để phục vụ mục đích nuôi dạy trẻ mầm non mà là để cho các hộ gia đình ở. Đó là thực tế mà chúng tôi buộc phải chấp nhận bởi dân số Hà Nội tăng nhanh, mỗi năm học sinh mầm non tăng từ 30.000- 35.000 trẻ, trường xây không kịp.
Vai trò của hệ thống trường– lớp ngoài công lập, trong đó các nhóm lớp độc lập rất quan trọng, nhằm góp phần giảm áp lực về chỗ học cho con em người dân khi mà trường công chưa đáp ứng được hết.
Về cơ bản, chúng tôi chia sẻ với những khó khăn của các nhóm lớp độc lập, nhất là trong bối cảnh đời sống của người dân những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.
Để tồn tại, các nhóm lớp độc lập buộc phải cạnh tranh về chất lượng
và giá cả. Nếu bây giờ họ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất to, đẹp thì
những chi phí đó rốt cục sẽ đổ vào phụ huynh, học phí sẽ cao lên, quá
sức chịu đựng của người dân trong khi trẻ vẫn cần phải có chỗ học.
Về mặt kỹ thuật, ngành GD-ĐT kiểm soát về chuyên môn thế nào trong một môi trường hoạt động khép kín như các nhóm, lớp độc lập?
Theo phân cấp quản lý thì các phòng GD-ĐT phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng hoạt động chuyên môn của các nhóm, lớp. Chịu trách nhiệm quản lý là cấp phường, nhưng phường không có chuyên môn nên họ phải phối hợp với các phòng GD-ĐT.
Các phòng sẽ giao cho các trường mầm non công lập trên địa bàn phường/ xã hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát chuyên môn các nhóm lớp. Các nhóm lớp cũng sẽ phải tham gia sinh hoạt chuyên môn, chịu sự kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên.
Dù Hà Nội có xây thêm được nhiều trường nữa như trong đề án phát
triển giáo dục mầm non vạch ra thì vẫn chưa thể xóa bỏ hết các nhóm lớp,
ít ra trong 5- 7 năm tới. Việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ, nhằm nâng
cao chất lượng nuôi dạy ở các nhóm, lớp có là điều phải tính đến không,
thưa bà?
Ngành cũng đã tính đến việc sẽ tham mưu trình thành phố cấp định mức trên đầu học sinh, dù công lập hay ngoài công lập. Nhưng đề xuất này được chấp nhận hay không phụ thuộc vào ngân sách.
Hiện tại học sinh trong các trường mầm non công lập được cấp định mức 3,4 triệu đồng/ năm/ trẻ. Theo tôi, để đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em, những trẻ học ngoài công lập cũng phải được hưởng định mức này, hoặc nếu không cũng phải đạt một tỉ lệ nhất định cho đối tượng phù hợp.
Cảm ơn bà!
Cơ sở vật chất của các nhóm lớp độc lập vốn thiết kế không để phục vụ mục đích nuôi dạy trẻ mầm non mà là để cho các hộ gia đình ở. Đó là thực tế mà chúng tôi buộc phải chấp nhận bởi dân số Hà Nội tăng nhanh, mỗi năm học sinh mầm non tăng từ 30.000- 35.000 trẻ, trường xây không kịp.
Vai trò của hệ thống trường– lớp ngoài công lập, trong đó các nhóm lớp độc lập rất quan trọng, nhằm góp phần giảm áp lực về chỗ học cho con em người dân khi mà trường công chưa đáp ứng được hết.
Về cơ bản, chúng tôi chia sẻ với những khó khăn của các nhóm lớp độc lập, nhất là trong bối cảnh đời sống của người dân những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.
Thiếu sân chơi, các cháu nhỏ phân hiệu Sunrise (Linh Đàm) phải vui chơi ngoài vỉa hè
Việc để tồn tại các nhóm lớp tư thục độc lập chỉ là giải pháp tình thế trong giai đoạn thiếu trường.
Về lâu dài, để tiến tới
việc xóa bỏ các nhóm lớp, Hà Nội sẽ phải xây thêm nhiều trường mầm non,
xóa các phòng học tạm, học nhờ. Theo đề án phát triển giáo dục mầm
non, Hà Nội sẽ phấn đấu năm 2015 mỗi xã phường sẽ có từ một đến hai
trường mầm non công lập, có 50% trường chuẩn quốc gia.
Bà Hoàng Thanh Hương
|
Về mặt kỹ thuật, ngành GD-ĐT kiểm soát về chuyên môn thế nào trong một môi trường hoạt động khép kín như các nhóm, lớp độc lập?
Theo phân cấp quản lý thì các phòng GD-ĐT phải đảm bảo kiểm soát được chất lượng hoạt động chuyên môn của các nhóm, lớp. Chịu trách nhiệm quản lý là cấp phường, nhưng phường không có chuyên môn nên họ phải phối hợp với các phòng GD-ĐT.
Các phòng sẽ giao cho các trường mầm non công lập trên địa bàn phường/ xã hướng dẫn, giúp đỡ, giám sát chuyên môn các nhóm lớp. Các nhóm lớp cũng sẽ phải tham gia sinh hoạt chuyên môn, chịu sự kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên.
Bà Hoàng Thanh Hương
Ngành cũng đã tính đến việc sẽ tham mưu trình thành phố cấp định mức trên đầu học sinh, dù công lập hay ngoài công lập. Nhưng đề xuất này được chấp nhận hay không phụ thuộc vào ngân sách.
Hiện tại học sinh trong các trường mầm non công lập được cấp định mức 3,4 triệu đồng/ năm/ trẻ. Theo tôi, để đảm bảo công bằng cho mọi trẻ em, những trẻ học ngoài công lập cũng phải được hưởng định mức này, hoặc nếu không cũng phải đạt một tỉ lệ nhất định cho đối tượng phù hợp.
Cảm ơn bà!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét