Với lý do "chuyên môn không cao" và làm trong những ngành khó tuyển sinh, hàng loạt cán bộ, giảng viên bỗng chốc bị "đuổi ra đường".
Vài ngày nay, tại ĐH Lương Thế Vinh (TP. Nam Định, tỉnh Nam
Định) đã xảy ra tình trang hàng loạt cán bộ, giảng viên, công nhân viên
hết sức bức xúc, tụ tập tại trường, cùng ký gửi đơn tập thể kiến nghị
nhà trường làm rõ nguyên nhân vì sao họ bị chấm dứt hợp đồng lao động
(HĐLĐ)?
Cụ thể, trong đơn họ yêu cầu giải thích rõ lý do cho nghỉ việc với từng người lao động. Giải thích điều 2 trong các quyết định của hiệu trưởng về việc chấm dứt HĐLĐ, các chế độ phụ cấp thôi việc cho người lao động, thời hạn thanh toán như thế nào?
Ngoài ra, họ còn kiến nghị nhà trường thông báo bằng văn bản nội dung và thời hạn giải quyết các quyền lợi về kinh tế cho người thôi việc, như tiền phúc lợi các năm 2011, 2012 cũng như khen thưởng, quỹ lương...; giải quyết công sức của người LĐ đã đóng góp xây dựng nhà trường để có điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay.
Phòng Tổ chức- Kế hoạch tài chính của trường đã tiếp nhận đơn để báo cáo lãnh đạo trường nghiên cứu, xem xét giải quyết.
Trước đó, ngày 4/2, hàng loạt cán bộ, giảng viên, công nhân viên trường ĐH Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn thành phố Nam Định bất ngờ nhận được thông báo số 43 về việc “nghỉ công tác-chấm dứt hợp đồng lao động” do ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường ký tên. Quyết định này gặp phải sự phản đối quyết liệt của những người bị sa thải vì trong bản thông báo không nêu được rõ lý do bị “đuổi việc”.
Cụ thể, có 45 cán bộ, giảng viên, công nhân viên nằm trong diện chấm dứt HĐLĐ. Theo danh sách những người bị chấm dứt HĐLĐ đính kèm thông báo, khoa Xây dựng và Công nghệ có 7 người bị chấm dứt HĐLĐ; khoa Kinh tế 19 người; khoa Khoa học cơ bản 10 người; còn lại ở các phòng ban khác.
Thông báo cũng nêu: Đối với những nữ cán bộ, giảng viên, nhân viên đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được giải quyết nghỉ việc sau khi con đã trên 12 tháng tuổi. Nhiều người trong diện nghỉ việc cho biết, từ ngày 8-10/4, họ đã nhận được quyết định về việc chấm dứt HĐLĐ được ký ngày 1/4. Theo đó, thời điểm chấm dứt HĐLĐ là từ ngày 11/4. Tuy nhiên, trong các quyết định chấm dứt HĐLĐ gửi đến người LĐ, không nêu rõ lý do chấm dứt HĐLĐ.
Cũng theo thông báo trên, việc chấm dứt HĐLĐ đối với 45 người này là căn cứ vào các nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường.
Theo như Nghị quyết số 81 ngày 24/10/2012 của HĐQT Trường ĐH Lương Thế Vinh, HĐQT đã thống nhất việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, LĐ và tiền lương trong nhà trường giai đoạn 2012-2015. Theo đó, phương án nhân sự, định biên phân bổ cho các đơn vị như sau: Văn phòng HĐQT gồm 2 người; phòng tổ chức - kế hoạch tài chính 8 người; phòng tổng hợp hành chính - quản trị 13 người; phòng đào tạo 14 người; phòng đảm bảo chất lượng đào tạo 6 người, khoa cơ bản 31 người, khoa Kinh tế 21 người, khoa Xây dựng và công nghệ 10 người. Tổng định biên theo phân bổ trên là 113 người.
Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Hùng cho biết: "HĐQT có chủ trương về vấn đề giảm biên chế. Những người thuộc diện chấm dứt HĐLĐ là những người “không có chuyên môn cao” và làm trong những ngành khó tuyển sinh viên".
Cụ thể, trong đơn họ yêu cầu giải thích rõ lý do cho nghỉ việc với từng người lao động. Giải thích điều 2 trong các quyết định của hiệu trưởng về việc chấm dứt HĐLĐ, các chế độ phụ cấp thôi việc cho người lao động, thời hạn thanh toán như thế nào?
Ngoài ra, họ còn kiến nghị nhà trường thông báo bằng văn bản nội dung và thời hạn giải quyết các quyền lợi về kinh tế cho người thôi việc, như tiền phúc lợi các năm 2011, 2012 cũng như khen thưởng, quỹ lương...; giải quyết công sức của người LĐ đã đóng góp xây dựng nhà trường để có điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay.
Trường Đại học Lương Thế Vinh, nơi hàng loạt giảng viên, cán bộ bị chấm dứt hợp đồng lao động
Trước đó, ngày 4/2, hàng loạt cán bộ, giảng viên, công nhân viên trường ĐH Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn thành phố Nam Định bất ngờ nhận được thông báo số 43 về việc “nghỉ công tác-chấm dứt hợp đồng lao động” do ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường ký tên. Quyết định này gặp phải sự phản đối quyết liệt của những người bị sa thải vì trong bản thông báo không nêu được rõ lý do bị “đuổi việc”.
Cụ thể, có 45 cán bộ, giảng viên, công nhân viên nằm trong diện chấm dứt HĐLĐ. Theo danh sách những người bị chấm dứt HĐLĐ đính kèm thông báo, khoa Xây dựng và Công nghệ có 7 người bị chấm dứt HĐLĐ; khoa Kinh tế 19 người; khoa Khoa học cơ bản 10 người; còn lại ở các phòng ban khác.
Thông báo cũng nêu: Đối với những nữ cán bộ, giảng viên, nhân viên đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sẽ được giải quyết nghỉ việc sau khi con đã trên 12 tháng tuổi. Nhiều người trong diện nghỉ việc cho biết, từ ngày 8-10/4, họ đã nhận được quyết định về việc chấm dứt HĐLĐ được ký ngày 1/4. Theo đó, thời điểm chấm dứt HĐLĐ là từ ngày 11/4. Tuy nhiên, trong các quyết định chấm dứt HĐLĐ gửi đến người LĐ, không nêu rõ lý do chấm dứt HĐLĐ.
Cũng theo thông báo trên, việc chấm dứt HĐLĐ đối với 45 người này là căn cứ vào các nghị quyết của hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường.
Theo như Nghị quyết số 81 ngày 24/10/2012 của HĐQT Trường ĐH Lương Thế Vinh, HĐQT đã thống nhất việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, LĐ và tiền lương trong nhà trường giai đoạn 2012-2015. Theo đó, phương án nhân sự, định biên phân bổ cho các đơn vị như sau: Văn phòng HĐQT gồm 2 người; phòng tổ chức - kế hoạch tài chính 8 người; phòng tổng hợp hành chính - quản trị 13 người; phòng đào tạo 14 người; phòng đảm bảo chất lượng đào tạo 6 người, khoa cơ bản 31 người, khoa Kinh tế 21 người, khoa Xây dựng và công nghệ 10 người. Tổng định biên theo phân bổ trên là 113 người.
Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Hùng cho biết: "HĐQT có chủ trương về vấn đề giảm biên chế. Những người thuộc diện chấm dứt HĐLĐ là những người “không có chuyên môn cao” và làm trong những ngành khó tuyển sinh viên".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét