Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Kỳ lạ chuyện đóng góp tự nguyện nhưng ấn định số tiền

Nhiều giáo viên đang công tác hoặc vừa chuyển công tác về giảng dạy tại các trường trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nghi hoặc, phân vân: Nhà thờ họ Vương là của ai? Tại sao tôi phải đóng góp? Vận động sao lại có giá sàn như ép buộc...

Tôn tạo di tích nhà họ Vương

Công văn áp mức đóng góp tôn tạo di tích đưa xuống, nhiều giáo viên, học sinh còn chưa biết di tích đó như thế nào.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo, Phòng GD&ĐT huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã có công văn yêu cầu các trường học đóng trên địa bàn triển khai cuộc vận động quỹ “Nâng cấp tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ họ Vương” ở làng Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến.

Theo đó, công văn này được đưa xuống tất cả các trường mầm non, tiểu học, THCS và Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện Thiệu Hóa. Mức vận động mà Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu được quy định rõ ràng là: Đối với cán bộ, giáo viên trong biên chế đóng góp tối thiểu 1 ngày lương; Đối với học sinh tiểu học và THCS đóng góp tối thiểu là 2.000 đồng/học sinh.


Kỳ lạ chuyện đóng góp tự nguyện nhưng ấn định số tiền

Công văn “vận động” nâng cấp tôn tạo khu di tích lịch sử nhà thờ họ Vương.


Thời gian thực hiện cuộc vận động này được ấn định từ ngày 5/3 đến 31/3/2013. Toàn bộ số tiền từ các nhà trường đều nộp về số tài khoản tại Kho bạc nhà nước huyện Thiệu Hóa dưới sự theo dõi, giám sát của kế toán của Phòng GD&ĐT huyện.

....và không biết họ Vương là ai

Điều đáng nói là việc thực hiện theo công văn này đã khiến nhiều giáo viên đang công tác hoặc vừa chuyển công tác về giảng dạy tại các trường trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nghi hoặc, phân vân: Nhà thờ họ Vương là của ai? Tại sao tôi phải đóng góp? Vận động sao lại có “giá sàn” như ép buộc?...

Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Hoàng Viết Chọn – Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: “Cái này thì đã có kế hoạch của ban thường vụ, còn chuyện vận động tất nhiên sẽ có những ý kiến này nọ từ phía giáo viên. Nhưng phải nói rõ là mục đích của việc vận động này chủ yếu là tuyên truyền về di tích lịch sử nhà thờ họ Vương, chứ tiền của huyện bỏ ra để làm cũng được, thiếu thì xin tỉnh bổ sung để thực hiện. Nói chung là huyện vẫn có khả năng làm được nhưng muốn để cho các cháu học sinh, các trường biết và cả mọi người nữa đều biết về khu di tích lịch sử nhà thờ họ Vương này”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét