Quan điểm này được lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra trong hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn Hà Nội ngày 28-11. Theo kế hoạch, dự thảo sẽ trình UBND TP Hà Nội cuối tuần này.
Cần lường trước các cách né quy định
Dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn Hà Nội được đưa ra bàn thảo lần này có một số chi tiết được sửa đổi so với dự thảo từ cách đây một tháng nhưng vẫn nhận được một số ý kiến đề nghị sửa đổi thêm.
Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa cho biết hiện nay một số nơi làm gắt vấn đề dạy thêm học thêm, trong đó có quận Đống Đa, thì các thầy cô giáo cấp Tiểu học, THCS né bằng cách tham gia dạy thêm trong các trung tâm GD thường xuyên.
Như vậy cần phải làm rõ nội dung chương trình mà các trung tâm GD thường xuyên được tổ chức dạy thêm. Nếu soi vào dự thảo này thì dường như chúng ta cho phép điều đó”, ông Long nói.
Ông Long cũng băn khoăn về quy định vừa cấm vừa không liên quan tới việc giáo viên dạy thêm học sinh chính khoá ngoài nhà trường.
Ông Long phân tích: “Dự thảo quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường học sinh mình đang dạy chính khoá khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Nếu chỉ quy định chung chung thế này thì giáo viên hoàn toàn có thể dạy bên ngoài nhà trường toàn bộ học sinh của lớp mình và như thế quy định sẽ thành mâu thuẫn”.
Cô Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình thắc mắc: Giáo viên có thể tham gia dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường và trong các trung tâm có học sinh chính khóa của họ, vậy quản lý người học thêm ở các trung tâm đó như thế nào?
“Nếu không cấm các trung tâm dạy học sinh tiểu học thì không thể cấm được giáo viên tiểu học dạy thêm” - cô Vân Anh nói.
Quy định gò bó?
Một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho rằng, các quy định trong dự thảo hơi khó áp dụng trong thực tế. Đại diện trường THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng nói: “Quy định không tổ chức lớp dạy thêm học thêm theo các lớp học chính khoá là quá chặt với các nhà trường, các thầy cô”.
Đại diện trường THPT Yên Hoà (Cầu Giấy) bày tỏ: “Giáo viên trường tôi có dạy thêm là thường do học sinh lập nhóm rồi mời thầy cô dạy. Bây giờ quy định giáo viên không được đứng ra tổ chức lớp dạy thêm thì rất khó cho các thầy cô”.
Kết luận hội nghị, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, quy định của Hà Nội cần phải căn cứ vào nội dung thông tư 17 của Bộ GD&ĐT nên không thể vì cơ sở nói khó mà không làm.
Trước thắc mắc của một số đại biểu về việc dạy thêm học thêm liên quan tới chương trình tiểu học, ông Quang nhấn mạnh: Quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội là không cho phép dạy thêm học thêm ở cấp tiểu học (cả trong và ngoài nhà trường) nên không hướng dẫn các nội dung liên quan cũng như chỉ đạo không cấp phép cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào dạy thêm học sinh tiểu học.
“Nếu tổ chức, cá nhân nào cố tình dạy thì đó là dạy không phép”, ông Quang nói.
Dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn Hà Nội được đưa ra bàn thảo lần này có một số chi tiết được sửa đổi so với dự thảo từ cách đây một tháng nhưng vẫn nhận được một số ý kiến đề nghị sửa đổi thêm.
Ông Nguyễn Duy Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa cho biết hiện nay một số nơi làm gắt vấn đề dạy thêm học thêm, trong đó có quận Đống Đa, thì các thầy cô giáo cấp Tiểu học, THCS né bằng cách tham gia dạy thêm trong các trung tâm GD thường xuyên.
Như vậy cần phải làm rõ nội dung chương trình mà các trung tâm GD thường xuyên được tổ chức dạy thêm. Nếu soi vào dự thảo này thì dường như chúng ta cho phép điều đó”, ông Long nói.
Ông Long cũng băn khoăn về quy định vừa cấm vừa không liên quan tới việc giáo viên dạy thêm học sinh chính khoá ngoài nhà trường.
Ông Long phân tích: “Dự thảo quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường học sinh mình đang dạy chính khoá khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Quan điểm Sở GD-ĐT Hà Nội: Không dạy thêm, học thêm ở cấp tiểu học
Như vậy thủ trưởng có thể cho phép giáo viên của mình dạy thêm ngoài
nhà trường học sinh chính khoá nếu người ta xin. Vậy khi nào được cho,
khi nào không? Cả một lớp học thêm chỉ có 1 - 2 học sinh của mình hay
toàn học sinh của mình vẫn được?Nếu chỉ quy định chung chung thế này thì giáo viên hoàn toàn có thể dạy bên ngoài nhà trường toàn bộ học sinh của lớp mình và như thế quy định sẽ thành mâu thuẫn”.
Cô Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình thắc mắc: Giáo viên có thể tham gia dạy thêm ở các trung tâm ngoài nhà trường và trong các trung tâm có học sinh chính khóa của họ, vậy quản lý người học thêm ở các trung tâm đó như thế nào?
“Nếu không cấm các trung tâm dạy học sinh tiểu học thì không thể cấm được giáo viên tiểu học dạy thêm” - cô Vân Anh nói.
Quy định gò bó?
Một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho rằng, các quy định trong dự thảo hơi khó áp dụng trong thực tế. Đại diện trường THCS Ngô Gia Tự, quận Hai Bà Trưng nói: “Quy định không tổ chức lớp dạy thêm học thêm theo các lớp học chính khoá là quá chặt với các nhà trường, các thầy cô”.
Đại diện trường THPT Yên Hoà (Cầu Giấy) bày tỏ: “Giáo viên trường tôi có dạy thêm là thường do học sinh lập nhóm rồi mời thầy cô dạy. Bây giờ quy định giáo viên không được đứng ra tổ chức lớp dạy thêm thì rất khó cho các thầy cô”.
Kết luận hội nghị, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, quy định của Hà Nội cần phải căn cứ vào nội dung thông tư 17 của Bộ GD&ĐT nên không thể vì cơ sở nói khó mà không làm.
Trước thắc mắc của một số đại biểu về việc dạy thêm học thêm liên quan tới chương trình tiểu học, ông Quang nhấn mạnh: Quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội là không cho phép dạy thêm học thêm ở cấp tiểu học (cả trong và ngoài nhà trường) nên không hướng dẫn các nội dung liên quan cũng như chỉ đạo không cấp phép cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào dạy thêm học sinh tiểu học.
“Nếu tổ chức, cá nhân nào cố tình dạy thì đó là dạy không phép”, ông Quang nói.
Học sinh tiểu học không cần học thêm
Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh, Chủ
tịch Hội đồng quản trị hệ thống trường phổ thông Nguyễn Siêu cho rằng,
nếu căn cứ vào nội dung chương trình, đặc biệt là với phương thức đánh
giá học sinh hiện nay ở cấp tiểu học thì học sinh cấp học này hoàn toàn
không cần phải đi học thêm.
Thầy Vĩnh chia sẻ một thực
tế, dù dạy trong các trường dân lập, tư thục với mức lương từ 9 -10
triệu đồng/ tháng, thậm chí nhiều giáo viên được trả 17 - 18 triệu đồng/
tháng nhưng khi có cơ hội các cô giáo vẫn bỏ để xin vào các trường công
lập với mức lương không đủ sống.
“Vì nếu dạy ở trường công lập
các cô mới chia nhỏ lớp ra để mà dạy thêm, để dễ dàng có thu nhập cao
hơn rất nhiều”, thầy Vĩnh nói.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét