Mùa tuyển sinh 2012 đã có nhiều cải tiến, song thực tế ở nhiều trường trong tình trạng khủng hoảng vì thiếu người học. Không ít trường phải ngậm ngùi đóng cửa ngành, có trường chỉ tuyển được chưa tới 30% tổng chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao. Ghi nhận ngày khóa sổ (30/11) nhận hồ sơ xét tuyển.
Chưa năm nào các trường tuyển sinh chật vật như năm nay. Dù
Bộ GD-ĐT có nhiều điều chỉnh hướng đến tăng nhiều quyền lợi hơn cho thí
sinh như khôi phục lại việc tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải trong
kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kéo dài thời hạn xét tuyển đến 30/11, thí
sinh có thể dùng phiếu điểm photocopy... Nhưng, thực tế diễn ra không
như mong đợi.
Năm nay Trường ĐH Tân Tạo (Long An) chỉ có 37 thí sinh trúng tuyển trong khi tổng chỉ tiêu năm nay của trường là 500 chỉ tiêu. NGND - GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Có lẽ do nguồn tuyển khan hiếm, đồng thời cách xét tuyển nhà trường cũng hơi khó (thí sinh phải cao hơn điểm sàn 4 điểm) nên thí sinh không đăng ký. Tuy nhiên, trường vẫn tổ chức đào tạo và miễn học phí cho 37 sinh viên vừa trúng tuyển”.
Nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM cũng kết thúc tuyển sinh trong không khí ảm đạm. Trường ĐH Kinh tế Tài chính cho biết, chỉ tiêu của trường đến 1.000 (ĐH 650; CĐ 350) nhưng vỏn vẹn chỉ có 200 thí sinh trúng tuyển.
Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định chỉ tuyển được 50% so với chỉ tiêu đặt ra là 650.
Riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều trường dù được hưởng ưu ái và hạ điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn thiếu người học trầm trọng. Trường ĐH Tây Đô có đến 3.000 chỉ tiêu nhưng chưa tới 50% thí sinh trúng tuyển. Trường ĐH Cửu Long thiếu hơn 1.000 chỉ tiêu.
Tương tự như ĐH Bạc Liêu, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp cũng tuyển chưa tới 70% mà Bộ giao. Không có thí sinh đăng ký, Trường ĐH Đồng Tháp đóng cửa bốn ngành học. Riêng ĐH Kinh tế Kỹ thuật Long An chỉ tiêu 1.300 chỉ mới tuyển được 300...
Khu vực Tây Nguyên cũng ảm đạm không kém. Trường ĐH Yersin năm nay chỉ tiêu 900 nhưng mới chỉ tuyển được 300. Trường đóng cửa 3 ngành gồm: Công nghệ sinh học, Môi trường, Du Lịch.
Tổng chỉ tiêu cần tuyển của ĐH Thái Nguyên là 14.310 nhưng đến ngày chốt sổ vẫn thiếu 2.500 chỉ tiêu. Trong đó, các ngành khối Kỹ thuật và Khối ngành Nông - Lâm - Ngư thiếu người học trầm trọng....
Năm nay Trường ĐH Tân Tạo (Long An) chỉ có 37 thí sinh trúng tuyển trong khi tổng chỉ tiêu năm nay của trường là 500 chỉ tiêu. NGND - GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Có lẽ do nguồn tuyển khan hiếm, đồng thời cách xét tuyển nhà trường cũng hơi khó (thí sinh phải cao hơn điểm sàn 4 điểm) nên thí sinh không đăng ký. Tuy nhiên, trường vẫn tổ chức đào tạo và miễn học phí cho 37 sinh viên vừa trúng tuyển”.
Nhiều trường ĐH, CĐ tại TP.HCM cũng kết thúc tuyển sinh trong không khí ảm đạm. Trường ĐH Kinh tế Tài chính cho biết, chỉ tiêu của trường đến 1.000 (ĐH 650; CĐ 350) nhưng vỏn vẹn chỉ có 200 thí sinh trúng tuyển.
Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định chỉ tuyển được 50% so với chỉ tiêu đặt ra là 650.
Riêng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều trường dù được hưởng ưu ái và hạ điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng vẫn thiếu người học trầm trọng. Trường ĐH Tây Đô có đến 3.000 chỉ tiêu nhưng chưa tới 50% thí sinh trúng tuyển. Trường ĐH Cửu Long thiếu hơn 1.000 chỉ tiêu.
Tương tự như ĐH Bạc Liêu, ĐH An Giang, ĐH Đồng Tháp cũng tuyển chưa tới 70% mà Bộ giao. Không có thí sinh đăng ký, Trường ĐH Đồng Tháp đóng cửa bốn ngành học. Riêng ĐH Kinh tế Kỹ thuật Long An chỉ tiêu 1.300 chỉ mới tuyển được 300...
Khu vực Tây Nguyên cũng ảm đạm không kém. Trường ĐH Yersin năm nay chỉ tiêu 900 nhưng mới chỉ tuyển được 300. Trường đóng cửa 3 ngành gồm: Công nghệ sinh học, Môi trường, Du Lịch.
Tổng chỉ tiêu cần tuyển của ĐH Thái Nguyên là 14.310 nhưng đến ngày chốt sổ vẫn thiếu 2.500 chỉ tiêu. Trong đó, các ngành khối Kỹ thuật và Khối ngành Nông - Lâm - Ngư thiếu người học trầm trọng....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét