Theo ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM việc quản lý dạy thêm, học thêm (DTHT) của Bộ GD-ĐT đang “trên đóng, dưới mở”. Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị nên phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT?
Có ý kiến cho rằng thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đang làm khó việc quản lý DTHT tại các cơ sở. Ông có đồng quan điểm với ý kiến này?
- Nếu xét cụ thể, rõ ràng việc DTHT là một nhu cầu của xã hội. Trong cuộc sống, người ta luôn cố gắng đạt được những kết quả cao hơn trong học tập nên đây là nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Thứ nữa, hiện nay về chính sách nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của nhà giáo. Việc dạy thêm tạo ra thu nhập giúp nhà giáo đáp ứng được một phần nào nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên cũng từ vấn đề này đang làm nảy sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội.
Trước thông tư 17 đã có nhiều thông tư khác đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa có biện pháp nào tuyệt đối để quản lý. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về DTHT là nhằm hạn chế những tiêu cực trong DTHT mà xã hội và người dân đang đòi hỏi.
Có thể thấy rằng, về vấn đề quản lý, thông tư có những mặt chưa ổn. Điều đó được thể hiện ở việc có những vẫn đề vừa được đóng lại vừa được mở gây không ít khó khăn cho các cấp cơ sở.
Về nhu cầu, đối tượng không nhất quán, đối tượng học cũng khó thực hiện, hơn nữa thông tư chỉ thể hiện mong muốn của Bộ muốn hạn chế tiêu cực dạy thêm những chưa đề ra được giải pháp mang tính khả thi.
Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai việc quản lý DTHT như thế nào?
- Sở GD-ĐT TPHCM đã tiến hành tham mưu với UBND TP về vấn đề này, trong thời gian tới thành phố sẽ ban hành quy định về công tác chỉ đạo quản lý việc DTHT trên địa bàn.
Có thể thấy một điều rằng, trong nhiều năm qua TP.HCM luôn dựa vào các quy định của Bộ GD-ĐT, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước, TP.HCM đã có đề ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tiêu cực trong dạy thêm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, phải cân nhắc nên chọn biện pháp tốt nhất để vừa thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của nhà giáo.
Vừa qua một số cơ sở tổ chức thực hiện thông tư này như vây bắt các cơ sở dạy thêm, hay thực hiện luân chuyển giáo viên đó về trường vùng sâu vùng xa nếu dạy thêm sai quy định… theo ông việc triển khai như thế này có đúng với môi trường giáo dục?
Nếu chúng ta thực hiện công tác quản lý về DTHT mà sử dụng các biện pháp xã hội thì rất khó được chấp nhận.
Tôi thấy, ở một số nơi có tình trạng công an ập vào bắt quả tang DTHT hay vây bắt cơ sở dạy thêm…là đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của các nhà giáo. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa người thầy đối với học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị, vì vậy phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT như tình trạng đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và học sinh không học thêm, hay tổ chức lôi kéo học sinh đi học thêm khi không xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh.
Theo tôi, vấn đề quản lý dạy thêm không ai làm tốt hơn là người quản lý tại trường học, đó chính là hiệu trưởng. Bởi vì không ai có thể sâu sát hơn hiệu trưởng để xử lý những vấn đề như phát sinh tiêu cực.
Nếu việc dạy thêm có quy mô thì phải có quy định về cấp phép dạy thêm. Nhưng nếu là dạy kèm thì không thể gọi đó là dạy thêm được, vì vậy những quy định về mặt hành chính phải phải chặt chẽ thì việc quản lý cũng như thực hiện mới rõ ràng.
Việc quy định về những giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm quy định khiến một số nhà quản lý lo ngại sẽ dễ xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám", ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
- Ở chỗ này thông tư cũng không ổn. Chúng ta nên coi đối tượng dạy thêm ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều như nhau. Nếu quy định như thế này, nhiều người sẽ đặt vấn đề tại sao GV ở các trường khác thì được dạy thêm còn những giáo viên trường mình thì không được dạy thêm…
Rõ ràng, thông tư đã phân ra vấn đề dạy thêm trong nhà trường, ngoài nhà trường, cấm giáo viên làm việc trong đơn vị sự nghiệp trong khi lại không cấm những GV đang công tác ở các trường tư, trường dân lập là khó khả thi.
Ngoài ra việc cấm giáo viên dạy thêm theo kiểu dạy kèm học sinh hay cấm những sinh viên có năng lực, có thể kèm cặp bên ngoài thì sẽ dẫn đến đưa họ vào các trung tâm, vô hình dung đang khuyến khích người ngoài ngành tổ chức các trung tâm dạy thêm để các giáo viên có thể đến làm việc.
- Cảm ơn ông!
- Nếu xét cụ thể, rõ ràng việc DTHT là một nhu cầu của xã hội. Trong cuộc sống, người ta luôn cố gắng đạt được những kết quả cao hơn trong học tập nên đây là nhu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh. Thứ nữa, hiện nay về chính sách nói chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của nhà giáo. Việc dạy thêm tạo ra thu nhập giúp nhà giáo đáp ứng được một phần nào nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên cũng từ vấn đề này đang làm nảy sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội.
Trước thông tư 17 đã có nhiều thông tư khác đề cập đến vấn đề này, nhưng chưa có biện pháp nào tuyệt đối để quản lý. Vì vậy, việc Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về DTHT là nhằm hạn chế những tiêu cực trong DTHT mà xã hội và người dân đang đòi hỏi.
Có thể thấy rằng, về vấn đề quản lý, thông tư có những mặt chưa ổn. Điều đó được thể hiện ở việc có những vẫn đề vừa được đóng lại vừa được mở gây không ít khó khăn cho các cấp cơ sở.
Về nhu cầu, đối tượng không nhất quán, đối tượng học cũng khó thực hiện, hơn nữa thông tư chỉ thể hiện mong muốn của Bộ muốn hạn chế tiêu cực dạy thêm những chưa đề ra được giải pháp mang tính khả thi.
Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM. Ảnh: Tuổi trẻ
Ví dụ thông tư có quy định những đối tượng cụ thể không được DTHT,
nhưng lại quy định về việc cấp giấy phép tổ chức DTHT hay việc hạn chế
dạy thêm trong nhà trường nhưng lại mở rộng dạy thêm phía ngoài….nên khó
thực hiện được.Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai việc quản lý DTHT như thế nào?
- Sở GD-ĐT TPHCM đã tiến hành tham mưu với UBND TP về vấn đề này, trong thời gian tới thành phố sẽ ban hành quy định về công tác chỉ đạo quản lý việc DTHT trên địa bàn.
Có thể thấy một điều rằng, trong nhiều năm qua TP.HCM luôn dựa vào các quy định của Bộ GD-ĐT, sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước, TP.HCM đã có đề ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tiêu cực trong dạy thêm. Nhưng vấn đề là ở chỗ, phải cân nhắc nên chọn biện pháp tốt nhất để vừa thực hiện, nhưng không làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của nhà giáo.
Vừa qua một số cơ sở tổ chức thực hiện thông tư này như vây bắt các cơ sở dạy thêm, hay thực hiện luân chuyển giáo viên đó về trường vùng sâu vùng xa nếu dạy thêm sai quy định… theo ông việc triển khai như thế này có đúng với môi trường giáo dục?
Nếu chúng ta thực hiện công tác quản lý về DTHT mà sử dụng các biện pháp xã hội thì rất khó được chấp nhận.
Tôi thấy, ở một số nơi có tình trạng công an ập vào bắt quả tang DTHT hay vây bắt cơ sở dạy thêm…là đã xúc phạm đến danh dự và uy tín của các nhà giáo. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa người thầy đối với học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Hoạt động DTHT là vấn đề tế nhị, vì vậy phải được quản lý tế nhị. Làm thế nào để vừa phát huy năng lực của nhà giáo, giải quyết những bức xúc, nhu cầu của nhà giáo nhưng cũng hạn chế tối đa những tiêu cực của việc DTHT như tình trạng đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và học sinh không học thêm, hay tổ chức lôi kéo học sinh đi học thêm khi không xuất phát từ nhu cầu của chính học sinh.
Theo tôi, vấn đề quản lý dạy thêm không ai làm tốt hơn là người quản lý tại trường học, đó chính là hiệu trưởng. Bởi vì không ai có thể sâu sát hơn hiệu trưởng để xử lý những vấn đề như phát sinh tiêu cực.
Nếu việc dạy thêm có quy mô thì phải có quy định về cấp phép dạy thêm. Nhưng nếu là dạy kèm thì không thể gọi đó là dạy thêm được, vì vậy những quy định về mặt hành chính phải phải chặt chẽ thì việc quản lý cũng như thực hiện mới rõ ràng.
Việc quy định về những giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm quy định khiến một số nhà quản lý lo ngại sẽ dễ xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám", ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?
- Ở chỗ này thông tư cũng không ổn. Chúng ta nên coi đối tượng dạy thêm ngoài nhà trường hay trong nhà trường đều như nhau. Nếu quy định như thế này, nhiều người sẽ đặt vấn đề tại sao GV ở các trường khác thì được dạy thêm còn những giáo viên trường mình thì không được dạy thêm…
Rõ ràng, thông tư đã phân ra vấn đề dạy thêm trong nhà trường, ngoài nhà trường, cấm giáo viên làm việc trong đơn vị sự nghiệp trong khi lại không cấm những GV đang công tác ở các trường tư, trường dân lập là khó khả thi.
Ngoài ra việc cấm giáo viên dạy thêm theo kiểu dạy kèm học sinh hay cấm những sinh viên có năng lực, có thể kèm cặp bên ngoài thì sẽ dẫn đến đưa họ vào các trung tâm, vô hình dung đang khuyến khích người ngoài ngành tổ chức các trung tâm dạy thêm để các giáo viên có thể đến làm việc.
- Cảm ơn ông!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét