Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Chuyện thừa thầy thiếu trò ở Hà Tĩnh

Hiện nay, một số trường học số giáo viên lại còn nhiều hơn cả học sinh. Chuyện thật như đùa này lại đang xẩy ra tại nhiều trường học ở Hà Tĩnh, chủ yếu là các cấp tiểu học, THCS và các trung tâm dạy nghề, GDTX.

18 người phục vụ 25 học sinh
Trường THCS Quang Điền xã Hương Quang, huyện Vũ Quang là một trong những trường điển hình của tình trạng thừa thấy thiếu trò. Hiện trường chỉ vẻn vẹn có 25 em học sinh chia làm 4 lớp mà có tới 18 cán bộ công nhân viên chức trong đó 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp.
Lớp học đông nhất cũng chỉ có 9 em học sinh.Có lớp chỉ có 2 em nhưng vẫn phải bố trí giáo viên dạy học như bình thường.
Thầy Mai Anh Đức - hiệu trưởng Trường THCS Quang Điền cho biết: “Dù có lớp học chỉ có 2 em học sinh nhưng cũng phải bố trí giáo viên dạy chứ không thể bỏ, hay gộp được. Phải đảm bảo cơ cấu số giáo viên, số lớp, hoạt động như một trường bình thường không thể gộp hay ghép được”.
“Hai xã Hương Quang và Hương Điền thuộc diện phải di dời để phục vụ cho Dự án thủy điện Ngàn Trươi – Cẩm Trang, thế nên trong những năm gần đây rất nhiều hộ dân đã chuyển đến các vùng khác để sinh sống dẫn tới số lượng học sinh giảm một cách nghiêm trọng” - lời thầy Đức.

Chuyện thừa thầy thiếu trò ở Hà Tĩnh, Giáo dục - du học, hieu giao vien, hoc sinh, nha truong, bo mon, nha truong, phu huynh, giao duc, tiet hoc, kien thuc, tai lieu tham khoa, phuong phap giang day, trai chuyen mon, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Lớp học ba em học sinh tại trường tiểu học Hương Quang

Theo như quy định của Bộ GD-ĐT thì tỉ lệ số giáo viên trên một lớp theo đúng tiêu chuẩn là 1,45 giáo viên/1 lớp học thế nhưng ở Trường THCS Quang Điền thì tỉ lệ này lên tới là 3,1 giáo viên/1 lớp học.
Tương tự, ở Trường Tiểu học Hương Quang, và Trường Tiểu học Hương Điền cũng xẩy ra tình trạng thừa giáo viên thiếu học sinh.
Trường Tiểu học Hương Quang có 2 cơ sở: Tại cơ sở 2 (thôn Kim Quang) có 52 em học sinh và 5 giáo viên, nhưng cơ sở 1 (thôn Kim Thọ) chỉ có 32 em học sinh nhưng có đến 13 giáo viên trực tiếp đứng lớp .
Tương tự Trường Tiểu học Hương Điền hiện nay chỉ có 19 em học sinh, có lớp học chỉ có 2 em, 3 em học sinh với tổng 10 thầy cô giáo, trong đó 6 người trực tiếp đứng lớp.
Ông Nguyễn Thái Hòa_Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vũ Quang cho biết: “Phải đảm bảo cơ cấu giáo viên. Ở đây số giáo viên được tính theo lớp học chứ không phải tính theo học sinh nên không thể giảm bớt giáo viên ở đây được”.
Trường học chỉ tuyển được 3 học sinh
Tình trạng thiếu học sinh diễn ra trầm trọng hơn ở loại hình trung tâm hướng nghiệp và GDTX. Nhiều trung tâm, lượng giáo viên còn đông hơn cả học sinh.
Trung tâm Dạy nghề hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Hồng Lĩnh năm học này chỉ có 2 lớp học văn hóa là lớp 10 có 22 học sinh, lớp 12 có 24 học sinh.
Nguyên nhân khuyết không có lớp 11 là vì năm học 2011 nhà trường không tuyển được lớp 10. Loại hình đạo tạo nghề, cấp chứng chỉ cho học sinh đang học THPT của Trung tâm có 18 lớp 767 học sinh.
Ngoài ra còn có 3 lớp đạo tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 100 người. Đội ngũ giáo viên có 17 biên chế, 3 hợp đồng.

Chuyện thừa thầy thiếu trò ở Hà Tĩnh, Giáo dục - du học, hieu giao vien, hoc sinh, nha truong, bo mon, nha truong, phu huynh, giao duc, tiet hoc, kien thuc, tai lieu tham khoa, phuong phap giang day, trai chuyen mon, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Trung tâm Dạy nghề hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên Hồng Lĩnh

Oái ăm hơn, tại Trung tâm Dạy nghề hướng nghiệp và GDTX huyện Đức Thọ năm học này chỉ tuyển được 3 học sinh theo học bổ túc văn hóa. Năm học trước cũng chỉ tuyển được 4 học sinh của hệ này.
Chỉ có 7 học sinh theo học văn hóa trong khi cả Trung tâm có 14 giáo viên dạy nghề và văn hóa.
Ông Châu Quốc Sỹ - GĐ Trung tâm nói rằng, dù còn một học viên cũng phải dạy bởi xã hội vẫn đang có nhu cầu. Thêm nữa nếu không tổ chức lớp học thì 21 cán bộ giáo viên, trong đó 20 người thuộc biên chế nhà nước sẽ làm gì.
Ông Sỹ thẳng thắn thừa nhận: 21 cán bộ giáo viên, 2 cơ sở đào tạo quy mô, trị giá hàng chục tỉ đồng chỉ để phục vụ 7 học viên là một sự lãng phí lớn nhưng trong bối cảnh hiện tại Trung tâm không có nhiều sự lựa chọn.
Ông Trần Trung Dũng - GĐ Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng thầy nhiều hơn trò là do bản thân Trung tâm chưa xác định đúng vai trò. Thay vì tập trung cho việc hướng nghiệp dạy nghề thì các Trung tâm vẫn đang thiên về dạy bổ túc văn hóa như cách mà lâu nay vẫn thực hiện ở hệ thống giáo dục thường xuyên.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét