Con đường đất mấp mô xuyên qua cánh đồng từ xóm người Tày Nà Cúm đến thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) sớm sớm chiều chiều đều in hình hai đứa trẻ tung tăng đi học. Vừa đi chúng vừa chuyện trò, thỉnh thoảng lại cười váng lên. Tinh mắt quan sát sẽ thấy đứa lớn bị mù, phải vịn vào vai đứa nhỏ để được dắt đi, để biết tránh từng cái ổ gà, vũng lầy dọc lối.
Đã sáu năm nay, dân Nà Cúm quen với cảnh tượng cảm động đó.
Triệu Hà Duy, tên đứa trẻ khiếm thị vốn sinh ra bình thường nhưng đến
năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi của em đôi mắt. Chị Nông
Thị Hương, mẹ em bảo con mình ham học từ bé, mới tỉnh lại trên giường
điều trị, Duy đã hỏi đi hỏi lại rằng: “Mẹ ơi con có còn được đi học
không”?
Không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đứa con khôi ngô còn đầy bông băng trắng, chị lén quay đi, câu an ủi mãi mới thoát ra khỏi vòm họng: “Yên tâm, chữa khỏi mắt con lại đi học bình thường!”. Mất một năm ở Trung tâm phục hồi chức năng cho người khiếm thị, Duy lại trở về quê, xin đi học ở trường cũ.
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô giáo Hảo tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…
Gia đình Duy có hai anh em; là con cả, tuy mù mà Duy ở nhà vẫn bế em và chăm em rất khéo. Duy sờ vào môi, vào miệng để bón cháo, đút bột, không vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang cấy để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.
Đối với Triệu Hà Duy, em đi bằng linh cảm, bằng trí nhớ con đường ở trong đầu óc, không bao giờ cần gậy. Năm học lớp 5, bố đột ngột mắc bệnh ung thư, ngày ngày Duy cần mẫn tắm rửa, vệ sinh không một lần trễ nải. Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, người con cả gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 tuổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.
Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.
Ngọc Văn Luân, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy đọc đáp án trả bài, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Chúng gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Từ lớp 1 đến lớp 5, Triệu Hà Duy đều là học sinh giỏi, được bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Duy làm văn rất hay, bài nào toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Cô giáo Hảo tự hào: “Em Duy hệt như cuốn từ điển sống. Lắm lúc cô giáo bí, ví dụ đầu năm dạy tiếng Việt, cuối năm dạy toán, quên mất kiến thức nào cứ gọi Duy ra nhắc lại. Ngoài chuyên môn, Duy có năng khiếu ca hát, nặn tượng rất tài. Cô chỉ giới thiệu đám đất nặn đây màu gì là em tự phối màu, nặn được những quả chuối, quả na, con chó, con mèo hiện lên rất sống động. Những vật em nặn vẫn thường được cô giáo đem ra làm mẫu cho cả lớp xem”.
Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, nhìn vào vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.
Cô giáo Hảo không thể nào quên được dịp 20/1, khai giảng hay lễ tết, những lúc điện thoại của cô rung lên bởi tin nhắn, cô đều nhận được tin nhắn có đầy đủ dấu của học sinh Triệu Hà Duy: “Cảm ơn đời đã sinh ra những phụ nữ như cô”.
Từ ngày cây cột cái của nhà ngã xuống, gia đình chị Hương chỉ còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Bà nội không chịu ở với những đứa con khác đủ đầy hơn mà chỉ thương thằng cháu nội tàn tật nên cứ nằng nặc đòi ở lại căn nhà nát. Gia cảnh nhà chị Hương chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Nhắc đến ngày chồng lâm bạo bệnh, nhớ đến đận con thơ chịu cảnh mù lòa, đôi vai chị chợt rung lên từng đợt. Ngồi kế bên, Duy giật mình hỏi: “Mẹ khóc à?” rồi khẽ rờ rẫm đôi bàn tay lau khô giọt nước mắt đang lăn tròn trên gò má hốc hác, xạm đen của mẹ. Căn nhà vách đất thủng lỗ lỗ, nắng xiên khoai mờ ảo hắt vào buồng. Trên bàn thờ di ảnh của người cha vắn số lành hiền ngày ngày dõi theo đứa con ngoan học bài, quét nhà, rửa bát…
Bếp lửa đỏ, lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục, Duy khe khẽ rút bớt củi. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt. Em ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa và hát bài “Đất nước mến thương”.
Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản em giữa buổi chiều chớm đông khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”
Không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đứa con khôi ngô còn đầy bông băng trắng, chị lén quay đi, câu an ủi mãi mới thoát ra khỏi vòm họng: “Yên tâm, chữa khỏi mắt con lại đi học bình thường!”. Mất một năm ở Trung tâm phục hồi chức năng cho người khiếm thị, Duy lại trở về quê, xin đi học ở trường cũ.
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô giáo Hảo tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…
Tuy bị khiếm thị nhưng Duy học rất giỏi
Thấm thía cảnh thiệt thòi đôi mắt, cô Hảo quyết tâm bù đắp tình
thương cho học trò. Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan
giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình
học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô
lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung
thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cô cắt xốp cho học
sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian…Gia đình Duy có hai anh em; là con cả, tuy mù mà Duy ở nhà vẫn bế em và chăm em rất khéo. Duy sờ vào môi, vào miệng để bón cháo, đút bột, không vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang cấy để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.
Đối với Triệu Hà Duy, em đi bằng linh cảm, bằng trí nhớ con đường ở trong đầu óc, không bao giờ cần gậy. Năm học lớp 5, bố đột ngột mắc bệnh ung thư, ngày ngày Duy cần mẫn tắm rửa, vệ sinh không một lần trễ nải. Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, người con cả gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 tuổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.
Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.
Ngọc Văn Luân, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy đọc đáp án trả bài, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Chúng gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Từ lớp 1 đến lớp 5, Triệu Hà Duy đều là học sinh giỏi, được bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Duy làm văn rất hay, bài nào toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Cô giáo Hảo tự hào: “Em Duy hệt như cuốn từ điển sống. Lắm lúc cô giáo bí, ví dụ đầu năm dạy tiếng Việt, cuối năm dạy toán, quên mất kiến thức nào cứ gọi Duy ra nhắc lại. Ngoài chuyên môn, Duy có năng khiếu ca hát, nặn tượng rất tài. Cô chỉ giới thiệu đám đất nặn đây màu gì là em tự phối màu, nặn được những quả chuối, quả na, con chó, con mèo hiện lên rất sống động. Những vật em nặn vẫn thường được cô giáo đem ra làm mẫu cho cả lớp xem”.
Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, nhìn vào vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.
Duy bóp chân cho bà nội
Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với
những dòng chữ tri ân như thế này: “Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ
hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ
sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất
cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó,
cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà”.Cô giáo Hảo không thể nào quên được dịp 20/1, khai giảng hay lễ tết, những lúc điện thoại của cô rung lên bởi tin nhắn, cô đều nhận được tin nhắn có đầy đủ dấu của học sinh Triệu Hà Duy: “Cảm ơn đời đã sinh ra những phụ nữ như cô”.
Từ ngày cây cột cái của nhà ngã xuống, gia đình chị Hương chỉ còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Bà nội không chịu ở với những đứa con khác đủ đầy hơn mà chỉ thương thằng cháu nội tàn tật nên cứ nằng nặc đòi ở lại căn nhà nát. Gia cảnh nhà chị Hương chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Nhắc đến ngày chồng lâm bạo bệnh, nhớ đến đận con thơ chịu cảnh mù lòa, đôi vai chị chợt rung lên từng đợt. Ngồi kế bên, Duy giật mình hỏi: “Mẹ khóc à?” rồi khẽ rờ rẫm đôi bàn tay lau khô giọt nước mắt đang lăn tròn trên gò má hốc hác, xạm đen của mẹ. Căn nhà vách đất thủng lỗ lỗ, nắng xiên khoai mờ ảo hắt vào buồng. Trên bàn thờ di ảnh của người cha vắn số lành hiền ngày ngày dõi theo đứa con ngoan học bài, quét nhà, rửa bát…
Bếp lửa đỏ, lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục, Duy khe khẽ rút bớt củi. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt. Em ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa và hát bài “Đất nước mến thương”.
Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản em giữa buổi chiều chớm đông khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét