Được ví như trợ thủ đắc lực trong việc chuyển tải ý tưởng của kiến trúc sư (KTS), nghề họa viên kiến trúc (HVKT) đang thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay. Các trung tâm đào tạo mở ra ồ ạt làm người học mất định hướng.
Chúng tôi có buổi trò chuyện cùng Thạc sỹ KTS Phạm Tuấn
Khanh, giảng viên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, giám đốc Công ty CP Tư Vấn
Thiết Kế Đầu Tư Xây dựng Hưng Quốc về thực trạng đào tạo HVKT tại Việt
Nam.
Là giảng viên trường ĐH Kiến Trúc và là giám đốc công ty thiết kế, anh nhận định thế nào về tình hình đào tạo ngành này hiện nay?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hiện nay, những trung tâm đào tạo nghề HVKT mở ra ồ ạt nhưng không phải trung tâm nào cũng đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ nhất, giảng viên đứng lớp tại các trung tâm thường chưa trãi qua thực tiễn hành nghề thiết kế nên đa số chỉ dạy lý thuyết suông, học viên ít được tiếp cận với công việc thực tế. Đa số các HVKT khi vào công việc thực tế thì đều phải đào tạo và hướng dẫn lại. Đặc trưng của người học nghề thì rất cần đến người giảng viên vừa có kinh nghiệm làm nghề, vừa có có kinh nghiệm giảng dạy.
Thứ hai, chương trình học còn mang tính cưỡi ngựa xem hoa, học rất nhiều thứ trong một chương trình đào tạo ngắn hạn dẫn đến thiếu sự chuyên sâu. Những chương trình học như vậy sẽ mang đến cho học viên sự ảo tưởng về nghề.
Anh có thể nói cụ thể hơn về sự ảo tưởng của học viên là như thế nào?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Các trung tâm đào tạo khi quảng bá về chương trình học luôn vẽ nên những điều hoa mỹ như sau khóa học 6 đến 9 tháng thì học viên có thể sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm chuyên ngành như Auto CAD, 3Ds Max, Vray, Photoshop, Sketchup, Revit… có thể độc lập dựng phối cảnh nội ngoại thất hoàn chỉnh, độc lập thiết kế kiến trúc từ sơ phác đến triển khai chi tiết thi công các công trình nhà ở, lương cao sau khi tốt nghiệp, v.v…
Tuy nhiên, điều đó là không thể! Nếu chỉ học 9 tháng mà được như vậy thì không ai học đại học Kiến trúc nữa phải không nào? Cũng do thời gian quá ngắn nên học viên phải nổ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng, họ rất cần những giảng viên hướng dẫn giỏi nghề và cần các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Cần phải hiểu rằng họa viên là người hỗ trợ đắc lực cho các KTS và không thể thay thế KTS. Các chương trình học chỉ nên đi sâu vào từng chuyên ngành, bạn chỉ cần thật giỏi các phần mềm chuyên ngành dành cho HVKT là đủ.
Vậy anh có thể cho biết thực sự công việc của HVKT là gì?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Tôi xin nhắc lại, các bạn phải hiểu rằng họa viên chỉ là người hỗ trợ cho KTS, không thể thay thế các KTS.
Tùy theo bạn là HVKT chuyên khai triển 2D hay phác thảo phối cảnh 3D theo ý tưởng của KTS.
+ Nếu bạn là họa viên khai triển bản vẽ 2D, bạn phải thành thạo Auto Cad hoặc Revit để có thể hoàn thành tốt công việc. Công việc chính của bạn là khai triển chi tiết bản vẽ dựa trên bản vẽ phương án do KTS thiết kế nhằm phục vụ cho việc thi công công trình. Tùy theo quy mô công trình, công việc của HVKT sẽ khác nhau. Đối với nhà ở dân dụng, có thể bạn sẽ khai triển bản vẽ chi tiết của toàn bộ một ngôi nhà từ cầu thang, cửa, trần, bếp, toilet, … Đối với công trình có quy mô lớn như chung cư, cao ốc văn phòng, trường học, bệnh viện,v.v… có thể bạn chỉ chuyên khai triển một trong các hạng mục nào đó ví dụ là cầu thang, hoặc cửa ra vào, vách ngăn,v.v… của toàn bộ công trình.
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hoàn toàn ngược lại. Bạn biết đấy, KTS không thể thiếu họa viên, như người bác sĩ cần y tá vậy. Thông thường thì một KTS cần 2 - 3 họa viên để triển khai ý tưởng của họ. Nhu cầu tuyển dụng HVKT hiện nay rất lớn, quan trọng là bạn có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ yêu thích nghề HVKT?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hãy nhìn nhận thực tế nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, đừng nên ảo tưởng. Và quan trọng là chọn trung tâm để theo học sao cho đạt được các yếu tố sau:
+ Chương trình đào tạo cho bạn nhiều thời gian thực hành, tiếp cận với công việc thực tế và xưởng thiết kế. Các trung tâm đào tạo mà không có xưởng thiết kế gắn liền thì bạn nên cân nhắc kỹ.
+ Hãy chọn chương trình học chuyên sâu, hoặc là 2D hoặc là 3D, tùy theo thế mạnh của mình.
+ Đừng chọn chương trình học rườm rà vì thời gian có hạn.
+ Chọn trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo hơn là những trung tâm không giỏi đào tạo mà chỉ giỏi quảng cáo. Bạn có thể đánh giá một trung tâm qua số lượng các khoá đã đào tạo, các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho học viên, trung tâm có xưởng thiết kế hay không,…
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ, nhân dịp năm mới cũng xin chúc anh và gia đình một năm mới sức khỏe và hạnh phúc.
Là giảng viên trường ĐH Kiến Trúc và là giám đốc công ty thiết kế, anh nhận định thế nào về tình hình đào tạo ngành này hiện nay?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hiện nay, những trung tâm đào tạo nghề HVKT mở ra ồ ạt nhưng không phải trung tâm nào cũng đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ nhất, giảng viên đứng lớp tại các trung tâm thường chưa trãi qua thực tiễn hành nghề thiết kế nên đa số chỉ dạy lý thuyết suông, học viên ít được tiếp cận với công việc thực tế. Đa số các HVKT khi vào công việc thực tế thì đều phải đào tạo và hướng dẫn lại. Đặc trưng của người học nghề thì rất cần đến người giảng viên vừa có kinh nghiệm làm nghề, vừa có có kinh nghiệm giảng dạy.
Thứ hai, chương trình học còn mang tính cưỡi ngựa xem hoa, học rất nhiều thứ trong một chương trình đào tạo ngắn hạn dẫn đến thiếu sự chuyên sâu. Những chương trình học như vậy sẽ mang đến cho học viên sự ảo tưởng về nghề.
Anh có thể nói cụ thể hơn về sự ảo tưởng của học viên là như thế nào?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Các trung tâm đào tạo khi quảng bá về chương trình học luôn vẽ nên những điều hoa mỹ như sau khóa học 6 đến 9 tháng thì học viên có thể sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm chuyên ngành như Auto CAD, 3Ds Max, Vray, Photoshop, Sketchup, Revit… có thể độc lập dựng phối cảnh nội ngoại thất hoàn chỉnh, độc lập thiết kế kiến trúc từ sơ phác đến triển khai chi tiết thi công các công trình nhà ở, lương cao sau khi tốt nghiệp, v.v…
Tuy nhiên, điều đó là không thể! Nếu chỉ học 9 tháng mà được như vậy thì không ai học đại học Kiến trúc nữa phải không nào? Cũng do thời gian quá ngắn nên học viên phải nổ lực rất nhiều để hoàn thiện kỹ năng, họ rất cần những giảng viên hướng dẫn giỏi nghề và cần các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Cần phải hiểu rằng họa viên là người hỗ trợ đắc lực cho các KTS và không thể thay thế KTS. Các chương trình học chỉ nên đi sâu vào từng chuyên ngành, bạn chỉ cần thật giỏi các phần mềm chuyên ngành dành cho HVKT là đủ.
Vậy anh có thể cho biết thực sự công việc của HVKT là gì?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Tôi xin nhắc lại, các bạn phải hiểu rằng họa viên chỉ là người hỗ trợ cho KTS, không thể thay thế các KTS.
Tùy theo bạn là HVKT chuyên khai triển 2D hay phác thảo phối cảnh 3D theo ý tưởng của KTS.
+ Nếu bạn là họa viên khai triển bản vẽ 2D, bạn phải thành thạo Auto Cad hoặc Revit để có thể hoàn thành tốt công việc. Công việc chính của bạn là khai triển chi tiết bản vẽ dựa trên bản vẽ phương án do KTS thiết kế nhằm phục vụ cho việc thi công công trình. Tùy theo quy mô công trình, công việc của HVKT sẽ khác nhau. Đối với nhà ở dân dụng, có thể bạn sẽ khai triển bản vẽ chi tiết của toàn bộ một ngôi nhà từ cầu thang, cửa, trần, bếp, toilet, … Đối với công trình có quy mô lớn như chung cư, cao ốc văn phòng, trường học, bệnh viện,v.v… có thể bạn chỉ chuyên khai triển một trong các hạng mục nào đó ví dụ là cầu thang, hoặc cửa ra vào, vách ngăn,v.v… của toàn bộ công trình.
Một bản vẽ 2D
+ Nếu bạn là họa viên 3D, công việc chính của bạn là thể hiện bản vẽ
phối cảnh 3D, thông thường là bản vẽ nội thất phòng ngủ, phòng khách,
phòng bếp, phòng karaoke hoặc ngoại thất, tiểu cảnh sân vườn,v.v… dưới
sự hướng dẫn của KTS hoặc cử nhân thiết kế nội thất. Để làm tốt công
việc của họa viên 3D, bạn phải thành thạo phần mềm 3Ds Max và Photoshop,
nếu biết thêm Sketch up bạn sẽ có thêm lợi thế trong việc thể hiện ý
tưởng.
Bản vẽ 3D nội thất của công ty Hưng Quốc
Vậy cơ hội việc làm cho HVKT là rất hiếm?ThS.KTS Tuấn Khanh: Hoàn toàn ngược lại. Bạn biết đấy, KTS không thể thiếu họa viên, như người bác sĩ cần y tá vậy. Thông thường thì một KTS cần 2 - 3 họa viên để triển khai ý tưởng của họ. Nhu cầu tuyển dụng HVKT hiện nay rất lớn, quan trọng là bạn có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không.
Anh có lời khuyên nào cho các bạn trẻ yêu thích nghề HVKT?
ThS.KTS Tuấn Khanh: Hãy nhìn nhận thực tế nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, đừng nên ảo tưởng. Và quan trọng là chọn trung tâm để theo học sao cho đạt được các yếu tố sau:
+ Chương trình đào tạo cho bạn nhiều thời gian thực hành, tiếp cận với công việc thực tế và xưởng thiết kế. Các trung tâm đào tạo mà không có xưởng thiết kế gắn liền thì bạn nên cân nhắc kỹ.
+ Hãy chọn chương trình học chuyên sâu, hoặc là 2D hoặc là 3D, tùy theo thế mạnh của mình.
+ Đừng chọn chương trình học rườm rà vì thời gian có hạn.
+ Chọn trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo hơn là những trung tâm không giỏi đào tạo mà chỉ giỏi quảng cáo. Bạn có thể đánh giá một trung tâm qua số lượng các khoá đã đào tạo, các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho học viên, trung tâm có xưởng thiết kế hay không,…
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ, nhân dịp năm mới cũng xin chúc anh và gia đình một năm mới sức khỏe và hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét