Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

“Con trẻ không ngoan, không phải vì Facebook”

“Tôi ủng hộ việc thầy cô, phụ huynh tham gia Facebook. Tôi thấy sinh viên, cac con cháu teen của tôi đều rất vui. Con trẻ không ngoan, không phải vì Facebook, mà là vì người lớn chưa làm cho các em yên tâm tin tưởng, tôn trọng để các em được giãi bày tâm sự”.

“Facebook là nơi thầy cô cha mẹ có thể hiều thêm tâm tư tình cảm, quan điểm con em mình để có cách giúp đỡ sẻ chia và uốn nắn khi cần thiết”. Ý kiến trên của độc giả Hoàng Thị Kim Chi tại địa chỉ email tchiql@yahoo.com cũng là quan điểm chung của không ít độc giả gửi về Dân trí trao đổi quanh việc sử dụng Facebook trong học sinh, sinh viên.
“Tôi cũng là một giáo viên. Tôi cũng đang sử dụng Facebook và kết bạn với học sinh của mình. Qua đó tôi thấy hiểu học sinh của mình hơn. Tôi nghĩ không nên cấm học sinh dùng Facebook.” - Người gửi: Minh Bình, email: lominhbinh@yahoo.com
Thầy cô lên Facebook nắm tâm tư học trò - Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này. Tôi cũng rất muốn lên Facebook nhưng mạng rất yếu. Hầu như không tải được. Có điều làm thế nào để Facebook chỉ là nơi chia sẻ tâm tư, tình cảm hay kiến thức... chứ đừng lợi dụng nó để có những hành vi xấu thì ngàn lần không nên.” – Người gửi: Nguyễn Thị Thắm, email: hpthad@gmail.com
“Tôi đồng ý với quan điểm này. Tôi cũng thường xuyên lên Facebook, nhóm của trường tôi. Tôi cũng là giáo viên nên khi vào Facebook có rất nhiều em học sinh chia sẻ những tâm tư, tình cảm cũng như những vấn đề liên quan đến học tập, cách ứng xử của bạn bè, thầy cô với nhau. Qua đó tôi cũng giúp các em được phần nào trong việc giải tỏa những bức xúc và tôi thấy học sinh rất quý tôi!”. – Email: luanhoanganh86@gmail.com
Trước việc mới đây có một trường THPT ở Hà Nội vừa đưa ra văn bản “Những điều cấm kỵ khi lên Facebook” dành cho học sinh trong trường, nhiều độc giả cũng gửi ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về việc nhà trường có nên đưa ra quy định kiểu này.
“Ủng hộ thầy Văn Như Cương. Các trường khác nên học tập Trường THPT Lương Thế Vinh. Thực tế nhiều bạn trẻ dùng Facebook để nói xấu bạn khác, và điều này rất ảnh hưởng đến tâm lý các bạn bị nói xấu, thậm chí có bạn còn bị o bế, đơn độc, tự ti và không thể tập trung vào học tập được.” - Người gửi:  Ngoc Diep, email:  truongkimchi@gmail.com 
“Thật tuyệt vời. Cảm ơn thầy Văn Như Cương đã làm điều này. Em mong có những người tiên phong dẫn đường cho việc này từ lâu quá rồi. Điều em mong ước đã thành hiện thực.” - Email:  dongvd2009@gmail.com
 
Trường cấm học sinh nói xấu trên Facebook
 
Thông báo về Những điều “cấm kỵ” khi lên Facebook đăng trên website của Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội).
 
"Thưa PGS Văn Như Cương, cháu hoàn toàn ủng hộ giải pháp của PGS, mong sẽ được nhiều phụ huynh quan tâm tới, nếu không lâu xa nữa thế hệ trẻ sẽ đi vào "cái bẫy" của cuộc sống ảo khi đó thì hậu quả thật khó lường, nó nên được áp dụng rộng rãi hơn và nên bổ sung thêm các mạng xã hội khác (Tiwtter, Google+,...). Hi vọng giải pháp của PGS đem đến hiệu quả. Cám ơn!” - Người gửi:  Hoang Thien, email:  thienpt5886@gmail.com 
“Hay! Tôi ủng hộ cách làm này của trường Lương Thế Vinh”. - một giáo viên Hóa ở Thủ Thừa, Long An
Độc giả có thể chia sẻ các ý kiến, bài viết của mình tới mục Giáo dục, báo điện tử Dân trí  qua địa chỉ email dantri@dantri.com.vn Trân trọng cảm ơn!



Trong khi một số độc giả đưa ý kiến bày tỏ ủng hộ cách làm này của Trường THPT Lương Thế Vinh, có nhiều bạn đọc cho rằng quan trọng hơn là việc dạy ý thức cho học sinh.
“Mình thấy Facebook là trang mạng xã hội lập ra để mọi người thể hiện cái nhìn của mình. Có thể có những bài viết sai trái cố ý nói xấu người khác và không đúng sự thật nhưng cũng có rất nhiều bài viết đúng thực tế. Nhà trường cũng nên xem xét lại những hành động của mình có đúng và đáng để học sinh chê không chứ nếu sai trái thì dù kiểu này hay kiểu khác thì mọi người cũng biết thôi” - Email:  nvson87@yahoo.com.vn 
“Trẻ như cây non cần chăm bón và bắt sâu. Dạy cho các cháu những điều tốt đẹp thì rất nên, qua lí lẽ phân biệt cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác để thực hiện, để tránh; đừng nên cứng ngắc cấm đoán nầy nọ. Tôi không rõ nhà trường này có cách nào để truy tìm Facebook nào xấu và của học sinh nào, hay là chỉ dọa dẫm trẻ?” - Người gửi:  Nguyễn Tâm, email:  mind@gmail.com 
“Thời buổi này sao nhiều người đưa ra những quyết định khó hiểu thế, cấm nhưng không dạy ý thức vậy thì cấm được không?” - Email:  mackinhanh@gmail.com 
“Facebook là nơi rất tốt để chia sẻ tâm trạng của bản thân, tuy tôi không biết ý nghĩa là như thế nào nhưng tôi vẫn lên Facebook vào buổi tối để chia sẻ buồn vui và có thể kết bạn với rất nhiều người tốt. Tuy vậy tôi vẫn thấy có nhiều người luôn nói tục, nói bậy ở trên, tôi không hiểu họ nói ra những lời đó có ý nghĩa gì với họ kể cả con gái. Mặc dù nhà trường đưa ra những lời khuyên rất tốt nhưng làm sao, cách nào cho học sinh nhận biết, hiểu ra đó là lời nói vui của họ mà dẫn đến tiếng xấu, hình ảnh xấu cho họ mới là quan trọng. Có thể dùng những lời khuyên hoặc cái gì đó thật ý nghĩa, những lời khuyên thật sự, có thể nói là cảm động hơn khiến cho họ có cảm giác khác đi, suy nghĩ khác đi để có thể giúp họ có nét đẹp con người.” - Người gửi:  Trần Anh Tuấn, email:  anhtuan_camphuoc@yahoo.com 
“Nhà trường mà làm được là cả vấn vấn đề lớn ngang với mò kim đáy bể... Chỉ được một thời gian đầu thôi... Xong lại để đấy ngay...” - Email:  dj_kenny_ao@yahoo.com 
“Tôi là một sinh viên. Theo mình nghĩ lệnh cấm chỉ là một khía cạnh nào đó để giải quyết vấn đề theo cách "chữa cháy" thôi. Còn kết quả thì đó là một nhận thức của từng cá nhân.” - Email:  nhattan.tamnong@gmail.com
“Đây là một quy định vô lý của nhà trường, Facebook là mạng toàn cầu, là quyền sở hữu cá nhân, like hay comment dựa theo sự thông minh của mỗi người, nếu nói như vậy biết thế nào là đúng với quy định nhà trường?” - Người gửi: Ngô Minh Hiệp, email:  minhhiep.kientruc@gmail.com 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét