Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Siết chặt đào tạo liên thông: Người học không có tội

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Liên thông là hình thức đào tạo để tạo cơ hội cho người dân có thể học tập suốt đời. Bộ GD&ĐT quản lý lỏng lẻo, người học không có tội”.

Lãnh đạo trường ĐH lo lắng

Dư luận xôn xao về quy định mới về đào tạo liên thông đại học. Lãnh đạo các trường ĐH, CĐ cho rằng quy chế này làm “khó” các trường và sinh viên CĐ, trung cấp.

Siết chặt đầu vào liên thông

Cách đây 10 năm, Bộ GD&ĐT tổ chức thí điểm thi đào tạo liên thông tại 6 trường đại học, cao đẳng. Đến năm 2008, Bộ GD đưa ra quy chế đào tạo giao tự chủ cho hiệu trưởng các trường có thẩm quyền đào tạo liên thông. Sau một thời gian, nhiều trường sai phạm trong việc liên thông, đào tạo chất lượng không cao, liên thông “biến tướng”, tình trạng thừa thầy thiếu thợ gây ra nỗi bức xúc cho người dân.

Năm 2012, một loạt tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Nam Định, Quảng Bình… nói “không” với các ứng viên học hệ dân lập, tư thục hay tại chức khi tuyển công chức. Mới gần đây, Phú Thọ và Thái Nguyên cũng từ chối liên thông, tại chức khiến người dân bức xúc.

Để nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cuối tháng Bộ GD&ĐT ra Thông tư 55 quy định liên thông đại học, sẽ có hiệu lực từ 7/2/2013. Tức là người có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chưa đủ 36 tháng (3 năm) muốn liên thông đại học phải dự thi 3 môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi Bộ GD&ĐT tổ chức hàng năm.


lien thong dai hoc, lien thong, lien thong chinh quy, chi tieu lien thong, hoc dai hoc, bang dai hoc, lien thong cao dang, quy che lien thong dai hoc, dao tao lien thong, soha

Sinh viên cao đẳng, trung cấp lo lắng, phản ứng mạnh về quy chế mới về liên thông. Nhiều sinh viên còn gửi tâm thư đến Bộ trưởng GD. (ảnh minh họa).

Quy định mới này tạo ra nhiều ý kiến trái chiều, đa phần đều phản ứng không đồng tính, gây xôn xao dư luận. Hầu hết lãnh đạo các trường ĐH, CĐ, chuyên gia giáo dục đều cho rằng sẽ “làm khó” các trường.

Gần như khép lại hình thức đào tạo liên thông

Trả lời báo chí, PGS.TS Lê Trọng Thắng - trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất cho rằng, quy định mới sẽ gần như khép lại hình thức đào tạo liên thông. Ông kiến nghị:“Nên rút ngắn thời gian 3 năm xuống còn 2 năm để SV còn nhớ kiến thức. Bên cạnh đó, Bộ nên có chế tài giám sát việc tổ chức tuyển sinh, đánh giá đào tạo liên thông chứ không nên chặn ngay cửa vào của các em như vậy”.

Đồng tình với quan điểm của PGS.TS Lê Trọng Thằng, GS Đặng Ứng Vận - hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình e ngại rằng như vậy sẽ rất phức tạp vì phải tổ chức nhiều hội đồng thi vào nhiều chuyên ngành khác nhau ở các trường, hiệu quả sẽ không cao.

Trong khi đó, PGS.TS. Phạm Văn Điển - Trưởng phòng Đào tạo - ĐH Lâm nghiệp Việt Nam lý giải, điểm gây bức xúc dư luận vừa qua là qui định thí sinh có thời gian tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng, cần dự thi theo đề thi 3 chung của kỳ thi tuyển sinh đại học. Ông cũng nhất trí quy chế nêu từ 36 tháng trở lên là có thể chấp nhận được, một sinh viên muốn liên thông bằng đại học cần phải vượt qua một số điều kiện.

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, GS Nguyễn Tất Dong – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân e ngại rằng quy định 3 năm kinh nghiệm mới cho thí sinh thi thì…quá lâu. “Nếu để 3 năm mới cho các em thi, tôi nghĩ các em sẽ quên nhiều kiến thức và khó thi đậu” - GS Dong nói.

Người học không có tội
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Liên thông là hình thức đào tạo để tạo cơ hội cho người dân có thể học tập suốt đời. Bộ GD&ĐT quản lý lỏng lẻo, người học không có tội”.

Về điểm mới trong quy chế liên thông, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Bộ đã nhận thấy sự bất cập của đào tạo liên thông và việc ban hành quy chế mới về vấn đề này đã được ưu tiên đặt ra từ rất sớm, đồng thời với thời gian soạn thảo Luật Giáo dục Đại học.

Dự thảo quy chế đào tạo liên thông mới đã được đưa ra bàn bạc hơn một năm qua. Việc ban hành thông tư mới quy định về đào tạo liên thông là rất cần thiết, không thể chậm trễ hơn, để chấn chỉnh những bất cập hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi người học”.
Giải thích cho những thắc mắc của sinh viên cao đẳng được phản ánh trên báo chí, ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng Bộ làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học.

Ông Tuấn nói thêm: “Tất cả những gì thông tư đưa ra chỉ là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người học. Các cơ sở sử dụng lao động cũng đánh giá phân biệt chất lượng chính quy và liên thông. Thực hiện thông tư mới cả người học chính quy và liên thông đều được đảm bảo về chất lượng đào tạo, dần dần lấy lại uy tín cho người lao động, cho cả nhà trường, chấm dứt tình trạng “ăn xổi” vẫn tồn tại với hệ đào tạo này”.

Còn Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định với báo chí rằng, giáo dục đại học chỉ có 2 hệ đó là hệ chính quy và hệ thường xuyên. Giáo dục thường xuyên có thể được tổ chức theo phương thức vừa làm vừa học hay từ xa.

“Thông tư mới không hề gây khó khăn đối với thí sinh có nguyện vọng học liên thông lên bậc học cao hơn, mà ngược lại còn tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh thể hiện năng lực của mình, tùy theo thế mạnh của từng người”, Thứ trưởng Ga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Lê Viết Khuyến, nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT lại cho rằng vấn đề là siết chặt chất lượng chứ không phải siết chặt đầu vào.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét