Cơ quan công an và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục làm rõ việc ĐH Quốc gia Hà Nội chuyển tiền ra nước ngoài và trích giữ tiền nằm ngoài sổ sách là có vi phạm hình sự hay không.
Trao đổi với báo chí ngày 11/1, GS Vũ Minh Giang, Phó Giám
đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết những sai phạm của trường này trong
liên kết đào tạo với nước ngoài đang được xử lý theo kết luận của Thủ
tướng Chính phủ. Theo đó, căn cứ quy định hiện hành, Bộ GD-ĐT quyết định
biện pháp xử lý phù hợp, bảo đảm quyền lợi đối với số văn bằng cử nhân,
thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết đào tạo với Trung tâm Công nghệ
đào tạo và Hệ thống việc làm (ETC) đã cấp cho học viên và số bằng thạc
sĩ của Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cấp chưa phù hợp quy định.
Có thể thu hồi bằng do nước ngoài cấp?
Theo ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP), trong buổi làm việc gần đây với ĐH Quốc gia Hà Nội, TTCP vẫn đề xuất thu hồi bằng thạc sĩ do Trường ĐH Kinh tế cấp cho những học viên không viết và bảo vệ luận văn.
Trong khi đó, ông Vũ Minh Giang lại cho rằng việc “bảo đảm quyền lợi cho các học viên” nêu trong kết luận của Thủ tướng, không chỉ Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội mà còn có trách nhiệm của TTCP. Đề xuất không công nhận bằng cấp của TTCP là không đúng luật bởi những bằng cấp này do nước ngoài cấp. “Một cơ quan trong nước không thể tuyên bố bằng cấp của nước ngoài cấp là không có giá trị” - ông Giang nói.
Làm rõ thu - chi
Theo ông Ngô Văn Khánh, vụ sai phạm ở ĐH Quốc gia Hà Nội còn nhiều vấn đề cần giải quyết tiếp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT đang giám sát việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến những sai phạm được TTCP chỉ ra. Ngoài ra, Thủ tướng còn giao ngành công an cùng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục làm rõ việc trích nộp học phí trong liên kết đào tạo và trích 0,15% ngân sách Nhà nước để ngoài sổ sách có vi phạm hình sự hay không.
Trước đó, theo TTCP, trong liên kết đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội đã trích nộp trái quy định 21,373 tỉ đồng. “Việc này Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ” - ông Khánh cho biết. Bên cạnh đó, việc ETC chuyển 177,8 tỉ đồng cho ĐH Griggs (Mỹ) qua tài khoản mở tại Singapore cũng có nhiều dấu hiệu vụ lợi. “Với chức năng của mình, chúng tôi không tiếp tục đi sâu vào vụ việc. Các cơ quan được Thủ tướng giao sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề đã được TTCP chỉ ra” - ông Khánh nói. Theo ông Khánh, Thủ tướng đã chỉ đạo nếu việc trích nộp và chuyển tiền ra nước ngoài có vụ lợi, tham nhũng thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật.
Có thể thu hồi bằng do nước ngoài cấp?
Theo ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP), trong buổi làm việc gần đây với ĐH Quốc gia Hà Nội, TTCP vẫn đề xuất thu hồi bằng thạc sĩ do Trường ĐH Kinh tế cấp cho những học viên không viết và bảo vệ luận văn.
Trong khi đó, ông Vũ Minh Giang lại cho rằng việc “bảo đảm quyền lợi cho các học viên” nêu trong kết luận của Thủ tướng, không chỉ Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội mà còn có trách nhiệm của TTCP. Đề xuất không công nhận bằng cấp của TTCP là không đúng luật bởi những bằng cấp này do nước ngoài cấp. “Một cơ quan trong nước không thể tuyên bố bằng cấp của nước ngoài cấp là không có giá trị” - ông Giang nói.
ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Hoàng Lan Anh)
Ông Giang cũng cho hay ĐH Quốc gia Hà Nội đã làm việc với Bộ GD-ĐT về
vấn đề bằng cấp của học viên. Theo Quyết định số 77/2007 của Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt
Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, công dân Việt Nam có văn bằng do
cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, các cơ quan, cá nhân có nhu cầu xác nhận
bằng cấp cần liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
(Bộ GD-ĐT). Ông Giang nhấn mạnh việc có tuyển dụng những người được cấp
bằng của chương trình học này hay không là do nơi sử dụng lao động quyết
định.Làm rõ thu - chi
Theo ông Ngô Văn Khánh, vụ sai phạm ở ĐH Quốc gia Hà Nội còn nhiều vấn đề cần giải quyết tiếp. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT đang giám sát việc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến những sai phạm được TTCP chỉ ra. Ngoài ra, Thủ tướng còn giao ngành công an cùng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục làm rõ việc trích nộp học phí trong liên kết đào tạo và trích 0,15% ngân sách Nhà nước để ngoài sổ sách có vi phạm hình sự hay không.
Trước đó, theo TTCP, trong liên kết đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội đã trích nộp trái quy định 21,373 tỉ đồng. “Việc này Bộ Tài chính đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ” - ông Khánh cho biết. Bên cạnh đó, việc ETC chuyển 177,8 tỉ đồng cho ĐH Griggs (Mỹ) qua tài khoản mở tại Singapore cũng có nhiều dấu hiệu vụ lợi. “Với chức năng của mình, chúng tôi không tiếp tục đi sâu vào vụ việc. Các cơ quan được Thủ tướng giao sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề đã được TTCP chỉ ra” - ông Khánh nói. Theo ông Khánh, Thủ tướng đã chỉ đạo nếu việc trích nộp và chuyển tiền ra nước ngoài có vụ lợi, tham nhũng thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật.
Học viên có thể kiện nếu bị thu hồi bằng cấp Theo ông Ngô Văn Khánh, bên cạnh việc kiểm điểm tập thể, cá nhân có sai phạm, ĐH Quốc gia Hà Nội còn phải rà soát lại tất cả các chương trình đào tạo ĐH, sau ĐH và liên kết với đối tác nước ngoài. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng qua vụ ĐH Quốc gia Hà Nội sai phạm trong liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài cho thấy những lỗ hổng lớn về công tác quản lý. Nếu bị thu hồi bằng cấp, học viên có thể kiện ra tòa để đòi học phí. Theo luật sư Hậu, việc liên kết đào tạo với nước ngoài thực chất là kinh doanh nên cần có những quy định khắt khe hơn như một số nước đang làm. Đó là bắt buộc đơn vị nước ngoài ký một khoản quỹ đủ lớn để cơ quan nước sở tại có thể xử phạt khi họ sai phạm. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét