Một loạt hạn chế về việc dạy học môn Ngữ văn trong trường phổ thông đã được Bộ GD-ĐT thừa nhận, trong đó có nội dung “nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của HS hiện nay”.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển: “Chương trình dạy
Ngữ văn hiện nay chưa nhất quán theo một trục qua các cấp học, nội dung
còn nhiều trùng lặp, tính tích hợp giữa các hợp phần càng lên lớp cao
trên càng mờ nhạt.
Việc tách biệt các hợp phần Tiếng Việt và Làm văn là không hợp lý. Chương trình và SGK vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh, nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo”.
Nhiều bài học trong SGK, nhất là ở các lớp trên, theo Bộ còn nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho HS. Một số nội dung còn cao đối với khả năng tiếp thu của HS, nhất là HS nông thôn, miền núi và những HS ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu.
Chất lượng đầu ra của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn mặc dù điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Đội ngũ giáo viên thụ động trong việc đáp ứng những đòi hỏi của việc thay đổi của chương trình, sách giáo khoa do ý thức tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng giáo viên tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, hiệu quả thấp.
Việc tách biệt các hợp phần Tiếng Việt và Làm văn là không hợp lý. Chương trình và SGK vẫn nặng tính hàn lâm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh, nhất là phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo”.
Nhiều bài học trong SGK, nhất là ở các lớp trên, theo Bộ còn nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho HS. Một số nội dung còn cao đối với khả năng tiếp thu của HS, nhất là HS nông thôn, miền núi và những HS ở những vùng kinh tế - xã hội khó khăn.
Nhiều tác phẩm văn học trong trường phổ thông không phù hợp với tâm lí HS hiện nay (Ảnh minh họa)
Thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý. Hầu hết tác
phẩm dạy trong SGK THCS, THPT tuy có vị trí trong lịch sử văn học nhưng
đã ra đời quá lâu, nhiều tác phẩm không phù hợp với tâm lý của HS hiện
nay, do đó không khơi gợi được hứng thú học tập của các em.Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá vẫn chưa thực sự chuyển biến, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu.
Chất lượng đầu ra của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn mặc dù điều kiện học tập ngày càng tốt hơn. Đội ngũ giáo viên thụ động trong việc đáp ứng những đòi hỏi của việc thay đổi của chương trình, sách giáo khoa do ý thức tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế.
Công tác bồi dưỡng giáo viên tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, hiệu quả thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét