Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Theo đó, Hội Khuyến học Việt Nam được giao chủ trì tổ chức đánh giá công nhận “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập”.
Tôn
vinh những cá nhân, tổ chức hiếu học và ủng hộ phong trào học tập suốt
đời là hoạt động thường xuyên của Hội Khuyến học nhằm góp phần xây dựng
xã hội học tập.
4 mục tiêu trọng điểm
Trong
đề án này, Chính phủ xây dựng rõ chỉ tiêu thực hiện trong từng giai
đoạn cho 4 mục tiêu trọng điểm là: Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; Nâng
cao trình độ tin học, ngoại ngữ; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tay nghề lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn; Hoàn
thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng
hạnh phúc hơn.
Theo
đó, mục tiêu đến năm 2015 phải đạt tỷ lệ 98% người trong độ tuổi 15 -
35 biết chữ; 80% cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) tham gia các
chương trình học tập ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc, 20%
CB-CC-VC có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 5% có trình độ bậc 3.
Về
trình độ chuyên môn, đề án đặt mục tiêu 100% CB-CC cấp Trung ương đến
cấp huyện phải được đào tạo đúng tiêu chuẩn quy định, 80% thực hiện chế
độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm, đối với CB-CC cấp xã thì tiêu chí này
lần lượt là 90% và 70%; 50% lao động nông thôn được học tập kỹ thuật sản
xuất tại trung tâm học tập cộng đồng; 80% công nhân có trình độ THPT và
85% đã qua đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục phấn đấu 30% học
sinh - sinh viên được học kỹ năng sống.
Mục
tiêu đến năm 2020 phải đạt tỷ lệ 99% người trong độ tuổi 15 - 35 biết
chữ; 100% CB-CC-VC tham gia các chương trình học tập ứng dụng công nghệ
thông tin vào công việc, 40% CB-CC-VC có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20%
có trình độ bậc 3.
Về
trình độ chuyên môn, đề án đặt mục tiêu 90% CB-CC cấp Trung ương đến
cấp huyện phải thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm; đối với
CB-CC cấp xã, 95% CB-CC phải có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định,
85% thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm; 70% lao động nông
thôn được học tập kỹ thuật sản xuất tại trung tâm học tập cộng đồng; 90%
công nhân có trình độ THPT và 95% đã qua đào tạo nghề. Ngoài ra, các cơ
sở giáo dục phấn đấu 50% học sinh - sinh viên được học kỹ năng sống.
Lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập ở tất cả các cấp
Nhằm
thực hiện các mục tiêu trên, đề án đưa ra hàng loạt giải pháp mang tính
chiến lược như: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý
nghĩa của hoạt động xây dựng xã hội học tập (XHHT) ở tất cả các tổ chức,
đơn vị; Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, thư viện…; Củng cố, phát triển mạng lưới trung
tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục chính quy;
Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng…
Đề
án cũng quy định cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá
trình xây dựng XHHT. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Giáo dục Đào tạo và Hội
Khuyến học xây dựng bộ chỉ số đánh giá thực hiện xây dựng XHHT của bộ,
ngành, địa phương (bao gồm cấp tỉnh, xã). Xây dựng XHHT sẽ là nội dung
bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hành động, thi đua hàng năm của
tất cả các cơ quan, đơn vị.
Theo
đề án này, Chính phủ cũng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xây dựng XHHT
từ Trung ương đến cấp xã; Xây dựng bộ phận là đầu mối quản lý về học tập
suốt đời, xây dựng XHHT ở tất cả các cơ quan; Khuyến khích xây dựng
“Quỹ học tập suốt đời” ở các doanh nghiệp…
Hội
Khuyến học được giao chủ trì Đề án thành phần Đẩy mạnh phong trào học
tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư. Hội Khuyến học
cũng sẽ chủ trì tổ chức đánh giá công nhận để xét tặng các danh hiệu
“Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập” cho các cơ quan, địa phương.
Các cơ quan ngôn luận của Hội Khuyến học như báo Khuyến học & Dân trí, báo Dân trí điện tử, website Hội Khuyến học cũng như Hội Khuyến học các cấp được giao nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng XHHT.
Kinh
phí thực hiện đề án từ ngân sách Nhà nước dự kiến là 340 tỷ đồng (vốn
sự nghiệp), trong đó Trung ương đảm bảo 40% tổng kinh phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét