Chiều 18/1, UBND TP đã họp phiên thường kỳ đóng góp ý kiến cho dự thảo Quy định Quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Sở GD-ĐT Hà Nội đệ trình. Theo đó, nếu muốn dạy thêm, học thêm, các cá nhân liên quan phải đăng ký.
Công khai giấy phép dạy thêm
Trong đợt thanh tra, kiểm tra hồi đầu năm học 2012-2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT và Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP) đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập trong dạy thêm, học thêm. Nhiều nhà trường, giáo viên đã bị phát hiện có sai phạm trong tổ chức dạy thêm, học thêm. Từ đầu năm học tới nay, UBND TP cũng đã nhiều lần đốc thúc việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan tới dạy thêm, học thêm đã được làm rõ. Do vậy, quy định mới về dạy thêm học thêm đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người kỳ vọng, quy định này sẽ khắc phục được những tồn tại, chấm dứt sự lộn xộn, làm giảm dần bức xúc xung quanh dạy thêm, học thêm.
Đại diện Sở GD-ĐT cho biết, dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm nêu rõ, đối với tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học gửi đến nhà trường. Trong đơn, phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ và hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp nhận đơn, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Tương tự, ở chiều ngược lại, giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT nhấn mạnh, các tổ chức phải cam kết với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm các văn bản liên quan như giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu; mức thu tiền học thêm...
Liên quan tới vấn đề thu, sử dụng và quản lý tiền, Sở GD-ĐT đề xuất, trong nhà trường, sẽ thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo Nghị định số 43 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực tài chính.
Đối với tổ chức ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức này thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính. Về thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, Chủ tịch UBND TP sẽ ủy quyền cho Giám đốc Sở GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc nội dung thuộc nhiều chương trình nhưng cao nhất là chương trình THPT. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện cấp hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc THCS. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ yêu cầu đối với người dạy thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm...
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Sở GD-ĐT cần đi sâu hơn nữa, cụ thể hóa những vấn đề thuộc trách nhiệm của thành phố như quy định điều kiện để tổ chức dạy thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; thu chi tài chính của các tổ chức dạy thêm... Đặc biệt quan tâm việc thanh tra, kiểm tra xử lý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, “phải giao rõ trách nhiệm cụ thể từng đơn vị. Về mức thu phí, tuy nói là do thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường nhưng cần đưa ra mức trần cụ thể để không vượt quá. Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục trao đổi với các cơ quan chuyên môn, cụ thể hóa các nội dung và hoàn thiện quy định trong thời gian sớm nhất, trình UBND TP xem xét, ban hành.
Trong đợt thanh tra, kiểm tra hồi đầu năm học 2012-2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT và Ban Văn hóa - xã hội (HĐND TP) đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập trong dạy thêm, học thêm. Nhiều nhà trường, giáo viên đã bị phát hiện có sai phạm trong tổ chức dạy thêm, học thêm. Từ đầu năm học tới nay, UBND TP cũng đã nhiều lần đốc thúc việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan tới dạy thêm, học thêm đã được làm rõ. Do vậy, quy định mới về dạy thêm học thêm đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người kỳ vọng, quy định này sẽ khắc phục được những tồn tại, chấm dứt sự lộn xộn, làm giảm dần bức xúc xung quanh dạy thêm, học thêm.
Đại diện Sở GD-ĐT cho biết, dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm nêu rõ, đối với tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học gửi đến nhà trường. Trong đơn, phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ và hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp nhận đơn, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Tương tự, ở chiều ngược lại, giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT nhấn mạnh, các tổ chức phải cam kết với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm các văn bản liên quan như giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu; mức thu tiền học thêm...
Hoạt động dạy - học thêm cần tránh gây áp lực cho học sinh
Tiền học thêm theo thỏa thuậnLiên quan tới vấn đề thu, sử dụng và quản lý tiền, Sở GD-ĐT đề xuất, trong nhà trường, sẽ thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo Nghị định số 43 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực tài chính.
Đối với tổ chức ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức này thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính. Về thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, Chủ tịch UBND TP sẽ ủy quyền cho Giám đốc Sở GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc nội dung thuộc nhiều chương trình nhưng cao nhất là chương trình THPT. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện cấp hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc THCS. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ yêu cầu đối với người dạy thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm...
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Sở GD-ĐT cần đi sâu hơn nữa, cụ thể hóa những vấn đề thuộc trách nhiệm của thành phố như quy định điều kiện để tổ chức dạy thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; thu chi tài chính của các tổ chức dạy thêm... Đặc biệt quan tâm việc thanh tra, kiểm tra xử lý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, “phải giao rõ trách nhiệm cụ thể từng đơn vị. Về mức thu phí, tuy nói là do thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường nhưng cần đưa ra mức trần cụ thể để không vượt quá. Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục trao đổi với các cơ quan chuyên môn, cụ thể hóa các nội dung và hoàn thiện quy định trong thời gian sớm nhất, trình UBND TP xem xét, ban hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét