Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm đem lại tai hoạ rất trầm trọng: Nói không ngoa nó còn nguy hiểm hơn cả nạn tham nhũng hay nghiện hút vì sự tàn phá tương lai đất nước, tàn phá nền tri thức trẻ nước nhà trên diện rộng, toàn thể.
Nhắc lại chuyện học thêm, nhiều người nói: Nó cũ và xưa như
trái đất. Để tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng phổ biến này, tôi đã đi tìm
dữ liệu ở các trung tâm, các lớp học thêm để có dữ liệu sống cho bài
phóng sự này: Vấn đề không xưa và cũ, có rất nhiều điều mới mẻ mà chúng
ta cần phải xem xét, suy ngẫm, mong các bậc phụ huynh, nghành giáo dục
có những biện pháp cụ thể về vấn đề học thêm, ngày nay có lẽ đã trở
thành “quốc nạn”.
Cậu con 8 tuổi của tôi mới học lớp 2, từ năm ngoái đã phải “ngày hai buổi đến trường” với 4 lần đưa đón, về nhà còn phải học đến gần mười giờ đêm mới hết bài học thêm, bài trên lớp. Cháu đã mất hẳn tuổi thơ, dịp nghỉ tết tôi phải chở cháu ra ngoại ô để chỉ cho cháu biết con trâu, con cò và nghe tiếng chim hót... và thật buồn khi cháu gọi mẹ con đàn gà là chim.
Khối học sinh cấp III còn bận hơn: Học chính khoá buổi sáng, học thêm chiều, tối (có nơi còn học khuya: 21h45- 23h): Một số trường có phương pháp chấm dứt học thêm bằng cách cho học… chính khoá, các cháu phải đến trường hai buổi theo thời khoá biểu và đồng phục. Các trường khác tuy có thể học một buổi nhưng về nhà bỏ cặp sách xuống là ăn vội vàng có khi không kịp nghỉ trưa, tức tốc đạp xe đến lớp học thêm, vào ca đầu giờ chiều, tiếp đến lớp cuối giờ chiều về nghỉ, lùa vội xong lụn cơm lại vội vã đến lớp học thêm ca đầu tối (18h – 19h30), đó mới chỉ là hời gian cho các môn chính, cận chính, các môn ngoại khoá như vẽ, nhạc và tin học thì có lẽ phải để đến chủ nhật hoặc hè.
Ngày nay gần như có một “lệ” là phải học thêm môn của các cô đứng lớp. Muốn học ở các cô khác giỏi hơn (có lẽ giỏi là do công tác quảng cáo tiếp thị tốt hơn), thì nên nộp tiền học thêm đầy đủ cho các thầy, cô bộ môn, giả như vẫn đi học nhưng thường vắng mặt để học ở chỗ khác. Lấy lý do: Ôn lại chương trình cấp III để thi tại chức, tôi đến lớp học do một thầy có tiếng nổi hơn cồn: Thầy thuê hội trường của một cơ quan vì học sinh đến gần trăm, phải dùng micro như ngôi sao ca nhạc, phòng ngột ngạt, đông người, mấy em ngồi dưới lấy thước chọc lưng bạn gái trêu đùa hoặc viết thư ném cho nhau tá lả. Thấy tôi đứng tần ngần, có một cô sồn sồn phấn son loè loẹt ra giới thiệu là vợ thầy. Tôi nói muốn xin học chương trình toán lớp 10, cô nói: Nếu vậy thì phải vào lớp khuya tầm 21h45 – 23h00 vì thầy chủ yếu dạy lớp 11, 12, lớp 10 chỉ duy nhất có 1 lớp vào khuya vậy thôi, còn lý, hoá thì gần nhà cũng có lớp 10 nhưng cũng phải vào tầm khuya đó!!.
Tôi sang phố khác, có hai lớp toán do thầy sử và kỹ thuật điện dạy, hai thầy này tôi biết khi còn là sinh viên, tuy vậy cung cách dạy của các thầy cũng rất chững chạc, uy nghi. Sau này tôi biết: Chỉ cần ra ngoài đường mua mấy quyển sách bài tập có cách giải sẵn, về đọc sau đó là nhờ vào các công tác quảng cáo trợ giúp. Học sinh ngày nay do sự quá tải trong học thêm nên hầu như chẳng có em nào đào sâu suy nghĩ nên làm thầy dạy thêm bất cứ môn nào, thật dễ dàng như chúng ta đi mua một chiếc xe máy.
Tôi ghé mắt vào lớp - nhận ra người quen, thầy ra ám hiệu đợi thầy một chút, đọc xong 3 đề bài, thầy ra chỗ tôi hàn huyên, thỉnh thoàng liếc mắt xem giờ, khoảng gần 10 phút thầy vào và hỏi lớn - Các em làm xong chưa?: Cả lớp im lặng - Giở phần giải sẵn trong sách ra thầy nói tiếp: Thế này nhé các em… và cả lớp cắm cúi chép lia lịa và không ít trong số đó chép đề bài thiếu hoặc sai nhưng vẫn có lời giải đúng. Bài khác, lớp khác, thầy khác tình hình học thêm cũng tương tự như vậy: Cắm cúi nghe, cặm cụi ghi và chép – Dòng kiến thức đổ ào ạt vào tai nọ thì tồ tồ chảy qua tai kia và ngược lại, có cái gì hiếm hoi lọt vào trong tâm não thì cũng nhạt nhoà, lẫn lộn: Nó cũng giống như các cụ hưu trí ngồi xem phim trên ti vi, hết phim bộ Hàn Quốc lại chuyển sang nghĩa hiệp của Trung Quốc và sau đó là các phim tình cảm Việt, các nhân vật, sự kiện về sau lẫn lộn lung tung, tình hình học thêm ngày nay cũng tạo ra một lớp thế hệ kiến thức, tri thức trẻ như vậy.
Các thầy, cô dạy thêm cũng có nỗi niềm khổ sở vất vả không kém: Bị cuốn vào dòng xoáy thời gian dạy thêm, hệt như các sao ca nhạc, chạy chow hết lớp này, trung tâm nọ. Chương trình trong ngày của thầy cô là một phần cứng khó thay đổi, có sự kiện gì đặc biệt xảy ra nếu cần phải giải quyết trong 15-20 phút thì sau đó là cả sự loay hoay, thu xếp rất vất vả, nhiều thầy cô còn dạy đồng thời 2 đến ba lớp gần nhau: Ra bài tập xong cho lớp này, lên xe máy vù đến lớp khác (thu xếp cho gần đó) giảng, sau đó lại ra bài tập và quay lại lớp kia và tiếp tục ghi ghi, chép chép tuy có xoay vòng đèn cù nhưng sự sáng tạo này mang lại thu nhập cũng là… quá được.
Những sự việc đã nêu trên là hình ảnh của 7 – 10 năm về trước, mấy ngày cận năm mới này tôi lại có dịp đi khảo sát tình trạng dạy thêm học thêm và nhận thấy: Về cơ bản thì vẫn vậy nhưng sự biến thể, thay đổi theo hình thức còn nguy hại và trầm trọng hơn nhiều: Sự thay đổi mang tính tích cực là ngày nay các học sinh và phụ đã có “Kinh nghiệm & Truyền thống dân tộc học thêm” nên các dạng thầy dạy sử, dạy tin học đi dạy toán là không còn nữa. Phụ huynh đã biết chọn thầy cô cho con em mình. Bộ giáo dục đào tạo cũng đã ra chỉ thị nhằm chống việc học thêm dạy thêm, nhưng có lẽ ở Việt Nam ta, cái gì cấm sẽ làm cho nó phát triển càng thêm mạnh mẽ tất nhiên phải dưới hình thức che đậy bài bản tế nhị hơn: Lấy lý do là chất lượng học sinh trường mình yếu, kém hơn nên trường cho phép có chương trình phù đạo, tất cả học sinh bị bắt buộc phải đi học vì chương trình chính khoá sẽ bị sẻ chia và dạy luôn vào các buổi “phụ đạo” hoặc buổi chính thì dạy chưa kỹ để đến buổi phụ đạo dạy kỹ hơn, mới làm được bài tập.
Ngày nay có hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu: Tầm xâm xẩm chiều, cha mẹ mang theo bánh mỳ đến đón các cháu tan lớp và đưa ngay đến điểm học thêm môn khác, tan môn nọ vào môn kia, thời gian là sát sạt nhau – Bữa cơm chiều là bánh mỳ trên xe máy! Tôi đến một trung tâm dạy thêm của một trường chuyên, được thuê ngay tại chính căn nhà của Thầy phụ trách: Thầy luôn rao giảng cho các phụ huynh đến - Các em phải có thời gian và ý thức tự học, cái này thầy cô không thể thay thế được !!, tôi được biết là con trai của ông thầy này thường xuyên một tay cầm lái xe đạp tay kia đưa bánh mỳ lên miệng – Cháu cũng phải thừa nhận là “Học thêm xong là 21:30 giờ, về đến nhà quá mệt, bài chép về còn không kịp đọc lại” - Đừng nói đến tự học !!. Như vậy học thêm đúng là căn bệnh của toàn xã hội.
Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm đem lại tai hoạ rất trầm trọng: Nói không ngoa nó còn nguy hiểm hơn cả nạn tham nhũng hay nghiện hút vì sự tàn phá tương lai đất nước, tàn phá nền tri thức trẻ nước nhà trên diện rộng, toàn thể. Để thay lời, một cô giáo có số lớp dạy thêm nhiều, học sinh đông phát biểu: Không dạy thêm thì với đồng lương giáo viên hiện nay sao mà sống được ở thành phố (Đây là lý do chính: Cơm áo, gạo tiền - bài ca muôn thủa), dạy thêm tuy có vất vả, mệt mỏi nhưng là sự bươn chải vì cuộc sống. Phải đi học thêm mới có kết quả tốt, cũng là do vòng xoáy của thời đại, của trào lưu phụ huynh tạo ra. Họ nghĩ cứ đi học thêm là con khắc phải giỏi, nhưng thực chất đó chỉ là liều thuốc tinh thần.
Học thêm là nếp sống thị thành, là đời thường. Nhiều học sinh còn được cha mẹ cho học trước, hết lớp trên từ trong hè, được thầy giải hết các bài tập của chương trình, nhưng vào năm học mới thì kết quả học vẫn kém. Nguyên nhân là vào năm mới các em tiếp tục học thêm quá nhiều, đầu óc thêm thụ động, không đào sâu suy nghĩ, kiến thức nhạt nhoà lẫn lộn, nên chỉ cần bài khác đi tí chút là các em làm sai. Học thêm tạo cho các em tính thụ động và không còn thời gian tự học, mất đi khả năng suy ngẫm tìm tòi, đầu óc trở nên lười biếng, u mê. Học thêm đang có nguy cơ làm hỏng cả một nền tri thức tương lai của đất nước hay nói đúng hơn nó là sự phá hoại vô hình nhưng vô cùng lớn và nguy hiểm, hậu quả là ngày nay nhiều kỹ sư trẻ khi đi làm rất sợ phải ghi chép, phải tra cứu, phải đọc, ngay cả đọc sách chuyên môn, như vậy họ không phải là kỹ sư nữa ! Học thêm là quốc nạn là giặc ngoại xâm tàn phá tri thức đất nước, làm hỏng sự nghiệp trồng người. Mong các bậc phụ huynh, nghành giáo dục, luật pháp cần có những biện pháp, quy định cụ thể để ngăn chặn “quốc nạn” này.
Cậu con 8 tuổi của tôi mới học lớp 2, từ năm ngoái đã phải “ngày hai buổi đến trường” với 4 lần đưa đón, về nhà còn phải học đến gần mười giờ đêm mới hết bài học thêm, bài trên lớp. Cháu đã mất hẳn tuổi thơ, dịp nghỉ tết tôi phải chở cháu ra ngoại ô để chỉ cho cháu biết con trâu, con cò và nghe tiếng chim hót... và thật buồn khi cháu gọi mẹ con đàn gà là chim.
Khối học sinh cấp III còn bận hơn: Học chính khoá buổi sáng, học thêm chiều, tối (có nơi còn học khuya: 21h45- 23h): Một số trường có phương pháp chấm dứt học thêm bằng cách cho học… chính khoá, các cháu phải đến trường hai buổi theo thời khoá biểu và đồng phục. Các trường khác tuy có thể học một buổi nhưng về nhà bỏ cặp sách xuống là ăn vội vàng có khi không kịp nghỉ trưa, tức tốc đạp xe đến lớp học thêm, vào ca đầu giờ chiều, tiếp đến lớp cuối giờ chiều về nghỉ, lùa vội xong lụn cơm lại vội vã đến lớp học thêm ca đầu tối (18h – 19h30), đó mới chỉ là hời gian cho các môn chính, cận chính, các môn ngoại khoá như vẽ, nhạc và tin học thì có lẽ phải để đến chủ nhật hoặc hè.
Ngày nay gần như có một “lệ” là phải học thêm môn của các cô đứng lớp. Muốn học ở các cô khác giỏi hơn (có lẽ giỏi là do công tác quảng cáo tiếp thị tốt hơn), thì nên nộp tiền học thêm đầy đủ cho các thầy, cô bộ môn, giả như vẫn đi học nhưng thường vắng mặt để học ở chỗ khác. Lấy lý do: Ôn lại chương trình cấp III để thi tại chức, tôi đến lớp học do một thầy có tiếng nổi hơn cồn: Thầy thuê hội trường của một cơ quan vì học sinh đến gần trăm, phải dùng micro như ngôi sao ca nhạc, phòng ngột ngạt, đông người, mấy em ngồi dưới lấy thước chọc lưng bạn gái trêu đùa hoặc viết thư ném cho nhau tá lả. Thấy tôi đứng tần ngần, có một cô sồn sồn phấn son loè loẹt ra giới thiệu là vợ thầy. Tôi nói muốn xin học chương trình toán lớp 10, cô nói: Nếu vậy thì phải vào lớp khuya tầm 21h45 – 23h00 vì thầy chủ yếu dạy lớp 11, 12, lớp 10 chỉ duy nhất có 1 lớp vào khuya vậy thôi, còn lý, hoá thì gần nhà cũng có lớp 10 nhưng cũng phải vào tầm khuya đó!!.
Tôi sang phố khác, có hai lớp toán do thầy sử và kỹ thuật điện dạy, hai thầy này tôi biết khi còn là sinh viên, tuy vậy cung cách dạy của các thầy cũng rất chững chạc, uy nghi. Sau này tôi biết: Chỉ cần ra ngoài đường mua mấy quyển sách bài tập có cách giải sẵn, về đọc sau đó là nhờ vào các công tác quảng cáo trợ giúp. Học sinh ngày nay do sự quá tải trong học thêm nên hầu như chẳng có em nào đào sâu suy nghĩ nên làm thầy dạy thêm bất cứ môn nào, thật dễ dàng như chúng ta đi mua một chiếc xe máy.
Tôi ghé mắt vào lớp - nhận ra người quen, thầy ra ám hiệu đợi thầy một chút, đọc xong 3 đề bài, thầy ra chỗ tôi hàn huyên, thỉnh thoàng liếc mắt xem giờ, khoảng gần 10 phút thầy vào và hỏi lớn - Các em làm xong chưa?: Cả lớp im lặng - Giở phần giải sẵn trong sách ra thầy nói tiếp: Thế này nhé các em… và cả lớp cắm cúi chép lia lịa và không ít trong số đó chép đề bài thiếu hoặc sai nhưng vẫn có lời giải đúng. Bài khác, lớp khác, thầy khác tình hình học thêm cũng tương tự như vậy: Cắm cúi nghe, cặm cụi ghi và chép – Dòng kiến thức đổ ào ạt vào tai nọ thì tồ tồ chảy qua tai kia và ngược lại, có cái gì hiếm hoi lọt vào trong tâm não thì cũng nhạt nhoà, lẫn lộn: Nó cũng giống như các cụ hưu trí ngồi xem phim trên ti vi, hết phim bộ Hàn Quốc lại chuyển sang nghĩa hiệp của Trung Quốc và sau đó là các phim tình cảm Việt, các nhân vật, sự kiện về sau lẫn lộn lung tung, tình hình học thêm ngày nay cũng tạo ra một lớp thế hệ kiến thức, tri thức trẻ như vậy.
Các thầy, cô dạy thêm cũng có nỗi niềm khổ sở vất vả không kém: Bị cuốn vào dòng xoáy thời gian dạy thêm, hệt như các sao ca nhạc, chạy chow hết lớp này, trung tâm nọ. Chương trình trong ngày của thầy cô là một phần cứng khó thay đổi, có sự kiện gì đặc biệt xảy ra nếu cần phải giải quyết trong 15-20 phút thì sau đó là cả sự loay hoay, thu xếp rất vất vả, nhiều thầy cô còn dạy đồng thời 2 đến ba lớp gần nhau: Ra bài tập xong cho lớp này, lên xe máy vù đến lớp khác (thu xếp cho gần đó) giảng, sau đó lại ra bài tập và quay lại lớp kia và tiếp tục ghi ghi, chép chép tuy có xoay vòng đèn cù nhưng sự sáng tạo này mang lại thu nhập cũng là… quá được.
Những sự việc đã nêu trên là hình ảnh của 7 – 10 năm về trước, mấy ngày cận năm mới này tôi lại có dịp đi khảo sát tình trạng dạy thêm học thêm và nhận thấy: Về cơ bản thì vẫn vậy nhưng sự biến thể, thay đổi theo hình thức còn nguy hại và trầm trọng hơn nhiều: Sự thay đổi mang tính tích cực là ngày nay các học sinh và phụ đã có “Kinh nghiệm & Truyền thống dân tộc học thêm” nên các dạng thầy dạy sử, dạy tin học đi dạy toán là không còn nữa. Phụ huynh đã biết chọn thầy cô cho con em mình. Bộ giáo dục đào tạo cũng đã ra chỉ thị nhằm chống việc học thêm dạy thêm, nhưng có lẽ ở Việt Nam ta, cái gì cấm sẽ làm cho nó phát triển càng thêm mạnh mẽ tất nhiên phải dưới hình thức che đậy bài bản tế nhị hơn: Lấy lý do là chất lượng học sinh trường mình yếu, kém hơn nên trường cho phép có chương trình phù đạo, tất cả học sinh bị bắt buộc phải đi học vì chương trình chính khoá sẽ bị sẻ chia và dạy luôn vào các buổi “phụ đạo” hoặc buổi chính thì dạy chưa kỹ để đến buổi phụ đạo dạy kỹ hơn, mới làm được bài tập.
Ngày nay có hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu: Tầm xâm xẩm chiều, cha mẹ mang theo bánh mỳ đến đón các cháu tan lớp và đưa ngay đến điểm học thêm môn khác, tan môn nọ vào môn kia, thời gian là sát sạt nhau – Bữa cơm chiều là bánh mỳ trên xe máy! Tôi đến một trung tâm dạy thêm của một trường chuyên, được thuê ngay tại chính căn nhà của Thầy phụ trách: Thầy luôn rao giảng cho các phụ huynh đến - Các em phải có thời gian và ý thức tự học, cái này thầy cô không thể thay thế được !!, tôi được biết là con trai của ông thầy này thường xuyên một tay cầm lái xe đạp tay kia đưa bánh mỳ lên miệng – Cháu cũng phải thừa nhận là “Học thêm xong là 21:30 giờ, về đến nhà quá mệt, bài chép về còn không kịp đọc lại” - Đừng nói đến tự học !!. Như vậy học thêm đúng là căn bệnh của toàn xã hội.
Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm đem lại tai hoạ rất trầm trọng: Nói không ngoa nó còn nguy hiểm hơn cả nạn tham nhũng hay nghiện hút vì sự tàn phá tương lai đất nước, tàn phá nền tri thức trẻ nước nhà trên diện rộng, toàn thể. Để thay lời, một cô giáo có số lớp dạy thêm nhiều, học sinh đông phát biểu: Không dạy thêm thì với đồng lương giáo viên hiện nay sao mà sống được ở thành phố (Đây là lý do chính: Cơm áo, gạo tiền - bài ca muôn thủa), dạy thêm tuy có vất vả, mệt mỏi nhưng là sự bươn chải vì cuộc sống. Phải đi học thêm mới có kết quả tốt, cũng là do vòng xoáy của thời đại, của trào lưu phụ huynh tạo ra. Họ nghĩ cứ đi học thêm là con khắc phải giỏi, nhưng thực chất đó chỉ là liều thuốc tinh thần.
Học thêm là nếp sống thị thành, là đời thường. Nhiều học sinh còn được cha mẹ cho học trước, hết lớp trên từ trong hè, được thầy giải hết các bài tập của chương trình, nhưng vào năm học mới thì kết quả học vẫn kém. Nguyên nhân là vào năm mới các em tiếp tục học thêm quá nhiều, đầu óc thêm thụ động, không đào sâu suy nghĩ, kiến thức nhạt nhoà lẫn lộn, nên chỉ cần bài khác đi tí chút là các em làm sai. Học thêm tạo cho các em tính thụ động và không còn thời gian tự học, mất đi khả năng suy ngẫm tìm tòi, đầu óc trở nên lười biếng, u mê. Học thêm đang có nguy cơ làm hỏng cả một nền tri thức tương lai của đất nước hay nói đúng hơn nó là sự phá hoại vô hình nhưng vô cùng lớn và nguy hiểm, hậu quả là ngày nay nhiều kỹ sư trẻ khi đi làm rất sợ phải ghi chép, phải tra cứu, phải đọc, ngay cả đọc sách chuyên môn, như vậy họ không phải là kỹ sư nữa ! Học thêm là quốc nạn là giặc ngoại xâm tàn phá tri thức đất nước, làm hỏng sự nghiệp trồng người. Mong các bậc phụ huynh, nghành giáo dục, luật pháp cần có những biện pháp, quy định cụ thể để ngăn chặn “quốc nạn” này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét