Năm học 2013-2014 sẽ áp dụng chương trình đào tạo cử nhân Toán dạy bằng tiếng Anh tại 4 khoa Toán ở 4 trường Sư phạm trọng điểm. Tuy nhiên, vẫn nhiều rào cản được các chuyên gia mổ xẻ tại hội thảo quốc tế đào tạo cử nhân Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh, ngày 16/1 ở Hà Nội.
Rào cản....
Theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Trưởng khoa Toán – Tin ĐH Sư phạm Hà Nội), tiếng Anh không chỉ đơn thuần là phương tiện tiếp cận đến các nền văn hóa nước ngoài mà đã trở thành lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Trong khi đó, đối với nền giáo dục Việt Nam đây vẫn còn là vấn đề rất mới và hạn chế. Đặc biệt là ở đội ngũ giảng dạy môn Toán ở bậc THPT.
"Nhiều giáo viên không có khả năng đọc được các tài liệu tham khảo chuyên môn băng tiếng Anh" - GS Thái nêu thực trạng.
Nhiều ý kiến cũng chỉ ra những yếu kém của sinh viên sư phạm Toán (những nhà giáo tương lai) trong việc sử dụng tiếng Anh. GS Pierre Picco (ĐH Marseille, Pháp) cho biết, nhiều SV theo học chuyên ngành Toán của Việt Nam đều có một điểm yếu chung trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh là khá rụt rè và e ngại.
“Giữa SV Việt và SV Pháp thì SV của các bạn nói tiếng anh không hề kém thậm chí còn tốt hơn cả SV Pháp. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản là SV Việt Nam khi giao tiếp rất ngại. Họ sợ mắc lỗi sai hoặc là ậm ừ mà không dám nói ý kiến của mình. Còn với SV Pháp hiểu tiếng anh có thể chưa tốt bằng nhưng trong giao tiếp thì họ không ngại” - GS Pierre Picco so sánh.
GS Christophe Crespelle (Université Lyon 1, Pháp) cũng cho rằng, việc giao tiếp với SV Việt Nam du học ở Pháp khá khó khăn. “Khó khăn này không chỉ là về vấn đề ngôn ngữ mà nó còn liên quan đến kĩ năng và năng lực giao tiếp của SV Việt Nam. SV các bạn có thể hiểu được nội dung môn học, nhưng theo cảm nhận của tôi là họ khá là rụt rè trong giao tiếp, và rất ngại khi mà nói không, hoặc nói là “tôi chưa hiểu” để chúng tôi có thể trao đổi lại cho kĩ hơn” - ông nói.
Đó là ý kiến của TS Nguyễn Ngọc Hùng - trưởng đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Theo TS Hùng, học tiếng Anh cũng phải như học võ, học đàn, học đá bóng, phải khổ luyện thì mới thành tài.
“Việc dạy tiếng Anh từ xưa đến nay là dạy theo lối truyền thụ kiến thức, nhưng tiếng Anh không phải là môn kiến thức mà là một môn thực hành. Nghĩa là phải luyện tập thường xuyên để trở thành bản lĩnh tự nhiên của mình” – lời ông Hùng.
Để đào tạo SV Toán có kĩ năng tốt về tiếng Anh thì cần nhờ vào những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng máy tính và phần mềm học tiếng Anh thông minh. Với chương trình này, giảng viên có thể kiểm soát công việc học tiếng Anh của các SV bất cứ lúc nào.
PGS.TS Trần Đạo Dõng (ĐH Huế) cho rằng để nâng cao trình độ tiếng anh cho các em SV thì cần dạy chuyên môn bằng tiếng Anh theo quy trình cuốn chiếu. Theo PGS những năm đầu nhà trường sẽ giảng dạy bằng tiếng Việt và có tăng cường học tập bằng tiếng anh cho SV. Thông qua việc cho các em làm các bài tập nhóm, tham khảo tài liệu tiếng Anh thì sẽ tăng dần về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng trao đổi và báo cáo. Sẽ có những bài kiểm tra điều kiện và sau đó tăng dần lên.
Còn PGS.TS Đoàn Thế Hiếu - Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) thì đưa ra đề xuất: “Nên có phòng học riêng cho các lớp này. Làm như vậy cách thức học tập và cách thức sinh hoạt của các em sẽ hoàn toàn khác. Độ năng động tự tin của các em sẽ tăng lên rất nhiều. Các em có một nơi chốn sinh hoạt riêng để có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Khi vào lớp là phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh”.
Chú trọng đội ngũ giảng viên
Để thực sự đảm bảo việc dạy cử nhân toán bằng tiếng Anh, số đông các đại biểu đều cho rằng cần chú trọng đội ngũ giảng viên giảng dạy. Đặc biệt là giảng viên phải có chuyên môn về toán giỏi, sau đó mới đến ngoại ngữ.
GS Ngô Việt Trung (Viện Toán học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đặt vấn đề: “Chúng ta học toán bằng tiếng anh chứ không phải học tiếng anh nên những người được mời tham gia vào chương trình phải là những người làm toán tốt, am hiểu tiếng anh”.
PGS.TS Trần Đạo Dõng cũng cho rằng việc chi phí cho biên soạn giáo trình hệ đào tạo cử nhân toán bằng tiếng anh cần có chi phí xứng đáng. Đối với giảng viên tham gia giảng cần được trả lương cao để thể hiện giá trị của chất xám. Họ sẽ không phải bận tâm đến những việc làm thêm khác để chú tâm vào công tác nghiên cứu giảng dạy.
Theo TS Trương Văn Thương (ĐH Sư phạm Huế) thì nên cử nhiều giảng viên đi nước ngoài để học tập theo thời gian ngắn hạn là 4 tháng hoặc dài hạn là 1 năm. Bên cạnh đó, PGS. TS Phạm Việt Đức (ĐH Sư phạm Thái Nguyên) đồng quan điểm, mỗi giảng viên cũng cần hoàn thành trách nhiệm của mình là phải cung cấp đề cương môn học bằng tiếng Anh cho SV và danh mục tài liệu tham khảo trong thư viện. Nội dung bài giảng phải cơ bản, hiện đại, trình bày được các thành tựu mới trong nước và quốc tế.
GS Đỗ Đức Thái cho biết, sẽ áp dụng chương trình đào tạo cử nhân Toán dạy bằng tiếng Anh cho 4 khoa Toán trong năm học 2013 – 2014 sắp tới gồm: ĐH Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Huế, Sư phạm Thái Nguyên và Sư phạm TP.HCM.
Theo GS.TSKH Đỗ Đức Thái (Trưởng khoa Toán – Tin ĐH Sư phạm Hà Nội), tiếng Anh không chỉ đơn thuần là phương tiện tiếp cận đến các nền văn hóa nước ngoài mà đã trở thành lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Trong khi đó, đối với nền giáo dục Việt Nam đây vẫn còn là vấn đề rất mới và hạn chế. Đặc biệt là ở đội ngũ giảng dạy môn Toán ở bậc THPT.
"Nhiều giáo viên không có khả năng đọc được các tài liệu tham khảo chuyên môn băng tiếng Anh" - GS Thái nêu thực trạng.
Nhiều ý kiến cũng chỉ ra những yếu kém của sinh viên sư phạm Toán (những nhà giáo tương lai) trong việc sử dụng tiếng Anh. GS Pierre Picco (ĐH Marseille, Pháp) cho biết, nhiều SV theo học chuyên ngành Toán của Việt Nam đều có một điểm yếu chung trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh là khá rụt rè và e ngại.
“Giữa SV Việt và SV Pháp thì SV của các bạn nói tiếng anh không hề kém thậm chí còn tốt hơn cả SV Pháp. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản là SV Việt Nam khi giao tiếp rất ngại. Họ sợ mắc lỗi sai hoặc là ậm ừ mà không dám nói ý kiến của mình. Còn với SV Pháp hiểu tiếng anh có thể chưa tốt bằng nhưng trong giao tiếp thì họ không ngại” - GS Pierre Picco so sánh.
GS Christophe Crespelle (Université Lyon 1, Pháp) cũng cho rằng, việc giao tiếp với SV Việt Nam du học ở Pháp khá khó khăn. “Khó khăn này không chỉ là về vấn đề ngôn ngữ mà nó còn liên quan đến kĩ năng và năng lực giao tiếp của SV Việt Nam. SV các bạn có thể hiểu được nội dung môn học, nhưng theo cảm nhận của tôi là họ khá là rụt rè trong giao tiếp, và rất ngại khi mà nói không, hoặc nói là “tôi chưa hiểu” để chúng tôi có thể trao đổi lại cho kĩ hơn” - ông nói.
Các chuyên gia trao đổi ý kiến
“Học tiếng Anh phải như học võ”Đó là ý kiến của TS Nguyễn Ngọc Hùng - trưởng đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Theo TS Hùng, học tiếng Anh cũng phải như học võ, học đàn, học đá bóng, phải khổ luyện thì mới thành tài.
“Việc dạy tiếng Anh từ xưa đến nay là dạy theo lối truyền thụ kiến thức, nhưng tiếng Anh không phải là môn kiến thức mà là một môn thực hành. Nghĩa là phải luyện tập thường xuyên để trở thành bản lĩnh tự nhiên của mình” – lời ông Hùng.
Để đào tạo SV Toán có kĩ năng tốt về tiếng Anh thì cần nhờ vào những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng máy tính và phần mềm học tiếng Anh thông minh. Với chương trình này, giảng viên có thể kiểm soát công việc học tiếng Anh của các SV bất cứ lúc nào.
PGS.TS Trần Đạo Dõng (ĐH Huế) cho rằng để nâng cao trình độ tiếng anh cho các em SV thì cần dạy chuyên môn bằng tiếng Anh theo quy trình cuốn chiếu. Theo PGS những năm đầu nhà trường sẽ giảng dạy bằng tiếng Việt và có tăng cường học tập bằng tiếng anh cho SV. Thông qua việc cho các em làm các bài tập nhóm, tham khảo tài liệu tiếng Anh thì sẽ tăng dần về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng trao đổi và báo cáo. Sẽ có những bài kiểm tra điều kiện và sau đó tăng dần lên.
Còn PGS.TS Đoàn Thế Hiếu - Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) thì đưa ra đề xuất: “Nên có phòng học riêng cho các lớp này. Làm như vậy cách thức học tập và cách thức sinh hoạt của các em sẽ hoàn toàn khác. Độ năng động tự tin của các em sẽ tăng lên rất nhiều. Các em có một nơi chốn sinh hoạt riêng để có thể giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh. Khi vào lớp là phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh”.
Chú trọng đội ngũ giảng viên
Để thực sự đảm bảo việc dạy cử nhân toán bằng tiếng Anh, số đông các đại biểu đều cho rằng cần chú trọng đội ngũ giảng viên giảng dạy. Đặc biệt là giảng viên phải có chuyên môn về toán giỏi, sau đó mới đến ngoại ngữ.
GS Ngô Việt Trung (Viện Toán học, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đặt vấn đề: “Chúng ta học toán bằng tiếng anh chứ không phải học tiếng anh nên những người được mời tham gia vào chương trình phải là những người làm toán tốt, am hiểu tiếng anh”.
PGS.TS Trần Đạo Dõng cũng cho rằng việc chi phí cho biên soạn giáo trình hệ đào tạo cử nhân toán bằng tiếng anh cần có chi phí xứng đáng. Đối với giảng viên tham gia giảng cần được trả lương cao để thể hiện giá trị của chất xám. Họ sẽ không phải bận tâm đến những việc làm thêm khác để chú tâm vào công tác nghiên cứu giảng dạy.
Theo TS Trương Văn Thương (ĐH Sư phạm Huế) thì nên cử nhiều giảng viên đi nước ngoài để học tập theo thời gian ngắn hạn là 4 tháng hoặc dài hạn là 1 năm. Bên cạnh đó, PGS. TS Phạm Việt Đức (ĐH Sư phạm Thái Nguyên) đồng quan điểm, mỗi giảng viên cũng cần hoàn thành trách nhiệm của mình là phải cung cấp đề cương môn học bằng tiếng Anh cho SV và danh mục tài liệu tham khảo trong thư viện. Nội dung bài giảng phải cơ bản, hiện đại, trình bày được các thành tựu mới trong nước và quốc tế.
GS Đỗ Đức Thái cho biết, sẽ áp dụng chương trình đào tạo cử nhân Toán dạy bằng tiếng Anh cho 4 khoa Toán trong năm học 2013 – 2014 sắp tới gồm: ĐH Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Huế, Sư phạm Thái Nguyên và Sư phạm TP.HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét