Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáng tiếc, hoàn toàn vắng bóng(!)
Con người "một nửa"?
Hội thảo đã đặt ra rất nhiều vấn đề, nói chính xác là
đã đưa ra một cách cụ thể, không khoan nhượng về những sai lầm, bất
cập không thể chấp nhận hiện nay của GD. Rằng nền GD đã và đang sai về
triết lý, mải mê dạy chữ không ra chữ, "quên" mất chuyện... dạy
người. Không lo đào tạo thành người như thế nào mà chỉ là những con người "biết vượt qua các kỳ thi", thiếu hẳn kỹ năng sống, trách nhiệm sống...
GD
hiện nay không phải lạc hậu mà là đang... lạc đường (GS Hoàng Tụy,
Tuổi trẻ, 29/09) trong cái mớ bùng nhùng "triết lý GD bao cấp".
GS Hoàng Tụy
nhấn mạnh rằng mấy chục năm qua nền GD nước nhà chìm đắm trong khủng
hoảng triền miên, ngày càng trầm trọng bởi các ràng buộc ý thức hệ
cứng nhắc. Đã đến lúc có sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục con đường cũ,
tiếp tục giam hãm đất nước trong nền GD ngày càng tụt hậu so với thế
giới, góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa- đạo đức xã hội.
Hoặc
là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường
cho một giai đoạn GD khai phóng phát triển... (VietNamNet, 30/09)
Điều
nguy hiểm là suốt 15 năm qua, hàng ngàn ý kiến đóng góp cứ như "đấm
vào bị bông"; cơ quan chủ quản nghe và... im lặng hoặc là cải tiến cho
có cái gọi là. Thậm chí cải cách sai, sửa đổi nhỏ giọt. Nghị quyết
tầm vĩ mô thì đề ra chung chung, thiếu tính thực tiễn, không tập hợp,
chắt lọc được những tinh hoa từ đội ngũ trí thức tiên tiến nhất...
Những
vấn đề, những câu hỏi trên đây có thể chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng
việc đầu tiên là Bộ GD&ĐT phải xem xét, trả lời chính thức, rốt
ráo. Sai hay đúng đều phải được phân định một cách minh bạch. Bởi một
trong những thuộc tính bản chất của GD là không chấp nhận những bài học nửa vời- vì chúng ắt dẫn đến kết quả là đào tạo nên những con người... một nửa!
"Một
nửa" vì kiến thức cần trang bị thì không có, cái có thì cuộc sống ít
khi cần, phần lớn là thừa, lặp lại, nhàm chán. "Một nửa" vì ai cũng
thích 'làm thầy' (ưa lý thuyết) mà không thích làm nghề (vì không
sang, vì lười biếng, vì khó có cơ hội làm quan).
"Một nửa" vì
thiếu những phẩm chất không thể thiếu trong cuộc đời như tự tin, coi
thách thức là cơ hội, thích nghi với khó khăn. Coi việc tự đứng vững
là thành công.
"Một nửa" vì lệch lạc về nhận thức các giá trị sống, như coi đồng tiền là trên hết, coi các giá trị văn hóa, tinh thần là vô bổ.
"Một nửa" vì sẵn sàng phạm tội, chấp nhận tù tội, và nếu có cơ hội thì... trốn.
|
Nhất thiết phải thay đổi
Câu hỏi thứ nhất là tại sao đã lạc đường - nghĩa là không bao giờ đến được với cái đích trồng người mà ngành GD vẫn cứ mải
Chẳng lẽ đã mất đến 15 năm để đòi hỏi thay đổi nay tiếp tục mất thêm 15 năm nữa để nghĩ xem có nên... thay đổi hay không?
Sự lạc đường có thể không gây nguy hại, có thể làm lại, nếu không tính đến sự lãng phí của một quốc gia về mặt thời gian, đồng nghĩa với sự tụt hậu. Tuy nhiên, nếu lạc đường đến mức khủng hoảng triền miên, xơ cứng, già cỗi về tư duy, thì đó là điều khó chấp nhận.
Làm sao có thể hình dung nổi nếu như trong thực tế, GD "góp phần làm suy yếu thêm" nền tảng văn hóa- đạo đức vốn đã rất mong manh, bởi nhiều giá trị truyền thống đẹp đẽ đã bị xói mòn, đảo lộn.
Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao? |
Mọi nghị quyết của Đảng phải ra đời từ sự gắn kết thực sự với thực tiễn GD. Phải có một sự đổi mới triệt để về SGK, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên. Thực hiện chính sách đãi ngộ công bằng để giáo viên yên tâm...
Thật ra, có một vấn đề mà hội thảo chưa đề cập đến. Đó là GD hiện nay đang quá coi trọng việc GD tư tưởng, nhận thức một cách rất bề nổi, hình thức, phong trào.
Nếu cân bằng được các yêu cầu của GD trên cả năm lĩnh vực chủ yếu: Đạo đức - khoa học - tư tưởng - văn hóa - kỹ năng sống; thì mới có thể thay đổi, tạo ra những "sản phẩm" có chất lượng cao, đưa đến bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước.
Có thể nói, đây là lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt, kể cả những nan đề lâu nay được coi là 'nhạy cảm' cũng được phân tích khá thỏa đáng.
Tuy nhiên, đúng như hội thảo đã chỉ ra, cần phải có một Ủy ban cải cách giáo dục có quyền lực thực sự thì mới giải quyết được. Rất tiếc là hội thảo quan trọng như thế, đáng nghĩ và đáng bàn như thế lại không hề được Bộ GD&ĐT quan tâm.
Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao?
Hà Văn Thịnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét