Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Uống thuốc, gần 20 HS bị ngộ độc; GĐ Trung tâm ngoại ngữ bị vây đòi nợ

 Uống thuốc, gần 20 HS bị ngộ độc, GĐ Trung tâm ngoại ngữ bị vây đòi nợ.

Tại Trường THCS Bình An có gần 20 học sinh tự uống tân dược có biểu hiện ngộ độc; Hàng chục học viên và phụ huynh có con em đang theo học tại Trung tâm ngoại ngữ Đông Âu đã tập trung trước nhà giám đốc hệ thống ngoại ngữ Đông Âu để đòi nợ.
Tự uống thuốc, gần 20 học sinh bị ngộ độc

Chiều 4-10, bác sĩ Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Q.2 (TP.HCM), cho biết trưa cùng ngày bác sĩ cùng xe cấp cứu của bệnh viện khẩn cấp đến Trường THCS Bình An (Q.2), khi hay tin có gần 20 học sinh của trường tự uống tân dược có biểu hiện ngộ độc.

Được biết, một nữ học sinh lớp 8 của trường mua 3 vỉ thuốc trị ho (vỉ 10 viên) để uống. Nhưng khi vào lớp, gần 20 em cùng lớp chia nhau uống thuốc từ 1 - 3 viên mỗi em, có 4 em uống mỗi em đến 3 viên. Sau khi uống, các em có biểu hiện ngộ độc (run tay, buồn nôn, chóng mặt), sợ quá các em đã báo với thầy cô.

Các học sinh Trường THCS Bình An uống thuốc quá liều, có dấu hiệu ngộ độc nặng được theo dõi điều trị tại Bệnh viện Quận 2 chiều 4-10.
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, phần lớn các em bị nhẹ, nên được xử trí, theo dõi tại trường; chỉ có 4 em uống mỗi em 3 viên có dấu hiệu nặng hơn nên được đưa về bệnh viện (sau khi xử trí, nằm khoảng gần 2 giờ các em khỏe và được đưa về lại trường). Điều đáng nói, cửa hiệu bán thuốc tây đã bán cho một học sinh mới lớp 8 đến 3 vỉ thuốc khi không có toa bác sĩ, dẫn đến hậu quả như trên.

Vây nhà giám đốc trung tâm ngoại ngữ “đòi nợ”

Chiều tối 4-10, hàng chục học viên và phụ huynh có con em đang theo học tại Trung tâm ngoại ngữ Đông Âu đã tập trung trước nhà giám đốc hệ thống ngoại ngữ Đông Âu trên đường Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) để đòi giám đốc phải trả lại học phí. Tuy nhiên ông giám đốc vẫn biệt tăm.

Theo các học viên này, học phí đã đóng cho trường gần 9 triệu đồng với thời gian học một năm rưỡi.

Tuy nhiên, nhiều người mới học được 3-8 tháng thì trường đóng cửa cơ sở ở đường Nguyễn Tri Phương, Q.10 và chuyển vào một trường tiểu học trên địa bàn mà theo các học viên, bàn ghế trường tiểu học quá nhỏ, cơ sở vật chất không tốt. Học viên đã nhiều lần phản ảnh với nhân viên trung tâm nhưng không được trả lời thỏa đáng.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
 

Hơn nữa, mặc dù trường hứa có giáo viên nước ngoài giảng dạy nhưng đã qua tám tháng, các lớp học ở đây vẫn chưa một lần được học với giáo viên nước ngoài. Các lớp học ở các trình độ khác nhau được gộp chung lại khiến học viên không thể học được. Thời gian học bị thay đổi liên tục. Ngoài ra, chỉ sau vài tháng học nhưng nhiều học viên phải chuyển cơ sở học đến ba lần. Các cơ sở đào tạo của trung tâm đồng loạt đóng cửa và chuyển địa điểm học vào các trường học khiến học viên nghi ngờ trung tâm đang tìm cách bỏ trốn. Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc chuyển địa điểm đào tạo này đều chưa được phép của Sở GD-ĐT TP.HCM.

Ông Vương Quang Hùng - giám đốc hệ thống Trung tâm ngoại ngữ Đông Âu - cho biết do cơ sở đang thuê bị chủ nhà lấy lại nên trường phải tạm thời chuyển vào trường tiểu học để đào tạo trong thời gian bốn tháng. Ông cũng thừa nhận việc chuyển địa điểm đào tạo này vẫn chưa xin phép. Nếu học viên không đồng ý học ở trường tiểu học trung tâm sẽ cho học viên bảo lưu đến khi chuyển về cơ sở mới. Việc gom lớp, chưa có giáo viên nước ngoài ông sẽ kiểm tra lại và dạy bù cho học viên.

Các học viên không đồng ý phương án bảo lưu thời gian học vì ngay từ đầu trường đã không giữ đúng cam kết, không đảm bảo chất lượng đào tạo nên chỉ muốn rút lại học phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét