Sinh ra đã thiếu bố, sống bên người mẹ dị tật và ông bà ngoại, em Nguyễn Thị Hiếu Hạnh (cựu học sinh Trường THPT Lý Nhân Tông, Yên Phong, Bắc Ninh) vượt khó học giỏi và đỗ thủ khoa khối A ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Hà Nội với 25 điểm.
Hiếu Hạnh sinh năm 1994, là con của bà Nguyễn Thị Quế, sinh năm 1965
ở thôn Đại Lâm, xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh). Bà Quế bị dị tật ở
chân phải và hai tay sau một lần bị viêm não. Không có chồng, bà đã bỏ
qua lời đàm tiếu của người đời để sinh con, để có được hạnh phúc làm mẹ.
Hiếu Hạnh chào đời trong niềm mừng tủi của bà Quế và mọi người trong gia đình. Dù dị tật, bà Quế vẫn bươn chải làm lụng đủ nghề kiếm tiền nuôi con. Chân, tay dị tật với bước đi tập tễnh và nói câu được, câu mất nhưng gần 20 năm qua dù ngày nắng hay mưa, bà Quế vẫn luôn thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và đi lấy bánh chưng, bánh khoai bán rong đến 9-10 giờ sáng mới về. Mỗi ngày như vậy, bà cũng chỉ kiếm được 10-20 nghìn đồng tiền lời. Số tiền không lớn nhưng cũng giúp bà thêm thắt cùng bố mẹ mua cân gạo, bó rau về nuôi con khôn lớn.
Từ nhỏ, Hạnh lớn lên trong tình thương của mẹ và ông bà ngoại. Bà ngoại của Hạnh mất đã 3 năm nay còn ông ngoại em đã bước sang tuổi 89. Ngoài thời gian học, Hạnh lại cùng mẹ mang bánh đi bán cho bà con trong xóm.
Thấu hiểu gia cảnh, từ nhỏ Hạnh đã nỗ lực hết mình trong học tập. Không phụ lòng mong mỏi của mẹ và ông ngoại, suốt 12 năm liền Hạnh luôn là học sinh giỏi và được lớp tín nhiệm bầu giữ chức lớp phó học tập. Em cũng đại diện cho Trường THPT Lý Nhân Tông tham gia cuộc thi “Đất học Kinh Bắc” (cuộc thi mô phỏng chương trình Đường lên đỉnh Olympia trên Đài THVN của tỉnh Bắc Ninh) và giành giải Nhì tuần. Đặc biệt, năm lớp 12, Hiếu Hạnh đã giành giải Nhì Học sinh giỏi tỉnh môn Toán. Hạnh vinh dự được nhận Học bổng Sam Sung (năm 2011) và Học bổng của ngân hàng Sacombank (năm 2012) dành cho những học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Bắc Ninh.
Cô Đào Thị Huyền, GV chủ nhiệm Hạnh 3 năm liền cho biết: “Hoàn cảnh
em Hạnh rất khó khăn và giờ căn nhà 3 miệng ăn thì mẹ em dị tật lại
thành trụ cột, nếu không có sự giúp sức của anh em bên ngoại thì chắc
Hạnh phải nghỉ học rồi. Hạnh luôn biết vươn lên trong học tập lại sống
hòa nhã nên được thầy yêu, bạn mến. Em luôn đứng tốp đầu lớp, trường về
thành tích học tập trong các đợt thi. Tôi luôn lấy Hạnh ra làm tấm gương
nghị lực cho các bạn trong lớp”.
Khi đến thăm nhà Hiếu Hạnh, chúng tôi thấy ngôi nhà không có gì giá trị đến vài trăm nghìn đồng ngoài những tờ giấy khen của Hạnh. Với ông ngoại Hạnh, đây là những tài sản vô giá của đứa cháu ngoại ông hết mực yêu thương và nuôi nấng nên ông rất nâng niu, gìn giữ cẩn thận. Khi biết tin mình đỗ đầu khối A ngành Quản trị Kinh doanh ĐH Hà Nội (Toán 9 điểm, Lý 7,25 điểm và Hóa 8,5 điểm), Hạnh đã chạy về khoe với ông ngoại và hét thật to rồi ôm ông vào lòng.
Gia cảnh khó khăn nên Hạnh vừa mừng vừa lo khi đỗ đại học. May sao, ngày nhập học, Hạnh được Quỹ khuyến học - Khuyến tài Phạm Văn Trà (tỉnh Bắc Ninh) trao suất học bổng trị giá 9 triệu đồng và các cậu, dì giúp đỡ nên gia đình em chưa phải vay mượn.
Hiện giờ, Hạnh đã nhập học được 3 tuần và được xét ở ký túc xá. Vì ở nội trú không được nấu nướng nên ngày đầu nhập trường, em phải ăn cơm căng tin mỗi suất 20 nghìn đồng. Với em, đó là điều xa xỉ. Để tiết kiệm nên những ngày qua, buổi sáng Hạnh nhịn ăn rồi lên giảng đường. Trưa và tối thì Hạnh ăn bánh mỳ và cho qua bữa, chỉ khi nào đói quá, em mới dám ăn cơm.
“Giờ em mong kiếm được chỗ dạy gia sư để có thêm tiền trang trải nhưng phải học cả ngày nên cũng chưa biết thu xếp thời gian thế nào cho hợp lý. Dù khó khăn thế nào em cũng gắng học để thực hiện được ước mơ của mình”, Hiếu Hạnh tâm sự.
Hiếu Hạnh chào đời trong niềm mừng tủi của bà Quế và mọi người trong gia đình. Dù dị tật, bà Quế vẫn bươn chải làm lụng đủ nghề kiếm tiền nuôi con. Chân, tay dị tật với bước đi tập tễnh và nói câu được, câu mất nhưng gần 20 năm qua dù ngày nắng hay mưa, bà Quế vẫn luôn thức dậy từ lúc 5 giờ sáng và đi lấy bánh chưng, bánh khoai bán rong đến 9-10 giờ sáng mới về. Mỗi ngày như vậy, bà cũng chỉ kiếm được 10-20 nghìn đồng tiền lời. Số tiền không lớn nhưng cũng giúp bà thêm thắt cùng bố mẹ mua cân gạo, bó rau về nuôi con khôn lớn.
Từ nhỏ, Hạnh lớn lên trong tình thương của mẹ và ông bà ngoại. Bà ngoại của Hạnh mất đã 3 năm nay còn ông ngoại em đã bước sang tuổi 89. Ngoài thời gian học, Hạnh lại cùng mẹ mang bánh đi bán cho bà con trong xóm.
Thấu hiểu gia cảnh, từ nhỏ Hạnh đã nỗ lực hết mình trong học tập. Không phụ lòng mong mỏi của mẹ và ông ngoại, suốt 12 năm liền Hạnh luôn là học sinh giỏi và được lớp tín nhiệm bầu giữ chức lớp phó học tập. Em cũng đại diện cho Trường THPT Lý Nhân Tông tham gia cuộc thi “Đất học Kinh Bắc” (cuộc thi mô phỏng chương trình Đường lên đỉnh Olympia trên Đài THVN của tỉnh Bắc Ninh) và giành giải Nhì tuần. Đặc biệt, năm lớp 12, Hiếu Hạnh đã giành giải Nhì Học sinh giỏi tỉnh môn Toán. Hạnh vinh dự được nhận Học bổng Sam Sung (năm 2011) và Học bổng của ngân hàng Sacombank (năm 2012) dành cho những học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Bắc Ninh.
Kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, Hiếu Hạnh đỗ thủ khoa khối A ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Hà Nội với 25 điểm. Trong ảnh: Hiếu Hạnh tại ĐH Hà Nội.
Khi đến thăm nhà Hiếu Hạnh, chúng tôi thấy ngôi nhà không có gì giá trị đến vài trăm nghìn đồng ngoài những tờ giấy khen của Hạnh. Với ông ngoại Hạnh, đây là những tài sản vô giá của đứa cháu ngoại ông hết mực yêu thương và nuôi nấng nên ông rất nâng niu, gìn giữ cẩn thận. Khi biết tin mình đỗ đầu khối A ngành Quản trị Kinh doanh ĐH Hà Nội (Toán 9 điểm, Lý 7,25 điểm và Hóa 8,5 điểm), Hạnh đã chạy về khoe với ông ngoại và hét thật to rồi ôm ông vào lòng.
Gia cảnh khó khăn nên Hạnh vừa mừng vừa lo khi đỗ đại học. May sao, ngày nhập học, Hạnh được Quỹ khuyến học - Khuyến tài Phạm Văn Trà (tỉnh Bắc Ninh) trao suất học bổng trị giá 9 triệu đồng và các cậu, dì giúp đỡ nên gia đình em chưa phải vay mượn.
Hiện giờ, Hạnh đã nhập học được 3 tuần và được xét ở ký túc xá. Vì ở nội trú không được nấu nướng nên ngày đầu nhập trường, em phải ăn cơm căng tin mỗi suất 20 nghìn đồng. Với em, đó là điều xa xỉ. Để tiết kiệm nên những ngày qua, buổi sáng Hạnh nhịn ăn rồi lên giảng đường. Trưa và tối thì Hạnh ăn bánh mỳ và cho qua bữa, chỉ khi nào đói quá, em mới dám ăn cơm.
“Giờ em mong kiếm được chỗ dạy gia sư để có thêm tiền trang trải nhưng phải học cả ngày nên cũng chưa biết thu xếp thời gian thế nào cho hợp lý. Dù khó khăn thế nào em cũng gắng học để thực hiện được ước mơ của mình”, Hiếu Hạnh tâm sự.
Duy Ngợi
Chuyện chưa kể về nữ sinh bán bánh rong đỗ thủ khoa ĐH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét