Trước thực trạng còn nhiều bất cập, yếu kém và nhu cầu cấp thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Giáo sư - TSKH, NGND Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số ý kiến, tâm tư của mình cùng Dân trí.
Tư duy phát triển GD không theo kịp tư duy đổi mới KT-XH
Xin GS cho biết đánh giá của GS về thực trạng nền Giáo dục Việt Nam hiện nay?
GS - TSKH Bành Tiến Long:
Đánh giá về thực trạng giáo dục hiện nay, về cả thành tựu và bất cập,
đã được nhiều nhà khoa học, nhà giáo và các cơ quan quản lý các cấp đề
cập và có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Bên cạnh những thành
tựu không thể phủ nhận như: giáo dục đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy
mô và mạng lưới, đảm bảo công bằng giáo dục, chất lượng có tiến bộ, phát
triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, xã hội hóa
hoạt động giáo dục phát triển v.v…, thì giáo dục còn rất nhiều bất cập.
Có thể liệt kê tóm tắt như sau:
Thứ nhất, tư duy phát
triển giáo dục chậm đổi mới, không theo kịp tư duy đổi mới kinh tế, xã
hội, nhất là trong quản lý giáo dục;
Thứ hai, các hoạt động
chuyên môn của giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, đó là: chất lượng và
hiệu quả giáo dục chưa cao; việc dạy chữ chưa kết hợp tốt với dạy
người, dạy nghề; đào tạo kiến thức chưa gắn với rèn luyện kiến thức mềm,
kỹ năng thực hành; mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo
dục còn lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội; năng lực nghề nghiệp,
trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ còn thấp; chưa giải quyết tốt
mối quan hệ giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục, giữa giáo dục chính
quy và các hình thức giáo dục khác, giữa các vùng miền, giữa công lập
và ngoài công lập; chưa giải quyết tốt các mối quan hệ giữa giáo dục và
xã hội hóa, giáo dục và cơ chế thị trường, giáo dục và cơ chế phân cấp;
công tác xây dựng đội ngũ còn bất cập về cả số lượng và chất lượng;
Thứ ba, chính sách phát
triển giáo dục còn thiếu đồng bộ và chậm đổi mới hoặc chậm triển khai
và rất nặng hình thức; cơ chế đầu tư, tài chính còn bất hợp lý, đất đai
chật hẹp, trang thiết bị còn lạc hậu.v.v…
Thứ tư, cấu trúc hệ thống giáo dục cả bậc phổ thông và bậc đại học đều chưa hợp lý;
GS. TSKH Bành Tiến Long
Những tồn tại, yếu kém đáng lo ngại nào theo GS cần nhanh chóng khắc phục?
Để khắc phục triệt để
những tình trạng nêu trên trên thì cần thiết xây dựng một đề án tổng thể
mang tính cải cách hay nói cách khác là đổi mới tận gốc rễ, đổi mới căn
bản và toàn diện. Có những bất cập cần phải nhanh chóng khắc phục:
- Trước hết là phải đổi
mới tư duy phát triển giáo dục, loại bỏ nhanh chóng tư duy của nền kinh
tế tập trung, bao cấp, mệnh lệnh, hành chính, xơ cứng, thiếu năng động;
cần chủ động, sáng tạo, khai phóng. Luôn luôn phải có tư duy của một
nền giáo dục chuẩn, chất lượng, hội nhập trong môi trường cạnh tranh
lành mạnh. Giáo dục phải gắn dạy chữ với dạy người, dạy lý thuyết gắn
với kỹ năng thực hành, ứng dụng, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục
phải trung thực, loại bỏ bệnh thành tích, bệnh giả dối, sính bằng cấp.
- Giải quyết sự mất cân
đối giữa quy mô và chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với giáo dục đại
học. Do nhu cầu của đào tạo nguồn nhân lực thì vẫn phải phát triển quy
mô giáo dục đại học nhưng phải phân tầng trình độ đại học, cao đẳng, đào
tạo nghề cho cân đối, cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Từ đó
phải có ngay các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đồng bộ với
phát triển quy mô.
- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, gồm một loạt công việc như: thể chế lãnh đạo, cơ chế quản lý, cách sử dụng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý, phân cấp quản lý, vấn đề tiền lương v.v. Trong đó
cần phân ra nội dung đổi mới quản lý nhà nước và quản lý ở cơ sở.
- Đổi mới nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy từ phổ thông tới đại học. Vấn đề này
trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Cần tập trung dạy học sinh
phương pháp tư duy và giáo dục nhân cách. Phương pháp tiếp cận theo nội
dung sang tiếp cận theo năng lực. Chúng ta đã làm nhưng không cơ bản,
không bài bản và làm chưa đúng, chưa triệt để hoặc chậm trễ; trước hết
là công tác tổ chức để làm việc này chưa tốt.
- Giải quyết nhanh
chóng về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý từ phổ thông đến đại học về cả
quy mô, chất lượng, cơ cấu và chế độ bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng,
đặc biệt là chế độ tiền lương, điều kiện làm việc v.v…
- Cần giải quyết nhanh
chóng về cơ chế đầu tư, tài chính và đất đai. Cơ chế phân bổ và quản lý
nguồn tài chính hiện nay rất bất hợp lý. Cần lưu ý là Bộ GD ĐT quản lý
nhà nước về giáo dục nhưng nguồn lực lại bị chi phối hoàn toàn bởi các
Bộ, ngành và các địa phương. Không có sự ưu tiên đầu tư cho ngành nghề
chiến lược của quốc gia, không có tiêu chí để đầu tư cho các trường
trọng điểm mà lại đầu tư rất dàn trải; đất đai vẫn không “gỡ” được cho
giáo dục đại học v.v.
- Cần xem xét để giải quyết cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề đến giáo dục đại học để hệ thống thống nhất, công bằng, vận hành chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Cần thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách giáo dục
Rõ ràng là chúng ta cần phải đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Việt Nam trước khi quá muộn. Vậy theo GS, chúng ta cần làm những gì và nên bắt đầu từ đâu?
Trước hết chúng ta phải
phải trả lời cặn kẽ nhiều câu hỏi: Vì sao phải đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục? Đổi mới căn bản và toàn diện là đổi mới như thế nào? Nội
dung đổi mới căn bản và toàn diện gồm những gì và công tác tổ chức triển
khai đổi mới ra sao?
Chúng ta phải xây dựng
một bản Đề án bài bản, hoàn chỉnh, chi tiết. Cần tổ chức điều tra, khảo
sát từ các cơ quan trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục, các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… Phải có số liệu thống kê và xử lý
số liệu có độ tin cậy cao. Cần tổ chức nhiều Hội nghị, hội thảo với các
thành phần khác nhau, thế độ tuổi khác nhau để đánh giá, tổng kết, đề
xuất các quan điểm, quan niệm, yêu cầu, phương châm, mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp, tổ chức và lộ trình thực hiện thật minh bạch, mạch lạc, cụ
thể. Đồng thời có trang Web riêng để tiếp thu ý kiến của toàn dân.
Sau khi thống nhất chủ
trương, rất cần có một Ban chỉ đạo hay Ủy ban quốc gia để thực hiện chủ
trương này. Ban chỉ đạo hay Ủy ban sẽ quyết định đến mức độ thành công
của công cuộc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, do đó cơ cấu phải
thực sự hợp lý, có nhiệm vụ, chức năng rõ ràng và phải chịu trách nhiệm
toàn bộ công việc. Ban chỉ đạo (Ủy ban) này sẽ hoạt động từ khi bắt đầu
xây dựng Đề án cho đến khi sơ kết từng giai đoạn và tổng kết công cuộc
đổi mới. Cũng cần lưu ý rằng, trong thực tế nhiều Ban chỉ đạo hoạt động
không có kết quả.
Một
trong những vấn đề dư luận quan tâm hiện nay là lương và phụ cấp cho
Giáo viên còn quá thấp, dẫn đến tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan
và nảy sinh tiêu cực, đồng thời là trở ngại để xây dựng và phát triển
nguồn lực giáo viên phổ thông. Từng là nhà quản lý giáo dục, theo GS cần
có những quyết sách gì để giải quyết trực trạng trên?
Lương, phụ cấp của nhà
giáo hiện nay quá thấp. Ngành nghề nhà giáo là thực hiện nhiệm vụ “Quốc
sách hàng đầu” vì vậy là nghề cao quý, được tôn vinh. Ngoài việc giáo
dục chuyên môn và đạo đức cho học sinh thì mọi hoạt động, hành động của
nhà giáo là hình ảnh rất ấn tượng tác động tới học sinh, sinh viên.
Nhưng ngạch, bảng lương hiện nay lại không thể hiện sự đặc thù đó.
Một số điều chỉnh như
phụ cấp thâm niên, phần trăm giảng dạy là sự cố gắng lớn của nhà nước
nhưng quá khiêm tốn và không đặt hệ số, thang lương đúng ý nghĩa. Tình
trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và các hiện tượng tiêu cực một phần
cũng vì nhà giáo có mức thu nhập thấp như vậy. Từ ngày đất nước độc lập
đến nay, có thời kỳ lương nhà giáo đủ nuôi sống cả gia đình, người thầy
chỉ tập trung cho công việc dạy học. Nhưng hiện nay mức lương chính
thống của đại bộ phận thầy cô giáo có lẽ chỉ nuôi sống gia đình đủ 1
tuần đến 10 ngày.
Tuy nhiên có một câu
hỏi đặt ra là: Khi tăng lương tới ngưỡng cho phép thì liệu có còn hiện
tượng tiêu cực giáo dục như trên nữa không? Chất lượng giáo viên có được
tăng lên không? Như vậy việc giải quyết lương cho nhà giáo cần kèm theo
việc thực hiện nghiêm túc các chế tài, quy định đối với việc tuyển
dụng, sàng lọc, nhiệm vụ của nhà giáo. Trên cơ sở dự toán ngân sách tiền
lương cho toàn đội ngũ nhà giáo thì hàng năm Quốc hội nên phê chuẩn quỹ
lương riêng cho ngành giáo dục. Coi đây là thực hiện nhiệm vụ “Quốc
sách hàng đầu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét