Mặc dù thời gian xét tuyển bổ sung được kéo dài đến tận ngày 30/11 nhưng nhiều trường công lập đã thông báo tạm “đóng cửa” một số ngành. Lý do mà các trường đưa ra là do có quá ít thí sinh đăng ký nên không thể mở lớp.
Lướt qua website của
các trường ĐH, CĐ công lập, không khó để tìm những dòng thông báo thiếu
(thí sinh) TS nên không mở lớp. Ngạc nhiên là ở chỗ nó xuất hiện khi mà
mới chỉ bắt đầu công tác xét tuyển bổ sung hay vừa hoàn thành xây dựng
điểm trúng tuyển NV1.
Trường ĐH Quảng Nam thông báo xét tuyển ngành CĐ Sư phạm
Mỹ Thuật nhưng mới đầu tháng 9 đã thông báo không thể mở lớp do số
lượng hồ sơ nộp đăng ký ít. Tương tự, trường ĐH An Giang cũng tạm dừng
tuyển sinh bốn ngành trong kỳ tuyển sinh năm nay gồm SP Tin học, SP Sinh
học, ngành chăn nuôi đối với cả bậc ĐH và CĐ. Bên cạnh đó hai ngành
quản trị kinh doanh và luật kinh tế (liên kết với Trường ĐH Kinh tế -
luật - ĐHQG TP.HCM) cũng không thể mở được do số thí sinh trúng tuyển
chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Thầy Hoàng Xuân Quảng - phó hiệu trưởng nhà trường chia
sẻ: “Đây là những ngành mà những năm qua vẫn luôn khó tuyển sinh và nhà
trường đã cố gắng duy trì. Tuy nhiên năm nay do tiên lượng trước được dù
có kéo dài xét tuyển thì cũng không thể đủ để mở được lớp nên đã thông
báo tạm dừng. Những chỉ tiêu của các ngành dừng này sẽ được chuyển sang
các ngành khác mà thí sinh có nhu cầu hơn”. Chính vì quan điểm như vậy
mà một số ngành của ĐH An Giang đã thông báo không mở lớp ngay sau khi
có điểm trúng tuyển NV1 vì không có TS đăng ký.
Còn trường ĐH Phú Yên năm nay cũng phải tạm thời dừng mở
lớp đối với 4 ngành văn học, lịch sử, Việt Nam học và sinh học. TS Phan
Huy Vị - Phó hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Một ngành thì cũng phải có
ít nhất từ 20 sinh viên trở lên mở lớp. Đối với các ngành năng khiếu có
thể chỉ cần 10-15. Tuy nhiên do số lượng qúa ít nên không thể duy trì
mở lớp”.
GS Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng trường ĐH Dân lập Hải
Phòng thì cho rằng: “Đối với trường tư thì để mở lớp cần tối thiếu là 30
sinh viên mới có thể duy trì. Năm nay mặc dù là có khó khăn nhưng đến
thời điểm hiện tại chưa thể xác định là tạm thời dừng mở lớp đối với
ngành nào. Nhà trường vẫn đang cố gắng xét tuyển cho đến đúng hạn chót”.
Nhiều “thủ thuật” để tồn tại
Trước câu hỏi của PV là với việc có những ngành năm nào
cũng khó tuyển vậy tại sao không “đóng cửa” luôn, các trường đều bộc
bạch tâm sự: “Việc đào tạo gắn liền với nhu câu hiện tại của xã hội. Có
thể thời điểm nay các ngành đó chưa được thí sinh quan tâm nhưng đến một
lúc nào đó xã hội cần các em lại tìm đến. Do đó trường phải luôn sẵn
sàng mở lớp khi có nhu cầu. Đây cũng là nguyên nhân mà phải cố gắng duy
trì ngành đã đăng ký chứ không đóng cửa”.
Để khắc phục những khó khăn này các trường có những
chiến lược riêng để tồn tại. Có trường thì nỗ lực tuyển sinh đến phút
chót có trường thì tìm đến giải pháp chuyển chỉ tiêu sang ngành khác
hoặc dành để đào tạo liên thông chính quy…
ĐH Thái Nguyên nhiều năm qua vẫn khó khăn trong việc
tuyển sinh đối với khối ngành Nông - Lâm (ĐH Nông Lâm) và năm nay vẫn
không phải là ngoại lệ. Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng ban đào tạo ĐH
Thái Nguyên cho biết: “Hiện tại phần lớn các trường đã tuyển đạt được
yêu cầu còn riêng với ĐH Nông Lâm thì có chút khó khăn. Hiện tại nhà
trường vẫn tiếp tục thông báo xét tuyển và gọi những em đủ điều kiện đến
học. Hàng ngày có khoảng 10-15 em đến làm thủ nhập học”.
Cũng thể tìm cách “giữ chân” thí sinh ngay nên với việc
được tự chủ trong khâu xét tuyển nên nhiều trường dựa trên tình hình
thực tế gọi nhập học luôn mà không chờ đến hết đợt xét tuyển mới xây
dựng điểm chuẩn.
Đối với các trường đào tạo đa ngành thì họ lại có các
thực hiện riêng. Không quá cố gắng nỗ lực để duy trì ngành bởi tiên
lượng được có mở lớp cũng “lay lắt” nên xây dựng kế hoạch chuyển sang
đào tạo liên thông trên cơ sở dùng các chỉ tiêu lại.
TS Phan Huy Vị bộc bạch: “Khi tạm dừng đòi hỏi phải bố
trí công việc khác phù hợp cho giảng viên phụ trách các ngành này. Đối
với trường đào tạo đa ngành thì điều này không quá khó bố trí. Bên cạnh
đó lại có cả lớp liên thông nên gần như vẫn được công tác đúng chuyên
môn của mình”
Còn GS Trần Hữu Nghị thì lại bày tỏ âu lo: “Trường công
có những lợi thế riêng. Với trường từ thì rất khó khăn và mỗi trường sẽ
có cách thực hiện riêng. Việc bố trí làm sao nhằm giữ được giảng viên để
khi mình cần có thể mở được lớp ngay là bài toán đòi hỏi lãnh đạo các
trường phải tính toán hết sức cẩn thận”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét