Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Bộ GD-ĐT “tuýt còi” hàng loạt cơ sở giáo dục đào tạo “chui”

Hàng loạt cơ sở chưa được cấp phép nhưng vẫn thông báo tuyển sinh đã bị Bộ GD-ĐT “tuýt còi” và xử pháp hành chính. Đáng chú ý, có những đơn vị đã bị xử phạt nhưng tái phạm. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị này chấm dứt hoạt động bất hợp pháp.

Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa chính thức ký quyết định xử phát hành chính đối với 8 cơ sở giáo dục có sai phạm trong hoạt động tuyển sinh.
 
Cụ thể, xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường ĐH Phương Đông với tổng số tiền 22,5 triệu đồng bởi các sai phạm thông báo tuyển sinh năm học 2012 - 2013 chương trình hợp tác đào tạo đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài (8 trường của Trung Quốc, Đài Loan, Đan Mạch và Singapore) ngày 14/6/2012 chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đã mở lớp độc lập để đào tạo trên lãnh thổ Việt Nam theo chương trình trung cấp, ngành Tài chính ngân hàng, liên kết với Humanagers (Úc) 2 lớp với tổng số 68 học sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đã mở lớp độc lập để đào tạo trên lãnh thổ Việt Nam trình độ đại học, ngành Tài chính ngân hàng, liên kết với Trường ĐH Thượng Hải (Trung Quốc) với tổng số 58 học sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
 
ĐH Phương Đông bị xử phạt tổng cộng 22,5 triệu đồng do mở lớp đào tạo liên kết chui.
 
ĐH Phương Đông bị xử phạt tổng cộng 22,5 triệu đồng do mở lớp đào tạo liên kết "chui".
 
Trường ĐH Sài Gòn bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng do thông báo tuyển sinh chương trình chuyên đề nâng cao năng lực cán bộ chuyên ngành Quản trị kinh doanh năm 2012 hợp tác với Trường ĐH Kinh doanh quốc tế (UBIS) (Thụy Sĩ) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC Việt Nam) bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng với lý do mở lớp đào tạo theo chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh trái phép tại Việt Nam. Công ty TNHH Melior Việt Nam bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng do tổ chức lớp đào tạo theo chương trình cao đẳng (Advanced Diploma) của Melior International College (Singapore) và đại học (Bachelor Degree) của Trường ĐH Công lập CQUniversity (Úc) trái phép tại Việt Nam.
Công ty Cổ phần SARA Hà Nội bị xử phạt hành chính 22,5 triệu đồng do tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình thạc sĩ chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép và Nội tổ chức hỗ trợ để tuyển sinh đào tạo MBA ở cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài trái phép trên lãnh thổ Việt Nam (tuyển sai 10 học viên). Công ty TNHH đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (Sibme) bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng do tổ chức lớp đào tạo chương trình cao đẳng, cử nhân các ngành Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin và Quản trị khách sạn trái phép tại Việt Nam.
Viện Quản trị Tài chính (IFA) bị xử phạt 10 triệu đồng do tổ chức lớp học theo chương trình thạc sĩ có yếu tố nước ngoài của Trường ĐH Ballarat, Úc trái phép tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng do đã thông báo giới thiệu và tuyển sinh chương trình MBA của Trường ĐH Concordia University Winconsin (Hoa Kỳ) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng do tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình tiến sĩ chương trình của Trường ĐH Preston trên lãnh thổ Việt Nam khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đáng chú ý, trong 8 cơ sở giáo dục bị xử phạt hành chính lần này thì có 4 đơn vị đã bị xử phạt trước đó nhưng vẫn tái phạm bao gồm Công ty TNHH Melior Việt Nam; Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC Việt Nam); Viện Quản trị Tài chính (IFA) và Công ty TNHH đào tạo Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh Singapore (Sibme).
Với các sai phạm này, Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị yêu cầu các cơ sở giáo dục nêu trên chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trên lãnh thổ Việt Nam; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giải quyết hậu quả (nếu có). Riêng đối với 4 cơ sở tái vi phạm (đều có trụ sở ở TPHCM) thì Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có văn bản gửi UBND TPHCM đề nghị chỉ đạo các sở, ngành của thành phố xem xét rút các giấy phép về hoạt động tư vấn, tuyển sinh và đào tạo có yếu tố nước ngoài. Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu 8 cơ sở giáo dục vi phạm chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt. Nếu cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét